Báo cáo tổng kết đề tài: Nghiên cứu các giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng bằng việc thâm canh ngô lai trên đất lúa vụ Đông Xuân ở các tỉnh Tây Nguyên

pdf
Số trang Báo cáo tổng kết đề tài: Nghiên cứu các giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng bằng việc thâm canh ngô lai trên đất lúa vụ Đông Xuân ở các tỉnh Tây Nguyên 66 Cỡ tệp Báo cáo tổng kết đề tài: Nghiên cứu các giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng bằng việc thâm canh ngô lai trên đất lúa vụ Đông Xuân ở các tỉnh Tây Nguyên 935 KB Lượt tải Báo cáo tổng kết đề tài: Nghiên cứu các giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng bằng việc thâm canh ngô lai trên đất lúa vụ Đông Xuân ở các tỉnh Tây Nguyên 0 Lượt đọc Báo cáo tổng kết đề tài: Nghiên cứu các giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng bằng việc thâm canh ngô lai trên đất lúa vụ Đông Xuân ở các tỉnh Tây Nguyên 7
Đánh giá Báo cáo tổng kết đề tài: Nghiên cứu các giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng bằng việc thâm canh ngô lai trên đất lúa vụ Đông Xuân ở các tỉnh Tây Nguyên
4.3 ( 16 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 66 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cây ngô (Zea mays L.) là một trong ba cây ngũ cốc quan trọng hàng đầu trên thế giới trong việc cung cấp lƣơng thực cho con ngƣời và thức ăn cho ngành chăn nuôi. Sản lƣơng ngô toàn cầu năm 2007 đạt kỷ lục về các chỉ tiêu nhƣ: diện tích 158,0 triệu ha ( sau lúa mỳ 214,2 triệu ha, vƣợt qua lúa nƣớc với 155,8 triệu ha), năng suất 50,1 tạ/ha (lúa nƣớc 42,3 tạ/ha, lúa mỳ 28,3 tạ/ha) và sản lƣợng 791,8 triệu tấn, chiếm 40% tổng sản lƣợng ba cây trồng chính toàn cầu (lúa nƣớc 659,6 triệu tấn, lúa mỳ 606 triệu tấn) (theo số liệu FAOSTAT, 2009). Ở Việt nam, ngô cũng là cây trồng có vị trí thứ hai sau cây lúa cả về diện tích, sản lƣợng và tầm quan trọng trong nền kinh tế. Diện tích, năng suất và sản lƣợng ngô của Việt nam đã có bƣớc tăng trƣở ng rất cao kể từ năm 1990 đến nay. Năm 2008 diện tích trồng ngô của cả nƣớc đạt 1.140,2 nghìn ha, năng suất bình quân đạt 40,1 tạ/ha với tổng sản lƣợng 4,573 triệu tấn. So với mốc năm 1990 mức tăng về năng suất đạt 2,6 lần và tăng sản lƣợng tới 7 lần. Tuy vây, mức tăng trƣởng sản lƣợng này vẫn chƣa theo kịp mức tăng trƣởng về nhu cầu của ngành chăn nuôi với sản phẩm ngô hạt đang ngày một cao hơn. Do đó, hàng năm nƣớc ta vẫn phải phập khẩu một lƣợng ngày càng lớn từ các nƣớc khác để bù đắp khoản thiếu hụt này. Theo đó, riêng năm 2010 nƣớc ta phải nhập 1,6 triệu tấn ngô hạt với giá trị trên 300 triệu USD, tăng 350 nghìn tấn so với năm 2009. Tăng sản lƣợng, giảm bớt nhập ngô hạt là việc rất cần thiết nhƣng không dễ thực hiện trong bối cảnh hiện nay khi mà diện tích trồng trọt không thể mở rộng. Do đó tăng cƣờng nghiên cứu ứng dụng giống mới, đẩy mạnh các nghiên cứu ứng dụng về thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở những vùng có thể trồng ngô là những giải pháp quan trọng cần tiến hành trong thời gian sớm. Tây Nguyên là một vùng đất giàu tiềm năng cho nông nghiệp nói chung với điều kiện đất tƣơng đối tốt cho cây trồng. Đây là vùng đất chủ yếu ƣu tiên cho cây công nghiệp nhƣng cây ngô cũng đang khẳng định vị trí vững chắc trong những năm qua. Tƣơng tự nhƣ các tỉnh Nam Bộ, cây ngô ở Tây Nguyên chủ yếu đƣợc trồng vào mùa mƣa, còn mùa khô đƣợc trồng rất ít trên các mảnh đất rẫy. Mùa khô vì vậy là mùa trái của cây ngô nên sản lƣợng giảm sút nghiêm trọng trên thị trƣờng, giá ngô hạt luôn đạt mức cao nhất trong năm. Đây cũng là thời điểm các công ty sản xuất thức ăn gia súc phải nhập khẩu ngô hạt từ nƣớc ngoài, với lƣợng mỗi năm một nhiều hơn, để bù đắp cho sự thiếu hụt sản lƣơng trong nƣớc. Các tỉnh Tây Nguyên luôn gặp phải hạn hán nghiêm trọng trong mùa khô, các loại cây trồng thƣờng xuyên bị thiếu nƣớc tƣới. Cạnh tranh nƣớc tƣới đƣợc dự báo sẽ ngày càng gay gắt trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn ra rất rõ ràng. Tuy vậy, hàng năm các tỉnh Tây Nguyên vẫn có tới 72,7 nghìn hecta đất trồng lúa mùa khô (theo Tổng cục Thống kê 2009). Cây lúa cần rất nhiều nƣớc tƣới, trồng lúa nhiều sẽ góp phần tăng mức trầm trọng của hạn hán trong mùa khô. Một trong những giải pháp ngắn hạn, ít đòi hỏi đầu tƣ là tiến hành chuyển một phần diện tích lúa mùa khô (vụ Đông Xuân) sang thâm canh cây ngô lai do nhu cầu nƣớc của ngô thấp hơn nhiều so với cây lúa. Trồng ngô trong mùa khô thƣờng cho năng suất cao hơn lúa, chất lƣợng hạt rất cao, dễ dàng trong thu hoạch phơi sấy đặc biệt giá cả luôn đạt mức cao nhất do thiếu sản lƣợng trên thị trƣờng. Ngoài ra thâm canh ngô trên đất lúa sẽ góp phần giảm bớt sâu bệnh, cải thiện chế độ đất, vi sinh vật đất, giảm mức thải methan (CH4), là chất gây hiệu ứng nhà kính mạnh hơn CO 2, ra môi trƣờng. Đây là lý do đƣợc dùng khi đề xuất đề tài : “ Nghiên cứu các giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng bằng việc thâm canh ngô lai trên đất lúa vụ Đông Xuân ở các tỉnh Tây Nguyên”. II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 1. Mục tiêu tổng quát: Xác định các giải pháp khoa học công nghệ chuyển đổi cơ cấu cây trồng bằng việc thâm canh ngô lai trên đất lúa vụ Đông Xuân cho hiệu quả kinh tế cao, năng suất đạt 8-10 tấn/ha. 1. Mục tiêu cụ thể: - Xác định các giống ngô lai thích hợp trên đất lúa vụ Đông Xuân ở Tây Nguyên năng suất đạt 8-10 tấn/ha. - Xây dựng qui trình thâm canh ngô lai trên đất lúa vụ Đông Xuân ở hai tỉnh Đắc Lắc và Gia Lai đạt năng suất 8-10 tấn/ha. - Xây dựng mô hình thâm canh ngô lai trên đất lúa vụ Đông Xuân ở hai tỉnh Đắc Lắc và Gia Lai tăng hiệu quả kinh tế hơn 30% so với trồng lúa cùng vụ, hƣớng dẫn kỹ thuật cho nông dân về qui trình thâm canh ngô lai trên đất lúa. III. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC 1. Các công trình nghiên cứu về chuyển đổi cây trồng trên thế giới Độc canh một loại cây trồng trên cùng một chân đất qua nhiều vụ, n hiều năm sẽ gây nên những hậu quả bất lợi về nông học, môi trƣờng dịch bệnh cũng nhƣ năng suất và hiệu quả kinh tế. Thực tế này đã và đang đƣợc các nhà nông học cũng nhƣ các nhà quản lý ngành nông nghiệp và môi trƣờng quan tâm nhiều năm nay. Theo tài liệu tổng hợp của FAO (http//www.FAO.org.rice2004/environment) canh tác lúa lien tục nhiều vụ, nhiều năm trên cùng một chân đất sẽ dẫn đến những tác hại nhƣ tích lũy nguồn sâu bệnh hại, mất cân đối dinh dƣỡng, làm giảm sinh khối và cƣờng độ hoạt động của vi sinh vật đất, giảm tốc độ mùn hóa, giảm khoáng hóa tăng khối lƣợng chất thải methane (một chất gây hại nhà kính mạnh hơn CO 2) vào môi trƣờng. Tổ chức này khuyến khích việc luân canh các loại cây trồng khác nhau nhằm giảm bớt các tác hại nêu trên. Luân canh trong hệ thống cây trồng nhƣ vậy ngoài việc cải thiện về mặt hiệu quả kinh tế còn là phƣơng thức cải thiện kết cấu đất, bổ sung dinh dƣỡng giữa các loại cây khác nhau còn có tác dụng cải thiện về môi trƣờng, dịch bệnh. Đây là vấn đề rất cũ nhƣng vẫn đang đƣợc quan tâm nhiều vì có thể coi là một trong những cách chung sống với các biến đổi phức tạp của khí hậu. Các công trình nghiên cứu trên thế giới đều có một xu hƣớng kết luận chung là ủng hộ kỹ thuật thâm canh theo phƣơng pháp chuyển đổi cơ cấu luân canh cây trồng thay cho chế độ độc canh. Doberman và các cộng sự (2000) báo cáo kết quả của việc thâm canh lúa lien tục nhiều năm cho thấy năng suất lúa có chiều đi xuống khá rõ. Theo các tác giả này, để tăng năng suất lúa trên ruộng này một cách ổn định cần phải đầu tƣ phân bón ngày càng nhiều đồng nghĩa với tăng chi phí, giảm hiệu quả và gây tác động xấu nhiều hơn với môi trƣờng. Lund và cộng sự (1993) nghiên cứu chế độ luân canh ngô-đậu tƣơng ghi nhận sự giảm năng suất 10% ở chế độ độc canh ngô và 15% ở chế độ độc canh cây đậu tƣơng so với luân canh ngô đậu tƣơng. Kết quả này rất phù hợp với kết quả nghiên cứu của Trenton và cộng sự (2008): các chế độ luân canh nhiều vụ có tác dụng tốt về tính ổn định, giảm nhu cầu phân đạm, tăng tính bền vững và năng suất cũng nhƣ hiệu quả kinh tế. Cũng theo Trenton, năng suất cây trồng trong hệ thống độc canh không tăng theo mức tăng của phân đạm, thể hiện sự kém hiệu quả của phân đạm, gây lãng phí và ảnh hƣởng không tốt cho môi trƣờng. Pikul và Josep (2004) nghiên cứu các mô hình luân canh giữa cây ngô, đậu tƣơng và lúa mỳ đã báo cáo kết quả nhƣ sau: năng suất ngô trong hệ thống luân canh ngô- đậu tƣơng- lúa mỳ là 6790 kg/ha so với 4000 kg/ha độc canh ngô, hiệu quả sử dụng đạm của cây ngô độc canh kém hơn trong hệ thống luân c anh, ngoài ra hiệu quả sử dụng nƣớc của cây ngô trong hệ thống độc canh cũng kém hơn so với hệ thống luân canh. Reddy và cộng sự (2006) đã nghiên cứu hệ thống luân canh cây bông với cây ngô cho thấy sự tăng năng suất bông đều đặn hàng năm từ 10-32% so với trồng bông độc canh và năng suất ngô tăng 5-13% so với ngô độc canh. Merles (2004) đã nghiên cứu luân canh cây lúa với ngô và đậu tƣơng vùng Arkansas (Mỹ) cho thấy trồng ngô sau đậu tƣơng cho năng suất cao hơn trồng sau vụ lúa bình quân 1400kg/ha. Tác giả còn cho rằng có sự giảm bớt sự lƣu chuyển không khí trong đất lúa nên gây ảnh hƣởng đến quần thể và cƣờng độ hoạt động của hệ vi sinh vật đất, giảm tốc độ khoáng hóa. Hệ thống luân canh lúa-lúa làm giảm số lƣợng bào tử nấm cộng sinh Mycorrhiza trong đất, làm giảm khả năng hấp thu phân lân trong điều kiện nghèo dinh dƣỡng (Ilag và ctv,1987 và SairG.R, 2000). Cũng theo các tác giả trên, nấm AM trong đất ít ngập nƣớc giúp cây hấp thu lân tốt hơn trong điều kiện lân dễ tiêu thấp, có thể tiết kiệm lƣợng phân lân bón cho cây và sản xuất ra một số kháng sinh tiêu diệt các mầm gây bệnh cho cây trồng, đặc biệt là Phytohthora, Rhizoctonia và Fusasium. Lav Bhushan và cộng sự (2007) nghiên cứu hệ thống luân canh lúa- lúa mỳ trên các chế độ làm đất khác nhau cho thấy trong nhiều chế độ làm đất, hệ thống luân canh luôn cho kết quả tốt hơn độc canh và trong hệ thống luân canh này nếu sạ thẳng cây lúa sẽ tiết kiệm 35-40% lƣợng nƣớc tƣới so với lúa cấy. John và Teasdale (2004) đánh giá tác dụng của luân canh theo hƣớng tích cực nhờ giảm bớt mật độ cỏ dại và tuyến trùng gây bệnh hại rễ cây trồng. Drink W (1998) cho rằng hiện tƣợng mất đạm và các bon cũng đƣợc giảm bớt trong hệ thống luân canh hợp lý. Larry và cộng sự (2000) nghiên cứu việc sử dụng các giống đậu tƣơng có thời gian sinh trƣởng khác nhau trồng luân canh với cây lúa với các công thức lúa-đậu chín sớm, lúa-đậu chín muộn cho rằng trong điều kiện thiếu nƣớc, năng suất giống chín sớm cho năng suất cao hơn giống chín muộn; nếu phải tƣới cho đậu tƣơng, năng suất giống chín muộn cho năng suất cao hơn nhƣng hiệu quả kinh tế thấp hơn việc dùng giống chín sớm do chi phí tƣới nƣớc. Tawaiga và Cox (2000) đánh giá hiệu quả kinh tế của việc luân canh ở ngoại vi NewYork cho thấy lợi nhuận của hệ thống (ngô-ngô-ngô + bón phân mức cao) = (đậu-ngô-ngô hoặc đậu-ngô đầu tƣ thấp) nhờ giảm 33-50% lƣợng phân đạm, 60-70% thuốc bảo vệ thực vật, giảm gây ô nhiễm môi trƣờng. Witt và cộng sự (2000) nghiên cứu so sánh hệ thống luân canh lúa –ngô và lúa - lúa trong 2 năm cho thấy: trồng ngô thay lúa trong mùa khô làm giảm C và sự tích trữ N trong đất do sự khoáng hóa C tăng 33-41% và giảm lƣợng N do khả năng cố định của vi sinh vật tăng vào mùa khô. Trong khi đó, chế độ luân canh lúa – lúa làm tăng tích lũy C lên 11-12% và N lên 5-12% nhƣ là minh chứng cho khả năng khoáng hóa bị ảnh hƣởng do chế độ ngập nƣớc liên tục. Buresh và cộng sự (2009) thực hiện thí nghiệm kéo dài 12 năm nghiên cứu tác động nhiều năm so sánh giữa hai chế độ luân canh: lúa-lúa và lúa-ngô lên các thay đổi của khả năng cung cấp đạm trong đất, cân đối đạm và năng suất cây trồng. Kết quả cho thấy tồn dƣ đạm và các bon ở chế độ lúa-ngô có xu hƣớng giảm ổn định, luân canh lúa-ngô làm giảm khả năng cung cấp đạm của đất nhƣng không làm giảm năng suất cây trồng vụ sau nếu cung cấp thêm hợp lý. Tác động tới môi trƣờng theo hƣớng tích cực cũng là một nhân tố cần nhắc đến khi nói về lợi ích của luân canh cây màu trên đất trồng độc canh lúa nƣớc. Olk và cộng sự (2009) so sánh tự tồn dƣ N và C trong hai hệ thống canh tác lúa – lúa và lúa – ngô qua 4 năm đã báo cáo sự gia tăng tồn dƣ C và N trong hệ thống lúa – lúa nhiều hơn so với hệ thống lúa – ngô dẫn đến sự gia tăng phát sinh phenol vào môi trƣờng. Tổ chức FAO đánh giá việc trồng lúa liên tục đã gây ảnh hƣởng tiêu cực đến sự phân hủy hữu cơ, hạn chế khoáng hóa, tăng sự phát tán khí methane (CH 4), thậm chí có thể tạo điều kiện cho bệnh sốt rét phát triển ảnh hƣởng đến ngƣời nông dân. Vì các lý do trên, tổ chức này rất khuyến khích sử dụng kỹ thuật luân canh trong nông nghiệp. Các nghiên cứu về sự phát tán khí methane vào không khí góp phần gây nên hiện tƣợng trái đất nóng lên khi liên tục thâm canh lúa nƣớc đƣợc công bố khá nhiều, trong phạm vi đề tài này chỉ xin nêu một báo cáo khá điển hình. Adhya và cộng sự (2000) tính toán lƣợng CH 4 phóng thích ra từ các hệ thống luân canh nhƣ sau: - Hệ thống cây trồng cạn - lúa nƣớc thải ra 12,52-13,09 gCH4/m2 - Hệ thống lúa nƣớc- lúa nƣớc thải ra 39,96 gCH4/m2 Nhƣ vậy độc canh lúa nƣớc đang góp phần làm tăng nồng độ CH 4 trong khí quyển, hiện đã chiếm khoảng 16% trong tổng lƣợng CH4 toàn cầu. Đây là một trong những lý do mà FAO khuyến khích chuyển đổi mạnh từ độc canh cây lúa sang luân canh với cây trồng cạn. 2. Các nghiên cứu về chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong nước Vấn đề nghiên cứu ảnh hƣởng của chế độ luân canh các loại cây trồng khác nhau rất phức tạp nên kết quả nghiên cứu của các tác giả trong nƣớc không nhiều. Việc đánh giá một hệ thống cần phải đƣợc thực hiện nhiều năm, nhiều vụ và liên quan đến nhiều vấn đề chứ không riêng lĩnh vực nông học. Đây là lý do chính mà các nghiên cứu về vấn đề này chƣa có đƣợc những công trình đƣợc thực hiện với qui mô đủ để đƣa ra các kết quả có giá trị thực tế cao. Tuy nhiên, cũng có thể điểm một số công trình nghiên cứu đã đƣợc công bố về hệ thống luân canh ở n ƣớc ta. Các tác giả ở trƣờng Đại học Cần thơ đã thực hiện nghiên cứu cơ cấu luân canh cây trồng trên vùng đất chuyên lúa ở Đồng Bằng Sông Cửu Long để phục vụ chuyển đổi cây trồng theo hƣớng giảm bớt thâm canh lúa nƣớc đã có kết quả bƣớc đầu đáng chú ý: Tại Tiền Giang công thức lúa-lúa-lúa cho năng suất bình quân 3,3 tấn/ha, công thức lúa-ngô-lúa cho năng suất qui đổi 4,1 tấn/ha. Tại Trà Vinh công thức lúa-lúa-lúa cho năng suất bình quân 2,9 tấn/ha, công thức lúa-ngô-lúa cho năng suất qui đổi 4,3 tấn/ha và lúa-đậu tƣơng-lúa cho năng suất qui đổi 3,2 tấn/ha. Trong sơ kết báo cáo, các tác giả có nhận xét: luân canh cây trồng cạn với cây lúa đã tạo điều kiện cho các chất hữu cơ trong đất dễ chuyển sang dạng dễ hấp thu hơn cho cây và làm năng suất tăng lên bình quân 7-20% (theo Nguyễn Thị Mỹ Hoa (opac.irc.ctu.edu.vn, 2005)). Tác giả Dƣơng Văn Chín (2005) đã có công trình nghiên cứu khá qui mô về việc thâm canh ngô lai, đậu xanh, đậu tƣơng trên đất lúa ở các mùa vụ khác nhau thuộc các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long. Nghiên cứu này tập trung vào việc sử dụng các cây trồng cạn thay cho cây lúa ở những vùng trồng lúa kém hiệu quả do thiếu nƣớc, hạn, phèn ở vùng chuyên canh lúa. Tác giả này đã phân tích một số mô hình luân canh lúa ở vùng có năng suất thấp với cây ngô cho biết: vụ Xuân Hè năm 2003 tại Sóc Trăng tiền lời của việc trồng ngô trên đất lúa đạt 9.641.169 đồng so với trầng lúa cùng điều kiện chỉ đạt 1.245.719 đồng(bảng 3.1), tại Cần Thơ mô hình lúa-lúa-lúa cho tiền lãi 9,89 triệu đồng/ha/năm trong khi mô hình lúa-ngô-lúa cho con số tƣơng ứng là 19,3 triệu đồng (bảng 3.2). Tại Sóc Trăng, mô hình lúa Đông Xuân thu lãi 3.336.933 đồng so với 6.522.545 đồng của mô hình ngô Đông Xuân (bảng 3.3) chỉ tính riêng vụ Đông Xuân thì trồng ngô cho thu nhập ròng 9,34 triệu đồng/ha/vụ so với lúa vụ này chỉ 2,84 triệu đồng/ha/vụ. Phân tích theo hệ thống luân canh cây trồng tác giả cho biết: hệ thống lúa- bắp – lúa ở Cân thơ cho hệ số thu nhập ( thu nhập/chi phí) cao nhất là 2,66 lần so với hệ thống lúa – lúa chỉ đạt 1,8, hệ thống lúa – bắp ở Sóc Trăng cho hệ số 2,37 so với 1,55 so với cây lúa. Kết quả nghiên cứu còn liệt kê nhiều ví dụ trong đó phần nhiều trƣờng hợp dung cây ngô trong hệ thống hoặc so sánh từng vụ thì cây ngô trên đất lúa kém hiệu quả tỏ ra có ứu thế hơn. Bảng 3.1 : So sánh hiệu quả kinh tế bắp Xuân Hè và lúa Xuân Hè năm 2003 tại tỉnh Sóc Trăng TT Khoản mục I II III Tổng thu Bắp Xuân Hè 15.443.345 Lúa Xuân Hè 5.533.653 Giá trị T Năng suât (kg/ha) 6.903 3.524 Giá bán (đ/kg) 2.236 1.575 Tổng chi 5.802.175 4.287.933 4,76** 26.86** - Tiền giống 370.313 259.500 5,08** - Công lao động 2.559.289 2.108.478 2,12* - Thuốc trừ cỏ 193.453 201.097 -0,22ns - Thuốc trừ sâu 159.810 214.143 -1,83ns - Thuốc trừ bệnh 10.751 239.405 -11,38** - Phân bón 2.359.793 1.157.444 11,38** - Chi khác 148.674 107.863 7,26** 9.641.169 1.245.719 14,94** Tiền lời (**) Khác biệt có ý nghĩa 1%, (*): khác biệt có ý nghĩa 5%, (ns): sai khác không có ý nghĩa thống kê Nguồn: Dương Văn Chín (2005) Bảng 3.2 : So sánh hiệu quả hệ thống sản xuất lúa bắp ở Cần thơ năm 2003 TT Khoản mục Lúa-bắp-lúa Lúa- lúa- lúa Giá trị T I TỔNG THU 32.708.053 22.281.454 18,009** Vụ Xuân Hè 15.443.345 5.533.653 26,86** Vụ Đông Xuân 10.930.049 10.746.779 0,84ns Vụ Hè Thu 6.334.658 6.001.021 1.65ns TỔNG CHI 13.393.215 12.390.755 1,89ns Vụ Xuân Hè 5.802.175 4.287.933 4,76** Vụ Đông Xuân 3.637.051 3.898.563 -1,51ns Vụ Hè Thu 3.953.988 4.204.258 -1,54ns II III TIỀN LỜI 19.314.838 9.890.698 10,89** Vụ Xuân Hè 9.641.169 1.245.791 14,96** Vụ Đông Xuân 7.292.988 6.848.215 1,85ns Vụ Hè Thu 2.380.670 1.796.763 2,23* (**) Khác biệt có ý nghĩa 1%, (*): khác biệt có ý nghĩa 5%, (ns): sai khác không có ý nghĩa thống kê Nguồn: Dương Văn Chín (2005) Bảng 3.3 : So sánh hiệu quả kinh tế của vụ bắp Đông Xuân và lúa Đông Xuân năm 2003 tại tỉnh Sóc Trăng TT I II III Khoản mục Bắp Lúa Giá trị T Đông Xuân Đông Xuân Tổng thu (đ/ha) 11.982.143 8.515.368 Năng suât (kg/ha) 6.285 5.426 Giá bán (đ/kg) 1.905 1.569 Tổng chi (đ/ha) 5.459.985 5.178.434 1,01ns 7,37** - Tiền giống 443.687 500.334 -1,42ns - Công lao động 2.034.480 2.824.692 -3,47** - Thuốc trừ cỏ 337.817 312.561 0,84ns - Thuốc trừ sâu 140.598 249.873 -3,13* - Thuốc trừ bệnh 0 274.073 -6,59** - Phân bón 2.347.187 890.313 16,18** - Chi khác 155.773 126.586 5,99** 6.522.545 3.336.933 8,60** Tiền lời (đ/ha) (**) Khác biệt có ý nghĩa 1%, (*): khác biệt có ý nghĩa 5%, (ns): sai khác không có ý nghĩa thống kê Nguồn: Dương Văn Chín (2005) Nhƣ vậy, trong hầu hết các trƣờng hợp trồng ngô vẫn có ƣu thế hơn về hiệu quả kinh tế, chƣa tính đến các tiêu chí khác. Trịnh Thị Thu Trang (1997) tổng kết mô hình ngô-ngô-lúa cho thấy thu nhập lãi ròng là 13,4 triệu đồng/môhình/năm so với lúa-ngô-lúa thu nhập ròng 10,9 triệu đồng/mô hình/năm. Tác giả Dƣơng Ngọc Thành và cộng sự (2004) nghiên cứu mô hình luân canh sau lúa nổi cho rằng mô hình lúa nổi -ngô Đông Xuân cho hiệu quả kinh tế cao nhất theo sau là lúa nổi- lúa Đông Xuân và lúa nổi- đậu xanh. Tác giả Mai Xuân Triệu (1995) thực hiện các nghiên cứu luân canh tăng vụ có nhận xét rằng luân canh luôn có hiệu quả kinh tế cao hơ n so với lúa độc canh và giới thiệu hai mô hình đƣợc đánh giá cao là: Lúa xuân- Lúa mùa sớm- ngô lai hoặc Lúa Xuân - Lúa Hè Thu - ngô lai xen đậu tƣơng cho vùng Bắc bộ. Phạm Thị Rịnh và cộng tác viên (2004) thí nghiện đƣa cây ngô thay thế cây lúa vụ Xuân Hè tại Đức Huệ, tỉnh Long An tổng kết cho thấy ngô vụ này cho lãi ròng 6,84 triệu đồng/ha so với trồng lúa là 5,58 triệu đồng/ha. Ngô Ngọc Hƣng (2007) cho biết luân canh làm tăng năng suất lúa của vụ sau nhờ cải thiện về dinh dƣỡng, chế độ đất, đồng thời sự mất đạm trong hệ thống đậu nành-lúa 39,2%, ngô-lúa 49% so với 55% trong hệ thống lúa-lúa. Riêng hệ thống luân canh thay thế cho vụ lúa Đông Xuân ở các tỉnh Tây Nguyên chƣa thấy có nghiên cứu nào công bố. Thực tế có một số báo cáo về việc chuyển đổi cây màu thay cho cây lúa ở một số trang thông tin nhƣng chỉ mang tính tổng hợp, rút tỉa thực tiễn hay các báo cáo của các cơ quan quản lý, không phải từ các nghiên cứu chính thức. 3. Tiềm năng ứng dụng mô hình chuyển đổi từ lúa vụ Đông xuân sang cây ngô lai ở các tỉnh Tây Nguyên Vùng sinh thái Tây Nguyên có diện tích tự nhiên khoảng 5,5 triệu hecta, chiếm 17,5% diện tích cả nƣớc với số dân trên 4,3 triệu ngƣời, chiếm 5,9% tổng số dân cả nƣớc. Với sự chung sống của hơn 40 dân tộc khác nhau, 70% nhân khẩu phụ thuộc vào nghề nông, Tây Nguyên có sự đa dạng về điều kiện dân sinh, tự nhiên và có tiềm năng lớn trong sản xuất nông nghiệp. Đây là khu vực còn đƣợc đánh giá có tiềm năng rất lớn về du lịch, tài nguyên khoáng sản và lâm nghiệp.
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.