Báo cáo "Tội phạm cổ cồn trắng trong thế giới hiện đại và những biện pháp đấu tranh phòng chống "

pdf
Số trang Báo cáo "Tội phạm cổ cồn trắng trong thế giới hiện đại và những biện pháp đấu tranh phòng chống " 5 Cỡ tệp Báo cáo "Tội phạm cổ cồn trắng trong thế giới hiện đại và những biện pháp đấu tranh phòng chống " 160 KB Lượt tải Báo cáo "Tội phạm cổ cồn trắng trong thế giới hiện đại và những biện pháp đấu tranh phòng chống " 0 Lượt đọc Báo cáo "Tội phạm cổ cồn trắng trong thế giới hiện đại và những biện pháp đấu tranh phòng chống " 18
Đánh giá Báo cáo "Tội phạm cổ cồn trắng trong thế giới hiện đại và những biện pháp đấu tranh phòng chống "
4.4 ( 7 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

nghiªn cøu - trao ®æi TS. D−¬ng TuyÕt miªn * 1. Khái niệm tội phạm cổ cồn trắng Tội phạm cổ cồn trắng (White – Collar Crime)(1) không phải là tên gọi của tội phạm cụ thể được quy định trong Bộ luật hình sự mà là thuật ngữ của tội phạm học. Người đầu tiên đưa ra thuật ngữ “tội phạm cổ cồn trắng” trong ngành tội phạm học là Edwin Sutherland - nhà tội phạm học, xã hội học nổi tiếng của Mĩ. Ông được coi là ông tổ của việc nghiên cứu về tội phạm cổ cồn trắng không chỉ vì ông là người tiên phong mà còn bởi những công trình nghiên cứu vô cùng sâu sắc của ông về tội phạm cổ cồn trắng. Việc Edwin Sutherland đưa ra vấn đề tội phạm cổ cồn trắng trong tội phạm học đã bác bỏ quan điểm bảo thủ của một số nhà tội phạm học cho rằng tội phạm chỉ phát sinh ở tầng lớp thấp - nơi mà thất nghiệp, đói nghèo, thất học, bệnh tật thống trị hoặc tội phạm chỉ phát sinh khi có sự xung đột quyền lợi giai cấp. Edwin Sutherland đã chứng minh rất thuyết phục rằng ngay ở tầng lớp trên - những người có địa vị cao, được kính trọng trong xã hội, tội phạm vẫn có thể phát sinh, tồn tại. Trên cơ sở học thuyết “nhóm khác biệt” do chính ông xây dựng, Edwin Sutherland đã nghiên cứu về hành vi lệch lạc của con người. Ông cho rằng đầu tiên cần phải hiểu cho đúng thế nào là hành vi lệch lạc của con người và cần phải hiểu sự lệch lạc này có sự biến đổi khác nhau từ nhóm người này sang nhóm người khác. Hầu hết các cá 28 nhân đều có cả hai thứ trong tự thân là sự lệch lạc và không lệch lạc. Cá nhân sẽ phô diễn cả hai điều này trong một nhóm xã hội nào đó. Dựa trên cơ sở lí thuyết này, ông tiến hành đo lường các nhóm theo bốn chỉ số: Tần số hoạt động, sự ưu đãi, khoảng thời gian và cường độ giao tiếp. Ông nhận thấy ở một nhóm nào đó, nếu một trong bốn (hoặc cả bốn) chỉ số đạt được ở mức độ cao thì sẽ có nguy cơ đưa đến sự lệch lạc ở nhóm hay cá nhân đó cao hơn nhóm và cá nhân khác. Edwin Sutherland đã coi tội phạm cổ cồn trắng là trường hợp điển hình của những người có hành vi lệch lạc ở mức độ cao. Những người cổ cồn trắng này là những người có địa vị cao trong xã hội, quan hệ xã hội rộng, có tư cách và đáng trọng nể. Chính vì những điều kiện xã hội thuận lợi như thế đã dễ dàng đưa họ đến phạm pháp ngay trong hoạt động nghề nghiệp của họ. Những người này có sự tiếp xúc thường xuyên, lâu dài và cường độ lớn với đồng nghiệp, cấp dưới, khách hàng, họ bao giờ cũng nhận được sự ưu đãi trong quan hệ và những thuận lợi đó làm cho họ sớm phạm tội. Từ việc nhận định như vậy, vào năm 1939, trong bài diễn thuyết của mình về xã hội xã hội học Mĩ (American Sociological Society), Edwin Sutherland đã đưa ra định nghĩa về tội phạm cổ cồn trắng * Giảng viên Khoa luật hình sự Trường đại học luật Hà Nội T¹p chÝ luËt häc sè 4/2004 nghiªn cøu - trao ®æi như sau: “Tội phạm cổ cồn trắng là hành vi vi phạm pháp luật hình sự do những người được tôn trọng và có địa vị xã hội cao trong hoạt động nghề nghiệp thực hiện”.(2) Nhiều nhà tội phạm học trên thế giới đã tán đồng định nghĩa này mà tiêu biểu là Donald J. Newman. Ông đã gọi định nghĩa này là “sự phát triển có ý nghĩa lớn nhất trong tội phạm học, đặc biệt kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai”.(3) Ở thập niên 70, Herbert Ederhertz đã phát triển quan điểm của Edwin Sutherland và xây dựng khái niệm tương đối chi tiết về tội phạm cổ cồn trắng như sau: “Bất cứ hành vi hoặc một loạt các hành vi bất hợp pháp nào thực hiện bằng các phương tiện phi vật chất, bằng các thủ đoạn giấu giếm hoặc lừa đảo nhằm chiếm đoạt tiền, tài sản hoặc nhằm trốn tránh việc thanh toán tiền, tài sản hoặc nhằm đạt được mục đích kinh doanh hay các lợi ích cá nhân đều được coi là tội phạm cổ cồn trắng”.(4) Gibert Geis - một nhà tội phạm học khác đã gọi tội phạm cổ cồn trắng là “tội phạm quý tộc” (Upper World Crime) nhằm nhấn mạnh đây là những người phạm tội có học thức, có trình độ chuyên môn vững vàng, có địa vị xã hội, được xã hội trọng nể. Để làm rõ khái niệm tội phạm cổ cồn trắng, các nhà tội phạm học đã phân biệt thuật ngữ “tội phạm cổ cồn trắng” với thuật ngữ tội phạm cổ cồn xanh (Blue - Collar Crime), “tội phạm nghề nghiệp” (Ocupational Crime). Khác với tội phạm cổ cồn trắng, chủ thể của loại “tội phạm cổ cồn xanh” chỉ bao gồm những người làm công việc lao động chân tay bình thường - những công việc ít danh giá như thợ sửa chữa ô tô, bảo vệ, lau nhà, làm dịch vụ lắp đặt máy móc... còn "tội phạm nghề nghiệp" cũng là một thuật ngữ của tội phạm học được sử dụng T¹p chÝ luËt häc sè 4/2004 với ý nghĩa bao hàm cả hai trường hợp tội phạm cổ cồn trắng và tội phạm cổ cồn xanh. 2. Đặc điểm của tội phạm cổ cồn trắng Nhìn chung, các nhà tội phạm học đều cho rằng tội phạm cổ cồn trắng chủ yếu mang tính chất kinh tế, ví dụ, hành vi tham ô, nhận hối lộ, rửa tiền của quan chức nhà nước hoặc của những người lãnh đạo các doanh nghiệp làm kinh tế; hành vi lừa đảo, trộm cắp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm cũng như rửa tiền hoặc đầu cơ trong thị trường chứng khoán của nhân viên chuyên môn... Bên cạnh đó, có những tội tuy không mang tính chất kinh tế thực sự nhưng vẫn được coi là tội phạm cổ cồn trắng (ví dụ, hành vi phá huỷ dữ liệu được lưu trữ trong máy vi tính nhằm đạt được lợi ích cá nhân).(5) So với tội phạm truyền thống (Common Crime), tội phạm cổ cồn trắng là loại tội phạm mang tính đặc thù thể hiện ở những điểm sau đây: + Loại tội này được thực hiện bởi những người có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tay nghề cao nên thiệt hại do loại tội phạm này gây ra thường là rất lớn hoặc đặc biệt lớn, thậm chí có thể làm chao đảo nền kinh tế của một quốc gia, khu vực; + Do người phạm tội là người có học thức, có trình độ sâu về chuyên môn, pháp luật và những lĩnh vực khác nên thủ đoạn phạm tội của họ thường tinh vi, xảo quyệt; + Động cơ của loại tội phạm này chủ yếu mang tính chất tiền bạc, một số ít trường hợp động cơ của người phạm tội có thể là lợi ích của công ti hoặc có thể là động cơ cá nhân khác; + Tội phạm cổ cồn trắng thường được thực hiện dưới hình thức đồng phạm. Trong 29 nghiªn cøu - trao ®æi nhóm phạm tội luôn có sự câu kết, sự phân công vai trò chặt chẽ giữa các thành viên trong nhóm; + Đấu tranh phòng chống loại tội này trên thực tế rất khó khăn phức tạp bởi người phạm tội là “những kẻ có đầu óc” nhất là trong những trường hợp người phạm tội là người có vỏ bọc chắc chắn (ví dụ như quan chức cao cấp của chính phủ). 3. Tội phạm cổ cồn trắng ngày nay Gần đây, nhiều nhà tội phạm học trên thế giới đã mở rộng phạm vi của tội phạm cổ cồn trắng, cụ thể là tội phạm môi trường (Environmental Crime) và một số trường hợp khác cũng thuộc về phạm vi tội phạm cổ cồn trắng. Tội phạm môi trường là những hành vi gây ô nhiễm môi trường vi phạm luật hình sự được thực hiện bởi các đơn vị kinh tế hoặc người lãnh đạo của các đơn vị này hoặc cũng có thể là các cá nhân, hoặc tổ chức. Thiệt hại do tội phạm môi trường gây ra là rất lớn, không chỉ là thiệt hại vật chất đơn thuần mà còn có thể là những thiệt hại khác như thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng con người. Ví dụ như vụ công ti Exxon ở bang Alaska (Mĩ) đã làm tràn 11 triệu thùng dầu thô gây ô nhiễm dọc theo 1.700 dặm bờ biển, các nhà tội phạm cho rằng đây là hình thức cụ thể của tội phạm cổ cồn trắng. Trong vụ này, đoàn bồi thẩm của Alaska đã buộc công ti Exxon phải trả 5 tỉ đô la tiền thiệt hại cho 14.000 người bị ảnh hưởng bởi thảm họa tràn dầu và 287 triệu đô la tiền thiệt hại gây ra cho việc đánh bắt cá tại khu vực.(6) Tội phạm công ti (Corporate Crime) cũng là một hình thức của tội phạm cổ cồn trắng. “Tội phạm công ti được coi là hành vi vi phạm luật hình sự được thực hiện bởi các các thực thể kinh doanh hoặc cơ quan điều 30 hành nó hoặc người làm việc trong doanh nghiệp hoặc các đại lí hoạt động thay mặt và vì lợi ích của công ti, bạn hàng hoặc các hình thức khác của thực thể kinh doanh”.(7) Vụ công ti Sabre Tech bị buộc tội năm 1999 tại toà án liên bang của nước Mĩ là trường hợp cụ thể của tội phạm công ti. Trong vụ này, một số nhân viên của công ti đã phạm tội trong lĩnh vực hoạt động chuyên môn dẫn tới gây ra thảm hoạ hàng không làm 110 người chết. Trong thời gian đầu, vấn đề tội phạm cổ cồn trắng thường được nghiên cứu trong phạm vi hẹp, chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu chủ thể và những nghề nghiệp có liên quan đến tội phạm cổ cồn trắng. Tuy nhiên, ngày nay, các nhà tội phạm học trên thế giới đã nghiên cứu nhiều hơn về bản chất của loại tội này, các phương pháp được sử dụng để phạm tội cũng như các kĩ năng đặc biệt, kiến thức cần thiết cho việc chuẩn bị phạm tội của người phạm tội để từ đó tìm ra biện pháp đấu tranh, phòng ngừa. Tội phạm cổ cồn trắng ngày nay có tính chất phổ biến không kém gì tội phạm do người phạm tội ở tầng lớp thấp thực hiện. Đồng thời, tội phạm cổ cồn trắng ngày nay hơn hẳn tội phạm cổ cồn trắng trong quá khứ về mức độ tinh vi, xảo quyệt. Hiện nay, tội phạm cổ cồn trắng không chỉ là người giỏi về chuyên môn mà còn có kiến thức sâu sắc về chính trị, xã hội, văn hoá, pháp luật; đặc biệt, họ là người rất nhạy cảm về chính trị. Do vậy, việc đấu tranh, phát hiện, xử lí tội phạm cổ cồn trắng lại càng trở nên khó khăn, phức tạp. Cảnh báo về mức độ nguy hiểm của tội phạm cổ cồn trắng trong thế giới hiện đại, Woody Guthrie - một học giả nổi tiếng của Mĩ đã nói một cách hình ảnh là: “Lượng tiền bị đánh cắp bằng một cái bút có thể lớn gấp nhiều lần T¹p chÝ luËt häc sè 4/2004 nghiªn cøu - trao ®æi lượng tiền bị đánh cắp bằng một khẩu súng”.(8) Ngày nay, với sự trợ giúp đắc lực của máy vi tính và nhiều kĩ thuật tối tân khác, “tội phạm cổ cồn trắng có thể gây ra thiệt hại lớn hơn nhiều lần thiệt hại do tất cả các tội phạm khác cộng lại”.(9) Chẳng hạn như vụ tập đoàn quốc gia (S&L) ở Mĩ gây ra thiệt hại ở thập niên 80 được coi là tội phạm cổ cồn trắng lớn nhất trong lịch sử. Trong vụ này, các nhà tội phạm học ước tính số tiền bị mất hoặc bị đánh cắp bởi tội phạm cổ cồn trắng có thể lên tới hàng trăm tỉ đô la.(10) Hiện nay, tội phạm cổ cồn trắng không chỉ dừng lại trong hoạt động nghề nghiệp mà có xu hướng tìm cách quan hệ chặt chẽ với các quan chức chính phủ không chỉ nhằm tạo ra sự “che chắn vững chắc” cho công việc làm ăn mà còn nhằm tạo ra nhiều cơ hội làm ăn hơn cho người cổ cồn trắng. Khá nhiều trường hợp, quan chức chính phủ đã gây khó khăn, cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lí tội phạm cổ cồn trắng cũng như cố tình tạo ra khe hở trong chính sách, pháp luật có lợi cho tội phạm này. Đồng thời ngày nay, tội phạm cổ cồn trắng có xu hướng liên kết với các băng đảng maphia hoặc bị thao túng bởi các băng đảng này nên việc đấu tranh xử lí tội phạm cổ cồn trắng lại ngày càng trở nên phức tạp. Nhờ sự trợ giúp đắc lực của nhà chuyên môn trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, đấu thầu... nhiều hoạt động rửa tiền của các nhóm phạm tội đã diễn ra trót lọt với số lượng lớn. Ví dụ như vụ rửa tiền của ngân hàng tín dụng và thương mại quốc tế (BCCI). BCCI có trụ sở ở Luxembourg và các chi nhánh trên khắp thế giới. BCCI nhanh chóng trở thành một trong những ngân hàng lớn nhất thế giới, có văn phòng đặt tại 72 T¹p chÝ luËt häc sè 4/2004 nước. Khách hàng của BCCI có nhiều nhân vật nổi tiếng như cựu tổng thống Mĩ Jimmy Cater, luật sư Clifford Clark... BCCI bị cáo buộc là đã hỗ trợ cho hoạt động của CIA cũng như cho các hoạt động của buôn lậu vũ khí đến Iran, Xyri, Libya, rửa tiền cho hoạt động sản xuất, buôn bán bán ma tuý của Khun Sa... Sau khi bị buộc tội, BCCI đã bị đóng cửa vào năm 1991. Các chuyên gia đã dự đoán là trong suốt một thập kỉ tồn tại, nhiều tỉ đô la đã được làm sạch qua các chi nhánh của BCCI.(11) Và như vậy, cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm cổ cồn trắng hiện nay vẫn còn gay go, phức tạp. Ở Việt Nam, sự phát triển của ngành tội phạm học nói chung cũng như việc nghiên cứu về tội phạm cổ cồn trắng nói riêng còn ở mức rất khiêm tốn. Đặc biệt, việc nghiên cứu về tội phạm cổ cồn trắng ở Việt Nam (để tìm ra phương thức phạm tội, nguyên nhân, điều kiện phạm tội, dự báo xu hướng phát triển của loại tội này để từ đó kiến nghị lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các biện pháp đấu tranh phòng chống) hiện vẫn còn rất hạn chế. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm ở nước ta. Để đấu tranh phòng chống tội phạm cổ cồn trắng ở nước ta có hiệu quả, cần tiến hành đồng bộ các biện pháp sau đây: + Biện pháp trách nhiệm hình sự. Đây là biện pháp quan trọng hàng đầu đảm bảo cho việc đấu tranh phòng chống tội phạm cổ cồn trắng thực sự có hiệu quả. Như đã phân tích ở trên, tội phạm cổ cồn trắng ngày càng trở nên nguy hiểm hơn, do vậy, việc không ngừng hoàn thiện luật hình sự cho sát với thực tiễn là vô cùng cần thiết. Đặc biệt, các quy định của luật hình sự về các tội phạm 31 nghiªn cøu - trao ®æi thuộc lĩnh vực chuyên ngành phải thực sự chuyên sâu, chỉ rõ loại hành vi sai phạm đến mức phải xử lí hình sự trong từng lĩnh vực để từ đó quy định hình phạt tương ứng, nhà làm luật không nên quy định kiểu như “hành vi khác” hoặc vi phạm quy định chung chung mà nên chỉ rõ hành vi bị cấm ngay trong BLHS. Tất nhiên, công việc này không đơn giản, đòi hỏi nhà làm luật phải đầu tư nhiều thời gian, công sức, trí tuệ. Mặt khác, hình phạt áp dụng cho các tội này phải nghiêm khắc, có như vậy mới đủ sức răn đe tội phạm, nếu hình phạt không đủ nghiêm sẽ làm cho những người này không tôn trọng pháp luật, coi thường pháp luật; + Thành lập cơ quan chuyên trách. Tội phạm cổ cồn trắng thường xảy ra trong những lĩnh vực chuyên môn phức tạp như tài chính, ngân hàng, chứng khoán, đầu tư, đấu thầu, sở hữu công nghiệp, tin học... Do vậy, cần thành lập các cơ quan chuyên trách để tìm ra phương thức phạm tội, nguyên nhân, điều kiện phạm tội, dự báo xu hướng phát triển của loại tội phạm nào đó trong nhóm tội này để từ đó kiến nghị lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các biện pháp đấu tranh phòng chống. Từ đó hạn chế được loại tội phạm này một cách có hiệu quả. Ví dụ, cơ quan chuyên trách chống tội phạm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, cơ quan chuyên trách chống tội phạm trong lĩnh vực đầu tư, cơ quan chuyên trách chống tội phạm trong lĩnh vực tin học... Chính vì vậy, việc thành lập các cơ quan chuyên trách ở Việt Nam để đấu tranh phòng chống tội phạm cổ cồn trắng là điều hết sức cần thiết; + Sự lên án của dư luận. Áp lực của công luận có giá trị to lớn và cần phải phát huy mạnh mẽ bên cạnh các biện 32 pháp kể trên. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, đài phát thanh, truyền hình... các vụ án liên quan đến tội phạm cổ cồn trắng sẽ được tường thuật. Những người phạm tội thường không muốn bị hạ thấp danh dự, uy tín của mình trước công chúng. Hành vi sai phạm bị đưa ra công khai trước dư luận sẽ làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của họ cũng như ảnh hưởng đến công việc đang đảm nhiệm của họ. Mặt khác, việc tuyên truyền về việc áp dụng hình phạt cho người phạm tội cũng có tính chất răn đe, phòng ngừa đối với những người không vững vàng trong xã hội làm cho họ từ bỏ ý định phạm tội./. (1). Có tài liệu dịch là Tội phạm cổ áo trắng. Xem: "Xã hội học nhập môn", Nxb. Giáo dục 1995, Bản dịch của PTS. Nguyễn Minh Hoà. (2).Xem: Edwin Sutherland, “White-Collar Criminality”, American Sociological Review, Vo. 5, No.1, 1940. (3).Xem: Donald J. Newman, “White – Collar Crime: An Overview and Analysis”, Law and contemporary, Vol. 23, No 4., 1958. (4).Xem: Herbert Ederhertz, The natural, impact and prosecution of White – Collar Crime, Washington, DC. National Institute of Enforcement and Criminal Justice, 1970. (5).Xem: Tymothy Hall, “White – Collar Crime in Australia”, Harper and Row Publishers,1979 hoặc có thể xem Patrick R. Anderson và Donal J. Newman, Introduction to Criminal Justice, McGraw-Hill, INC, 1993, tr. 6. (6), (7), (8), (9), (10), (11).Xem: Schmalleger, Criminology Today, Prentice Hall Publishers, xuất bản năm 2002, tr 364, 362, 359, 365. (7).Xem: Schmalleger, Criminology Today, Prentice Hall Publishers, xuất bản năm 2002, tr. 362. (8).Xem: Frank Schmalleger, Criminology Today, Prentice Hall Publishers, xuất bản năm 2002, tr. 359. (9), (10), (11).Xem: Schmalleger, Criminology Today, Prentice Hall Publishers, xuất bản năm 2002, tr. 365. T¹p chÝ luËt häc sè 4/2004
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.