Báo cáo " Tôi đua xe trái phép trong luật hình sự Việt Nam "

pdf
Số trang Báo cáo " Tôi đua xe trái phép trong luật hình sự Việt Nam " 5 Cỡ tệp Báo cáo " Tôi đua xe trái phép trong luật hình sự Việt Nam " 114 KB Lượt tải Báo cáo " Tôi đua xe trái phép trong luật hình sự Việt Nam " 0 Lượt đọc Báo cáo " Tôi đua xe trái phép trong luật hình sự Việt Nam " 0
Đánh giá Báo cáo " Tôi đua xe trái phép trong luật hình sự Việt Nam "
4.3 ( 6 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

nghiªn cøu - trao ®æi ThS. Ph¹m V¨n B¸u * T hực tiễn đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm những năm qua cũng như hiện nay cho thấy, tình trạng đua xe trái phép, đặc biệt là đua xe ô tô, xe máy diễn ra rất phức tạp, vi phạm nghiêm trọng các quy định về an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị, đe doạ gây thiệt hại cho tính mạng, sức khoẻ của con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thực tiễn đó đòi hỏi phải xử lí hình sự những người có hành vi tổ chức đua xe trái phép và đua xe trái phép. Trước khi Nhà nước ban hành Bộ luật hình sự (BLHS) năm 1999, vì chưa được quy định thành những tội danh riêng nên những hành vi tổ chức đua xe trái phép và đua xe trái phép được xử lí vÒ tội gây rối trật tự công cộng. Liên ngành tư pháp ở trung ương là Bộ nội vụ nay là Bộ công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Thông tư liên tịch số 10/TTLT ngày 31/12/1996 hướng dẫn xử lí các hành vi đua xe trái phép. Khắc phục h¹n chÕ trªn, BLHS năm 1999 đã quy định các hành vi tổ chức đua xe trái phép và đua xe trái phÐp là những tội phạm độc lập trong hai điều: Điều 206 và Điều 207 thuộc nhóm các tội xâm phạm an toàn công cộng - an toàn giao thông đường bộ. Bài viết này tìm hiểu quy định của BLHS về tội đua xe trái phép. Điều 207 BLHS năm 1999 quy định tội 10 đua xe trái phép như sau: "1. Người nào đua trái phép xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ, gây thiệt hại cho sức khoẻ, tài sản của người khác hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kÕt ¸n về tội này chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm: a. Gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác; b. Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; c. Tham gia cá cược; d. Chống lại người có trách nhiệm bảo đảm trật tự an toàn giao thông hoặc người có trách nhiệm giải tán cuộc đua xe trái phép; đ. Đua xe nơi tập trung đông dân cư; e. Tháo dỡ các thiết bị an toàn khỏi phương tiện đua; g. Tái phạm tội này hoặc tội tổ chức đua xe trái phép. 3. Phạm tội trong trường hợp tái phạm * Giảng viên chính Khoa luËt h×nh sù Trường đại học luật Hà Nội T¹p chÝ luËt häc sè 5/2003 nghiªn cøu - trao ®æi nguy hiểm hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 5 năm đến 15 năm; 4. Phạm téi gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm". Nghiên cứu quy định của BLHS năm 1999 về tội đua xe trái phép và Thông tư liên tịch số 10/TTLT ngày 31/12/1996, tham khảo thực tiễn đấu tranh phòng - chống tội phạm này trong thời gian vừa qua chúng tôi thấy còn một số vướng mắc cần được tháo gỡ để có nhận thức thống nhất về tội phạm này. Trong các vướng mắc đó có vướng mắc về vấn đề lỗi của người phạm tội đua xe trái phép đối với các hậu quả được quy định là dấu hiệu định tội trong cấu thành tội phạm (CTTP) cơ bản của tội này cũng như với các hậu quả được quy định trong CTTP tăng nặng của tội này là lỗi cố ý hay vô ý. Theo quy định của khoản 1 Điều 207 BLHS, cùng với các dấu hiệu chung khác của CTTP, hành vi đua xe trái phép chỉ bị coi là tội phạm khi đã gây thiệt hại cho sức khoẻ; hoặc gây thiệt hại cho tài sản của người khác; hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm; hoặc đã bị kết án về tội này chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Theo quy định của luật, cùng với các dấu hiệu đã bị xử phạt hành chính... hoặc đã bị kết án... chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, các dấu hiệu gây thiệt hại cho sức khoẻ hoặc gây thiệt hại cho tài sản của người khác là hai dấu hiệu định tội của tội đua xe trái phép. Vậy lỗi của người phạm tội đối với các hậu quả thiệt hại cho sức khoẻ, tài sản của người khác là lỗi cố ý hay vô ý. Hiện vẫn có các ý kiến khác nhau về lỗi của người T¹p chÝ luËt häc sè 5/2003 phạm tội đối với các hậu quả này. Trong phần phân tích dấu hiệu pháp lí của tội này, các tác giả giáo trình luật hình sự Việt Nam của Trường đại học luật Hà Nội viết: "Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý".(1) Theo nội dung này có thể hiểu tội đua xe trái phép có thể được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp cũng có nghĩa lỗi của người phạm tội đối với các hậu quả là thiệt hại cho sức khoẻ hoặc tài sản của người khác là lỗi cố ý. Tài liệu hội nghị tập huấn chuyên sâu BLHS năm 1999 do Ban chỉ đạo tập huấn chuyên sâu BLHS phát hành tháng 6/2000 lại khẳng định: "Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp" và cụ thể thêm "nhưng không mong muốn hậu quả thiệt hại xảy ra".(2) Thông tư liên tịch số 10/TTLT ngày 31/12/1996 quy định: a. Mọi trường hợp đua xe trái phép có từ hai xe tham gia trở lên đều bị coi là hành vi gây rối trật tự công cộng và người đua xe trái phép phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này theo khoản 1 Điều 198 BLHS năm.(3) b. Người đua xe trái phép nếu gây thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ của người khác hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản, mà thiệt hại xảy ra do lỗi vô ý thì ngoài việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo kho¶n 1 Điều 198 BLHS năm còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 186 BLHS năm. c. Ng−êi ®ua xe tr¸i phÐp nÕu g©y thiÖt h¹i ®Õn tÝnh m¹ng, søc khoÎ cña ng−êi kh¸c hoÆc g©y thiÖt h¹i nghiªm träng ®Õn tµi s¶n, mµ thiÖt h¹i x¶y ra lµ do lçi cè ý th× ngoµi viÖc bÞ truy cøu tr¸ch nhiÖm h×nh sù theo ĐiÒu 198 BLHS cßn bÞ truy cøu tr¸ch nhiÖm 11 nghiªn cøu - trao ®æi h×nh sù theo ®iÒu tương ứng của BLHS về tội phạm khác đó (Điều 101, Điều 109, Điều 138 hoặc Điều 160). Theo tài liệu tập huấn chuyên sâu BLHS và Thông tư liên tịch số 10/TTLT ngày 31/12/1996 thì tội đua xe trái phép là tội cố ý trực tiếp, người phạm tội biết hành vi đua xe trái phép bị luật cấm nhưng vẫn mong muốn thực hiện. Còn đối với các hậu quả là thiệt hại cho tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người khác thì lỗi của người phạm tội chỉ có thể là lỗi vô ý. Nếu là lỗi cố ý dù là cố ý trực tiếp (mong muốn gây ra thiệt hại cho tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người khác) hay là cố ý gián tiếp (tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho các thiệt hại cho tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người khác xảy ra) là trường hợp phạm nhiều tội: Tội đua xe trái phép và một trong các tội sau, tội giết người, tội cố ý gây thương tích, tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản tuỳ tính chất của hậu quả thực tế đã xảy ra. Chúng tôi đồng tình với quan điểm này. Nếu quan điểm trên đây được chấp nhận thì có mâu thuẫn mới nảy sinh đòi hỏi phải giải quyết là: Thừa nhận tội đua xe trái phép là tội cố ý trực tiếp nhưng vô ý đối với các hậu quả thiệt hại xảy ra và căn cứ vào quy định của khoản 1 Điều 207 BLHS năm thì thấy là trong trong CTTP cơ bản của tội phạm này có hai loại lỗi cố ý và vô ý (hỗn hợp lỗi) lỗi cố ý đối với hành vi đua xe trái phép và lỗi vô ý đối với hậu quả là thiệt hại cho sức khoẻ hoặc tài sản của người khác. Điều này trái với lí luận về lỗi bởi "là biểu 12 hiện của mặt chủ quan của tội phạm, lỗi luôn luôn là lỗi đối với tất cả những tình tiết khách quan được phản ánh trong CTTP cơ bản. Do vậy, không thể có những loại lỗi khác nhau đối với những tình tiết khách quan khác nhau trong cùng CTTP cơ bản".(4) Phải chăng lí luận về hỗn hợp lỗi đã hoặc sẽ thay đổi cho phù hợp với quy định của luật thực định? Hay khi quy định tội đua xe trái phép các nhà làm luật không tính đến mâu thuẫn này? Giải quyết mâu thuẫn này, trước đòi hỏi của xã hội phải xử lí nghiêm minh những người có hành vi đua xe trái phép và cũng để quy định của Điều 207 phù hợp với quy định của Điều 206 hành vi tổ chức đua xe trái phép là tội phạm không đòi hỏi phải gây ra thiệt hại cho sức khoẻ, tài sản thì hành vi đua xe trái phép cũng bị coi là tội phạm ngay khi hành vi này được thực hiện trong điều kiện tương tự. Theo chúng tôi cần nghiên cứu sửa đổi quy định của khoản 1 Điều 207 là tội có CTTP hình thức như tội tổ chức đua xe trái phép. Nếu hành vi đua xe trái phép gây thiệt hại cho tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người khác thì cần phân hóa loại và mức độ của hậu quả để quy định các hậu quả này là tình tiết tăng nặng định khung hình phạt trong các khung 2, 3 và 4 của điều luật quy định về tội danh này. Người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về các tình tiết tăng nặng định khung này nếu về khách quan đã gây ra các hậu quả luật định và về chủ quan có lỗi vô ý đối với các tình tiết đó. Và vì đã được quy định là tình tiết tăng nặng định khung hình phạt của tội đua xe trái phép nên kh«ng cần T¹p chÝ luËt häc sè 5/2003 nghiªn cøu - trao ®æi truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội thêm về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (Điều 202 BLHS năm 1999) mặc dù hành vi đua xe trái phép đồng thời cũng vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Nếu người đua xe trái phép cố ý đối với hậu quả tức mong muốn xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người khác hoặc tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho các hậu quả thiệt hại cho tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người khác thì cần truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội về nhiều tội. Tội đua xe trái phép và tội giết người hoặc tội cố ý gây thương tích hoặc tội huỷ hoại tài sản của người khác. Theo chúng tôi sửa đổi và quy định tội đua xe trái phép là tội có CTTP hình thức như tội tổ chức đua xe trái phép thì: Thứ nhất, vẫn có sự phân hóa TNHS giữa hai tội này, hành vi tổ chức đua xe trái phép có tính chất nguy hiểm cao hơn hành vi đua xe trái phép nên khung hình phạt giữa hai tội vẫn có sự phân biệt như luật hiện hành quy định; Thứ hai, phù hợp với tính nguy hiểm cao cho xã hội của hành vi đua xe trái phép và tình hình phạm tội này hiện nay, đáp ứng được yêu cầu của xã hội trong đấu tranh phòng và chống loại tội phạm mới nhưng rất nguy hại cho trật tự an toàn giao thông ở nước ta hiện nay. Thứ ba, tránh việc phải chuyển đổi tội danh một cách không cần thiết của các cơ quan bảo vệ pháp luật khi cần xử lí hình sự T¹p chÝ luËt häc sè 5/2003 người có hành vi đua xe trái phép.(5) Thứ tư, quy định tội đua xe trái phép là tội có CTTP hình thức cũng phù hợp và công bằng nếu so sánh với một số tội cùng nhóm như tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (Điều 202 BLHS năm 1999). Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là tội vô ý và thường có tính chất cá nhân (do các cá nhân thực hiện) nên chỉ khi hành vi vi phạm gây ra thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác mới thể hiện đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi và mới bị coi là tội phạm là điều dễ hiểu. Còn tội đua xe trái phép là tội cố ý trực tiếp và thường có tính chất "có tổ chức" do nhiều người (có thể hàng chục hoặc vài chục người) tham gia đe doạ nghiêm trọng đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, tính mạng, sức khoẻ và tài sản của con người nên bị coi là tội phạm ngay khi hành vi này được thực hiện là rất cần thiết. Nếu quy định tội đua xe trái phép là tội có CTTP hình thức thì trong CTTP cơ bản của tội này chỉ có dấu hiệu hành vi, bỏ dấu hiệu đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm còn các dấu hiệu gây thiệt hại cho sức khoẻ, tài sản của người khác và dấu hiệu đã bị kết án về tội này chưa được xóa án tích sẽ được quy định là tình tiết tăng nặng định khung ở khung 2; tình tiết gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác (điểm a khoản 2) sẽ được chuyÓn lªn khoản 3; tình tiết gây 13 nghiªn cøu - trao ®æi hậu quả rất nghiêm trọng khoản 3 chuyển lên khoản 4. Từ những phân tích trên theo chúng tôi, tội đua xe trái phép cÇn được sửa đổi như sau: Điều 207. Tội đua xe trái phép 1. Người nào đua trái phép xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ thì bị phạt... 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt... a. Gây thiệt hại cho sức khoẻ hoặc tài sản của người khác; b, c, d, đ, e, g. Giữ nguyên như luật hiện hành. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị... a. Gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác; b. Tái phạm nguy hiểm. 4. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt... Ngoài ra, do tính chất có tổ chức của tội phạm này cần xác định và bổ sung tình tiết phạm tội có tổ chức là tình tiết tăng nặng định khung. Và ®Ó có sự thống nhất giữa tội đua xe trái phép với tội tổ chức đua xe trái phép, tội tổ chức đua xe trái phép cũng cần có điều chỉnh như sau: Điểm e khoản 2 Điều 206 "gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác" được sửa đổi lại là gây thiệt hại cho sức khoẻ hoặc tài sản của người khác; tình tiết gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt 14 hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác (điểm e khoản 2) sẽ được chuyển lên khoản 3; tình tiết gây hậu quả rất nghiêm trọng (khoản 3) sẽ được chuyển lên khoản 4 của Điều 206 tương tự như quy định của Điều 207 sửa đổi trên đây.(6) (1), (4).Xem: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Trường đại học luật Hà Nội, Nxb. Công an nhân dân, H.2002, tr.528, 112. (2).Xem: Tài liệu tập huấn chuyên sâu BLHS năm 1999 phát hành tháng 6/2000, tr.244. (3).Xem: Thông tư liên tịch số 10/TTLT ngày 31/12/1996 các văn bản về hình sự, dân sự, kinh tế, và tố tụng -Tòa án nhân dân tối cao, H.1998. (5).Xem: Báo công an nhân dân số 1652 ngày 30/6/2003. Theo bài báo này ngày 25/6/2003 phó thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra Công an thành phố Hồ Chí Minh đã chính thức kí quyết định thay đổi quyết định khởi tố vụ án và khởi tố bị can từ tội đua xe trái phép sang tội gây rối trật tự công cộng vì vụ đua xe trái phép đêm 24/5/2003 chưa gây ra hậu quả thiệt hại cho sức khoẻ, tài sản của người khác, c¸c đối tượng đua xe trái phép cũng chưa bị xử phạt hành chính hoặc bị kết án về tội nµy. Theo chúng tôi việc thay đổi tội danh từ tội đua xe trái phép sang tội gây rối trật tự công cộng cũng không thỏa đáng bởi hành vi gây rối trật tự công cộng chỉ CTTP khi đã gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án về tội này chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, vụ đua xe trái phép đêm 24/5/2003 cũng chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng, các đối tượng đua cũng chưa bị xử phạt hành chính, chưa bị kết án... nên hành vi đua xe trái phép cũng không đủ yếu tố CTTP tội gây rối trật tự công cộng theo Điều 245 BLHS năm 1999. (6). Trong kiến nghị sửa đổi quy định của BLHS về tội đua xe trái phép và tội tổ chức đua xe trái phép, chúng tôi chỉ kiến nghị sửa đổi quy định vÒ một số dấu hiệu của CTTP không kiến nghị sửa đổi các khung hình phạt của các tội này. T¹p chÝ luËt häc sè 5/2003
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.