Báo cáo "Tội danh và việc chuẩn hoá các tội danh trong Bộ luật hình sự Việt Nam "

pdf
Số trang Báo cáo "Tội danh và việc chuẩn hoá các tội danh trong Bộ luật hình sự Việt Nam " 5 Cỡ tệp Báo cáo "Tội danh và việc chuẩn hoá các tội danh trong Bộ luật hình sự Việt Nam " 120 KB Lượt tải Báo cáo "Tội danh và việc chuẩn hoá các tội danh trong Bộ luật hình sự Việt Nam " 0 Lượt đọc Báo cáo "Tội danh và việc chuẩn hoá các tội danh trong Bộ luật hình sự Việt Nam " 54
Đánh giá Báo cáo "Tội danh và việc chuẩn hoá các tội danh trong Bộ luật hình sự Việt Nam "
4.4 ( 17 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

nghiªn cøu - trao ®æi Pgs.ts. nguyÔn ngäc hoµ * 1. Khi xác định hành vi phạm tội cụ thể để quy định là tội phạm trong Phần các tội phạm Bộ luật hình sự (BLHS), nhà làm luật không chỉ có nhiệm vụ mô tả hành vi phạm tội (xây dựng cấu thành tội phạm) và quy định khung hình phạt có thể áp dụng cho người phạm tội (xây dựng khung chế tài) mà còn có nhiệm vụ đặt tên cho loại hành vi phạm tội được mô tả (đặt tội danh). Với việc đặt tên cho từng loại hành vi phạm tội được xác định và mô tả trong BLHS chúng ta có hệ thống các tội danh. Cùng với cấu thành tội phạm (CTTP) tội danh cũng được coi là cơ sở pháp lý cho hoạt động định tội của cơ quan áp dụng luật hình sự. Trong đó, định tội được hiểu là hoạt động “... nhằm xác định sự phù hợp giữa các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện với các dấu hiệu của CTTP cụ thể tương ứng do luật hình sự quy định.”(1) và qua đó xác định tội danh của hành vi phạm tội đã thực hiện (trong trường hợp hành vi thực hiện thoả mãn các dấu hiệu của CTTP. Như vậy, CTTP giúp cơ quan áp dụng luật hình sự xác định hành vi đã thực hiện có phải là hành vi phạm tội hay không và tội danh giúp họ gọi tên của tội phạm đã thực hiện (trong trường hợp hành vi thực hiện là tội phạm). Với cách hiểu này định tội danh chỉ là một khâu và là khâu cuối của hoạt động định tội nói chung và việc này chỉ được đặt ra khi BLHS có đặt 50 tội danh cho từng loại hành vi phạm tội cụ thể.(2) Trong thực tế hiện nay, chúng ta thường đồng nhất giữa định tội và định tội danh và thường gọi chung là định tội danh.(3) Tội danh cũng như đặt tội danh tuy có ý nghĩa quan trọng như vậy nhưng trong hoạt động lập pháp cũng như trong nghiên cứu, giảng dạy luật hình sự, vấn đề này hầu như không được sự quan tâm cần thiết. Các nghiên cứu về luật hình sự mới chỉ tập trung vào CTTP và chế tài của các tội phạm mà ít đề cập tội danh và việc đặt tội danh. Cũng như việc xây dựng CTTP và việc quy định khung chế tài việc đặt tội danh cho loại hành vi phạm tội cụ thể cũng đòi hỏi phải đáp ứng các yêu cầu nhất định. Với ý nghĩa là khái niệm của mỗi loại hành vi phạm tội, tội danh được biểu đạt bằng từ hoặc cụm từ phải phản ánh khái quát được bản chất, nội dung của nhóm hành vi phạm tội đồng thời, tội danh cũng phải phù hợp và thống nhất với hệ thống các khái niệm chung. Đối với những loại hành vi nguy hiểm cho xã hội đã có sẵn những khái niệm tương ứng nhà làm luật cần kế thừa những khái niệm đó để đặt tội danh khi xác định loại hành vi đó là tội phạm. Ví dụ: Khái niệm giết người, khái niệm hiếp dâm, khái niệm trộm cắp tài sản... * Trường đại học luật Hà Nội T¹p chÝ luËt häc sè 6/2004 nghiªn cøu - trao ®æi là những khái niệm đã được hình thành để chỉ những hành vi nguy hiểm cho xã hội tương ứng. Khi xác định những hành vi nguy hiểm cho xã hội này là tội phạm, nhà làm luật đã kế thừa các khái niệm có sẵn để đặt tội danh cho những hành vi phạm tội đó - tội giết người, tội hiếp dâm, tội trộm cắp tài sản v.v.. Trong trường hợp khái niệm có sẵn được sử dụng để đặt tội danh như vậy, nhà làm luật phải xây dựng CTTP có nội dung phù hợp với khái niệm đã sử dụng đó, tránh trường hợp chỉ kế thừa khái niệm mà không kế thừa nội dung của khái niệm. Bên cạnh những loại hành vi nguy hiểm cho xã hội đã có khái niệm tương ứng cũng còn nhiều loại hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa được khái quát thành khái niệm đặc biệt là những loại hành vi phát sinh trong những ngành, lĩnh vực mới. Khi xác định những loại hành vi này là tội phạm, nhà làm luật phải xây dựng khái niệm để đặt tội danh. Cũng như việc đặt tội danh nói chung việc đặt tội danh trong những trường hợp này cần phải thể hiện rõ tính chất của loại tội được phản ánh là tội cố ý hay tội vô ý và phải phản ánh được nội dung của hành vi hoặc các dạng hành vi nguy hiểm cho xã hội mà CTTP phản ánh. 2. Nghiên cứu các tội danh được xác định trong BLHS chúng tôi thấy, các tội danh đáp ứng được về cơ bản các yêu cầu chung. Tuy nhiên, còn một số hạn chế cần được xem xét khắc phục nhằm hoàn thiện hơn nữa BLHS. Thứ nhất: Trong BLHS còn một số tội danh không thể hiện rõ tính chất của loại tội T¹p chÝ luËt häc sè 6/2004 được phản ánh là tội cố ý hay tội vô ý. Việc thể hiện rõ tính chất của loại tội được phản ánh (tội cố ý hay tội vô ý) là yêu cầu đầu tiên được đặt ra cho tội danh với ý nghĩa là khái niệm của một loại hành vi phạm tội. Điều này đòi hỏi tội danh phải có từ cố ý hoặc vô ý, trừ trường hợp từ hoặc tập hợp từ biểu đạt khái niệm (tội danh) đã thể hiện tính chất là cố ý như khái niệm trộm cắp tài sản, hiếp dâm, cướp tài sản v.v. hay đã thể hiện tính chất là vô ý như khái niệm thiếu trách nhiệm. Trong BLHS có nhiều tội danh tuy không thuộc trường hợp này nhưng vẫn không được bổ sung từ cố ý hoặc từ vô ý để xác định tính chất của loại tội được phản ánh. Các ví dụ về trường hợp này là tội làm chết người trong khi thi hành công vụ (Điều 97 BLHS); tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trong khi thi hành công vụ (Điều 107 BLHS) và tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật (Điều 187 BLHS). Các tội danh này đều thể hiện tính đa nghĩa về tính chất lỗi - cố ý và vô ý. Trên thực tế, các loại hành vi được các tội danh này phản ánh vừa có thể được thực hiện với lỗi cố ý và vừa có thể được thực hiện với lỗi vô ý. Do vậy, việc xác định lỗi ngay trong các tội danh là cần thiết và có thể làm được. Trong BLHS có nhiều tội danh tương tự đã được xây dựng theo hướng thể hiện rõ tính chất lỗi như tội vô ý làm chết người (Điều 98 BLHS); tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác (Điều 104 BLHS); tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác (Điều 108 BLHS) v.v.. Việc không thể hiện tính chất lỗi ngay trong 51 nghiªn cøu - trao ®æi tội danh như vậy không chỉ thể hiện sự không rõ ràng của tội danh mà còn thể hiện sự không thống nhất trong kĩ thuật lập pháp. Thứ hai: Trong BLHS còn nhiều tội danh chưa thống nhất với nội dung được mô tả trong CTTP. Trước hết là sự không thống nhất giữa tính chất của loại tội (cố ý hoặc vô ý) được thể hiện ở tội danh và tính chất của loại tội (cố ý hoặc vô ý) được thể hiện trong CTTP. Như đã trình bày, tội danh phải thể hiện được tính chất (cố ý hoặc vô ý) của loại tội được phản ánh trong CTTP. Trong BLHS tuy còn một số tội danh chưa thể hiện được điều này nhưng cũng có nhiều tội danh khác đã thể hiện rõ tính chất của loại tội được phản ánh trong CTTP. Nhưng giữa những tội danh này và nội dung của CTTP lại có sự không phù hợp về tính chất của loại tội được phản ánh. Ví dụ: Tội phá thai trái phép (Điều 243 BLHS), tội hành nghề mê tín, dị đoan (Điều 247 BLHS), tội đua xe trái phép (Điều 207 BLHS) v.v.. Đối với những trường hợp này có hai cách giải quyết khác nhau hoặc phải đặt lại tội danh hoặc phải xây dựng lại CTTP để giữa tội danh và sự mô tả trong CTTP có sự phù hợp về tính chất lỗi. Phân tích các ví dụ trên chúng ta thấy: Cả ba tội danh đều thể hiện là tội cố ý nhưng CTTP của cả ba tội này đều không thể hiện rõ là tội cố ý hay tội vô ý vì đều mô tả hậu quả và không mô tả lỗi đối với hậu quả đó. Theo nguyên tắc của luật hình sự, chúng ta phải hiểu lỗi đối với hậu quả cũng như lỗi nói chung trong các CTTP này là lỗi cố ý.(4) Nhưng theo khung hình phạt được quy định và theo cách hiểu hiện nay thì lỗi ở các tội này chỉ có thể được hiểu là lỗi vô ý. Nếu 52 chúng ta muốn hai loại tội phạm đầu được mô tả trong CTTP là tội vô ý, trong đó chủ thể có hành vi phá thai trái phép hoặc hành vi hành nghề mê tín, dị đoan và hành vi đó phải (vô ý) gây ra hậu quả nghiêm trọng như hậu quả chết người hay hậu quả thương tích nặng... thì tội đó không thể được đặt tên là tội phá thai trái phép hay tội hành nghề mê tín, dị đoan. Nội dung của tội phạm được mô tả trong CTTP không phải là bản thân hành vi phá thai trái phép hay hành vi hành nghề mê tín, dị đoan mà là việc hành vi đó đã (vô ý) gây ra hậu quả nghiêm trọng. Trong khi đó tội danh lại thể hiện nội dung của tội phạm là việc (cố ý) thực hiện hành vi phá thai trái phép hoặc hành vi hành nghề mê tín, dị đoan. Như vậy, hai tội danh này phải được xây dựng lại, có thể là: Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng do phá thai trái phép; tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng do hành nghề mê tín, dị đoan. Đồng thời, khi xây dựng CTTP của hai tội này cần phải thể hiện nội dung lỗi vô ý đối với hậu quả nghiêm trọng. Ở tội danh thứ ba - tội đua xe trái phép, CTTP thể hiện hai dạng hành vi phạm tội. Trong đó có dạng hành vi phạm tội gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội và ở dạng hành vi phạm tội này có sự mâu thuẫn giữa tính chất của loại tội thể hiện ở tội danh (cố ý) và tính chất của loại tội thể hiện ở CTTP (vô ý). Nếu chúng ta muốn giữ nguyên tội danh là tội đua xe trái phép vì cần phải xếp tội này thuộc tội cố ý để phù hợp với tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội thì phải xây dựng lại CTTP theo hướng bỏ dấu hiệu hậu quả và có thể quy định dấu hiệu này là một dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng hoặc giữ dấu hiệu T¹p chÝ luËt häc sè 6/2004 nghiªn cøu - trao ®æi hậu quả trong CTTP nhưng phải diễn đạt theo cách khác để thể hiện là tội cố ý nhưng chỉ coi là cấu thành tội phạm trong trường hợp đã vô ý gây hậu quả. Sự không thống nhất giữa tội danh và nội dung được mô tả trong CTTP còn thể hiện ở chỗ tội danh không bao quát hết các dạng hành vi được mô tả trong CTTP. Ví dụ: Điều 226 BLHS quy định tội sử dụng trái phép thông tin trên mạng và trong máy tính nhưng trong CTTP lại mô tả rộng hơn: “1. Người nào sử dụng trái phép thông tin trên mạng và trong máy tính, cũng như đưa vào mạng máy tính những thông tin trái với quy định của pháp luật...”. Trong trường hợp này, tội danh không bao quát hết các hành vi được mô tả trong CTTP. Hành vi “đưa vào mạng máy tính”... rõ ràng không phải là một dạng của việc sử dụng trái phép thông tin trên mạng... Thứ ba: Trong BLHS còn nhiều tội danh chưa có tính khái quát của một khái niệm mà mới chỉ là sự liệt kê các dạng hành vi được mô tả trong CTTP. Theo thống kê có khoảng 30 tội danh được xây dựng theo kiểu này như tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em (Điều 120 BLHS), tội vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở những nơi đông người (Điều 227 BLHS) v.v.. Tội danh được xây dựng theo kiểu liệt kê này có thể gây không ít khó khăn cho người áp dụng luật. Khi áp dụng cho trường hợp cụ thể mà chủ thể chỉ thực hiện một loại hành vi, người áp dụng sẽ gặp khó khăn trong việc định tội danh. Nếu gọi tội danh đầy đủ như điều luật thì không hợp nhưng nếu chỉ gọi một phần tội danh thì cũng không được vì tội danh được quy định T¹p chÝ luËt häc sè 6/2004 là thể thống nhất. Đối với những tội danh kiểu này chúng ta có thể khắc phục chúng theo hai hướng. Có thể tách thành nhiều loại hành vi phạm tội và đặt cho mỗi loại hành vi một tội danh riêng nếu xét thấy cần thiết cho việc quy định các khung hình phạt khác nhau cho phù hợp. Trong trường hợp không cần tách mà phải gộp chung trong một tội danh thì buộc phải tìm tội danh chung có tính khái quát, phản ánh được những điểm chung của tất cả các dạng hành vi. Thứ tư: Trong BLHS còn một số tội danh được quy định ghép với tội danh khác trong cùng một điều luật. Ví dụ: Tội tổ chức tảo hôn được quy định chung với tội tảo hôn (Điều 148 BLHS); tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước được quy định chung với tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ tài liệu bí mật nhà nước (Điều 263 BLHS) v.v.. Việc ghép các tội danh như thế này, theo chúng tôi hoàn toàn không có lý do hợp lý. Do vậy, việc tách các tội danh để quy định trong các điều luật riêng biệt là cần thiết và việc tách này hoàn toàn không có khó khăn./. (1).Xem: Lê Cảm và Trịnh Quốc Toản, “Định tội danh: Lý luận, hướng dẫn mẫu và 350 bài thực hành”, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, 2004, tr. 33. (2).Điều này có nghĩa: Việc đặt tội danh cho từng loại hành vi phạm tội không phải được thực hiện trong tất cả các bộ luật. Có thể có những BLHS, trong đó nhà làm luật chỉ đặt tên cho một nhóm tội phạm và lần lượt liệt kê cũng như mô tả các loại hành vi phạm tội thuộc nhóm mà không đặt tội danh cho từng loại hành vi phạm tội. BLHS Thuỵ Điển, BLHS CHND Trung Hoa, BLHS của Việt Nam Cộng Hoà trước đây là những ví dụ về trường hợp này. (3).Xem: Võ Khánh Vinh (chủ biên), “Giáo trình luật hình sự Việt Nam” (Phần các tội phạm), Nxb. CAND, H. 2001, tr. 13. (4).Xem: Nguyễn Ngọc Hoà, “Cấu thành tội phạm Lý luận và thực tiễn”, Nxb. Tư pháp, H. 2004, tr. 107. 53 nghiªn cøu - trao ®æi 54 T¹p chÝ luËt häc sè 6/2004
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.