Báo cáo "Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trong luật hình sự Việt Nam "

pdf
Số trang Báo cáo "Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trong luật hình sự Việt Nam " 5 Cỡ tệp Báo cáo "Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trong luật hình sự Việt Nam " 123 KB Lượt tải Báo cáo "Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trong luật hình sự Việt Nam " 2 Lượt đọc Báo cáo "Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trong luật hình sự Việt Nam " 4
Đánh giá Báo cáo "Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trong luật hình sự Việt Nam "
4.2 ( 5 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

nghiªn cøu - trao ®æi ThS. PH¹m v¨n b¸u * hứa chấp và tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, những hành vi này không chỉ trực tiếp xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng mà còn cản trở hoạt động đúng đắn của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc điều tra, xử lí người phạm tội, gián tiếp khuyến khích người khác phạm tội, phạm tội nhiều lần.(1) Do vậy, trong luật hình sự Việt Nam, những hành vi này bị coi là tội phạm từ rất sớm. Dưới chế độ phong kiến, dù không được quy định thành tội danh riêng như trong luật hình sự hiện nay nhưng nhiều quy định của luật coi là tội phạm và trừng trị rất nghiêm khắc người có hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do "ăn trộm", "ăn cướp" hoặc "do sự phạm tội đại hình hay trừng trị mà lấy được".(2) Dưới chế độ mới ở nước ta, từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay, Nhà nước luôn coi những hành vi chứa chấp, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là tội phạm. Thời kì đầu, luật cũng chưa quy định tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có thành tội danh riêng mà coi và xử phạt người có hành vi này như là người chính phạm, không có sự phân biệt giữa hành vi "oa trữ" tức là chứa chấp, tiêu thụ của gian là đồng phạm nếu có sự hứa hẹn trước với hành vi "oa trữ" không phải là đồng phạm mà là một tội C T¹p chÝ luËt häc sè 5/2004 riêng biệt nếu không có sự hứa hẹn trước.(3) Khi Nhà nước ban hành các pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa và tài sản riêng của công dân ngày 21/10/1970, tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có mới được quy định thành tội danh riêng. Nhưng theo các pháp lệnh này, tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là những tội có khách thể là quan hệ sở hữu và được xếp vào nhóm tội cố ý trực tiếp xâm phạm tài sản. Trong các pháp lệnh đó cũng chưa có sự phân biệt hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là tội phạm độc lập nếu không có sự hứa hẹn, thỏa thuận trước, với hành vi chứa chấp, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là đồng phạm nếu có sự hứa hẹn, thỏa thuận trước giữa người chứa chấp, tiêu thụ với người có tài sản do chiếm đoạt mà có. Sự phân biệt hành vi chứa chấp, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có cấu thành tội độc lập với hành vi chứa chấp, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có cấu thành hành vi đồng phạm chỉ được thể hiện trong văn bản giải thích luật của liên ngành: Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và * Giảng viên chính Khoa luËt h×nh sù Trường đại học luật Hà Nội 3 nghiªn cøu - trao ®æi Bộ công an.(4) Trong BLHS năm 1985, tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có đã được quy định thành tội danh riêng tại Điều 201. Điều luật này quy định: "1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 3 năm đến 12 năm: a. Có tổ chức; b. Tài sản có số lượng hoặc có giá trị lớn; c. Tái phạm nguy hiểm". Ngoài ra, theo các khoản 2, 3 Điều 218, người phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có còn có thể bị quản chế hoặc cấm cư trú từ 1 năm đến 5 năm. Bị phạt tiền từ một nghìn đồng đến năm mươi nghìn đồng và có thể bị tịch thu một phần tài sản. Từ đây tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có không còn được coi là tội cố ý trực tiếp xâm phạm tài sản mà là tội xâm phạm trật tự công cộng có khách thể trực tiếp là trật tự công cộng. BLHS cũng phân biệt ngay trong luật trường hợp chứa chấp, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có cấu thành tội độc lập với trường hợp chứa chấp, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có cấu thành hành vi đồng phạm qua quy định: "Người nào không hứa hẹn trước...". BLHS cũng không giới hạn đối tượng của tội phạm này như trong các pháp lệnh mà mở rộng đối tượng của tội chứa chấp, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có không chỉ là tài sản bị chiếm đoạt mà còn là tài sản do người khác 4 phạm bất cứ tội gì mà có. Trong lần sửa đổi, bổ sung BLHS (lần thứ 2) năm 1991, quy định về hình phạt của tội này đã được sửa đổi theo hướng phân hóa trách nhiệm hình sự một cách rõ hơn. Cụ thể, Điều 201 mới được cấu tạo với ba khung hình phạt. Trong đó, có một số tình tiết định khung tăng nặng được quy định bổ sung thêm. Đồng thời hình phạt tiền là hình phạt bổ sung được thay đổi từ một nghìn đồng đến năm mươi nghìn đồng thành từ 1 triệu đồng đến 50 triệu đồng. Hiện nay, tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có được quy định tại Điều 250 BLHS năm 1999. So với những quy định của Điều 201 BLHS năm 1985, quy định về tội này trong BLHS năm 1999 có nhiều điểm mới. Đó là: Phân hóa hình phạt từ 3 thành 4 khung hình phạt chính và một khung hình phạt bổ sung. Trong đó, nhiều tình tiết tăng nặng định khung mới được quy định. Đồng thời phạm vi áp dụng hình phạt tiền cũng được mở rộng hơn (không chỉ được quy định là hình phạt bổ sung như trước mà còn được quy định là hình phạt chính). Nghiên cứu quy định của luật về tội phạm này và những quy định khác của BLHS, tham khảo thực tiễn xét xử chúng tôi thấy còn một số vấn đề cần được nghiên cứu, góp phần giải đáp những vướng mắc mà thực tiễn xét xử đặt ra. Đó là: 1. Về đối tượng của tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Tội danh và quy định của điều luật đã cho thấy đối tượng của tội phạm này là tài sản và tài sản đó phải do người khác phạm tội mà có. Ở đây, câu hỏi được đặt ra là có phải mọi đối T¹p chÝ luËt häc sè 5/2004 nghiªn cøu - trao ®æi tượng vật chất do phạm tội mà có đều được coi là tài sản và là đối tượng của tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có không? Cụ thể, chứa chấp hoặc tiêu thụ những đối tượng vật chất là hàng cấm do người khác phạm tội mà có như các loại pháo, thuốc lá điếu sản xuất tại nước ngoài, ma tuý... có phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có không? Theo chúng tôi, hàng cấm đã được BLHS quy định là đối tượng của các tội phạm riêng(5) mà không được coi là tài sản vì thế, người chứa chấp hoặc tiêu thụ đối tượng là hàng cấm do người khác phạm tội mà có vì bất cứ mục đích, động cơ gì sẽ không coi là phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có Tuỳ tính chất của đối tượng được chứa chấp hoặc tiêu thụ mà truy cứu trách nhiệm hình sự người có hành vi về các tội danh tương ứng trong BLHS, ví dụ, chứa chấp hoặc tiêu thụ chất ma tuý (không hứa hẹn trước) là phạm tội tàng trữ hoặc mua bán trái phép chất ma tuý (Điều 194 BLHS). Theo cách hiểu này, đối tượng của tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có chỉ có thể là tài sản (các đối tượng vật chất, hàng hóa, tiền) do phạm tội mà có trừ các đối tượng vật chất là hàng cấm do phạm tội mà có. 2. Về mức độ của hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do phạm tội mà có và về dấu hiệu “... do người khác phạm tội mà có". Trong quy định về tội này, điều luật không xác định chứa chấp, tiêu thụ tài sản có giá trị bao nhiêu mà chỉ quy định "... chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có...". Qua quy định này có thể T¹p chÝ luËt häc sè 5/2004 hiểu, chứa chấp, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có (trừ đối tượng là hàng cấm) luôn cấu thành tội phạm mà không phụ thuộc vào mức độ. Nhưng từ đó dẫn đến một bất hợp lí sau: Trong khi hành vi chứa chấp, tiêu thụ tài sản có giá trị không lớn nhưng vẫn bị coi là phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có vì tài sản chứa chấp, tiêu thụ dù có giá trị không lớn nhưng tài sản đó lại do người khác phạm tội mà có thì trái lại, hành vi chứa chấp, tiêu thụ tài sản có giá trị lớn vẫn không bị coi là phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có vì tài sản chứa chấp, tiêu thụ dù có giá trị lớn nhưng tài sản đó lại không phải do người khác phạm tội mà có vì người thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác không thoả mãn dấu hiệu độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Ví dụ, A mới 15 tuổi có hành vi trộm cắp tài sản của người khác có giá trị dưới 200 triệu đồng (tương ứng với bảy chiếc xe máy Future) và mang đi bán. B biết tài sản A bán cho mình là tài sản do trộm cắp mà có. Nhưng do người có tài sản bán là A không phải là người phạm tội nên B tiêu thụ tài sản này cũng không phạm tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Với bất hợp lí trên đây chúng tôi kiến nghị: Bổ sung yếu tố định lượng giá trị tài sản chứa chấp hoặc tiêu thụ và sửa cụm từ "do người khác phạm tội mà có" trong cấu thành cơ bản của tội này bằng cụm từ "do người khác vi phạm pháp luật mà có". Việc sửa đổi này không chỉ loại trừ các bất cập trên đây mà còn đáp ứng được các yêu cầu sau: Thứ nhất, hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ 5 nghiªn cøu - trao ®æi tài sản do phạm tội hay do vi phạm pháp luật mà có phải đến một giá trị nhất định mới thể hiện được đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội của loại tội này, trong trường hợp chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản chưa đạt mức đã định trong luật thì những hành vi này cũng sẽ bị coi là tội phạm khi chứa chấp hoặc tiêu thụ nhiều lần; hoặc... Thứ hai, sử dụng cụm từ "do người khác vi phạm pháp luật mà có" có nghĩa rộng hơn "do người khác phạm tội mà có" bởi người vi phạm pháp luật có thể là người phạm tội hoặc tuy không phải là người phạm tội vì chủ thể thiếu một trong những dấu hiệu của chủ thể của tội phạm và người này không bị truy cứu trách nhiệm hình sự là do chính sách hình sự của Nhà nước đối với riêng họ - chính sách đối với người chưa thành niên phạm pháp. 3. Về dấu hiệu lỗi của tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm mà có. Theo quy định của Điều 250 BLHS: "Người nào... mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có...", lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp. Trong thực tiễn, thái độ tâm lí của người có hành vi chứa chấp, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có có thể là: - Biết rõ tài sản do người khác phạm tội mà có; - Chỉ biết mà không biết rõ tài sản do người khác phạm tội mà có. Đấu tranh với người phạm tội này còn cho thấy không ít trường hợp bằng giác quan hoặc kinh nghiệm tiêu thụ của gian người có hành vi chứa chấp, tiêu thụ biết rõ tài sản do người khác phạm tội mà có nhưng chỉ khai nhận là biết mà không biết rõ và những tình 6 tiết khách quan, chủ quan khác của vụ án chỉ cho phép cơ quan điều tra chứng minh và kết luận được người có hành vi chứa chấp, tiêu thụ chỉ "biết" mà không "biết rõ" tài sản do phạm tội mà có. Bởi có một điều đương nhiên là những kẻ bị tình nghi không bao giờ tự thú thật ý thức của mình, vì thế đòi hỏi yếu tố "biết rõ" vừa không thực tế trong nhiều trường hợp vừa phức tạp đối với cơ quan điều tra trong tình hình phạm tội này hiện nay. Vì thế theo chúng tôi cần nghiên cứu và sửa quy định của luật hiện hành theo hướng quy định của luật không chỉ phản ánh được thực tiễn khách quan của các vụ án loại tội này cũng như thái độ tâm lí của đa số các trường hợp người có hành vi chứa chấp, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Trong thực tế chỉ "biết" tài sản do phạm tội mà có mà không và trong nhiều trường hợp không thể "biết rõ" được tài sản do phạm tội mà có nhưng vẫn chứa chấp, tiêu thụ và chấp nhận tất cả mà còn giảm bớt nghĩa vụ của các cơ quan điều tra trong việc phải chứng minh yếu tố "biết rõ" của người phạm tội trước diễn biến phức tạp của loại tội này hiện nay bởi chứng minh yếu tố "biết" đơn giản hơn chứng minh yếu tố "biết rõ". Trong sự thống nhất giữa các dấu hiệu khách quan (hành vi chứa chấp, tiêu thụ tài sản do... đến một giới hạn nhất định do luật quy định hoặc...) và chủ quan (người có hành vi chứa chấp, tiêu thụ "biết" tài sản là do... mà có) là đã phản ánh được một cách đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm này. Với cách tiếp cận này, theo chúng tôi cần sửa cụm từ "biết rõ là do..." thành "biết là do...". Nếu người có hành vi chứa chấp, tiêu thụ "biết rõ" tài sản là T¹p chÝ luËt häc sè 5/2004 nghiªn cøu - trao ®æi do người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng mà có thì cần coi tình tiết này là tình tiết tăng nặng định khung hình phạt. Từ những phân tích trong các mục 2 và 3 trên đây, chúng tôi kiến nghị sửa tên tội danh và quy định trong cấu thành tội phạm cơ bản của tội chứa chấp hoặc tiêu thụ... Bổ sung vào cấu thành tăng nặng (khung 2) của điều luật tình tiết tăng nặng: "Biết rõ tài sản chứa chấp, tiêu thụ là do người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng". Sửa các tình tiết quy định tại điểm c khoản 2, điểm a khoản 3, điểm a khoản 4 bằng những giá trị tài sản cụ thể. Và Điều 250 mới sẽ có tên gọi và cấu trúc như sau: Điều 250. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác vi phạm pháp luật mà có. 1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết là do người khác vi phạm pháp luật mà có, có giá trị từ 1 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 1 triệu đồng nhưng chứa chấp, tiêu thụ nhiều lần hoặc có tính chất chuyên nghiệp hoặc đã bị kết án về tội này chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì bị phạt... 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt... a.... b.... c. Chứa chấp, tiêu thụ tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 200 trăm triệu đồng; d.... đ.... e. Biết rõ tài sản chứa chấp, tiêu thụ là do người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc T¹p chÝ luËt häc sè 5/2004 đặc biệt nghiêm trọng mà có. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt... a. Chứa chấp, tiêu thụ tài sản có giá trị từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng; b.... 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt... a. Chứa chấp, tiêu thụ tài sản có giá trị 500 triệu đồng trở lên; b....(6) (1) Theo Báo công an nhân dân số 1177 ngày 01/9/2001 tại thành phố Hồ Chí Minh vợ chồng tên Tô Văn Thanh (vợ là Vũ Thị Huệ) cùng em trai là Tô Đình Thắng bị khởi tố về tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Tang vật của vụ án là trên 1.500 chiến xe máy, với số lượng tang vật này cho thấy những kẻ chuyên tiêu thụ của gian này đã gián tiếp khuyến khích biết bao người khác phạm tội, phạm tội nhiều lần. (2).Xem: Điều 456, 460 Bộ quốc triều hình luật Viện sử học, Nxb. Pháp lí, H.1991; Điều 216, Điều 351 Bộ Hoàng Việt hình luật - chữ quốc ngữ, xuất bản năm 1939. (3).Xem: Điều 2 Sắc lệnh số 27-SL ngày 28/12/1946 Hệ thống hóa luật lệ về hình sự, (1945 - 1974), tập 1, tr. 29. (4).Xem: Điều 17 Pháp lệnh 1, Điều 13 Pháp lệnh 2 trừng trị các tội xâm phạm tài sản và tờ trình hai dự thảo Pháp lệnh của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ công an. Hệ thống hóa luật lệ về hình sự, (1945 - 1974), tập 1, tr. 207, 227 và 456. (5). Xem: Các điều 155, 194, 195, 230, 232, 233, 236, 238 Bộ luật hình sự. (6). Chúng tôi chỉ kiến nghị sửa một số nội dung thuộc cấu thành tội phạm mà không kiến nghị sửa phần hình phạt của tội chứa chấp hoặc tiêu thụ... 7
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.