Báo cáo " Toà án hình sự quốc tế bổ sung thẩm quyền tư pháp quốc gia "

pdf
Số trang Báo cáo " Toà án hình sự quốc tế bổ sung thẩm quyền tư pháp quốc gia " 7 Cỡ tệp Báo cáo " Toà án hình sự quốc tế bổ sung thẩm quyền tư pháp quốc gia " 149 KB Lượt tải Báo cáo " Toà án hình sự quốc tế bổ sung thẩm quyền tư pháp quốc gia " 0 Lượt đọc Báo cáo " Toà án hình sự quốc tế bổ sung thẩm quyền tư pháp quốc gia " 0
Đánh giá Báo cáo " Toà án hình sự quốc tế bổ sung thẩm quyền tư pháp quốc gia "
4 ( 3 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Nhµ n−íc vµ ph¸p luËt n−íc ngoµi ths. mai thanh hiÕu * Q uy chế Rome về Toà án hình sự quốc tế(1) được thông qua ngày 17/7/1998 và có hiệu lực ngày 1/7/2002. Lời nói đầu và Điều 1 Quy chế khẳng định Toà án hình sự quốc tế bổ sung thẩm quyền tư pháp quốc gia. Đây là một nguyên tắc (principe) hoặc cơ chế (mécanisme), như cách diễn đạt của nhiều tài liệu nước ngoài, điều chỉnh mối quan hệ về thẩm quyền tư pháp giữa Toà án hình sự quốc tế với toà án quốc gia.(2) I. TOÀ ÁN HÌNH SỰ QUỐC TẾ BỔ SUNG THẨM QUYỀN TƯ PHÁP QUỐC GIA: NGUYÊN TẮC KHÔNG CÓ TIỀN LỆ Toà án hình sự quốc tế thành lập theo Quy chế Rome là toà án thường trực đầu tiên của quốc tế xét xử về hình sự. Toà án này không phải là toà án cấp trên của toà án quốc gia, không thay thế mà chỉ bổ sung cho thẩm quyền của toà án quốc gia. Lời nói đầu Quy chế Rome khẳng định: Mỗi quốc gia có “nghĩa vụ” (devoir) thực hiện chức năng tư pháp của mình đối với tội phạm quốc tế. Như vậy, toà án quốc gia vẫn có thẩm quyền xét xử trên cơ sở hệ thống pháp luật của mình các loại tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án hình sự quốc tế. Đó là các tội diệt chủng, tội chống loài người, tội phạm chiến tranh và tội xâm lược (Điều 5 Quy chế Rome). Thậm chí, toà án quốc gia vẫn tiếp tục chịu trách nhiệm hàng đầu trong việc xét 66 xử các tội phạm này.(3) Toà án hình sự quốc tế chỉ xét xử khi quốc gia không muốn hoặc không có khả năng tiến hành điều tra, truy tố và xét xử một cách thực sự (khoản 1 Điều 17 Quy chế Rome). Nguyên tắc bổ sung thẩm quyền chưa từng xuất hiện trong lịch sử các toà án hình sự quốc tế. Đây là nguyên tắc không có tiền lệ. Khẳng định này được chứng minh qua việc xem xét sự phân định thẩm quyền giữa toà án quốc gia với những toà án hình sự quốc tế được thành lập trước Toà án hình sự quốc tế thường trực, đó là toà án quân sự quốc tế và toà án hình sự quốc tế theo vụ việc (ad hoc). - Sự phân định thẩm quyền giữa toà án quân sự quốc tế với toà án quốc gia. Toà án Nuremberg và Tokyo là những toà án quân sự quốc tế thành lập ngay sau Chiến tranh thế giới lần thứ II. Toà án Nuremberg thành lập ngày 8/8/1945 theo Hiệp định Londres giữa bốn quốc gia Anh, Mĩ, Pháp và Liên Xô. Khác với Toà án Nuremberg thành lập theo hiệp định, Toà án Tokyo thành lập ngày 19/1/1946 theo sắc lệnh của tướng Mĩ Mac Arthur, chỉ huy tối cao lực lượng đồng minh vùng Viễn Đông. Toà án quân sự quốc tế là toà án của người * Giảng viên Khoa luật hình sự Trường Đại học Luật Hà Nội t¹p chÝ luËt häc sè 11/2006 Nhµ n−íc vµ ph¸p luËt n−íc ngoµi chiến thắng đối với kẻ chiến bại trong xung đột quân sự quốc tế. Do thiếu tính quốc tế theo nghĩa phổ biến, những toà án này thực chất là “toà án của một số quốc gia”. Mối quan hệ về thẩm quyền xét xử giữa toà án quân sự quốc tế với toà án quốc gia được “giải quyết theo phương thức mặc định”.(4) Toà án quân sự quốc tế xét xử tội phạm chiến tranh, tội phạm chống hoà bình và chống loài người (Điều 6 Quy chế Toà án Nuremberg). Những tội phạm khác thuộc thẩm quyền xét xử của toà án quốc gia hoặc toà án do lực lượng chiếm đóng quản trị. - Sự phân định thẩm quyền giữa toà án hình sự quốc tế theo vụ việc với toà án quốc gia. Năm mươi năm sau Toà án Nuremberg và Tokyo, hai toà án hình sự quốc tế theo vụ việc được Hội đồng bảo an thiết lập trên cơ sở chương VII Hiến chương Liên hợp quốc. Hội đồng bảo an đã ra Nghị quyết số 827 ngày 25/5/1993 thành lập Toà án hình sự quốc tế về Nam Tư và Nghị quyết số 955 ngày 8/11/1994 thành lập Toà án hình sự quốc tế về Rwanda. Toà án hình sự quốc tế theo vụ việc là toà án của Liên hợp quốc thành lập theo nghị quyết. Những toà án này do được thành lập theo nghị quyết của Hội đồng bảo an sau khi tội phạm xảy ra, góp phần duy trì và tái thiết hoà bình chứ không phải chỉ duy nhất thực hiện những hoạt động tố tụng nhằm trừng trị người phạm tội. Toà án hình sự quốc tế theo vụ việc và toà án quốc gia đều có thẩm quyền xét xử đối với những tội phạm nhất định. Tuy t¹p chÝ luËt häc sè 11/2006 nhiên, toà án hình sự quốc tế theo vụ việc có thẩm quyền ưu thế so với toà án quốc gia, loại trừ thẩm quyền xét xử của toà án quốc gia. Toà án hình sự quốc tế theo vụ việc có quyền yêu cầu toà án quốc gia chuyển vụ án cho mình xử lí vào bất cứ thời điểm tố tụng nào (Điều 9 Quy chế Toà án hình sự quốc tế về Nam Tư, Điều 8 Quy chế Toà án hình sự quốc tế về Rwanda). Toà án quốc gia phải chấp nhận yêu cầu chuyển vụ án của toà án hình sự quốc tế theo vụ việc. Phương thức thành lập và thẩm quyền ưu thế của toà án hình sự quốc tế theo vụ việc thường bị phê phán theo hai lập luận: Thứ nhất, toà án hình sự quốc tế theo vụ việc vi phạm chủ quyền quốc gia. Việc Hội đồng bảo an thành lập toà án hình sự quốc tế thay thế một cách áp đặt thẩm quyền tư pháp quốc gia. Thứ hai, toà án hình sự quốc tế theo vụ việc bị ảnh hưởng chính trị và thiếu tính độc lập, khách quan. Việc Hội đồng bảo an thành lập toà án hình sự quốc tế “áp đặt lên pháp luật một sự kiểm soát chính trị nguy hiểm”.(5) Tất nhiên, các toà án hình sự quốc tế theo vụ việc đều bác bỏ các lập luận trên và khẳng định thẩm quyền hợp pháp của mình. Các quốc gia liên quan có nghĩa vụ hợp tác với toà án hình sự quốc tế theo vụ việc. Tuy nhiên, trên thực tế, toà án hình sự quốc tế thường cho rằng không nhận được sự hợp tác đầy đủ của các quốc gia Nam Tư trong việc bắt và chuyển giao người phạm tội đang có mặt trên lãnh thổ các quốc gia này. Như vậy, nguyên tắc bổ sung thẩm 67 Nhµ n−íc vµ ph¸p luËt n−íc ngoµi quyền không được quy định trong mối quan hệ giữa toà án quốc gia với hai loại toà án trên mà chỉ đặt ra trong mối quan hệ giữa toà án quốc gia với Toà án hình sự quốc tế thường trực. Trong quá trình đi đến lựa chọn nguyên tắc bổ sung thẩm quyền theo Quy chế Rome đã có hai phương án bị loại bỏ. Phương án thứ nhất: Toà án hình sự quốc tế là toà án cấp trên, xét xử lại bản án của toà án quốc gia. Phương án thứ hai: Toà án hình sự quốc tế có thẩm quyền ưu thế so với toà án quốc gia (tương tự thẩm quyền của toà án hình sự quốc tế theo vụ việc). Hai phương án này bị loại bỏ vì không phải là giải pháp tốt nhất trong việc việc tôn trọng chủ quyền quốc gia. Khác với hai loại toà án trên, Toà án hình sự quốc tế thành lập theo công ước quốc tế và là tổ chức độc lập với Liên hợp quốc. Thành lập theo công ước quốc tế là phương thức được xây dựng trên cơ sở tôn trọng chủ quyền quốc gia. Bản thân hành động tham gia hay gia nhập Công ước Rome là sự tự nguyện trên cơ sở tự do ý chí và là một biểu hiện của chủ quyền quốc gia. Công ước Rome có hiệu lực đối với các quốc gia tham gia. Nghĩa là, các quốc gia thành viên công nhận và chuyển giao thẩm quyền tư pháp cho Toà án hình sự quốc tế. Tuy nhiên, Toà án hình sự quốc tế cũng có thể hạn chế thẩm quyền tư pháp của quốc gia không thành viên mặc dù quốc gia này không thừa nhận thẩm quyền của Toà án hình sự quốc tế. Đây là một trong những lí do quan trọng khiến Mĩ từ chối tham gia 68 Công ước Rome. Sự hạn chế thẩm quyền của quốc gia không thành viên thể hiện trong hai trường hợp: Thứ nhất, Toà án hình sự quốc tế có thẩm quyền xét xử công dân của quốc gia không thành viên phạm tội trên lãnh thổ quốc gia thành viên (Điểm a khoản 2 Điều 12 Quy chế Rome). Thứ hai, trên cơ sở yêu cầu của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, Toà án hình sự quốc tế có thẩm quyền xét xử tội phạm xảy ra trên lãnh thổ quốc gia không thành viên hoặc tội phạm được thực hiện bởi công dân quốc gia không thành viên (điểm b Điều 13 Quy chế Rome). Trong trường hợp này, Toà án hình sự quốc tế không thực hiện thẩm quyền bổ sung mà thực hiện thẩm quyền ưu thế, tương tự như thẩm quyền của Toà án hình sự quốc tế theo vụ việc. II. NỘI DUNG NGUYÊN TẮC TOÀ ÁN HÌNH SỰ QUỐC TẾ BỔ SUNG THẨM QUYỀN TƯ PHÁP QUỐC GIA 1. Sự phân định thẩm quyền giữa Toà án hình sự quốc tế với toà án quốc gia a. Căn cứ phân định thẩm quyền Toà án hình sự quốc tế và toà án quốc gia đều có thẩm quyền xét xử đối với các tội phạm quy định tại Điều 5 Quy chế Rome. Toà án quốc gia có thẩm quyền ưu thế. Toà án hình sự quốc tế chỉ xét xử khi quốc gia không muốn hoặc không có khả năng tiến hành điều tra, truy tố và xét xử một cách thực sự (khoản 1 Điều 17 Quy chế Rome). Nói cách khác, thẩm quyền tư pháp quốc gia chỉ được “bảo tồn” nếu quốc gia có khả năng t¹p chÝ luËt häc sè 11/2006 Nhµ n−íc vµ ph¸p luËt n−íc ngoµi và ý chí xét xử các tội phạm này. - Quốc gia không muốn truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội Những dấu hiệu cho phép xác định quốc gia không muốn truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội, theo khoản 2 Điều 17 Quy chế Rome, bao gồm: + Thủ tục tố tụng và những quyết định của quốc gia có mục đích tránh cho người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự; + Sự chậm trễ thiếu căn cứ trong việc giải quyết vụ án chứng tỏ không muốn đưa người phạm tội ra trước công lí; + Thủ tục tố tụng không độc lập, không khách quan chứng tỏ không muốn đưa người phạm tội ra trước công lí. Để đánh giá các dấu hiệu trên, Toà án hình sự quốc tế phải căn cứ vào quy định của pháp luật quốc tế về những đảm bảo công minh trong tố tụng. Những thủ tục tố tụng cần phải kiểm tra để đánh giá ý chí của quốc gia không chỉ bao gồm thủ tục tố tụng mà quốc gia tiến hành để điều tra đối với sự việc phạm tội mà còn là thủ tục điều tra đối với người bị nghi phạm tội.(6) Nói cách khác, sẽ không đầy đủ nếu Toà án hình sự quốc tế chỉ căn cứ vào việc quốc gia đã tiến hành điều tra đối với sự việc phạm tội để quyết định không thụ lí vụ án theo điểm a khoản 1 Điều 17 Quy chế Rome.(7) Điểm quan trọng để đánh giá ý chí của quốc gia là việc người bị nghi phạm tội có bị điều tra hay không. - Quốc gia không có khả năng truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội. Những dấu hiệu cho phép xác định quốc t¹p chÝ luËt häc sè 11/2006 gia không có khả năng truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội là sự suy sụp (effondrement) hoàn toàn hay một bộ phận quan trọng của bộ máy tư pháp quốc gia, tình trạng không thể hoạt động, không thể triệu tập được người phạm tội, thu thập được chứng cứ và tiến hành các hoạt động tố tụng khác (khoản 3 Điều 17 Quy chế Rome). b. Thủ tục phân định thẩm quyền Thủ tục phân định thẩm quyền giữa Toà án hình sự quốc tế với toà án quốc gia tiến hành theo quy định tại Điều 18 Quy chế Rome. Khi quốc gia thành viên đệ trình sự việc phạm tội ra trước Toà án hình sự quốc tế và xét thấy có đủ căn cứ mở cuộc điều tra, hoặc khi công tố viên chủ động mở cuộc điều tra, công tố viên thông báo cho tất cả các quốc gia thành viên và những quốc gia có thẩm quyền tư pháp đối với tội phạm. Thông báo ghi rõ những thông tin về hành vi có thể cấu thành những tội phạm quy định tại Điều 5 Quy chế Rome. Thông báo có thể dưới hình thức mật và nếu xét thấy cần phải bảo vệ những người liên quan, ngăn chặn việc tiêu huỷ chứng cứ, ngăn chặn những người liên quan bỏ trốn, công tố viên có thể hạn chế phạm vi thông tin cho các quốc gia. Quốc gia có thể đề nghị công tố viên cung cấp thêm thông tin. Công tố viên trả lời đề nghị trong thời hạn ngắn nhất. Trong thời hạn một tháng kể từ ngày nhận được thông báo, quốc gia liên quan có thể thông báo cho Toà án hình sự quốc tế là mình đã hoặc đang điều tra. Theo đề nghị của quốc gia, công tố viên có thể nhượng bộ 69 Nhµ n−íc vµ ph¸p luËt n−íc ngoµi (défèrement) cho quốc gia tiến hành điều tra. Quốc gia đề nghị nhượng bộ điều tra lập văn bản đề nghị và cung cấp những thông tin về hoạt động điều tra mà mình đang tiến hành. Công tố viên có thể yêu cầu quốc gia cung cấp thêm thông tin. Sau khi nhượng bộ điều tra, công tố viên có thể yêu cầu quốc gia thông báo định kì cho công tố viên về tiến độ tố tụng. Quốc gia phải đáp ứng không chậm trễ yêu cầu này. Việc nhượng bộ điều tra có thể bị công tố viên xem xét lại trong thời hạn sáu tháng sau ngày nhượng bộ hoặc vào bất cứ thời điểm nào khi có sự thay đổi quan trọng của tình hình do quốc gia không muốn hoặc không có khả năng tiến hành tố tụng một cách thực sự. Như vậy, thủ tục thông báo để phân định thẩm quyền chỉ đặt ra trong hai trường hợp: Quốc gia thành viên đệ trình sự việc phạm tội ra trước Toà án hình sự quốc tế và xét thấy có đủ căn cứ mở cuộc điều tra, hoặc khi công tố viên chủ động mở cuộc điều tra. Trong trường hợp Hội đồng bảo an đưa vụ việc ra trước toà án trên cơ sở chương VII Hiến chương Liên hợp quốc, Toà án hình sự quốc tế có thẩm quyền ưu thế và các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với toà án, do đó không đòi hỏi phải thực hiện thủ tục phân định thẩm quyền như trên. Như vậy, thẩm quyền ưu thế của Toà án hình sự quốc tế trong trường này là một ngoại lệ của nguyên tắc bổ sung thẩm quyền. 2. Giải quyết tranh chấp thẩm quyền giữa Toà án hình sự quốc tế với toà án quốc gia Sự tranh chấp thẩm quyền không tránh 70 khỏi trong trường hợp quốc gia cố gắng bảo vệ thẩm quyền tư pháp của mình còn Toà án hình sự quốc tế, ngược lại, muốn giành lấy thẩm quyền xét xử để “những tội phạm nghiêm trọng nhất gây lo ngại cho toàn thể cộng đồng quốc tế không thoát khỏi trừng phạt” (Lời nói đầu Quy chế Rome). Việc áp dụng thẩm quyền bổ sung có thể mâu thuẫn với thẩm quyền miễn trách nhiệm hình sự hoặc ân xá của quốc gia và tiến trình hoà giải dân tộc. Nguyên tắc bổ sung thẩm quyền có thể xung đột với thẩm quyền miễn trách nhiệm hình sự hoặc ân xá của quốc gia. Truyền thống pháp luật cho phép mỗi quốc gia có quyền tối cao trong việc miễn trách nhiệm hình sự hay ân xá cho người phạm tội. Tuy nhiên, Toà án hình sự quốc tế có thể cho rằng quyết định của quốc gia chứng tỏ không muốn đưa người phạm tội ra trước công lí và như vậy, thẩm quyền xét xử thuộc về Toà án hình sự quốc tế. Hội đồng bảo hiến Cộng hoà Pháp cho rằng trong trường hợp quốc gia có ý chí và khả năng truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng trên cơ sở nội luật đã miễn trách nhiệm hay ân xá cho người phạm tội mà quyết định này không được Toà án hình sự quốc tế tôn trọng thì toà án đó đã “xâm hại những điều kiện chủ yếu của việc thực hiện chủ quyền quốc gia”.(8) Nguyên tắc bổ sung thẩm quyền cũng có thể xung đột với tiến trình hoà giải dân tộc. Có những quốc gia chuyển từ chế độ độc tài sang chế độ dân chủ bằng thoả thuận tiên t¹p chÝ luËt häc sè 11/2006 Nhµ n−íc vµ ph¸p luËt n−íc ngoµi quyết không truy cứu trách nhiệm hình sự những nhà độc tài, đổi lại sự rút lui chính trị của họ cho việc xây dựng nhà nước pháp quyền. Có thể đối với những quốc gia này, hoà giải dân tộc bền vững ngoài sự can thiệp của quyền tư pháp là con đường duy nhất tiến tới dân chủ. Nam Phi là một quốc gia như vậy. Hiến pháp tạm thời của Nam Phi năm 1993 quy định: để tiến tới hoà giải và tái thiết, các tội phạm chính trị thực hiện trong những cuộc xung đột trước đây được ân xá. Tháng 12/1998, Uỷ ban sự thật và hoà giải Nam Phi đã ân xá 240 trong số 5.111 trường hợp được xem xét.(9) Thủ tục giải quyết tranh chấp thẩm quyền giữa Toà án hình sự quốc tế với quốc gia được giải quyết theo quy định tại Điều 19 Quy chế Rome. Quốc gia có quyền khiếu nại thẩm quyền tư pháp của Toà án hình sự quốc tế. Quốc gia chủ thể của quyền khiếu nại là quốc gia đã hoặc đang tiến hành điều tra, truy tố đối với tội phạm mà quốc gia đó có thẩm quyền hoặc quốc gia đã chấp nhận quyền tài phán của Toà án hình sự quốc tế. Quyền khiếu nại chỉ được thực hiện một lần, trừ trường hợp ngoại lệ. Khiếu nại được thực hiện trước hoặc vào thời điểm mở phiên toà, hoặc sau khi mở phiên toà trong trường hợp ngoại lệ. Khiếu nại trước khi khẳng định việc buộc tội do hội đồng tiền xét xử giải quyết. Khiếu nại sau khi khẳng định việc buộc tội do hội đồng xét xử cấp sơ thẩm giải quyết. Quyết định của những hội đồng này có thể t¹p chÝ luËt häc sè 11/2006 bị kháng cáo trước hội đồng xét xử cấp phúc thẩm. Nếu quốc gia khiếu nại thẩm quyền tư pháp của Toà án hình sự quốc tế thì công tố viên tạm đình chỉ điều tra đến khi toà án ra quyết định. Tuy nhiên, trong khi chờ quyết định của toà án, công tố viên có thể đề nghị toà án cho phép tiến hành một số hoạt động điều tra. Việc khiếu nại không ảnh hưởng đến giá trị pháp lí các hoạt động tố tụng của công tố viên, các lệnh và quyết định của toà án trước khi có khiếu nại. Nếu toà án quyết định vụ án không thuộc trường hợp thụ lí, công tố viên có thể yêu cầu toà án xem xét lại quyết định đó khi có những sự kiện mới phủ định những căn cứ mà dựa vào đó toà án đã quyết định vụ án không thuộc trường hợp thụ lí. Đối với hai loại xung đột nêu trên, Toà án hình sự quốc tế và quốc gia đều có thể căn cứ vào những quy định của Quy chế Rome để bảo vệ quan điểm của mình. Về việc giải quyết xung đột đối với thẩm quyền miễn trách nhiệm hình sự hoặc ân xá của quốc gia có hai khả năng đặt ra. Trong trường hợp người phạm tội được cơ quan có thẩm quyền của quốc gia miễn trách nhiệm hình sự trước thời điểm toà án của quốc gia này xét xử và kết án, Toà án hình sự quốc tế có thể cho rằng quyết định của quốc gia chứng tỏ không muốn đưa người phạm tội ra trước công lí. Và như vậy, Toà án hình sự quốc tế có thể dễ dàng áp dụng thẩm quyền bổ sung để tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự đối 71 Nhµ n−íc vµ ph¸p luËt n−íc ngoµi với người phạm tội. Ngược lại, trong trường hợp người phạm tội được cơ quan có thẩm quyền của quốc gia ân xá sau khi toà án của quốc gia này đã xét xử và kết án, có lẽ phải trong những tình tiết đặc biệt, với sự giải thích táo bạo những ngoại lệ của nguyên tắc không xét xử hai lần (Ne bis in idem), Toà án hình sự quốc tế mới xét xử lại vụ án đã được xét xử bởi toà án quốc gia. Bởi vì, theo khoản 3 Điều 20 Quy chế Rome, Toà án hình sự quốc tế chỉ xét xử lại vụ án đã được xét xử bởi toà án khác trong trường hợp: + Thủ tục tố tụng tại toà án khác đó có mục đích tránh cho người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội phạm thuộc thẩm quyền tài phán của Toà án hình sự quốc tế; + Thủ tục tố tụng tại toà án khác đó không độc lập, khách quan theo quy định của pháp luật quốc tế về những đảm bảo công minh trong tố tụng và chứng tỏ không muốn đưa người phạm tội ra trước công lí. Về việc giải quyết xung đột với tiến trình hoà giải dân tộc, điểm c khoản 2 Điều 53 Quy chế Rome quy định công tố viên không phải mở cuộc điều tra nếu “việc truy tố không có lợi cho công lí khi cân nhắc đến mọi tình tiết, kể cả mức độ nghiêm trọng của tội phạm, lợi ích của người bị hại, tuổi hoặc nhược điểm thể trạng của người bị nghi phạm tội và vai trò của họ trong việc thực hiện tội phạm”. Đây là quy định về quyền tuỳ nghi truy tố của công tố viên mang tính chính trị hơn là pháp lí. Quy định này có thể 72 được áp dụng để không cản trở tiến trình hoà giải dân tộc như một phương thức đôi khi cần thiết nhằm hướng tới dân chủ. Tóm lại, bổ sung thẩm quyền là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của Quy chế Rome, đặt cơ sở cho toàn bộ cấu trúc hoạt động của Toà án hình sự quốc tế. Nguyên tắc bổ sung thẩm quyền nhấn mạnh vai trò của toà án quốc gia. Toà án hình sự quốc tế chỉ thực hiện thẩm quyền trong những trường hợp đặc biệt, khi toà án quốc gia không muốn hoặc không có khả năng truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội./. (1). Viết tắt là Quy chế Rome. (2). Viết tắt là nguyên tắc bổ sung thẩm quyền. (3). Ngoài ra, quốc gia vẫn tiếp tục thực hiện nghĩa vụ truy cứu trách nhiệm hình sự theo các điều ước quốc tế mà quốc gia đã tham gia, ví dụ: Công ước về diệt chủng năm 1948, về phân biệt chủng tộc năm 1973, về tra tấn năm 1984... (4).Xem: Gabriele Della Morte, Les frontières de la compétence de la Cour pénale internationale: Observations critiques, Revue internationale de droit pénal, 1e et 2e trimestres 2002, p. 27. (5).Xem: Marie - Claude Smouts, L’Observateurs des Nations Unies, no 1, 1996, dẫn theo Rapport d’information 313 (98-99) enregistré à la Présidence du Sénat français le 12 avril 1999. (6).Xem: Mireille Delmas-Marty, “La CPI et les interactions entre droit international pénal et droit pénal interne à la phase d’ouverture du procès pénal”, RSC, Dalloz, p. 475. (7). Điểm a Điều 17 Quy chế Rome: “Toà án quyết định không thụ lí vụ án trong các trường hợp sau đây: a. Vụ án đang được quốc gia có quyền tài phán điều tra và truy tố...”. (8).Xem: Quyết định số 98-408 ngày 22/1/1999 của Hội đồng bảo hiến Cộng hoà Pháp. (9).Xem: Rapport d’information 313 (98-99) enregistré à la Présidence du Sénat français le 12 avril 1999. t¹p chÝ luËt häc sè 11/2006
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.