Báo cáo "Tìm hiểu hệ thống pháp luật châu Âu lục địa "

pdf
Số trang Báo cáo "Tìm hiểu hệ thống pháp luật châu Âu lục địa " 5 Cỡ tệp Báo cáo "Tìm hiểu hệ thống pháp luật châu Âu lục địa " 116 KB Lượt tải Báo cáo "Tìm hiểu hệ thống pháp luật châu Âu lục địa " 0 Lượt đọc Báo cáo "Tìm hiểu hệ thống pháp luật châu Âu lục địa " 64
Đánh giá Báo cáo "Tìm hiểu hệ thống pháp luật châu Âu lục địa "
4.7 ( 9 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Nhµ n−íc & ph¸p luËt n−íc ngoµi PGS.TS. Th¸i VÜnh Th¾ng * 1. Khái quát về sự hình thành và phát triển Đây được coi là hệ thống pháp luật lớn nhất trên thế giới. Hệ thống pháp luật này tồn tại ở các nước lục địa châu Âu như Pháp, Italia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức, Áo, Bỉ, Luxemburg, Hà Lan, Thụy Sĩ, phần lớn các nước châu Phi, hầu hết các nước châu Mĩ la tinh, các nước phương Đông kể cả Nhật Bản. Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật châu Âu lục địa có thể chia thành 3 giai đoạn.(1) 1. Giai đoạn pháp luật tập quán (le droit coutumier) từ khi hình thành đến thế kỉ XIII. 2. Giai đoạn pháp luật thành văn (le droit legislatif) từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XIX. 3. Giai đoạn phát triển ra ngoài châu Âu. a. Giai đoạn pháp luật tập quán Đây là thời kì pháp luật còn mang tính biệt lập phân tán, thiếu thống nhất. Tồn tại các luật và tập quán của Đức, của các dân tộc Slavian, luật La Mã. Đặc biệt trong giai đoạn này sử dụng rộng rãi các bộ luật, các hệ thống luật lệ gọi là Code, Direcfe, Institutes của luật La Mã. - Giai đoạn này pháp luật còn giản đơn, còn pha trộn giữa quy phạm đạo đức, tôn giáo và pháp luật. 70 - Luật pháp chịu ảnh hưởng sâu sắc các tư tưởng tôn giáo, nhiều quốc gia lấy luật lệ nhà thờ làm luật lệ nhà nước. b. Giai đoạn phát triển pháp luật thành văn từ thế kỉ XIII đến cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX Cuối thế kỉ XII, các thành phố châu Âu bắt đầu phát triển và cùng với sự phát triển đó là sự phát triển các hoạt động thương mại và giao lưu giữa các dân tộc châu Âu lục địa. Hoạt động buôn bán, thương mại và sự phát triển dân cư thành thị tạo ra nhu cầu cần phải phân biệt giữa tôn giáo, đạo đức và pháp luật. Đáng chú ý là giai đoạn văn hoá phục hưng bắt đầu từ thế kỉ XIII XIV xuất phát từ Italia sau đó lan dần sang các nước châu Âu lục địa. Các nhà tư tưởng lúc này muốn bảo tồn những giá trị đích thực của luật La Mã với những ý tưởng phát triển, chấn hưng. Bắt đầu từ thế kỉ XII, các trường đại học tổng hợp ở các nước phương Tây ra đời. Quan điểm pháp luật của các giáo sư đại học lúc này là luật pháp phải là công cụ, là mô hình tổ chức xã hội. Theo họ luật pháp cũng như đạo đức phải hướng con người tới cái cần phải làm, chứ không phải là cái đang xảy ra trong thực tiễn (Sollen). Các luật gia, các * Giảng viên chính Khoa hành chính - nhà nước Trường đại học luật Hà Nội T¹p chÝ luËt häc sè 2/2004 Nhµ n−íc & ph¸p luËt n−íc ngoµi nhà tư tưởng lúc này muốn các quan hệ xã hội phải được xây dựng bằng các quy định của pháp luật để chấm dứt tình trạng hỗn mang trong xã hội. Khác với hệ thống pháp luật Anglosaxon trong giai đoạn này hệ thống pháp luật châu Âu lục địa không phải là kết quả của sự tập trung quyền lực của nhà vua mà nó là kết quả của những truyền thống văn hoá chung của châu Âu. Quan điểm khoa học pháp luật của các trường đại học châu Âu lúc này là nghiên cứu pháp luật gắn liền với đạo đức, tôn giáo và mục đích nghiên cứu không chỉ là để áp dụng thực tiễn, thực dụng mà còn phục vụ mục đích xã hội và nhân đạo. Một đặc điểm khác của giai đoạn này là luật giáo hội tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt là luật của giáo hội La Mã. Năm 1582 Bộ luật giáo hội ra đời. Giáo hội là một thế lực lớn (chiếm 1/3 đất đai trong xã hội) và càng ngày càng muốn bành trướng. Luật lệ nhà thờ được sử dụng như luật lệ nhà nước. Toà án giáo hội là công cụ trấn áp có hiệu lực. Trong dân gian hình thành quy phạm pháp luật không thành văn: "Phải im lặng, chớ có nói về vua và giáo hội". Đây cũng là giai đoạn trường phái pháp luật tự nhiên ở châu Âu phát triển. Đồng thời trong giai đoạn này hình thành và phát triển vai trò của nghị viện trong xây dựng pháp luật. c. Giai đoạn phát triển hoàn thiện hệ thống pháp luật và phát triển vượt ra ngoài lục địa châu Âu (cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX cho đến nay). Đây là giai đoạn được đánh dấu bằng T¹p chÝ luËt häc sè 2/2004 những văn bản pháp luật quan trọng là cuộc cách mạng lớn trong sự phát triển tư tưởng pháp luật của nhân loại. Trước hết phải kể đến bản Tuyên ngôn nhân quyền và công dân quyền năm 1789 của Pháp. Những quy định cơ bản của bản tuyên ngôn nổi tiếng này đã trở thành những nguyên tắc cơ bản của các bản hiến pháp của các quốc gia lục địa châu Âu. Đó là các quy định sau đây: 1. Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi. 2. Mục đích của tất cả các tổ chức chính trị là bảo vệ các quyền tự nhiên và bất khả xâm phạm của con người. Đó là các quyền tự do, sở hữu, an toàn và chống lại áp bức. 3. Nguyên tắc tất cả chủ quyền nhà nước thuộc về dân tộc. Không một tổ chức hay cá nhân nào được vi phạm chủ quyền của dân tộc. 4. Tự do là khả năng được làm tất cả những gì không hại đến người khác. Việc thực hiện quyền tự nhiên của con người được giới hạn bởi những quy định nhằm đảm bảo cho mọi thành viên khác trong xã hội cũng được thực hiện quyền đó. Những giới hạn này chỉ có thể được xác định bởi văn bản luật. 5. Chỉ có luật mới có thể cấm đoán các hành vi mà nó xác định là có hại cho xã hội. Không ai có thể ngăn cản con người thực hiện một hành vi mà luật không cấm và không ai có thể bắt buộc người khác thực hiện một hành vi mà luật không bắt buộc thực hiện. 71 Nhµ n−íc & ph¸p luËt n−íc ngoµi 6. Luật là sự thể hiện ý chí chung của toàn thể công dân. Tất cả mọi công dân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện để góp phần xây dựng luật. Luật pháp chỉ là một cho tất cả mọi người dù là bảo vệ hay trừng phạt. Trước pháp luật mọi người đều bình đẳng. 7. Không ai có thể bị buộc tội, bị bắt, bị giam giữ ngoài những quy định của luật. 8. Luật chỉ thiết lập các hình phạt một cách nghiêm khắc khi điều đó là thật sự cần thiết và không ai bị áp dụng hình phạt theo luật nếu luật đó ban hành sau khi hành vi đã xảy ra. 9. Tất cả mọi người đều được coi là vô tội khi chưa có một bản án của toà án có thẩm quyền kết tội. 10. Không ai có thể bị truy bức vì quan điểm của họ, kể cả khi đó là quan điểm tôn giáo, miễn là sự biểu hiện quan điểm đó không gây ra sự rối loạn trật tự xã hội mà pháp luật đã thiết lập. 11. Tự do giao lưu tư tưởng và quan điểm là một trong những quyền quan trọng nhất của con người. Công dân có quyền tự do nói, viết, in ấn, ngoại trừ sự lạm dụng quyền đó trong những trường hợp mà luật quy định. 12. Sự đảm bảo các quyền con người và quyền công dân cần thiết một sức mạnh nhà nước. Sức mạnh này được thiết lập vì lợi ích chung của mọi người chứ không phải vì lợi ích của những người được trao sức mạnh đó. 13. Để duy trì quyền lực công cộng và những chi phí hành chính mỗi công dân tuỳ theo khả năng của mình phải đóng góp một 72 khoản nhất định cho nhà nước. 14. Tất cả mọi công dân có quyền tự mình xác lập sự cần thiết về đóng góp công cộng, về cơ sở xác lập, về xác định định suất về việc thu và thời hạn. 15. Xã hội có quyền đòi hỏi tất cả các viên chức nhà nước phải thẩm kế về chi tiêu hành chính của mình. 16. Mọi xã hội mà trong đó quyền con người và công dân không được đảm bảo, không có sự phân chia quyền lực thì không thể có hiến pháp. 17. Quyền sở hữu là thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Khi xã hội cần thiết vì lợi ích chung với sự đền bù thỏa đáng sở hữu tư nhân buộc phải chuyển thành sở hữu công cộng. Bản tuyên ngôn nhân quyền và công dân quyền 1789 của Pháp đã đặt nền móng cho ngành luật mới ra đời đó là luật hiến pháp. Những quy định trong bản tuyên ngôn nổi tiếng này trở thành những nguyên tắc cơ bản của quá trình đấu tranh vì chế độ dân chủ trong lịch sử lập hiến các nước lục địa châu Âu. Ngày 3/9/1791 bản hiến pháp đầu tiên của nước Pháp ra đời. Bản tuyên ngôn nhân quyền và công dân quyền được đưa vào phần đầu của hiến pháp. Vào đầu thế kỉ XIX các bộ luật quan trọng của nước Pháp đã ra đời. - Bộ luật dân sự Napoleon 1804; - Bộ luật thương mại 1807; - Bộ luật tố tụng dân sự 1806; - Bộ luật tố tụng hình sự 1808; - Bộ luật hình sự 1810; Vào thế kỉ XIX, các bộ luật cơ bản của Đức cũng đã được xây dựng: T¹p chÝ luËt häc sè 2/2004 Nhµ n−íc & ph¸p luËt n−íc ngoµi - Bộ luật thương mại 1866; - Bộ luật hình sự 1871; - Bộ luật tố tụng hình sự 1877; - Bộ luật tố tụng dân sự 1877; - Bộ luật dân sự 1896. Với các bộ luật nổi tiếng trên đây, hệ thống pháp luật châu Âu lục địa đã đạt được những thành tựu lớn, đánh dấu giai đoạn phát triển rực rỡ của khoa học pháp lí. Do Pháp có nhiều thuộc địa ở Bắc Phi, Trung Phi, Tây Phi, Đông Nam Á, Nam Mĩ nên pháp luật của Pháp đã vượt ra ngoài lãnh thổ châu Âu vươn tới châu Phi, châu Á và Nam Mĩ, đặc biệt là cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Pháp luật của Đức (chủ yếu là Bộ luật dân sự 1896) do tính khoa học và hợp lí của nó cũng đã ảnh hưởng đến nhiều quốc gia ngoài châu Âu. Ngoài một số quốc gia trước đây là thuộc địa của Đức như Namibia, Burundi và một phần của Cameroon, Tanzania ở châu Phi, Tây Samua tại Nam Thái Bình Dương, pháp luật của Đức còn ảnh hưởng đến nhiều quốc gia khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Hy Lạp và một phần Trung Quốc. 2. Các đặc điểm cơ bản của hệ thống pháp luật châu Âu lục địa a. Chịu ảnh hưởng khá sâu sắc của luật La Mã Các bộ luật lớn của lục địa châu Âu như Bộ luật dân sự Napoleon, Bộ luật dân sự Đức 1896 đều được hình thành trên cơ sở kết hợp luật tập quán địa phương và luật La Mã. Đặc biệt ở Đức, đế chế Đức tồn tại thời kì giữa năm 962 và 1806 tự cho mình T¹p chÝ luËt häc sè 2/2004 là sự kế thừa của đế chế La Mã. Luật La Mã được nghiên cứu tại các trường đại học của Đức, Pháp và các nước lục địa châu Âu và được coi là nguồn luật bổ sung, được áp dụng trực tiếp nếu luật pháp thành văn và tập quán pháp luật của họ chưa có quy định đối với quan hệ xã hội cần thiết phải điều chỉnh pháp luật. Corpus juris civilis được chấp nhận rộng rãi ở Đức, Pháp và các nước lục địa châu Âu. b. Hệ thống luật châu Âu lục địa được phân chia thành công pháp và tư pháp Đây là đặc điểm cơ bản để phân biệt hệ thống pháp luật châu Âu lục địa với hệ thống pháp luật Anh - Mĩ. Hệ thống pháp luật này được phân chia thành công pháp (Jus publicum), tư pháp (Jus privatum). Công pháp bao gồm những ngành luật điều chỉnh các quan hệ xã hội, giữa các cơ quan nhà nước với nhau hoặc giữa các cơ quan nhà nước với tư nhân như luật hiến pháp, luật hành chính, luật hình sự, luật ngân hàng, luật tài chính… Tư pháp bao gồm các ngành luật điều chỉnh các quan hệ giữa tư nhân với tư nhân. Tư pháp bao gồm các ngành luật như luật dân sự, luật hôn nhân và gia đình, luật thương mại. Cơ sở để phân chia pháp luật thành công pháp và tư pháp là phương pháp điều chỉnh (phương pháp tác động pháp luật lên các quan hệ xã hội). Phương pháp điều chỉnh đặc trưng của tư pháp là phương pháp tự do thỏa thuận ý chí và bình đẳng giữa các bên tham gia quan hệ pháp luật. Còn phương pháp điều chỉnh của công pháp chủ yếu là phương pháp mệnh lệnh. 73 Nhµ n−íc & ph¸p luËt n−íc ngoµi Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng việc phân chia pháp luật thành công pháp và tư pháp có liên quan tới các cuộc đấu tranh về quyền lực chính trị thế kỉ XVII, bởi vì việc phân chia này được xem là ý muốn của những người bảo hoàng muốn áp đặt chế độ quân chủ trong pháp luật,(2) theo đó chỉ có tư pháp mới là lĩnh vực tự do của các nhà luật học còn công pháp là lĩnh vực mà các nhà khoa học pháp lí cần phải kiêng kị, vì đó được coi như là "khu vực cấm". c. Đây là hệ thống pháp luật coi trọng lí luận pháp luật Ngay từ thế kỉ XII khi các trường đại học của các quốc gia ở lục địa châu Âu ra đời. Quan điểm của các giáo sư đại học lúc này là: Pháp luật là công cụ, là mô hình tổ chức xã hội, là cái cần phải làm (Sollen) chứ không phải là cái đang xảy ra trong thực tiễn (sein). Quan điểm này được duy trì trong những thế kỉ tiếp theo. Các học thuyết pháp luật, các nguyên tắc pháp luật được coi là nguồn của pháp luật. Các bộ luật của các nước lục địa châu Âu thông thường đi từ cái chung đến cái riêng (các bộ luật thường có phần chung và phần riêng). Ở phần chung, các khái niệm được trình bày một cách rõ ràng, rành mạch. Phần chung làm cơ sở cho phần riêng và thông thường được xây dựng theo tư duy logic từ cái khái quát đến cái cụ thể, từ cái chung đến cái riêng, từ cái trừu tượng đến cái hữu hình, từ nguyên tắc chung đến các tình huống cụ thể, từ lí luận đến thực tiễn. Vì thế, các bộ luật lớn của các quốc gia lục địa châu Âu được coi là sản phẩm của 74 những trí tuệ bác học. Bộ luật dân sự Đức 1896 (BGB) được gọi là luật của các giáo sư (Professorenrecht) . d. Hệ thống pháp luật châu Âu lục địa là hệ thống pháp luật có trình độ hệ thống hoá, pháp điển hoá cao Ngoài các bộ luật hình sự, bộ luật tố tụng hình sự, bộ luật dân sự, bộ luật tố tụng dân sự, các quốc gia lục địa châu Âu đã xây dựng nhiều bộ luật khác như bộ luật thương mại, bộ luật đất đai, bộ luật hành chính, bộ luật tố tụng hành chính, bộ luật hàng hải, bộ luật hàng không, bộ luật bầu cử, bộ luật đất đai, bộ luật lao động… đ. Hệ thống pháp luật châu Âu lục địa không coi tiền lệ pháp luật là một hình thức pháp luật thông dụng Khác với hệ thống pháp luật Anglosaxon, hệ thống pháp luật châu Âu lục địa do chịu ảnh hưởng sâu sắc của học thuyết phân chia quyền lực nên không thừa nhận vai trò lập pháp của các cơ quan xét xử. Các luật gia lục địa châu Âu hầu như có quan điểm tương đối thống nhất rằng lập pháp là hoạt động của nghị viện, toà án là cơ quan áp dụng luật để xét xử chứ không phải bằng hoạt động xét xử tạo ra luật. Án lệ là hình thức pháp luật không được khuyến khích phát triển và chỉ áp dụng một cách hạn chế./. (1).Xem: Les grands systèmes de droit de contemporains par René David, Camille Jauffret-Spinosi; Nxb. Precis D1992, tr.27. (2).Xem: Michael Bogdan - Comparative law. Nxb. Kluwer Norstedts Juridik TANO 1994. T¹p chÝ luËt häc sè 2/2004
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.