Báo cáo " Suy nghĩ về hoạt động tiếp xúc với cử tri"

pdf
Số trang Báo cáo " Suy nghĩ về hoạt động tiếp xúc với cử tri" 4 Cỡ tệp Báo cáo " Suy nghĩ về hoạt động tiếp xúc với cử tri" 129 KB Lượt tải Báo cáo " Suy nghĩ về hoạt động tiếp xúc với cử tri" 0 Lượt đọc Báo cáo " Suy nghĩ về hoạt động tiếp xúc với cử tri" 0
Đánh giá Báo cáo " Suy nghĩ về hoạt động tiếp xúc với cử tri"
4.7 ( 9 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

nghiªn cøu - trao ®æi L−u Trung Thµnh * H oạt động tiếp xúc với cử tri của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và đại biểu hội đồng nhân dân (ĐBHĐND) các cấp không phải là một vấn đề mới nhưng là vấn đề bức xúc hiện nay được nhiều người quan tâm. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi chúng ta đang chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân thì vai trò, trách nhiệm của những người đại diện cho nhân dân ngày càng được quan tâm, đề cao. Tiếp xúc với cử tri là trách nhiệm của ĐBQH và ĐBHĐND đã được quy định trong các văn bản pháp luật của nước ta từ trước đến nay. Trách nhiệm này hiện nay được quy định tại Điều 97 Hiến pháp năm 1992 và Điều 51 Luật tổ chức Quốc hội năm 2001 đối với ĐBQH. Còn đối với ĐBHĐND, trách nhiệm này được quy định tại Điều 121 Hiến pháp 1992 và Điều 22 Luật tổ chức hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân năm 1994. Theo đó, đại biểu phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, thực hiện chế độ tiếp xúc, báo cáo với cử tri ít nhất mỗi năm một lần về hoạt động của Quốc hội, của đoàn đại biểu Quốc hội đối với ĐBQH; còn ĐBHĐND phải báo cáo về hoạt động của hội đồng nhân dân cũng như của tổ đại biểu hội đồng nhân dân. Tại các cuộc tiếp xúc, ĐBQH và ĐBHĐND phải trả lời những yêu cầu, kiến nghị của cử tri, giúp cử tri giải quyết các khiếu nại, tố cáo; đồng thời phổ T¹p chÝ luËt häc sè 1/2004 biến, vận động nhân dân thực hiện hiến pháp và pháp luật... Như vậy, tiếp xúc với cử tri là trách nhiệm của mỗi ĐBQH và ĐBHĐND các cấp đã được hiến định. Trách nhiệm này xuất phát từ địa vị pháp lí của ĐBQH "là người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, không chỉ đại diện cho nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình mà còn đại diện cho nhân dân cả nước";(1) cũng như trách nhiệm pháp lí của ĐBHĐND "là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương". Là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, được nhân dân trao cho quyền lực nhà nước để thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực đó, ĐBQH và ĐBHĐND như chiếc cầu nối giữa nhân dân với nhà nước. Thông qua hoạt động tiếp xúc với cử tri trước các kì họp Quốc hội cũng như các kì họp của hội đồng nhân dân để đại biểu thông báo về dự kiến chương trình, nội dung kì họp và những vấn đề cần phải xin ý kiến của cử tri có liên quan đến nội dung kì họp. Trên cơ sở đó, đại biểu nắm được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân cũng như tình hình thực tế ở địa phương có liên quan đến kì họp. Từ đó, đại biểu phải suy ngẫm, trăn trở với những gì mà nhân dân đang mong đợi ở Nhà nước, những gì mà thực tế đang đặt ra đòi hỏi Nhà nước * Giảng viên chính Khoa hành chính - nhà nước Trường đại học luật Hà Nội 47 nghiªn cøu - trao ®æi phải kịp thời điều chỉnh. Từ những tâm tư nguyện vọng chính đáng của nhân dân cũng như những đòi hỏi thực tế, ĐBQH và ĐBHĐND phải phản ánh trung thực với Quốc hội, với hội đồng nhân dân để tại kì họp Quốc hội, hội đồng nhân dân xem xét, quyết định cho phù hợp với lòng dân, phù hợp với thực tế. Làm được như vậy, ĐBQH và ĐBHĐND sẽ trở thành chiếc cầu nối giữa nhân dân với Nhà nước, để Nhà nước gắn bó với nhân dân, thực sự là của dân, do dân vì dân; mặt khác, hiến pháp và pháp luật mới mang tính thực tiễn, tính khả thi cao nhất. Sau mỗi kì họp, ĐBQH, ĐBHĐND phải tiếp xúc với cử tri (chủ yếu thông qua hội nghị cử tri) để ĐBQH báo cáo về kết quả kì họp Quốc hội cũng như hoạt động của ĐBQH và đoàn đại biểu Quốc hội; còn ĐBHĐND báo cáo về kết quả kì họp hội đồng nhân dân cũng như hoạt động của đại biểu và tổ đại biểu hội đồng nhân dân. Thông qua đó, ĐBQH phổ biến, tuyên truyền về hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; còn ĐBHĐND phổ biến tuyên truyền về các nghị quyết của hội đồng nhân dân để cử tri nắm bắt được ý nghĩa, nội dung của những văn bản pháp luật mà Quốc hội và hội đồng nhân dân đã thông qua để tự giác thực hiện. Làm được như vậy, ĐBQH và ĐBHĐND sẽ trở thành chiếc cầu nối giữa Nhà nước và nhân dân, đưa luật pháp đến tận các cộng đồng dân cư để nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân, tạo điều kiện để Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật là chủ yếu, hình thành một xã hội công dân. Ngoài việc tiếp xúc với cử tri thông qua hội nghị cử tri, ĐBQH và ĐBHĐND còn 48 tiếp xúc với cử tri thông qua việc tiếp công dân để nhận đơn từ về kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân. Theo quy định hiện nay, khi nhận được các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của cử tri, ĐBQH và ĐBHĐND có trách nhiệm nghiên cứu, kịp thời chuyển đến cá nhân, cơ quan có trách nhiệm giải quyết đồng thời theo dõi, đôn đốc việc giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo đó và thông báo cho người khiếu nại, tố cáo biết về kết quả giải quyết. Thực hiện được trách nhiệm này, ĐBQH và ĐBHĐND mới thể hiện là người đại diện cho nhân dân là chiếc cầu nối giữa nhân dân với Nhà nước và ngược lại. Vì làm tốt công tác này ĐBQH và ĐBHĐND mới trở thành người tin cậy, gắn bó với nhân dân. Đồng thời thông qua việc tiếp xúc với cử tri, ĐBQH và ĐBHĐND thực hiện được quyền giám sát của mình đối với các cơ quan, tổ chức theo thẩm quyền. Hoạt động tiếp xúc với cử tri của ĐBQH và ĐBHĐND đang là vấn đề bức xúc hiện nay được nhiều người quan tâm vì tính phổ biến, tính hiệu quả của hoạt động này trong những năm qua và hiện nay chưa đáp ứng được những quy định của pháp luật cũng như mong đợi của nhân dân. Như chúng ta đều biết, cử tri đã bầu ra bốn tầng đại biểu: ĐBQH, ĐBHĐND cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Như vậy, bên cạnh mỗi cử tri, mỗi cộng đồng dân cư có bốn tầng đại biểu. Theo quy định của pháp luật, ĐBQH, ĐBHĐND mỗi năm phải ít nhất một lần tiếp xúc cử tri. Tuy nhiên, trong thực tế, quy định này chưa được các đại biểu thực hiện nghiêm túc. Có những đại biểu do hạn chế về mặt thời gian nhưng cũng có T¹p chÝ luËt häc sè 1/2004 nghiªn cøu - trao ®æi những đại biểu do năng lực trình độ yếu, thiếu thông tin, ngại tiếp xúc với cử tri. Thậm chí có đại biểu ngại đến mức không dám tiếp xúc với cử tri vì sợ bị "quay" không trả lời được.(2) Vì vậy, nhiều cử tri trong cả cuộc đời mình chưa một lần được tiếp xúc với một trong bốn tầng đại biểu nói trên tại hội nghị cử tri. Đó là một điều chưa ổn mà mỗi ĐBQH, ĐBHĐND có trách nhiệm cần phải suy nghĩ để hành động. Lâu nay các phương tiện thông tin đại chúng vẫn đưa tin về nơi này nơi kia có hoạt động tiếp xúc cử tri của ĐBQH hoặc ĐBHĐND trước và sau mỗi kì họp Quốc hội, kì họp hội đồng nhân dân. Tuy nhiên, hoạt động này chưa mang tính phổ biến, còn mờ nhạt và xa lạ đối với nhiều cộng đồng dân cư. Ở nhiều nơi có tổ chức hội nghị cử tri để đại biểu tiếp xúc nhưng thành phần tham dự là "cử tri chuyên nghiệp", còn những người muốn tham dự thì không được thông báo, không được mời. Nội dung các hội nghị cử tri thường là các ĐBQH báo cáo về nội dung, kết quả kì họp Quốc hội, hoạt động của đoàn đại biểu tại kì họp. Còn các ĐBHĐND thì báo về nội dung, kết quả kì họp hội đồng nhân dân cũng như hoạt động của tổ đại biểu tại kì họp. Sau đó cử tri nêu lên những kiến nghị, thắc mắc... nhưng những kiến nghị, thắc mắc đó chưa được trả lời, giải quyết một cách thoả đáng. Vì vậy, các cuộc tiếp xúc với cử tri của ĐBQH, ĐBHĐND lâu nay thường mang tính chất thông báo về nội dung, kết quả kì họp của Quốc hội, hội đồng nhân dân là chủ yếu. Để hoạt động tiếp xúc với cử tri của T¹p chÝ luËt häc sè 1/2004 ĐBQH và ĐBHĐND trở thành một hoạt động chính trị thường xuyên, có ý nghĩa thực sự, sự cần thiết phải thực hiện một số các biện pháp đồng bộ sau đây: Thứ nhất, Quốc hội cần ban hành Quy chế về hoạt động của đại biểu và đoàn đại biểu Quốc hội trong đó dành riêng một chương về hoạt động tiếp xúc với cử tri của ĐBQH và đoàn đại biểu Quốc hội. Còn Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Quy chế hoạt động của hội đồng nhân dân các cấp, trong đó cần giành riêng một chương về hoạt động tiếp xúc với cử tri của ĐBHĐND và tổ đại biểu. Trong chương này cần quy định rõ trách nhiệm của đại biểu chuyên trách cũng như đại biểu kiêm nhiệm trong việc tiếp xúc với cử tri. Nếu đại biểu trong cả nhiệm kì không thực hiện nghiêm túc việc tiếp xúc với cử tri theo quy định của pháp luật và theo sự phân công của đoàn đại biểu Quốc hội, tổ đại biểu hội đồng nhân dân thì đại biểu đó phải chịu một chế tài nhất định. Mặt khác, cũng phải quy định trách nhiệm của đoàn đại biểu Quốc hội, tổ đại biểu hội đồng nhân dân trong việc phối kết hợp với ủy ban nhân dân, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể cùng cấp trong việc tổ chức các hội nghị cử tri để đại biểu tiếp xúc. Trong chương này cũng cần quy định rõ về những nội dung chủ yếu trong các cuộc tiếp xúc (tiếp xúc định kì trước và sau mỗi kì họp cũng như tiếp xúc giữa hai kì họp về những vấn đề mang tính chuyên đề đối với những đối tượng nhất định). Việc xử lí thông tin qua các cuộc tiếp xúc với cử tri của đại biểu cũng cần được quy định trong chương này. Thứ hai, các đoàn đại biểu Quốc hội, tổ 49 nghiªn cøu - trao ®æi đại biểu hội đồng nhân dân phải có chương trình, kế hoạch trong đó quy định thời gian địa điểm, nội dung và phân công đại biểu tiếp xúc với cử tri hàng năm, hàng quý. Chương trình, kế hoạch này phải được thông báo cho ủy ban Mặt trận tổ quốc cùng cấp biết để chủ động trong việc phối kết hợp với uỷ ban nhân dân và các đoàn thể tổ chức hội nghị cử tri đồng thời thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng cho nhân dân biết để tham dự. Đại biểu được phân công tiếp xúc với cử tri phải chuẩn bị chu đáo những nội dung cần báo cáo với cử tri cũng như những thông tin về tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội... do Ủy ban thường vụ Quốc hội, thường trực hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân cung cấp. Đại biểu không chỉ báo cáo, lắng nghe ý kiến của cử tri mà còn phải trả lời, giải quyết các kiến nghị của cử tri. Thứ ba, nội dung các cuộc tiếp xúc với cử tri phải được ghi thành biên bản (do uỷ ban Mặt trận tổ quốc cùng cấp chịu trách nhiệm) trong đó phải ghi rõ những nội dung mà đại biểu báo cáo, đại biểu trả lời và tổng hợp các ý kiến của cử tri. Biên bản này phải được gửi cho Ủy ban thường vụ Quốc hội, Đoàn chủ tịch uỷ ban trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam đối với hội nghị cử tri để ĐBQH tiếp xúc; hoặc gửi cho thường trực hội đồng nhân dân, uỷ ban Mặt trận tổ quốc cùng cấp đối với hội nghị cử tri để ĐBHĐND tiếp xúc. Uỷ ban thường vụ Quốc hội cùng với Đoàn chủ tịch uỷ ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo trước kì họp Quốc hội về tình hình và kết quả tiếp xúc với cử tri của các đoàn 50 đại biểu Quốc hội sau các báo cáo của Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Có như vậy Quốc hội mới có một cách nhìn tổng quan không chỉ từ các báo cáo của các cơ quan Nhà nước mà còn từ tiếng nói của các hội nghị cử tri để các đại biểu có thêm thông tin trước khi đi vào thỏa thuận, chất vấn, biểu quyết. Thứ tư, tại kì họp cuối cùng của mỗi khoá Quốc hội, hội đồng nhân dân cần có sự đánh giá về hoạt động tiếp xúc với cử tri của ĐBQH, ĐBHĐND cũng như của các đoàn đại biểu Quốc hội, các tổ đại biểu hội đồng nhân dân. Trên cơ sở đó đúc rút kinh nghiệm, kịp thời chấn chỉnh hoạt động tiếp xúc với cử tri để hoạt động này trở thành hoạt động chính trị thường xuyên, có hiệu quả. Có như vậy quan hệ giữa Nhà nước với nhân dân mới ngày càng gắn bó. Nhân dân mới thấy được vai trò và trách nhiệm của mình trong việc xây dựng chính quyền nhà nước, tích cực tham gia vào quá trình quản lí nhà nước, quản lí xã hội. Thứ năm, trong các hội nghị cử tri để lấy phiếu tín nhiệm của người ứng cử cũng như Hội nghị hiệp thương để giới thiệu lập danh sách những người ứng cử, uỷ ban Mặt trận tổ quốc cùng cấp phải thông báo cho hội nghị biết về hoạt động tiếp xúc với cử tri của các đại biểu tái cử. Trên cơ sở đó, cử tri cân nhắc trong việc bỏ phiếu tín nhiệm cho người được đưa vào danh sách ứng cử chính thức. Điều này sẽ gắn trách nhiệm của đại biểu với cử tri trong nhiệm kì hoạt động của mình./. (1).Xem: Điều 97 Hiến pháp 1992. (2).Xem: Báo pháp luật thành phố Hồ Chí Minh ngày 20/10/2003, tr.3. T¹p chÝ luËt häc sè 1/2004
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.