Báo cáo " Sự hình thành và phát triển của pháp luật quốc tịch Việt Nam "

pdf
Số trang Báo cáo " Sự hình thành và phát triển của pháp luật quốc tịch Việt Nam " 7 Cỡ tệp Báo cáo " Sự hình thành và phát triển của pháp luật quốc tịch Việt Nam " 139 KB Lượt tải Báo cáo " Sự hình thành và phát triển của pháp luật quốc tịch Việt Nam " 0 Lượt đọc Báo cáo " Sự hình thành và phát triển của pháp luật quốc tịch Việt Nam " 24
Đánh giá Báo cáo " Sự hình thành và phát triển của pháp luật quốc tịch Việt Nam "
5 ( 12 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Tæng quan vÒ LuËt quèc tÞch ViÖt Nam n¨m 2008 Ths. Chu M¹nh Hïng * N gày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà - nhà nước công nông đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á. Sự kiện này khẳng định Việt Nam là quốc gia độc lập, có chủ quyền và bình đẳng với các quốc gia khác trong cộng đồng quốc tế đồng thời cũng đánh dấu sự bắt đầu của chế định “quốc tịch Việt Nam”. Pháp luật quốc tịch cũng hình thành và phát triển gắn liền với tiến trình hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam được khái quát ở hai giai đoạn trước và sau năm 1975. 1. Giai đoạn trước năm 1975 Sau cách mạng tháng Tám, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà non trẻ đứng trước nhiệm vụ cấp thiết phải xoá bỏ hệ thống pháp luật thực dân-phong kiến và nhanh chóng xây dựng hệ thống pháp luật mới để quản lí đất nước, giữ vững nền độc lập dân tộc. Tuy nhiên, việc xây dựng hệ thống pháp luật mới không thể một sớm, một chiều. Trong bối cảnh đó, Nhà nước ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trương tạm thời áp dụng những quy định của pháp luật cũ, miễn là nội dung không trái với nguyên tắc độc lập và chính thể dân chủ cộng hoà (Sắc lệnh số 47/SL ngày 10/10/1945). Bên cạnh đó, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã khẩn trương ban hành những văn bản pháp luật mới, trong đó có những văn bản pháp luật về quốc tịch như: t¹p chÝ luËt häc sè 6/2009 - Sắc lệnh số 53/SL ngày 20/10/1945 quy định những ai là công dân Việt Nam (tức là có quốc tịch Việt Nam) và những người nào bị mất quốc tịch Việt Nam; thể thức tước quốc tịch Việt Nam của những người không xứng đáng. - Sắc lệnh số 73/SL ngày 7/12/1945 quy định điều kiện người ngoại quốc xin gia nhập quốc tịch Việt Nam. - Sắc lệnh số 25/SL ngày 25/2/1946 bổ sung Sắc lệnh số 53/SL về trường hợp đàn bà Việt Nam lấy chồng ngoại quốc và đàn bà ngoại quốc lấy chồng Việt Nam. - Sắc lệnh số 215/SL ngày 20/8/1948 quy định quyền lợi đặc biệt của những người ngoại quốc đã giúp vào công việc kháng chiến của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Các sắc lệnh trên là căn cứ pháp lí để xác định và giải quyết những vấn đề liên quan đến quốc tịch Việt Nam. a. Về việc có quốc tịch Việt Nam Quốc tịch thể hiện chủ quyền của quốc gia đối với dân cư đồng thời xác định ai, người nào là công dân của quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh sau ngày độc lập chúng ta tiến hành bầu Quốc hội đầu tiên. Việc xác định tư cách công dân và người dân được thực hiện quyền với tư cách công dân của một quốc gia độc lập có ý nghĩa đặc biệt * Giảng viên Khoa luật quốc tế Trường Đại học Luật Hà Nội 3 Tæng quan vÒ LuËt quèc tÞch ViÖt Nam n¨m 2008 quan trọng, do vậy Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí và ban hành Sắc lệnh số 53/SL ngày 20/10/1945 quy định về quốc tịch Việt Nam. Thứ nhất, cá nhân có quốc tịch Việt Nam do sinh ra được quy định trong Sắc lệnh số 53/SL (Điều 2) cụ thể như sau: "1. Cha là công dân Việt Nam; 2. Cha không rõ là ai hay không thuộc quốc tịch nào mà mẹ là công dân Việt Nam; 3. Đẻ trên lãnh thổ nước Việt Nam mà cha mẹ không rõ là ai hay không thuộc một quốc tịch nào". Sắc lệnh số 53/SL đã thể hiện sự kết hợp của hai nguyên tắc quyền huyết thống và quyền nơi sinh để xác định quốc tịch nhằm bảo đảm cho trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam không bị rơi vào tình trạng không quốc tịch. Thứ hai, về nhập quốc tịch Việt Nam, Sắc lệnh số 73/SL quy định tại Điều 1 như sau: “1. Đủ 18 tuổi; 2. Đã ở 10 năm trên đất nước Việt Nam; 3. Có trú quán nhất định trong nước Việt Nam; 4. Biết nói tiếng Việt Nam; 5. Có hạnh kiểm tốt; 6. Nếu có vợ hoặc chồng là người ngoại quốc thì phải được người vợ hay chồng thoả thuận cho nhập quốc tịch Việt Nam”. (Đối với những người có công lao đóng góp cho công cuộc kháng chiến thì được miễn điều kiện quy định trong Sắc lệnh số 73/SL về thời hạn cư trú trên 10 năm ở Việt Nam). Theo Điều 4 Sắc lệnh số 73/SL, người xin nhập quốc tịch phải làm đơn gửi uỷ ban 4 nhân dân tỉnh nơi cư trú, uỷ ban nhân dân tỉnh sau khi xem xét sẽ trình Bộ tư pháp ra quyết định. Đồng thời, Điều 4 Sắc lệnh số 53/SL còn quy định việc có quốc tịch Việt Nam do phục hồi quốc tịch. b. Về việc mất quốc tịch Việt Nam Thứ nhất, về thôi quốc tịch, Điều 2 Sắc lệnh số 51/SL ngày 14/12/1959 quy định phụ nữ Việt Nam lấy chồng có quốc tịch nước ngoài muốn theo quốc tịch của chồng thì trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày ban hành Sắc lệnh này phải xin bỏ quốc tịch Việt Nam và phải được Chính phủ cho phép. Quy định này có hiệu lực hồi tố và thay thế cho quy định tại Điều 5 của Sắc lệnh số 53/SL, theo đó đàn bà Việt Nam lấy chồng ngoại quốc thì theo quốc tịch của người chồng. Thứ hai, về việc tước quốc tịch, Điều 7 Sắc lệnh số 53/SL quy định những trường hợp sau: “1. Nhập một quốc tịch ngoại quốc; 2. Giữ một chức vụ nào đó ở ngoại quốc mà không chịu thôi, tuy đã được chính phủ cảnh cáo; 3. Làm một việc gì phạm đến nền độc lập và chính thể dân chủ cộng hoà của nước Việt Nam”. Các sắc lệnh về quốc tịch được ban hành đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành và phát triển chế định quốc tịch Việt Nam. Nó đã đáp ứng được yêu cầu của cách mạng, phù hợp với tình hình thực tế về chính trị, kinh tế, văn hoá, pháp luật, xã hội của nước ta trong giai đoạn 1945 - 1954 góp phần xây dựng chế độ pháp lí của nước Việt t¹p chÝ luËt häc sè 6/2009 Tæng quan vÒ LuËt quèc tÞch ViÖt Nam n¨m 2008 Nam dân chủ cộng hoà. Năm 1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, miền Bắc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục cuộc kháng chiến trường kì. Trong bối cảnh mới, chế định quốc tịch Việt Nam vẫn được áp dụng theo các sắc lệnh cũ và có sự điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn, ngày 14/12/1959, Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã ban hành Sắc lệnh số 51/SL về bãi bỏ Điều 5 Sắc lệnh số 73/SL và Điều 6 Sắc lệnh số 25/SL theo sắc lệnh số 73/SL, Bộ tư pháp có thẩm quyền quyết định việc nhập quốc tịch Việt Nam của người nước ngoài, tuy nhiên theo Hiến pháp năm 1959 và Luật tổ chức Chính phủ năm 1960 không còn tồn tại Bộ tư pháp trong cơ cấu Chính phủ vì vậy ngày 18/2/1971 Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã ra Nghị quyết số 1043-NQ/TVQH về việc giao cho Hội đồng Chính phủ thẩm quyền xét và quyết định những trường hợp xin vào hoặc xin thôi quốc tịch Việt Nam. Như vậy, trước năm 1975 do đặc điểm nước ta bị chia cắt thành hai miền với chế độ chính trị khác nhau nên các văn bản pháp luật về quốc tịch Việt Nam chỉ có hiệu lực hay nói cách khác chỉ được áp dụng ở miền Bắc. Pháp luật quốc tịch Việt Nam trước 1975 đã thể hiện rõ chủ quyền của quốc gia đối với dân cư, quan điểm của Nhà nước về các vấn đề cơ bản liên quan đến quốc tịch như: nguyên tắc một quốc tịch, bảo đảm quyền có quốc tịch của cá nhân trên lãnh thổ Việt Nam, bình đẳng giữa các công dân Việt Nam về quyền và nghĩa vụ công dân… tạo cơ sở pháp lí để t¹p chÝ luËt häc sè 6/2009 giải quyết những vấn đề đặt ra trên thực tế. Đồng thời, thủ tục, trình tự giải quyết các vấn đề về nhập quốc tịch, thôi quốc tịch và trở lại quốc tịch Việt Nam nhìn chung là đơn giản và thuận tiện. Ở giai đoạn này, pháp luật Việt Nam về quốc tịch đã phục vụ đắc lực cho công cuộc giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, góp phần khẳng định vị thế của Nhà nước Việt Nam trên trường quốc tế. Tuy nhiên, vì được ban hành đơn lẻ, giá trị pháp lí thấp nên pháp luật về quốc tịch giai đoạn này chưa giải quyết được toàn diện những vấn đề về quốc tịch Việt Nam, đặc biệt chưa cụ thể hoá được những vấn đề về quốc tịch được quy định trong Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 1959.(1) 2. Giai đoạn sau năm 1975 a. Luật quốc tịch Việt Nam năm 1988 Sau ngày thống nhất đất nước, theo Nghị quyết số 76-CP ngày 25/03/1977 của Hội đồng Chính phủ, những văn bản pháp luật về quốc tịch Việt Nam được áp dụng trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều vấn đề liên quan đến quốc tịch nảy sinh đòi hỏi cần được giải quyết. Thời kì Pháp thuộc, rất nhiều người Việt Nam đã ra nước ngoài (chủ yếu ở Pháp và các nước Tây Âu); giai đoạn 1954 - 1975, người Việt Nam ở miền Nam cũng ra nước ngoài với số lượng không nhỏ, nhất là ở Mỹ. Họ ra đi chủ yếu bởi lí do chiến tranh. Sau năm 1975, nhiều người Việt Nam ra nước ngoài bằng con đường bất hợp pháp trong đó một bộ phận đã nhập quốc tịch nước ngoài. Vậy, quốc tịch Việt Nam của họ được nhìn nhận 5 Tæng quan vÒ LuËt quèc tÞch ViÖt Nam n¨m 2008 như thế nào? Mặt khác, khi thực hiện chính sách đổi mới, ngày càng có nhiều người nước ngoài đến Việt Nam đầu tư theo Luật đầu tư nước ngoài, số lượng người nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam, nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi ngày càng gia tăng… Ngày 28/6/1988, Quốc hội khoá VIII, kì họp thứ 3 đã thông qua Luật quốc tịch Việt Nam quy định một cách khá toàn diện các vấn đề về quốc tịch Việt Nam. Để cụ thể hoá, ngày 5/2/1990 Hội đồng bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 37/HĐBT. Luật quốc tịch năm 1988 và Nghị định số 37/HĐBT đã đáp ứng những nhu cầu chính trị và pháp lí về quốc tịch trong giai đoạn mới của đất nước. Chế định quốc tịch Việt Nam đã phát triển một bước cơ bản. Luật quốc tịch năm 1988 gồm Lời nói đầu và 18 điều với những nội dung cơ bản sau: - Nguyên tắc bình đẳng: Nguyên tắc này được thể hiện ngay tại Điều 1, khẳng định sự gắn bó giữa tất cả các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Theo nguyên tắc này, tư cách công dân Việt Nam không phụ thuộc vào nguồn gốc dân tộc, quy định này nhằm chống lại âm mưu của các thế lực thù địch gây mơ hồ về quốc tịch Việt Nam trong một bộ phận cộng đồng các dân tộc Việt Nam, phá hoại khối đoàn kết dân tộc và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bình đẳng nam nữ là nội dung mà Luật quốc tịch Việt Nam năm 1988 có bước phát triển quan trọng so với các văn bản pháp luật trước đó và được thể hiện tại các Điều 4, Điều 6… 6 - Nguyên tắc một quốc tịch: Thông thường, một người chỉ thuộc về một quốc gia và có quốc tịch của một quốc gia nhưng trong thực tế có nhiều người có hai hay nhiều quốc tịch và tất nhiên họ được coi là công dân của hai hay nhiều quốc gia. Sở dĩ như vậy là vì xung đột pháp luật của các quốc gia về cách thức hưởng và mất quốc tịch. Chẳng hạn, hưởng quốc tịch do sinh ra có nước áp dụng riêng rẽ nguyên tắc quyền huyết thống theo đó trẻ em sinh ra có quốc tịch theo cha mẹ nhưng có nước chỉ áp dụng nguyên tắc quyền nơi sinh trẻ em sinh ra ở đâu thì có quốc tịch ở đó. Như vậy cha mẹ là công dân của quốc gia áp dụng nguyên tắc huyết thống nhưng cư trú và sinh con ở quốc gia áp dụng nguyên tắc quyền nơi sinh và trẻ em sinh ra vừa có quốc tịch theo cha mẹ vừa có quốc tịch nơi sinh ra. Hai quốc tịch cũng có thể xuất hiện do kết hôn: Người vợ chưa thôi quốc tịch gốc nhưng vì kết hôn nên có thể được nhập quốc tịch của người chồng; hoặc trẻ em sinh ra vừa có quốc tịch theo cha vừa có quốc tịch theo mẹ; hoặc con nuôi vừa có quốc tịch gốc vừa có quốc tịch theo cha mẹ nuôi… Đó là những trường hợp có hai hay nhiều quốc tịch mà không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của các đương sự. Mặt khác, pháp luật một số nước cho phép công dân nước mình đồng thời có quốc tịch nước khác; hoặc không quy định việc mặc nhiên mất quốc tịch nước mình khi nhập quốc tịch nước ngoài… Như vậy, tình trạng hai hay nhiều quốc tịch trái với tính chất duy nhất của chủ quyền t¹p chÝ luËt häc sè 6/2009 Tæng quan vÒ LuËt quèc tÞch ViÖt Nam n¨m 2008 quốc gia, gây phức tạp về mặt pháp lí và là nguyên nhân của những tranh chấp và xung đột quốc tế. Vì vậy, các nước đã kí kết các điều ước quốc tế để hạn chế tình trạng hai quốc tịch. Luật quốc tịch năm 1988 quy định rõ nguyên tắc một quốc tịch tại Điều 3: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam”. - Có quốc tịch Việt Nam: Luật quốc tịch năm 1988 quy định 5 căn cứ để xác định một người có quốc tịch Việt Nam (Điều 5). Trong số các cách thức hưởng quốc tịch thì việc hưởng quốc tịch do sinh ra là phổ biến nhất trên thực tế vì vậy pháp luật của các quốc gia đều quy định cụ thể. Điều 6 quy định việc hưởng quốc tịch do sinh ra trên cơ sở kết hợp của hai nguyên tắc “quyền huyết thống và quyền nơi sinh”. Sở dĩ như vậy là vì hai nguyên tắc trên trái ngược nhau về bản chất và việc áp dụng riêng rẽ từng nguyên tắc có thể đưa tới hệ quả pháp lí là một đứa trẻ khi sinh ra có thể có 2 quốc tịch hoặc không quốc tịch. Việc kết hợp hai nguyên tắc trên trong việc xác định quốc tịch do sinh ra theo Điều 6 là nhằm hạn chế hệ quả pháp lí có thể phát sinh đồng thời đảm bảo quyền có quốc tịch của trẻ em. Hơn nữa, Luật năm 1988 quy định 3 điều kiện (khoản 1 Điều 7) để người nước ngoài nhập quốc tịch Việt Nam. Điều 11 quy định về việc trở lại quốc tịch Việt Nam. - Mất quốc tịch Việt Nam: Luật quốc tịch năm 1988 quy định 4 trường hợp công dân Việt Nam mất quốc tịch Việt Nam. Cụ thể là: 1) Được thôi quốc t¹p chÝ luËt häc sè 6/2009 tịch Việt Nam, 2) Bị tước quốc tịch Việt Nam, 3) Mất quốc tịch Việt Nam theo điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc tham gia, 4) Mất quốc tịch Việt Nam trong các trường hợp khác theo quy định của luật. Có thể nhận xét khái quát rằng việc ban hành và thực hiện Luật quốc tịch năm 1988 ở giai đoạn đầu của công cuộc đổi mới đã góp phần đắc lực phục vụ cho chính sách đối nội và đối ngoại của Nhà nước ta trong giai đoạn đó, tăng cường mối liên hệ gắn bó giữa Nhà nước với công dân, kể cả công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài. Đồng thời, Luật quốc tịch năm 1988 cùng với các đạo luật khác đã tạo cơ sở pháp lí để điều chỉnh các quan hệ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu lực và hiệu quả của Luật, có nhiều vấn đề đòi hỏi phải được hoàn thiện. Hội nghị tổng kết thi hành Luật quốc tịch năm 1988 do Ban soạn thảo Luật quốc tịch Việt Nam (sửa đổi) tổ chức ngày 24/4/1996 đã chỉ ra những vấn đề cần được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung: Một là cần có sự phù hợp của Luật với quy định của Hiến pháp năm 1992 và sự đồng bộ với nhiều đạo luật được ban hành sau Hiến pháp. Hai là tạo cơ chế đồng bộ thực hiện một cách nhất quán, triệt để nguyên tắc một quốc tịch. Đây là nguyên tắc tiến bộ được quy định tại Điều 3 nhưng không có quy định bảo đảm việc thực hiện nguyên tắc đó trên thực tế. Luật quốc tịch năm 1988 không quy định công dân Việt Nam nhập quốc tịch nước ngoài phải thôi quốc tịch Việt Nam và 7 Tæng quan vÒ LuËt quèc tÞch ViÖt Nam n¨m 2008 công dân nước ngoài nhập quốc tịch Việt Nam phải thôi quốc tịch nước ngoài. Điều đó cho thấy không loại trừ khả năng công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài. Việc quy định nguyên tắc một quốc tịch như vậy đã dẫn đến tình trạng phức tạp trong việc xác định quy chế pháp lí của người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi họ có mặt tại Việt Nam để tham gia quan hệ đầu tư, kinh doanh hoặc tham gia vào các quan hệ pháp lí khác với các tổ chức và công dân Việt Nam ở trong nước. Mặt khác, những phức tạp cũng nảy sinh khi chúng ta bảo hộ pháp lí cho công dân Việt Nam ở nước ngoài mà họ đồng thời có quốc tịch nước khác.(2) Ba là giải quyết dứt điểm tình trạng không rõ ràng về quốc tịch Việt Nam do lịch sử để lại trong cộng đồng người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Đồng thời bổ sung các vấn đề mới về quốc tịch đặt ra trong thực tiễn. Bốn là khắc phục tính đơn giản, chung chung của Luật quốc tịch năm 1988 như quy định về việc nhập quốc tịch Việt Nam, vấn đề quản lí nhà nước trong lĩnh vực quốc tịch, giấy tờ, hồ sơ cũng như thủ tục giải quyết các vấn đề quốc tịch Việt Nam. b. Luật quốc tịch Việt Nam năm 1998 Xuất phát từ thực tế hội nhập cùng cộng đồng quốc tế, đáp ứng những yêu cầu về việc giải quyết vấn đề quốc tịch và khắc phục những hạn chế của Luật quốc tịch năm 1988, ngày 20/5/1998 Quốc hội khoá X, kì họp thứ 3 đã thông qua Luật quốc tịch mới (Luật quốc tịch năm 1998), có hiệu lực thi 8 hành từ ngày 1/1/1999. Luật quốc tịch năm 1998 gồm VII chương và 42 điều, được coi là bước tiến trong việc hoàn thiện pháp luật về quốc tịch, đã quy định tương đối cụ thể như: chính sách của Nhà nước ta về quốc tịch, việc có và mất quốc tịch Việt Nam, thay đổi quốc tịch của người chưa thành niên và con nuôi, thẩm quyền và thủ tục giải quyết các việc về quốc tịch. Để triển khai thực hiện Luật quốc tịch năm 1998, các cơ quan có thẩm quyền đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật sau: - Nghị định của Chính phủ số 104/1998/NĐ-CP ngày 31/12/1998 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật quốc tịch Việt Nam năm 1998; - Nghị định của Chính phủ số 55/2000/NĐ-CP ngày 11/10/2000 sửa đổi một số điều của Nghị định số 104/1998/NĐ-CP; - Thông tư liên tịch của Bộ tài chính, Bộ tư pháp và Bộ ngoại giao số 08/1998/TTLTBTC-BTP-BNG ngày 31/12/1998 hướng dẫn mức thu, nộp, quản lí và sử dụng lệ phí giải quyết việc nhập, trở lại, thôi quốc tịch Việt Nam và cấp giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam, giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam; - Thông tư của Bộ tư pháp số 09/1999/TT- BTP ngày 7/4/1999 hướng dẫn việc cấp giấy xác nhận không có quốc tịch Việt Nam; - Thông tư liên tịch của Bộ giáo dục và đào tạo, Bộ tư pháp số 09/1998/TTLTBGD&ĐT-BTP ngày 31/12/1998 hướng dẫn việc cấp giấy chứng nhận trình độ tiếng Việt cho người nước ngoài xin nhập quốc tịch Việt Nam; t¹p chÝ luËt häc sè 6/2009 Tæng quan vÒ LuËt quèc tÞch ViÖt Nam n¨m 2008 - Quyết định của Bộ trưởng Bộ tư pháp số 60/1999/QĐ-TP-QT ngày 7/4/1999 về việc ban hành mẫu giấy tờ về quốc tịch Việt Nam. Sau 9 năm thực hiện, ngày 15/2/2008, Bộ tư pháp đã tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Luật quốc tịch Việt Nam năm 1998, đánh giá những mặt tích cực, chỉ ra những hạn chế cần khắc phục như việc ghi nhận nguyên tắc một quốc tịch còn cứng nhắc; điều kiện nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam chưa thực sự phù hợp với tình hình mới; thủ tục tiếp nhận và giải quyết các việc về quốc tịch còn rườm rà; công tác quản lí nhà nước về quốc tịch lỏng lẻo chưa sát với thực tiễn.(3) c. Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 Trên cơ sở tổng kết thực tế thực hiện Luật quốc tịch Việt Nam năm 1998, xuất phát từ những hạn chế của Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành đồng thời đáp ứng yêu cầu của vấn đề quốc tịch trong tình hình mới và góp phần thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, ngày 13/11/2008, kì họp thứ 4 Quốc hội khoá XII đã thông qua Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2009. Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 bao gồm 6 chương và 44 điều. Về tổng thể, Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 có cấu trúc cơ bản như Luật quốc tịch năm 1998 (6 chương và 42 điều) nhưng những hạn chế của Luật quốc tịch năm 1998 đã cơ bản được sửa đổi trong Luật quốc tịch mới. Có thể nói việc Quốc hội thông qua Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 đã quán triệt và thể chế hoá đầy đủ chủ trương, chính sách t¹p chÝ luËt häc sè 6/2009 của Đảng và Nhà nước ta về quốc tịch Việt Nam, đặc biệt là Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 của Bộ chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài; Nghị quyết 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. Mặt khác, Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 còn bảo đảm sự phù hợp với các quy định của Hiến pháp năm 1992, sự đồng bộ với các văn bản pháp luật có liên quan cũng như tính khả thi của các quy định có tính nguyên tắc của Luật. Bảo đảm quyền có quốc tịch của mỗi cá nhân, hạn chế tình trạng không quốc tịch ở nước ta; tăng cường và nâng cao hiệu quả quản lí nhà nước về quốc tịch, tạo cơ sở pháp lí chặt chẽ cho việc bảo hộ có hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân Việt Nam ở nước ngoài. Hơn thế nữa, Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 còn là sự kế thừa và phát triển những giá trị của pháp luật quốc tịch Việt Nam đã được thực tế kiểm nghiệm, đồng thời nghiên cứu áp dụng có chọn lọc những kinh nghiệm quốc tế trong việc điều chỉnh vấn đề quốc tịch trong những năm gần đây./. (1).Xem: PTS. Hà Hùng Cường, Sự phát triển của pháp luật quốc tịch Việt Nam, Tạp chí luật học, số 2/1998, tr. 9. (2). Bài phát biểu của Bộ trưởng Bộ tư pháp tại Hội nghị rút kinh nghiệm 8 năm thi hành Luật quốc tịch Việt Nam, Hà Nội ngày 24/04/1996, tr. 5. (3).Xem: Bộ tư pháp, Báo cáo tổng kết 9 năm thực hiện Luật quốc tịch Việt Nam 1998, Hà Nội ngày 18/02/2008. 9
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.