Báo cáo: Sử dụng công cụ geospatial để đánh giá tiềm năng sinh khối của tỉnh Nam Định

pdf
Số trang Báo cáo: Sử dụng công cụ geospatial để đánh giá tiềm năng sinh khối của tỉnh Nam Định 33 Cỡ tệp Báo cáo: Sử dụng công cụ geospatial để đánh giá tiềm năng sinh khối của tỉnh Nam Định 1 MB Lượt tải Báo cáo: Sử dụng công cụ geospatial để đánh giá tiềm năng sinh khối của tỉnh Nam Định 0 Lượt đọc Báo cáo: Sử dụng công cụ geospatial để đánh giá tiềm năng sinh khối của tỉnh Nam Định 0
Đánh giá Báo cáo: Sử dụng công cụ geospatial để đánh giá tiềm năng sinh khối của tỉnh Nam Định
5 ( 22 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 33 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN KỸ THUẬT HÓA HỌC ---------- BÀI TẬP LỚN Đề tài: “ SỬ DỤNG CÔNG CỤ GEOSPATIAL ĐỂ ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG SINH KHỐI CỦA TỈNH NAM ĐỊNH ” Giáo viên hướng dẫn: Nhóm sinh viên thực hiện: H A D Lưu T ị Hiền H T ị Liê Phạm Thị Mai Đỗ Vă Tú PGS.TS VĂN ĐÌNH SƠN THỌ 20104516 20106170 20104554 20106259 20104805 Hà Nội, tháng 4 năm 2013 KTCN-K55 KTCN-K55 TCNH2-K55 KTCN-K55 KTCN-K55 MỤC LỤC 1 2 3 Tình hình kinh tế tỉnh Nam Định ................................................................................................... 3 1.1 Giới thiệu chung về tỉnh Nam Định .......................................................................................... 3 1.2 Tình hình kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2012 .............................................. 4 1.3 Đánh giá chung: ....................................................................................................................... 9 Cơ sở hạ tầng ............................................................................................................................... 10 2.1 Giao thông ............................................................................................................................. 10 2.2 Điện lưới ................................................................................................................................ 12 2.3 Đặc điểm cơ sở hạ tầng thủy lợi ............................................................................................. 13 2.4 Các khu công nghiệp trong tỉnh Nam Định: ............................................................................ 14 Nhu cầu tiêu thụ năng lượng của tỉnh ........................................................................................... 16 3.1 Diễn biến tiêu thụ điện năng tỉnh Nam Định qua các năm (106 kWh) ..................................... 16 3.2 So sánh cơ cấu tiêu thụ điện năng giữa thực tế và dự báo (năm 2009) .................................... 17 3.3 Dự báo nhu cầu điện tỉnh Nam Định ...................................................................................... 18 3.3.1 Nhu cầu điện cho Công nghiệp – Xây dựng (PA cơ sở) ................................................... 18 3.3.2 Nhu cầu điện cho Công nghiệp – Xây dựng ..................................................................... 19 3.3.3 Nhu cầu điện cho nông -lâm -ngư nghiệp......................................................................... 19 3.3.4 Nhu cầu điện cho dịch vụ, thương mại ............................................................................. 20 3.3.5 Nhu cầu điện cho Quản lý và tiêu dùng dân cư ................................................................ 20 3.3.6 Nhu cầu điện cho hoạt động khác .................................................................................... 21 3.3.7 Tổng hợp nhu cầu điện tỉnh Nam Định giai đoạn 2010 – 2015......................................... 22 3.3.8 Bảng so sánh sai số giữa các phương pháp ....................................................................... 22 3.3.9 So sánh kết quả tính toán nhu cầu điện của đề án với tổng sơ đồ VI................................. 23 3.3.10 So sánh điện năng tiêu thụ bình quân đầu người tỉnh Nam Định và cả nước ................. 24 4 Các nhà máy sản xuất điện........................................................................................................... 25 5 Mạng lưới truyền tải .................................................................................................................... 26 5.1 Hiện trạng lưới điện cao áp .................................................................................................... 26 5.1.1 Hiện trạng các trạm 110KV ............................................................................................. 27 5.1.2 Hiện trạng các TBA trung gian ........................................................................................ 28 5.1.3 Khối lượng trạm BA hiện có trên địa bàn tỉnh.................................................................. 29 Page | 1 5.2 Khối lượng đường dây hiện có trên địa bàn tỉnh (tính đến 12/2009) ....................................... 30 5.3 Lưới trung thế ........................................................................................................................ 30 5.3.1 Lưới 35 kV ...................................................................................................................... 30 5.3.2 Lưới điện 22 kV ............................................................................................................. 31 5.3.3 Lưới điện 10 kV ............................................................................................................. 31 5.3.4 Lưới 6 kV ........................................................................................................................ 31 5.4 Hiện trạng lưới điện hạ thế ..................................................................................................... 31 Page | 2 1 Tình hình kinh tế tỉnh Nam Định 1.1 Giới thiệu chung về tỉnh Nam Định Nam Định là một tỉnh nằm ở phía nam đồng bằng Bắc Bộ, Việt Nam. Theo quy hoạch năm 2008 thì Nam Định thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ. Vĩ độ: 19°54′đến 20°40′độ vĩ bắc, Kinh độ: 105°55′ đến 106°45′ độ kinh đông. Nam Định tiếp giáp với tỉnh Thái Bình ở phía bắc, tỉnh Ninh Bình ở phía nam, tỉnh Hà Nam ở phía tây bắc, giáp biển (vịnh Bắc Bộ) ở phía đông. Tổng diện tích đất toàn tỉnh là 165.1 nghìn ha (1651.4 km2), trong đó đất sản xuất nông nghiệp chiếm 93.6 nghìn ha ( chiếm 56,7 % tổng diện tích), đất lâm nghiệp 4.3 nghìn ha ( chiếm 2.6%), đất chuyên dùng 25 nghìn ha ( chiếm 15.1 %), đất ở 10.7 nghìn ha ( chiếm 6.5%) Dân số trung bình là 1833.5 nghìn người, mật độ dân số 1110 người/km2. Số nam giới là 897. 2 nghìn người, số nữ giới là 936.3 nghìn người. Tỷ số giới tính về dân số là 95,8 nam/100 nữ. Dân số thành thị trung bình là 329,5 nghìn người, dân số nông thôn trung bình là 1504 nghìn người. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 7.4% Địa hình Nam Định có thể chia thành 3 vùng:  Vùng đồng bằng thấp trũng: gồm các huyện Vụ Bản, Ý Yên, Mỹ Lộc, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường. Đây là vùng có nhiều khả năng thâm canh phát triển nông nghiệp, công nghiệp dệt, công nghiệp chế biến, công nghiệp cơ khí và các ngành nghề truyền thống.  Vùng đồng bằng ven biển: gồm các huyện Giao Thuỷ, Hải Hậu và Nghĩa Hưng; có bờ biển dài 72 km, đất đai phì nhiêu, có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế tổng hợp ven biển.  Vùng trung tâm công nghiệp – dịch vụ thành phố Nam Định: có các ngành công nghiệp dệt may, công nghiệp cơ khí, công nghiệp chế biến, các ngành nghề truyền thống, các phố nghề… cùng với các ngành dịch vụ tổng hợp, dịch vụ chuyên ngành hình thành và phát triển từ lâu. Thành phố Nam Định từng là một trong những trung tâm công nghiệp dệt của cả nước và trung tâm thương mại - dịch vụ, cửa ngõ phía Nam của đồng bằng sông Hồng. Nam Định có bờ biển dài 74 km có điều kiện thuận lợi cho chăn nuôi và đánh bắt hải sản. Ở đây có khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Xuân Thủy (huyện Giao Thủy) và có 4 cửa sông lớn: Ba Lạt, Đáy, Lạch Giang, Hà Lạn. Hiện nay, tỉnh Nam Định gồm 10 đơn vị hành chính với 1 thành phố và 9 huyện. Đó là thành phố Nam Định, các huyện Mỹ Lộc, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường, Giao Thuỷ, Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Ý Yên, Vụ Bản  Thành phố Nam Định: Tổng diện tích theo đơn vị hành chính toàn thành phố là 4.635,07ha. Thành phố Nam Định là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, hành chính của tỉnh Nam Định.  Huyện Mỹ Lộc: Mỹ Lộc là huyện có diện tích tự nhiên và số đơn vị hành chính ít nhất trong chín huyện của tỉnh Nam Định. Hiện nay huyện Mỹ Lộc gồm 10 đơn vị hành chính, tổng diện tích theo đơn vị hành chính là 7.267,26ha.  Huyện Nam Trực: Hiện nay Nam Trực có 20 đơn vị hành chính, tổng diện tích theo đơn vị hành chính là 16.166,25ha. Page | 3  Huyện Trực Ninh: Hiện nay huyện Trực Ninh gồm 21 đơn vị hành chính, tổng diện tích theo đơn vị hành chính là 14.349,89ha.  Huyện Xuân Trường: Hiện nay Xuân Trường bao gồm 20 xã, tổng diện tích theo đơn vị hành chính là 1.288,15ha  Huyện Giao Thủy: Thị trấn Ngô Đồng là huyện lỵ của huyện Giao Thủy. Thị trấn Ngô Đồng có diện tích tự nhiên là 215,73 ha, dân số 6.006 nhân khẩu (1986). Hiện nay huyện Giao Thủy bao gồm 22 đơn vị hành chính tổng diện tích tính theo đơn vị hành chính là 23.206,58 ha (bao gồm cả 6.562,52 ha ngoài địa giới hành chính).  Huyện Hải Hậu: Hiện nay huyện Hải Hậu có 35 đơn vị hành chính (ba thị trấn, 32 xã), tổng diện tích tự nhiên theo đơn vị hành chính là 23.014,48ha.  Huyện Nghĩa Hưng: Hiện nay huyện Nghĩa Hưng bao gồm 25 đơn vị hành chính tổng diện tích theo đơn vị hành chính là 25.047,77ha (bao gồm cả 4.908,78ha bãi bồi ngoài địa giới hành chính).  Huyện Ý Yên: Thị trấn Lâm là huyện lỵ của huyện Ý Yên. Tổng diện tích tự nhiên của thị trấn Lâm là 475,18ha, dân số 7.636 người (1986). Hiện nay huyện Ý Yên có 32 đơn vị hành chính tổng diện tích theo địa giới hành chính là 23.995,58ha  1.2 Huyện Vụ Bản: Huyện Lỵ của huyện Vụ Bản là thị trấn Gôi với 485,5ha diện tích. Hiện nay, huyện Vụ Bản có 18 đơn vị hành chính tổng diện tích theo đơn vị hành chính là 14.766,23ha. Tình hình kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2012 Năm 2012, tỉnh Nam Định thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện có nhiều khó khăn (thị trường tiêu thụ hàng hóa thu hẹp, lãi suất ngân hàng đã giảm nhưng vẫn ở mức cao; số doanh nghiệp bị giải thể, đình đốn sản xuất nhiều, một bộ phận lao động mất việc làm; diễn biến phức tạp của thời tiết, dịch bệnh trên người và gia súc, gia cầm) nhưng dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, các cấp, các ngành có nhiều nỗ lực cố gắng triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết của HĐND tỉnh nên đã cơ bản hoàn thành các mục tiêu đề ra.  Tổng sản phẩm trong tỉnh GDP (theo giá so sánh 1994) ước đạt 12.755 tỷ đồng, tăng 11,7% so với năm 2011, GDP bình quân đầu người (giá hiện hành) ước đạt 20,7 triệu đồng.  Về sản xuất nông nghiệp, tài nguyên môi trường: Nhờ chủ động khắc phục những khó khăn do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm nên sản xuất nông nghiệp vẫn giữ được ổn định. Tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản (giá so sánh) ước đạt 4.708 tỷ đồng, tăng 2,5% so với năm 2011. Giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác ước đạt 95 triệu đồng.  Tổng diện tích gieo trồng cả năm là 194.804ha, giảm 2.592ha so với năm 2011, trong đó cây lương thực 162.040ha. Tổng sản lượng lương thực ước đạt 953,6 ngàn tấn, bằng 100,1% kế hoạch; trong đó thóc 933,7 ngàn tấn, tăng 0,2% so với 2011. Toàn tỉnh gieo trồng 13.842ha cây vụ đông, giảm 1.710ha, trong đó cây vụ đông trên đất 2 lúa là 4.961ha (giảm 1.947ha). Mô hình “cánh đồng mẫu lớn” bước đầu triển khai cho kết quả tốt, vụ xuân có 12 mô hình (diện tích 565ha), vụ mùa 33 mô hình (diện tích 1.707ha). Page | 4  Triển khai thí điểm Bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) đối với cây lúa tại 3 huyện Hải Hậu, Trực Ninh, Vụ Bản.  Chăn nuôi tiếp tục phát triển ổn định, đã chỉ đạo triển khai đồng bộ các biện pháp cấp bách phòng chống dịch, không để lây lan. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại ước 138,5 ngàn tấn, tăng 4,3%; trong đó sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt 121 ngàn tấn, tăng 5,2% so với năm 2011.  Lâm nghiệp: Đã trồng 137ha rừng phòng hộ tập trung, 500 nghìn cây phân tán các loại, đạt kế hoạch.  Diện tích sản xuất muối 711ha, đạt 87,7% kế hoạch. Sản lượng muối ước đạt 70 ngàn tấn, bằng 82,3% kế hoạch.  Tổng sản lượng thủy sản ước đạt 91,9 ngàn tấn, giảm 1,5% so với năm 2011 và bằng 95,8% kế hoạch (do ảnh hưởng của bão số 8 làm giảm 4.300 tấn), sản xuất giống thủy sản tiếp tục phát triển, cơ bản đáp ứng yêu cầu các hộ nuôi.  Về phòng chống lụt bão: Hoàn thành quy hoạch thoát lũ trên các tuyến sông có đê trên địa bàn tỉnh. Tổng kết công tác PCLB và tìm kiếm cứu nạn năm 2011 và triển khai nhiệm vụ năm 2012. Đã chủ động tổ chức việc phòng chống bão số 8, thông báo, đưa toàn bộ 2.080 tàu thuyền về nơi neo đậu tránh trú bão, sơ tán 13.100 người già, trẻ em và phụ nữ về nơi an toàn, huy động hơn 700 lực lượng thường trực các điểm đê xung yếu… Song do bão quá mạnh và kéo dài đã gây thiệt hại lớn, khoảng 2.521 tỷ đồng, 1 người chết và 6 người bị thương. Ngay sau bão, đã tập trung chỉ đạo, đôn đốc các địa phương khắc phục nhanh hậu quả do bão, sớm khôi phục phát triển sản xuất, ổn định đời sống nhân dân.  Về xây dựng Nông thôn mới: Tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình xây dựng NTM tại các huyện, thành phố. Đến nay, trong 96 xã xây dựng NTM giai đoạn 2011-2015 có: 13 xã đạt 13-14 tiêu chí, 44 xã đạt 10-12 tiêu chí, 39 xã đạt 5-9 tiêu chí, bình quân tăng 3-4 tiêu chí. Hoàn thành kế hoạch đào tạo cán bộ xây dựng NTM các cấp.  Về Tài nguyên và Môi trường: Đã hoàn chỉnh quy hoạch SDĐ giai đoạn 2011-2020, kế hoạch SDĐ 2011-2015 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Phê duyệt Quy hoạch bảo vệ môi trường giai đoạn 2011-2020. Triển khai thực hiện Nghị quyết số 17-NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh về tăng cường lãnh đạo công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh.  Đẩy mạnh thực hiện công tác dồn điền đổi thửa, đến hết tháng 11 có 66 xã giao xong đất tại thực địa, 48 xã, thị trấn đang giao đất ngoài thực địa. Ước tính đến hết năm 2012 có 145-150 (70%) xã, thị trấn giao xong đất tại thực địa.  Công thương : Tuy gặp nhiều khó khăn nhưng các doanh nghiệp có nhiều nỗ lực, sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá, tổng giá trị sản xuất (giá so sánh 1994) ước đạt 14.922 tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2011, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 16%. Trong đó công nghiệp Trung ương 1.922 tỷ đồng, tăng 22,4%; công nghiệp địa phương 11.788 tỷ đồng, tăng 21,8%; công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 1.212 tỷ đồng, tăng 23,3% so với năm 2011. Page | 5  Đã phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp, Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Nam Định giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2025.  Năm 2012, đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 10 dự án vào các KCN với tổng số vốn đăng ký 975 tỷ đồng và 93,8 triệu USD. Ước đến hết năm 2012 có 169 dự án (151 dự án trong nước, 18 dự án đầu tư nước ngoài) đầu tư vào các KCN của tỉnh. Các cụm công nghiệp thu hút được 433 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký 2.408 tỷ đồng và đã thực hiện 2.088 tỷ đồng.  Tiếp nhận và đưa vào vận hành trạm xử lý nước thải giai đoạn I công suất 4.500m3/ngày đêm tại KCN Hòa Xá và xây dựng 1 trạm quan trắc nước thải tự động. Phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông thu hút sự tham gia của nhiều doanh nghiệp.  Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng xã hội ước đạt 17.761 tỷ đồng, tăng 21,1% so với 2011. Chỉ số giá tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ (số liệu 11 tháng năm 2012) tăng 3,41% so với tháng 12-2011, bình quân mỗi tháng tăng 0,31%.  Giá trị hàng xuất khẩu ước đạt 363,5 triệu USD, tăng 12,7%; giá trị hàng nhập khẩu ước đạt 304,7 triệu USD, tăng 16,7% so với năm 2011.  Xây dựng, Đầu tư, Giao thông, Truyền thông và Điện lực  Thường xuyên kiểm tra, quản lý chặt chẽ việc xây dựng phát triển theo quy hoạch được duyệt trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Lập đề án hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo giai đoạn 2011-2015. Triển khai xây dựng Quy hoạch cấp nước Thành phố Nam Định đến năm 2025.  Tổng vốn đầu tư phát triển xã hội trên địa bàn cả năm ước đạt 18.230 tỷ đồng, tăng 16,5% so với 2011. Riêng vốn đầu tư thuộc NSNN do tỉnh quản lý là 3.741 tỷ đồng (trong đó tỉnh đã tiết kiệm chi thường xuyên để tăng chi cho đầu tư 411 tỷ đồng).  Ban hành quy định cụ thể mức kinh phí hỗ trợ xây dựng nâng cấp, cải tạo chợ, trạm xá, hố chôn rác thải, trụ sở làm việc của các xã, phường, thị trấn.  Tập trung chỉ đạo công tác GPMB, đẩy nhanh tiến độ thi công những công trình trọng điểm như: Đường 486B; tuyến đường mới Mỹ Lộc - Phủ Lý (theo hình thức BT), Dự án văn hóa Trần, các công trình hạ tầng giao thông, đê, kè phòng chống lụt bão, giáo dục, y tế... đưa vào sử dụng một số công trình trọng điểm có ý nghĩa quan trọng với sự phát triển KT-XH của tỉnh, như đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình (đoạn qua địa phận huyện Ý Yên); tuyến đường bộ mới Nam Định - Mỹ Lộc (theo hình thức BOT); tỉnh lộ 486B (Thị trấn Liễu Đề - cầu Hà Lạn). Hoàn thiện thủ tục đầu tư Nhà thi đấu đa năng, Bể bơi phục vụ cho Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VII - năm 2014 tổ chức tại Nam Định. Tích cực hỗ trợ nhà đầu tư triển khai dự án Nhà máy Nhiệt điện Nam Định.  Giao thông vận tải: Vận tải hàng hoá ước đạt 3.104 triệu tấn.km, tăng 18,3%; vận tải hành khách ước 1.151 triệu lượt người.km, tăng 13,5% so với năm 2011. Hoàn thành điều chỉnh Quy hoạch giao thông vận tải tỉnh Nam Định đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Page | 6  Về trật tự an toàn giao thông (số liệu tổng hợp 10 tháng) trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 63 vụ tai nạn giao thông (51 vụ đường bộ, 11 vụ đường sắt và 1 vụ đường thủy) giảm 8 vụ, làm 66 người chết (giảm 3 người) và 37 người bị thương (tăng 2 người) so với cùng kỳ.  Doanh thu dịch vụ viễn thông đạt 924 tỷ đồng, tăng 11,4% so cùng kỳ. Đảm bảo hoạt động ổn định Cổng thông tin điện tử, hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến, trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh; 100% các sở, ngành, UBND huyện, thành phố đã xây dựng, nâng cấp cổng, trang thông tin điện tử cập nhật kịp thời các văn bản chỉ đạo, điều hành và bộ thủ tục hành chính của các cấp chính quyền trên cổng thông tin. Xây dựng kế hoạch triển khai chương trình viễn thông công ích giai đoạn 2011-2015.  Ngành điện đã đầu tư 140 tỷ đồng, khởi công 50 dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống điện, hoàn thành dự án chống quá tải cho lưới điện trung thế khu vực nông thôn, cơ bản cấp điện ổn định cho các phụ tải trên địa bàn tỉnh.  Tài chính, ngân hàng: Trong điều kiện sản xuất có nhiều khó khăn, nhưng các cấp, các ngành đã có nhiều nỗ lực đôn đốc thu nộp NSNN.  Tổng thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 1.900 tỷ đồng, đạt 100% dự toán tỉnh giao và tăng 7,9% so với dự toán Trung ương giao. Chi ngân sách cả năm ước đạt 9.232 tỷ đồng, bằng 154% dự toán, tăng 12,6% so với năm 2011.  Tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn năm 2012 ước đạt 15.548 tỷ đồng, tăng 16% so với đầu năm; tổng dư nợ ước đạt 19.444 tỷ đồng, tăng 7,5% so đầu năm. Cơ cấu tín dụng chuyển dịch theo hướng tích cực.  Cấp giấy chứng nhận ĐKKD cho 390 doanh nghiệp, đồng thời có 406 doanh nghiệp đã giải thể hoặc khó khăn ngừng hoạt động. Số doanh nghiệp đang hoạt động 4.158 doanh nghiệp.  Các lĩnh vực văn hóa xã hội  Giáo dục và Đào tạo: Hoàn thành năm học 2011-2012 ở các cấp học, ngành học, tiếp tục giữ vị trí là một trong những tỉnh đứng đầu toàn quốc về phong trào và chất lượng giáo dục. Kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia 2012 có 82/84 học sinh đạt giải, đạt 97,6%, là tỉnh có tỷ lệ học sinh đạt giải cao nhất. Có 7 học sinh đoạt Huy chương Bạc và Đồng kỳ thi Olympic châu Á - Thái Bình Dương và kỳ thi Olympic quốc tế các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học. Đã có 5 huyện đạt chuẩn phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi. Toàn tỉnh đã có 523 trường đạt chuẩn quốc gia, tăng 37 trường so với năm học 2010-2011. Có 7 nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú.  Chủ động phòng chống, khống chế kịp thời dịch bệnh, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, từng bước nâng cao chất lượng điều trị. Công tác tiêm chủng được triển khai đầy đủ, vệ sinh an toàn thực phẩm được chú trọng, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm.  Hoàn thành lập và phê duyệt Quy hoạch phát triển khoa học công nghệ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Kế hoạch triển khai hoạt động ISO hành chính giai đoạn 2012-2015 của tỉnh.  Phê duyệt và triển khai quy hoạch phát triển nguồn nhân lực toàn tỉnh giai đoạn 2011-2020. Tổng số lao động được giải quyết việc làm mới ước 30,5 ngàn lượt người, đạt 101,7% kế hoạch Page | 7 (trong đó xuất khẩu lao động 2.500 người, đạt 83,3%). Thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ trợ cấp ưu đãi với người có công, người cao tuổi và các đối tượng xã hội. Tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 65 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ (27-7-1947 - 27-7-2012).  Tổng thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế các loại hình cả năm ước đạt 1.112 tỷ đồng (đạt kế hoạch). Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế ước đạt 50,6% dân số.  Tổ chức tốt các hoạt động thông tin tuyên truyền, phát thanh, truyền hình, văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao chào mừng các ngày lễ lớn và các sự kiện chính trị, văn hoá xã hội của đất nước, của tỉnh. Tiếp tục thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” gắn với thực hiện đề án “Phát triển văn hoá nông thôn” phục vụ xây dựng nông thôn mới. Các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp được duy trì; có 13 nghệ sỹ được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân và Nghệ sĩ Ưu tú. Các vận động viên thể thao đã giành được 130 huy chương tại các giải quốc gia, tăng 47 huy chương so với năm 2011. Đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch tỉnh Nam Định đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Lượng khách tới các khu du lịch trong tỉnh tăng 8,3% so với cùng kỳ; doanh thu ước đạt 220 tỷ đồng.  Đặc biệt, đã tổ chức thành công Lễ Kỷ niệm 750 năm Thiên Trường - Nam Định, đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh, Quyết định công nhận Thành phố Nam Định là đô thị loại I trực thuộc tỉnh và Đền Trần - Chùa Phổ Minh là di tích Quốc gia đặc biệt; khơi dậy lòng tự hào của cán bộ và nhân dân trong tỉnh, được Trung ương và các tỉnh bạn đánh giá cao.  Công tác nội vụ  Tổ chức tổng kết bước hai việc thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, phường, tuyển dụng viên chức ngành giáo dục và công chức cấp xã theo kế hoạch.  Ban hành Kế hoạch và triển khai đề án tổng thể về cải cách hành chính giai đoạn 2011-2015. Xây dựng đề án áp dụng cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện đại thuộc 7 sở, ngành, 10 huyện, thành phố và 25 xã, phường của Thành phố Nam Định.  Tổ chức bồi dưỡng cho 5.512 đại biểu HĐND thành phố và các xã, thị trấn; 12 lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên, chương trình xây dựng nông thôn mới và tin học cho 1.220 cán bộ, công chức cấp xã.  Ban hành chương trình phát triển thanh niên tỉnh Nam Định giai đoạn 2011-2020 và Kế hoạch triển khai Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011-2020.  Tình hình hoạt động của các tôn giáo cơ bản ổn định, tuân thủ các quy định của pháp luật. Phối hợp tạo điều kiện cho Giáo hội Phật giáo và Ủy ban Đoàn kết Công giáo tỉnh tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2012-2017.  Quốc phòng, An ninh, Nội chính  Duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu và thực hiện các nhiệm vụ quân sự - quốc phòng địa phương năm 2012. Hoàn thành 100% chỉ tiêu giao quân đảm bảo chất lượng, an toàn, đúng luật. Page | 8  Tập trung cao các lực lượng, đảm bảo an toàn các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hoá, các ngày lễ, kỷ niệm lớn trong tỉnh. Đẩy mạnh tấn công trấn áp các loại tội phạm, triển khai các đợt cao điểm đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn.  Thực hiện tốt kế hoạch tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền. Đảm bảo các yêu cầu trợ giúp pháp lý của người dân.  Đã tiến hành 216 cuộc thanh tra, kiểm tra và đã hoàn thành 171 cuộc. Qua thanh tra đã phát hiện sai phạm, kiến nghị xử lý 9,35 tỷ đồng và 10.463m2 đất. Các địa phương, đơn vị trong tỉnh đã tiếp 4.104 lượt người đến khiếu nại, đề nghị (giảm 141 lượt); trong đó có 106 lượt đoàn đông người (tăng 3 lượt đoàn). Tiếp nhận và xử lý 2.277 đơn thư (tăng 188 đơn), đã giải quyết xong 104/124 vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết, đạt 84%.  1.3 Công tác thi hành án dân sự: tập trung giải quyết các vụ án có giá trị thi hành lớn và phức tạp tồn đọng kéo dài. Đã thi hành xong 2.717 việc có điều kiện thi hành (đạt 82%). Đánh giá chung: Năm 2012, trong điều kiện có nhiều khó khăn, nhưng với sự cố gắng của toàn Đảng bộ, chính quyền, quân, dân và cộng đồng doanh nghiệp, tình hình kinh tế - xã hội năm 2012 của tỉnh tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, lạm phát được khống chế, một số ngành, lĩnh vực phát triển cao hơn so cùng kỳ: thu hút vốn đầu tư đạt khá, một số công trình hạ tầng quan trọng được hoàn thành đưa vào sử dụng; sản xuất công nghiệp có mức tăng trưởng cao; sản xuất nông nghiệp tiếp tục được mùa. Các hoạt động văn hoá - xã hội được duy trì, giáo dục đạt được thành tích mới, an sinh xã hội đảm bảo. Duy trì tốt công tác tiếp dân và thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm. An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Page | 9
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.