Báo cáo Sơ kết 3 năm thực hiện Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ

pdf
Số trang Báo cáo Sơ kết 3 năm thực hiện Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ 41 Cỡ tệp Báo cáo Sơ kết 3 năm thực hiện Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ 2 MB Lượt tải Báo cáo Sơ kết 3 năm thực hiện Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ 0 Lượt đọc Báo cáo Sơ kết 3 năm thực hiện Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ 7
Đánh giá Báo cáo Sơ kết 3 năm thực hiện Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ
4.9 ( 11 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 41 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BÁO CÁO Sơ kết 3 năm thực hiện Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ Hà Nội, tháng 9 năm 2014 i Mục lục I. TỔ CHỨC TRIỂN KHAI ............................................................................................ 1 1. Ban hành các văn bản hướng dẫn .................................................................. 1 2. Thiết lập hệ thống tổ chức thực hiện ............................................................. 2 3. Công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện ............................................. 3 3.1. Chỉ đạo, điều hành ............................................................................................ 3 3.2. Tổ chức triển khai thực hiện ............................................................................. 3 3.3. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, đào tạo nâng cao năng lực ...................... 4 3.4. Kiểm tra, giám sát ............................................................................................. 5 3.5. Hợp tác quốc tế ................................................................................................. 5 II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN ............................................................................................ 6 1. Kết quả thu, chi .............................................................................................. 6 1.1. Kết quả thu ........................................................................................................ 6 1.2. Kết quả chi ........................................................................................................ 6 2. Tác động của chính sách ................................................................................ 6 2.1. Góp phần nâng cao hiệu quả của công tác bảo vệ, phát triển rừng................. 6 2.2. Tăng thu nhập cho người dân làm nghề rừng................................................... 7 2.3. Giải quyết khó khăn về kinh phí hoạt động cho các chủ rừng; tạo ra nguồn tài chính bền vững, giảm áp lực chi ngân sách ............................................................. 7 3. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân ........................................................ 8 3.1. Tồn tại, vướng mắc............................................................................................ 8 3.2. Nguyên nhân.................................................................................................... 10 III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 12 1. Kết luận ........................................................................................................ 12 2. Kiến nghị...................................................................................................... 13 2.1. Đối với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ...................................................... 13 2.2. Đề nghị các Bộ, ngành Trung ương ................................................................ 14 2.3. Đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ........................... 14 ii Các phụ biểu Phụ biểu 1. Danh mục các văn bản đã ban hành ...................................................................... 17 Phụ biểu 2. Hệ thống tổ chức đến tháng 8 năm 2014 ............................................................... 19 Phụ biểu 3. Tình hình ký kết hợp đồng đến tháng 8/2014........................................................ 20 Phụ biểu 4. Tổng hợp hoạt động tuyên truyền của đến tháng 8/2014 ...................................... 21 Phụ biểu 5. Tổng hợp các khóa tập huấn, hội nghị, hội thảo đến 30/8/2014 ........................... 22 Phụ biểu 6. Tổng hợp thu tiền DVMTR của cả nước từ 2011 đến nay .................................... 23 Phụ biểu 7. Tổng hợp nguồn thu của các tỉnh từ 2011-2013 .................................................... 24 Phụ biểu 8. Tình hình giải ngân của các tỉnh từ 2011-2013 ..................................................... 25 Phụ biểu 9. Diễn biến rừng giai đoạn 2010-2013 ..................................................................... 26 Phụ biểu 10. Tình hình vi phạm và thiệt hại về rừng 2010-2013 ............................................. 27 Phụ biểu 11. Sự tham gia của chủ rừng và người dân vào thực hiện chính sách ..................... 28 Phụ biểu 12. Chi trả DVMTR cho Công ty Lâm nghiệp ở Tây Nguyên đến nay .................... 29 Phụ biểu 13. Đóng góp của DVMTR vào tổng đầu tư của ngành lâm nghiệp ......................... 30 Phụ biểu 14. Biểu so sánh tỷ trọng tiền DVMTR trong giá bán điện bình quân ...................... 31 Phụ biểu 15. Chênh lệch mức chi trả tiền DVMTR giữa các lưu vực tại một số tỉnh .............. 32 Phụ biểu 16. Tổng hợp kiến nghị, đề xuất sửa đổi chính sách ................................................. 33 iii Danh mục từ viết tắt ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á BV&PTR Bảo vệ và Phát triển rừng CIFOR Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp quốc tế DVMTR Dịch vụ môi trường rừng EVN Tập đoàn Điện lực Việt Nam GIZ Cơ quan Hợp tác quốc tế Đức IUCN Liên minh quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên Nghị định 99 Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/09/2010 của Chính phủ về Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn REDD Giảm phát thải khí nhà kính do mất rừng và suy thoái rừng TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên UBND Ủy ban nhân dân UNDP Chương trình phát triển của liên hợp quốc iv BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 18 tháng 9 năm 2014 BÁO CÁO Sơ kết 3 năm thực hiện Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ Thực hiện Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 20062020 và chủ trương xã hội hóa nghề rừng, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/09/2010 về Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (Nghị định 99), có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2011. Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện, Chính sách chi trả DVMTR đã khẳng định hướng đi đúng đắn, mang lại những hiệu quả nhất định, từng bước đi vào cuộc sống, tạo lập nên một nguồn lực tài chính mới, ngoài ngân sách, mang tính ổn định, bền vững, phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng, góp phần cải thiện sinh kế, tăng thu nhập, nâng cao đời sống của người làm nghề rừng và đồng bào các dân tộc ở các vùng miền núi, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu. Tuy vậy, quá trình thực hiện Chính sách thời gian qua đã bộc lộ những mặt hạn chế, tồn tại trong công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện, do Chính sách mới, lần đầu tiên thực hiện tại Việt Nam, hơn nữa quá trình xây dựng và thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định, hướng dẫn thi hành chưa hoàn toàn phù hợp với yêu cầu, đỏi hỏi của thực tiễn. Thực hiện quy định tại điểm b khoản 4 mục IV Quyết định số 2284/QĐTTg ngày 13/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án triển khai Nghị định số 99/2010/NĐ-CP, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo sơ kết đánh giá tình hình thực hiện Chính sách chi trả DVMTR trong thời gian qua, làm cơ sở cho việc kiến nghị, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành sửa đổi, bổ sung nhằm từng bước hoàn thiện, nâng cao hơn nữa hiệu quả thực thi Chính sách chi trả DVMTR trong thời gian tới. I. TỔ CHỨC TRIỂN KHAI 1. Ban hành các văn bản hướng dẫn Bộ NN&PTNT đã phối hợp với các Bộ, ngành tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 2284/QĐ-TTg, ngày 13/12/2010 phê duyệt Đề 1 án “Triển khai Nghị định 99/2010/NĐ-CP” và trên 20 văn bản quy định, hướng dẫn liên quan trực tiếp tới Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng gắn với Chính sách chi trả DVMTR, trong đó có 05 thông tư hướng dẫn thi hành, cụ thể: - Thông tư số 80/2011/TT-BNNPTNT ngày 23 tháng 11 năm 2011 của Bộ NN&PTNT hướng dẫn phương pháp xác định tiền chi trả DVMTR; - Thông tư số 20/2012/TT-BNNPTNT ngày 07 tháng 05 năm 2012 của Bộ NN&PTNT hướng dẫn thủ tục nghiệm thu thanh toán tiền chi trả DVMTR; - Thông tư số 85/2012/TT-BTC ngày 25 tháng 05 năm 2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng; - Thông tư số 60/2012/TT-BNNPTNT ngày 9 tháng 11 năm 2012 của Bộ NN&PTNT về quy định về nguyên tắc, phương pháp xác định diện tích rừng trong lưu vực phục vụ chi trả DVMTR; - Thông tư liên tịch số 62/2012/TTLT-BNNPTNT-BTC ngày 16 tháng 11 năm 2012 của liên Bộ NN&PTNT, Bộ Tài chính về hướng dẫn cơ chế quản lý, sử dụng tiền chi trả DVMTR. Như vậy, về cơ bản các quy định, hướng dẫn tương đối toàn diện, tạo cơ sở, hành lang pháp lý đầy đủ để các địa phương hoàn toàn có thể chủ động tổ chức quản lý, vận hành Quỹ BV&PTR và triển khai thực hiện chính sách chi trả DVMTR. (Chi tiết theo phụ biểu 01) 2. Thiết lập hệ thống tổ chức thực hiện Ngay từ khi Nghị định 99 có hiệu lực, Bộ NN&PTNT đã hướng dẫn các tỉnh, thành phố thành lập Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng từ Trung ương đến địa phương để thực hiện Chính sách. Đến nay, đã có 40 tỉnh thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh; 36 tỉnh đã thành lập Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng, trong đó, 32 tỉnh đã ổn định tổ chức bộ máy đi vào hoạt động. Nhiều Quỹ tỉnh đã thành lập các phòng ban chuyên trách, có trụ sở riêng đi vào hoạt động, tham mưu triển khai Chính sách chi trả DVMTR tại địa phương, như Lâm Đồng, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Quảng Nam, Gia Lai. (Chi tiết theo phụ biểu 02) Một số địa phương có số lượng chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân rất lớn, tỉnh đã chủ động thiết lập hệ thống chi trả đến cấp huyện, như: Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Sơn La đã tổ chức thành lập 11 Chi nhánh Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp huyện, thị. 2 Như vậy, cùng với hệ thống văn bản pháp lý, thì việc thiết lập hệ thống tổ chức, bố trí các nguồn lực là những yếu tố quan trọng, là điều kiện tiên quyết để có thể triển khai thực hiện chính sách. 3. Công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện 3.1. Chỉ đạo, điều hành Bộ NN&PTNT đã ban hành Quyết định số 135/QĐ-BNN-TCLN ngày 25/01/2011 về việc phê duyệt kế hoạch triển khai Đề án “Triển khai Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả DVMTR”; trong đó, phân giao nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị. Bộ NN&PTNT có nhiều văn bản đôn đốc, chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ giải quyết vướng mắc của các địa phương. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đã ban hành Chỉ thị số 2362/CT-BNN-TCLN ngày 16/7/2013 về tăng cường thực thi chính sách chi trả DVMTR để chỉ đạo các địa phương thực hiện. Hàng năm, Bộ NN&PTNT phối hợp với các địa phương tổ chức các hội nghị triển khai kế hoạch tại các vùng. Qua các hội nghị, phát hiện những hạn chế, vướng mắc, kịp thời thống nhất biện pháp giải quyết và chia sẻ những cách làm hay trong triển khai thực hiện Chính sách. Bộ NN&PTT cũng đã tổ chức các đoàn công tác, làm việc trực tiếp với lãnh đạo UBND tỉnh, thúc đẩy quá trình tổ chức thành lập và vận hành Quỹ tỉnh. 3.2. Tổ chức triển khai thực hiện - Tổ chức rà soát, xác định ranh giới, diện tích rừng trong các lưu vực: Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo Tổng cục Lâm nghiệp, Quỹ Trung ương lập các dự án xác định diện tích rừng các lưu vực liên tỉnh; ban hành 4 quyết định công bố diện tích rừng của 58 lưu vực có các đơn vị cung ứng DVMTR liên tỉnh, làm cơ sở điều phối tiền DVMTR cho 25 tỉnh, đảm bảo khoa học, công khai, công bằng và kịp thời, nhận được sự đồng thuận cao của các địa phương. Nhiều địa phương đã hoàn thành công tác rà soát, xác định ranh giới, diện tích rừng đến từng chủ rừng, làm cơ sở thực hiện giải ngân chi trả đến các chủ rừng như: Lai Châu, Lâm Đồng, Yên Bái, Sơn La… - Ký kết hợp đồng với các cơ sở sử dụng DVMTR: Bộ NN&PTNT đã phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh chỉ đạo Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng các cấp huy động các nguồn thu thông qua việc ký kết các hợp đồng ủy thác DVMTR với các đơn vị sử dụng DVMTR (Thủy điện, nước sạch và du lịch). Đến hết tháng 8/2014, đã ký được 351 hợp đồng ủy thác với các cơ sở sử dụng DVMTR, thu tiền chi trả cho các chủ rừng, trong đó: Quỹ Trung ương ký 3 41 hợp đồng (thủy điện: 36 hợp đồng và nước sạch: 5 hợp đồng); Quỹ địa phương ký 310 hợp đồng (Thủy điện 199 hợp đồng, nước sạch 67 hợp đồng và du lịch 44 hợp đồng). Các Quỹ tỉnh ký nhiều hợp đồng gồm: Lâm Đồng: 37 hợp đồng, Lào Cai: 56 hợp đồng, Đắk Lắk: 8 hợp đồng, Quảng Nam: 21 hợp đồng, Gia Lai: 36 hợp đồng, Đắk Nông: 11 hợp đồng, Kon Tum: 11 hợp đồng. (Chi tiết theo phụ biểu 03) - Hướng dẫn lập và trình phê duyệt kế hoạch thu chi: Hàng năm, Quỹ Trung ương và Quỹ tỉnh đã xây dựng, trình duyệt kế hoạch thu chi để chi trả cho chủ rừng. Triển khai tích cực việc xác định ranh giới, diện tích rừng đến từng chủ rừng có cung ứng DVMTR là điều kiện, căn cứ quan trọng để các địa phương thực hiện chi trả tiền DVMTR. Trong thời gian tới, sau khi hoàn thành Dự án Tổng điều tra, kiểm kê rừng, các địa phương sẽ có cơ sở dữ liệu về rừng đến các chủ rừng, phục vụ cho việc chi trả DVMTR chính xác hơn. Được sự nhất trí của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 1221/VPCPKTN ngày 01/03/2012, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo Quỹ Trung ương tạm ứng 12,4 tỷ đồng để tạo điều kiện cho một số tỉnh triển khai rà soát ranh giới, diện tích rừng đến từng chủ rừng, cụ thể: Tỉnh Đắk Nông 3,9 tỷ đồng, tỉnh Sơn La 4,9 tỷ đồng và tỉnh Lâm Đồng 2,6 tỷ đồng, Lào Cai 1 tỷ đồng. 3.3. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, đào tạo nâng cao năng lực Quỹ Trung ương phối hợp với các đối tác có liên quan (Tổ chức Hợp tác kỹ thuật Đức, Winrock, CIFOR, ADB và một số tổ chức phi chính phủ) tổ chức các hội thảo, hội nghị, mở các khóa đào tạo, tập huấn tăng cường năng lực, nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ; phổ biến Chính sách thông qua các phóng sự truyền hình, đối thoại, điểm tin, viết bài... nhằm nhằm tạo ra sự đồng thuận, thống nhất nhận thức về Chính sách của các cấp, các ngành, bên cung ứng, bên sử dụng DVMTR và của mọi tầng lớp nhân dân. Một số địa phương đã đẩy mạnh các hoạt động thông tin, truyền thông; phối kết hợp rất chặt chẽ với các cơ quan phát thanh và truyền hình của tỉnh làm phim phóng sự tài liệu, đưa tin, ảnh và bài viết nhằm, thúc đẩy triển khai Chính sách, nâng cao nhận thức cho mọi cấp, mọi ngành và mọi tầng lớp dân cư, như: Lâm Đồng, Lào Cai, Quảng Nam, Đắk Nông, Yên Bái và Sơn La… Sau hơn 3 năm, công tác truyền thông đã được các cơ quan Trung ương và địa phương chú trọng, với số lượng các tờ rơi, tờ gấp, pano, biển hiệu, các cuộc tuyên truyền lưu động, phát thanh truyền hình với 351 bài trên các báo; 4.177 lượt phát thanh; 129 tin phóng sự truyền hình; 287.876 tờ rơi, tờ gấp từ 4 Trung ương đến địa phương. Tất cả các kênh thông tin này đã truyển tải, góp phần nâng cao nhận thức, tăng cường năng lực cho các cơ quan, đơn vị và của người dân. (Chi tiết theo phụ biểu 04, 05) 3.4. Kiểm tra, giám sát Định kỳ, hàng tháng, quý và cuối năm, Bộ NN&PTNT thành lập các đoàn công tác đôn đốc, kiểm tra, giám sát, hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn về quản lý vận hành Quỹ; tham dự, chỉ đạo, hướng dẫn tại các hội nghị triển khai Chính sách chi trả DVMTR của các tỉnh, như: Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Lâm Đồng, Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai và Kon Tum. Từ đầu năm 2014 đến nay, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo Tổng cục Lâm nghiệp tổ chức 7 Đoàn kiểm tra đến các địa phương, để kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn, phát hiện những bất cập của chính sách, kiến nghị, đề xuất với các cấp có thẩm quyền giải quyết. 3.5. Hợp tác quốc tế Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo Tổng cục Lâm nghiệp, Quỹ Trung ương và các địa phương tăng cường hợp tác với các đối tác có liên quan (Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức, VFD/Winrock International, CIFOR, ADB, UNDP và một số tổ chức phi chính phủ) để triển khai thực thi các sáng kiến, cơ chế tài chính mới. - Hợp tác với GIZ trong việc phát hành Poster, Sổ tay hỏi đáp về chi trả DVMTR (3000 cuốn); mở 2 lớp đào tạo, tập huấn hướng dẫn thực hiện chính sách chi trả DVMTR và nghiệp vụ quản lý tài chính Quỹ BV&PTR (mỗi lớp khoảng 60-70 người); xây dựng Sổ tay hướng dẫn thực hiện rà soát xác định chủ rừng phục vụ chi trả DVMTR; nghiên cứu đề xuất chính sách thí điểm DVMTR trong nuôi trồng thủy sản (đang thực hiện). - Hợp tác với CIFOR trong nghiên cứu Chi trả DVMTR ở Việt Nam từ chính sách tới thực tiễn và tổ chức hội thảo chia sẻ kết quả nghiên cứu; - Hợp tác với ADB xây dựng, trình duyệt và tổ chức thực hiện Dự án tăng cường năng lực thực thi chính sách chi trả DVMTR ở Việt Nam. - Hợp tác với UNDP và Dự án LEAF xây dựng Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam thuộc Quỹ BV&PTR Việt Nam. - Hợp tác với VFD/Winrock International nghiên cứu xây dựng chế tài xử lý vi phạm trong thực thi chính sách chi trả DVMTR; tổ chức 2 Hội thảo cộng đồng thực hiện chính sách chi trả DVMTR (Nghệ An, Lào Cai); đánh giá tác động sau hơn 3 năm thực hiện chính sách. 5 Thông qua các hoạt động hợp tác, góp phần xúc tiến, quảng bá, chia sẻ học tập kinh nghiệm trong thiết kế, thực hiện Chính sách chi trả DVMTR và các sáng kiến huy động nguồn tài chính cho bảo vệ và phát triển rừng. II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN 1. Kết quả thu, chi 1.1. Kết quả thu Từ năm 2011 đến 2013, toàn quốc đã thu được 2.563 tỷ đồng; lũy kế đến tháng 8/2014, tổng thu 3.329 tỷ đồng, cụ thể: Năm 2011: thu xấp xỉ 282,9 tỷ đồng , năm 2012: thu trên 1.183 tỷ đồng; năm 2013: thu trên 1.096 tỷ đồng; 8 tháng đầu năm 2014 thu 765,78 tỷ đồng. Trong đó, Quỹ Trung ương thu 80,73%, các Quỹ tỉnh thu 19,27%. (Chi tiết theo phụ biểu 06, 07) Nguồn thu theo quy định tại Nghị định 99 mới chỉ đến từ 3 nhóm đối tượng sử dụng dịch vụ đó là: Thủy điện (97,71%), nước sạch (2,19%) và du lịch (0,10%). Riêng nguồn thu từ du lịch mới chỉ thực hiện tại được ở 3 tỉnh như: Lâm Đồng, Lào Cai và Hà Tĩnh. 1.2. Kết quả chi Trong 3 năm (2011-2013),tổng số tiền Quỹ trung ương đã điều phối, giải ngân cho các tỉnh là 1.601,8 tỷ đồng. Trong tổng số tiền các tỉnh được sử dụng (2.080,6 tỷ đồng bao gồm cả thu nội tỉnh), sau khi trừ chi phí quản lý, dự phòng, hỗ trợ trồng cây phân tán, số tiền phải thanh toán cho người cung ứng dịch vụ là 1.781,6 tỷ đồng. Tỉnh đã giải ngân đến chủ rừng là 1.393,2 tỷ đồng đạt 78,2 %. (Chi tiết theo phụ biểu 08) 2. Tác động của chính sách 2.1. Góp phần nâng cao hiệu quả của công tác bảo vệ, phát triển rừng Thực tế cho thấy, cùng với các giải pháp chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ của Chính phủ, Chính sách chi trả DVMTR đã phát huy tác dụng, có tác động tới công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Rừng được bảo vệ tốt hơn, tình trạng vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng giảm dần qua các năm. Chính sách đã từng bước góp phần ổn định, đảm bảo diện tích, duy trì độ che phủ của rừng, nâng cao chất lượng rừng và góp phần cải thiện chất lượng môi trường sinh thái. Tổng diện tích rừng trong các lưu vực có cung ứng DVMTR toàn quốc khoảng 4,1 triệu ha, hàng năm nguồn tiền DVMTR đã giải ngân, chi trả cho cho các chủ rừng nhận giao, khoán bảo vệ rừng từ 2,8 đến 3,37 triệu ha rừng/13,8 6
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.