Báo cáo Số: 426/BC - BQLKCN

doc
Số trang Báo cáo Số: 426/BC - BQLKCN 8 Cỡ tệp Báo cáo Số: 426/BC - BQLKCN 81 KB Lượt tải Báo cáo Số: 426/BC - BQLKCN 0 Lượt đọc Báo cáo Số: 426/BC - BQLKCN 0
Đánh giá Báo cáo Số: 426/BC - BQLKCN
4.2 ( 5 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

UBND TỈNH VĨNH PHÚC BAN QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ________ CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc __________________________ Vĩnh Yên, ngày 02 tháng 7 năm 2007 Số: 426/BC-BQLKCN BÁO CÁO Tình hình thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2007 I. KẾT QUẢ THU HÚT ĐẦU TƯ VÀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN. 1. Hoạt động xúc tiến đầu tư 6 tháng đầu năm 2007. Công tác vận động xúc tiến đầu tư 6 tháng đầu năm 2007 tiếp tục được đẩy mạnh, tăng cường xúc tiến đầu tư ra nước ngoài, công tác tuyên truyền, quảng bá về môi trường đầu tư của tỉnh được thực hiện dưới nhiều hình thức phong phú hơn, số lượt các nhà đầu tư nước ngoài đến tìm hiểu cơ hội đầu tư vào tỉnh tăng, cụ thể: - Tiếp và làm việc với nhiều Nhà đầu tư nước ngoài từ nhiều vùng lãnh thổ đến khảo sát, tìm hiểu cơ hội đầu tư như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan... và các tập đoàn lớn như: tập đoàn Piaggo – Italia, YCH – Singapore, Compal - Đài Loan, Foxconn… - Tham gia đoàn công tác của tỉnh đi xúc tiến đầu tư tại các nước Trung Quốc - Hồng Kông, Singapore, Đài Loan. Ban đã in 500 cuốn sách bằng Tiếng Đài Loan và đĩa DVD, cập nhật các chính sách mới và tiềm năng về đầu tư của tỉnh cung cấp cho các doanh nghiệp trong các buổi hội thảo giới thiệu về môi trường đầu tư của tỉnh tại các nước này. 2. Kết quả thu hút đầu tư 6 tháng đầu năm 2007. - Dự án DDI: thu hút được 21 dự án mới và 4 dự án điều chỉnh, tăng vốn, với tổng số vốn đầu tư là 1.417,1 tỷ đồng, bằng 105% về số dự án và 86,3% về số vốn đầu tư so với cùng kỳ, đạt 35,4% kế hoạch năm (4.000 tỷ đồng). - Dự án FDI: thu hút được 14 dự án với tổng số vốn đầu tư là 178,66 triệu USD (trong đó tăng vốn là 126,2 triệu USD), bằng 82,4% về số dự án và tăng 53% về vốn đầu tư so với cùng kỳ, đạt 44,66% kế hoạch năm (400 triệu USD). Các dự án FDI mới đến từ các nước (tính theo vốn đầu tư): Đài Loan đứng đầu (3 dự án, VĐT: 18,56 triệu USD), Đức đứng thứ 2 (1 dự án, VĐT: 12,4 triệu USD), tiếp đến là Hàn Quốc (3 dự án, VĐT: 6,7 triệu USD), Nhật Bản (5 dự án, VĐT: 6,2 triệu USD),…còn lại là các dự án đến từ Mỹ (6 triệu USD), Malaysia (2,5 triệu USD). 6 tháng đầu năm đã chuyển đổi 02 dự án liên doanh thành dự án 100% vốn đầu tư trong nước (Công ty Thành Đô Heisei, Công ty LD Nagakawa) và trình UBND tỉnh sáp nhập 02 công ty (Công ty THHH Dệt len Lantian Vĩnh Phúc và công ty Dệt len Hiểu Huy Vĩnh Phúc). Như vậy, đến hết tháng 6/2007, trên địa bàn tỉnh có 474 dự án còn hiệu lực gồm 120 dự án FDI với tổng vốn đầu tư là 1,06 tỷ USD và 354 dự án DDI với tổng vốn đầu tư là 21.581,6 tỷ đồng. * Cơ cấu đầu tư phân theo lĩnh vực: + Lĩnh vực công nghiệp: có 387 dự án, chiếm 81,65% tổng dự án, gồm 106 dự án FDI với số vốn đầu tư 975,4 triệu USD, chiếm 90,97% tổng vốn đầu tư FDI và 281 dự án DDI với số vốn đầu tư 13.007 tỷ đồng, chiếm 60,27% tổng vốn đầu tư DDI, diện tích đất là: 929,51 ha, chiếm 33,86% tổng diện tích đất cấp. + Lĩnh vực du lịch - dịch vụ, đô thị: có 67 dự án, chiếm 14,14% tổng dự án, gồm 8 dự án FDI với số vốn đầu tư 56,5 triệu USD, chiếm 5,27% tổng vốn đầu tư FDI và 59 dự án DDI với số vốn đầu tư 8.321,2 tỷ đồng, chiếm 38,56% tổng vốn đầu tư DDI, diện tích đất là: 1.650,10 ha, chiếm 60,11% tổng diện tích đất cấp. + Lĩnh vực nông nghiệp: có 13 dự án, chiếm 2,74% tổng dự án, gồm 6 dự án FDI với số vốn đầu tư 40,3 triệu USD, chiếm 3,76% tổng vốn đầu tư FDI và 7 dự án DDI với số vốn đầu tư 131 tỷ đồng, chiếm 0,61% tổng vốn đầu tư DDI, diện tích đất là: 143,58 ha, chiếm 5,23 tổng diện tích đất cấp. + Lĩnh vực đào tạo nghề: có 7 dự án DDI với số vốn đầu tư 122,4 tỷ đồng, chiếm 0,57% tổng vốn đầu tư DDI, diện tích đất là: 22,15 ha, chiếm 0,81% tổng diện tích đất cấp. 3. Kết quả triển khai thực hiện dự án 6 tháng đầu năm 2007: 3.1 Tình hình triển khai dự án: + Số dự án hoạt động sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm có 26 dự án đi vào hoạt động SXKD (16 dự án DDI và 10 dự án FDI), tăng 18% so với cùng kỳ năm 2006. Luỹ kế đến hết tháng 6/2007, trên địa bàn tỉnh có 221 dự án hoạt động SXKD, chiếm 46,62 % tổng số dự án đầu tư (140 dự án DDI và 81 dự án FDI). Một số sản phẩm mới: thiết bị điện tử, linh kiện, phụ tùng xe máy, thuốc thú ý, khoá cửa, giấy ăn cao cấp,… + Triển khai dự án: Trong 253 dự án đang triển khai xây dựng, hoàn thiện các thủ tục sau cấp Chứng nhận đầu tư có: - 91 dự án đang triển khai xây dựng (72 dự án DDI và 19 dự án FDI) - 28 dự án đã GPMB xong, đang san nền (27 dự án DDI và 1 dự án FDI) - 75 dự án đang đền bù, GPMB, (70 dự án DDI và 5 dự án FDI) - 54 dự án đang làm thủ tục giới thiệu địa điểm và thủ tục đền bù, (45 dự án DDI và 9 dự án FDI). - 5 dự án FDI chậm triển khai (Các công ty TNHH: Khải Hoa, Hưng Long I, Tơ lụa Phúc Giang; công ty LD: Jumbo AHC VN; công ty Công nghiệp Co-win Fasteners Hà Nội). 3.2 Vốn thực hiện: - Dự án FDI: 6 tháng đầu năm đạt 53,45 triệu USD, tăng 33% so với cùng kỳ, nâng tổng vốn đầu tư thực hiện của các dự án đến hết tháng 6/2007 lên 630,8 triệu USD, đạt 59,2% so với tổng vốn đầu tư. - Dự án DDI: 6 tháng đầu năm đạt 863,7 tỷ đồng, bằng 98,6% so với cùng kỳ, nâng tổng số vốn đầu tư thực hiện của các dự án đến hết tháng 6/2007 lên 8.638,2 tỷ đồng, đạt 40% tổng vốn đầu tư của các dự án còn hiệu lực. 4. Đóng góp của các dự án vào phát triển kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2007. - Về doanh thu: của các dự án DDI đạt 2.889,3 tỷ đồng, tăng 76% so với cùng kỳ, của các dự án FDI đạt 933,8 triệu USD, tăng 63,8% so với cùng kỳ. - Đóng góp vào giá trị sản xuất công nghiệp (Giá TT): các dự án đi vào sản xuất đã tạo ra GTSXCN đạt 12.822,9 tỷ đồng, tăng 74% so với cùng kỳ, gồm 1.908,4 tỷ đồng của các dự án DDI và 10.914,5 tỷ đồng của các dự án FDI. - Đóng góp vào xuất khẩu: kim ngạch xuất khẩu của các dự án đạt 140,6 triệu USD (trong đó: DDI là 10,9 triệu USD và FDI là 129,7 triệu USD), tăng 47,5% so với cùng kỳ. - Nộp ngân sách trên địa bàn: đạt 1.717 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ, trong đó dự án DDI đóng góp 117,14 tỷ đồng, của các dự án FDI là 1.600 tỷ đồng (tính cả thu từ thuế XNK và GTGT hàng nhập khẩu). - Giải quyết lao động: Theo báo cáo của các doanh nghiệp, 6 tháng đầu năm 2007 các dự án đã tạo việc làm mới cho 4.201 lao động trực tiếp (gồm 2.000 lao động làm việc tại các dự án FDI và 2.201 lao động làm việc tại các dự án DDI), tăng 27% so với cùng kỳ. Tính đến hết tháng 6/2007, số lao động đang làm việc trực tiếp tại các dự án là 43.514 người (gồm 28.500 lao động của các dự án FDI và 15.014 lao động của các dự án DDI). II. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÁC KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP. 1. Công tác quy hoạch, xây dựng hạ tầng các Khu công nghiệp 1.1 Về quy hoạch các KCN: Đến hết tháng 6/2007, trên địa bàn tỉnh đã có: - 07 KCN với tổng diện tích 1.809,150 ha, đã được Thủ tướng Chính phủ Quyết định về chủ trương đầu tư hoặc cho phép thành lập, trong đó: KCN Quang Minh (344 ha), Quang Minh mở rộng (362 ha) Kim Hoa (Giai đoạn I: 50 ha, giai đoạn II: 67,15 ha), Khai Quang (262 ha) đã có Quyết định thành lập, KCN Bình Xuyên (271 ha) Thủ tướng đã cho phép thành lập; KCN Bá Thiện (327 ha) và Chấn Hưng (126 ha) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển KCN Việt Nam đến năm 2015 định hướng đến 2020. - 06 KCN với tổng diện tích 1.885,04 ha, Ban quản lý các KCN đã tham mưu với UBND tỉnh, trình Chính phủ xin chủ trương đầu tư, gồm: Tam Dương (277 ha), Sơn Lôi (416 ha), Hợp Thịnh (146 ha), Phúc Yên (230 ha), KCN Tân Tiến –Yên Lập (116,04 ha), Bình Xuyên II (700 ha). 1.2 Về đầu tư xây dựng hạ tầng các KCN: 6 tháng đầu năm 2007, Ban tiếp tục đôn đốc các chủ đầu tư và đơn vị liên quan xây dựng hạ tầng các KCN cũng như cung cấp các dịch vụ điện, nước, bưu chính viễn thông đến hàng rào các doanh nghiệp, tiến độ triển khai xây dựng hạ tầng tại một số KCN đến nay như sau: - KCN Quang Minh: Đã lấp đầy 100% diện tích đất công nghiệp. Hạ tầng kỹ thuật trong KCN đã được xây dựng nhưng chưa đồng bộ, một số tuyến đường 24 m chưa được xây dựng, do gặp vướng mắc về giải phóng mặt bằng. Còn một số ít diện tích đất trong KCN chưa bồi thường xong (còn 6,3% diện tích đất công nghiệp), tuy nhiên bồi thường phần diện tích này gặp rất nhiều khó khăn, do nhân dân đòi tăng giá, không chịu nhận tiền bồi thường, GPMB. Hiện tại Chủ đầu tư hạ tầng KCN đang lập thủ tục để triển khai xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung. Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện xây dựng hạ tầng KCN này (tính cả vốn NSNN hỗ trợ) đạt trên 90,52%. - KCN Kim Hoa: diện tích đất cho thuê đạt tỷ lệ 42,69% diện tích đất công nghiệp. Hiện nay đang triển khai san gạt mặt bằng và xây dựng đường giao thông cho Giai đoạn I (50 ha), đã cho công ty Honda Việt Nam thuê 30 ha. Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện xây dựng hạ tầng KCN này đạt 42,34%. - KCN Khai Quang: diện tích đất cho thuê đạt tỷ lệ 63,69% diện tích đất công nghiệp. Về cơ bản hệ thống hạ tầng KCN giai đoạn I (176,44 ha) và một phần của giai đoạn II đã được hoàn chỉnh: đường nội bộ, thoát nước mặt, cấp nước, cấp điện, chiếu sáng …, hệ thống thoát nước thải và công trình xử lý nước thải tập trung đang được Chủ đầu tư tiến hành và dần hoàn thiện. Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện xây dựng hạ tầng KCN này (tính cả vốn NSNN hỗ trợ) đạt trên 45,26%. - KCN Bình Xuyên: diện tích đất cho thuê đạt tỷ lệ 43,21% diện tích đất công nghiệp. Hiện Chủ đầu tư đang tiến hành lập hồ sơ dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung. Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện xây dựng hạ tầng KCN này (tính cả vốn NSNN hỗ trợ) đạt 32,17%. - Các KCN khác đang trong giai đoạn đền bù, GPMB, tại KCN Bá Thiện, UBND huyện Bình Xuyên tiếp tục triển khai đền bù tiếp 200 ha và tiến hành lập các thủ tục để tái định cư. 2. Kết quả GPMB: 6 tháng đầu năm, trên địa bàn tỉnh đã bồi thường, GPMB được 150,8 ha, với 1.222 lượt hộ đã nhận tiền bồi thường. Cụ thể như sau: - Về bồi thường, GPMB cho các dự án: + 6 tháng đầu năm 2007, Ban tập trung phối hợp với các ngành, UBNB huyện Mê Linh giải quyết bồi thường, GPMB cho các dự án nước ngoài trọng điểm tại KCN Quang Minh như: dự án Terumo, Muto, Yufu, Yufon, Elastec. Đến nay, đã bồi thường xong cho dự án Terumo, diện tích 0,5125 ha với 13 hộ dân nhận tiền bồi thường; phối hợp với các ngành có liên quan hoàn thiện thủ tục xin chủ trương cưỡng chế 09 hộ thuộc dự án Muto; tổ chức cưỡng chế 01 hộ trong dự án của công ty Vtrac. + Ban tiếp tục phối hợp với UBND huyện Mê Linh, tổ chức bảo vệ thi công cho dự án Cenco 5 (khu vực Tiền phong) với diện tích 33 ha; phối hợp với UBND thị xã Phúc Yên bảo vệ thi công cho dự án sân Golf Đại Lải với diện tích 26 ha. + KCN Kim Hoa: Ban đã phối hợp cùng UBND thị xã Phúc Yên tổ chức bồi thường, GPMB trong KCN . Đến nay, có 23/54 hộ đã nhận tiền bồi thường với diện tích là 1,4 ha; tổ chức sử lý cưỡng chế thành công 8 hộ, còn lại 23 hộ với 3,1 ha, Ban đang tích cực phối hợp với chính quyền địa phương tiếp tục vận động nhân dân nhận tiền bồi thường. + KCN Bá Thiện: Ban đang tích cực phối hợp với UBND huyện Bình Xuyên kê khai tài sản diện tích 47 ha của Trung đoàn 66, KCN Bá Thiện và lên phương án bồi thường vào cuối tháng 6/2007. + KCN Khai Quang: công tác đền bù đất vườn và đất ở gặp nhiều khó khăn, phức tạp, liên quan đến việc đầu tư xây dựng hạ tầng khu tái định cư, trong khi quỹ đất tái định cư còn rất hạn chế. Đã bồi thường được 76,1% diện tích đất công nghiệp (diện tích đất còn lại chủ yếu là đất cây xanh và đất trung tâm KCN). + CCN Hợp Thịnh: Ban đã phối hợp cùng các ngành của tỉnh, UBND huyện Tam Dương và cùng với Chủ đầu tư hạ tầng KCN kê khai để lên phương án bồi thường GPMB cho 727 hộ dân của xã Hợp Thịnh với diện tích 93 ha, hoàn thành xong vào cuối tháng 6/2007. - Về bồi thường đất dịch vụ: Tính đến hết tháng 6/2007, toàn tỉnh đã có quyết định phê duyệt địa điểm đất dịch vụ cho 36 thôn, thuộc 19 xã, phường của 07 huyện, thị, thành phố có đất thu hồi dành cho phát triển công nghiệp với diện tích là 430,26 ha. Công tác bồi thường, GPMB diện tích đất dịch vụ tại một số huyện, thị trên địa bàn tỉnh đến hết tháng 6/2007 như sau: Tổng số diện tích đất dịch vụ đã bồi thường, GPMB cho 3 xã, phường (thuộc 3 huyện, thị) là 64,4 ha với 270 hộ đã nhận tiền bồi thường, còn 13,83 ha của 233 hộ dân chưa nhận tiền bồi thường, GPMB, cụ thể: + Xã Quang minh (Mê Linh) có 04 thôn với 626 hộ dân đang bồi thường, GPMB đất dịch vụ (gồm các Thôn: Gia Trung, Gia Thượng, Gia Tân, Thôn Đồng), với tổng diện tích đất dịch vụ là 28,63 ha, trong đó: đã bồi thường, GPMB được 22,35 ha với 512 hộ đã nhận tiền bồi thường, còn 6,28 ha của 114 hộ dân chưa nhận tiền bồi thường, GPMB. + Xã Chấn Hưng (Vĩnh Tường): tổng diện tích đất dịch vụ là 28 ha với 481 hộ dân, trong đó: đã bồi thường, GPMB được 26,45 ha với 449 hộ đã nhận tiền bồi thường, còn 1,55 ha của 32 hộ dân chưa nhận tiền bồi thường, GPMB. + Phường Phúc Thắng: tổng diện tích đất dịch vụ là 21,6 ha với 357 hộ dân, trong đó: đã bồi thường, GPMB được 15,6 ha với 270 hộ đã nhận tiền bồi thường, còn 6,0 ha của 87 hộ dân chưa nhận tiền bồi thường, GPMB. III. ĐÁNH GIÁ VỀ NHỮNG KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC: 1. Về công tác xúc tiến và thu hút đầu tư: môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện, tuy nhiên thu hút đầu tư còn đạt thấp so với kế hoạch năm, để đạt kế hoạch năm Ban đang tích cực phối hợp với các ngành có liên quan hỗ trợ giải quyết các thủ tục hành chính cho các nhà đầu tư có dự định đầu tư vào địa bàn như: dự án của tập đoàn điện tử Compal và Công ty G.O. Max I & D - Hàn Quốc,… 2. Về triển khai dự án: vướng mắc về bồi thường, GPMB vẫn là tình trạng chung, phổ biến, ảnh hưởng tới tiến độ triển khai của các dự án. Thời gian qua để giải quyết vướng mắc cho doanh nghiệp Ban đã kịp thời báo cáo UBND tỉnh, tích cực phối hợp với các ngành, địa phương để giải quyết các kiến nghị, khó khăn cho doanh nghiệp. 3. Về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhìn chung tăng cao so với cùng kỳ, trong đó khu vực FDI vẫn đóng vai trò tích cực cho phát triển kinh tế của tỉnh, nhiều doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả đã tăng vốn đầu tư, mở rộng sản xuất (Công ty Honda, Công ty Nissin, Công ty Muto, Công ty VPIC1…). Một số dự án DDI liên tục đạt được những kết quả tốt trong kinh doanh như: tập đoàn Prime Group, sản lượng gạch ốp lát tăng 20% so với cùng kỳ, công ty Trường Xuân với sản phẩm là bình nước nóng, Nhà máy ô tô Xuân Kiên đạt sản lượng 2.300 chiếc, tăng 130% so với cùng kỳ… 4. Về Quy hoạch, xây dựng hạ tầng các KCN: hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội trong và ngoài hàng rào KCN còn chưa đồng bộ. Hệ thống xử lý nước thải tại KCN Quang Minh và Khai Quang mới cơ bản xây lắp xong đường ống, còn các KCN khác đang lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải do vậy bắt đầu xuất hiện tình trạnh ô nhiễm môi trường KCN ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sức khoẻ của người lao động và nhân dân xung quanh. - KCN Bình Xuyên đến nay vẫn chưa có Quyết định thành lập, do chủ đầu tư chưa thực hiện xong việc hoàn chỉnh dự án đầu tư theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư. - Các KCN đi vào hoạt động đã kéo theo hiện tượng tăng nhanh dân số tại các khu vực này, nhưng việc đầu tư xây dựng hạ tầng xã hội, cung cấp các dịch vụ cũng như xây dựng nhà ở cho công nhân lại chưa theo kịp sự phát triển của các KCN. Việc này cần phải được quan tâm giải quyết trong thời gian tới. 5. Về Giải phóng mặt bằng: Giải quyết vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng còn gặp nhiều khó khăn, tồn tại về giải phóng mặt bằng tại một số KCN đến nay như sau: - KCN Quang Minh: Còn 48 dự án 27,7 ha của 908 lượt hộ dân chưa nhận tiền bồi thường, GPMB, đặc biệt là một số dự án nước ngoài như: Yufu, Yufon, Elastec, Muto… - Ngoài KCN Quang Minh: còn 6 dự án với 28,9 ha của 664 lượt hộ chưa nhận tiền bồi thường, GPMB. - Hạ tầng KCN Quang Minh: còn 4,3 ha của 193 lượt hộ chưa nhận tiền bồi thường, GPMB. - Khu vực xã Tiền Phong: còn 10 dự án với 45,8 ha của 695 lượt hộ chưa nhận tiền bồi thường, GPMB. - KCN Kim Hoa: còn 1,4 ha của 31 lượt hộ chưa nhận tiền bồi thường. - CCN Chấn Hưng: còn 3,2 ha của 23 lượt hộ chưa nhận tiền bồi thường. - Cụm làng nghề Tề Lỗ: còn 4,3 ha của 58 lượt hộ chưa nhận tiền bồi thường, GPMB. Có nhiều nguyên nhân làm cho công tác bồi thường, GPMB trên địa bàn chậm, song nguyên nhân chủ yếu là do: + Người dân cho rằng giá bồi thường, GPMB của địa phương thấp, nhân dân đòi điều chỉnh tăng giá bồi thường ngang với các vùng lân cận; + Công tác cấp đất dịch vụ còn chậm; + Giải quyết việc làm cho nhân dân tại các địa phương có đất bị thu hồi còn đạt tỷ lệ thấp, như tại KCN Quang Minh có hơn 12.000 lao động làm việc tại các doanh nghiệp, trong đó mới chỉ giải quyết việc làm cho nhân dân xã Quang Minh được 2.264 người, còn khoảng 3.000 lao động chưa có việc làm. IV. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP 6 THÁNG CUỐI NĂM 2007. 1. Nhiệm vụ: 1.1. VÒ thu hót ®Çu t: Tập trung kêu gọi các dự án đầu tư theo định hướng phát triển như: cơ khí chế tạo, công nghệ thông tin, điện tử, công nghệ cao, các dự án đầu tư vào các ngành công nghệp phụ trợ và các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng KCN, khu du lịch, dịch vụ. - Đầu tư trực tiếp trong nước (DDI): Dự kiến thu hút được 18 - 20 dự án với tổng vốn đầu tư 2.000 – 2.400 tỷ đồng, nâng tổng số vốn thu hút năm 2007 đạt 4.000 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch năm 2007. - Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Dự kiến thu hút được 10-15 dự án với tổng vốn đầu tư là 300 500 triệu USD, nâng tổng số vốn thu hút năm 2007 đạt 450 – 600 triệu USD, đạt 112% kế hoạch năm. Nếu điều kiện thuận lợi, có chủ trương của Thủ tướng Chính phủ UBND tỉnh sẽ hoàn thành xong thủ tục cấp phép cho các dự án của Tập đoàn Compal – Đài Loan và GO.MAX – Hàn Quốc. 1.2. Về triển khai dự án: - Dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh: + Đầu tư trong nước (DDI): có thêm 15 dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng tổng số dự án đi vào hoạt động SXKD năm 2007 lên 31 dự án, đạt 100% kế hoạch năm. + Đầu tư nước ngoài (FDI): có thêm 12-15 dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng tổng số dự án đi vào hoạt động SXKD năm 2007 lên 22-24 dự án, đạt 110% kế hoạch năm. Một số sản phẩm mới được tạo ra từ các dự án mới đi vào hoạt động 6 tháng cuối năm như: xe buýt, trang thiết bị y tế, linh kiện điện, điện tử, phụ tùng ô tô, xe máy… - Vốn thực hiện: + Đầu tư trong nước (DDI): Vốn thực hiện tăng thêm 828 tỷ đồng, nâng tổng vốn thực hiện năm 2007 đạt 1.650 tỷ đồng, đạt 137% kế hoạch năm. + Đầu tư nước ngoài (FDI): Vốn thực hiện tăng thêm 50-60 triệu USD, nâng tổng vốn thực hiện năm 2007 đạt 122- 132 triệu USD, đạt 144% kế hoạch năm. 1.3. Về quy hoạch, phát triển các KCN Theo kế hoạch, từ nay đến năm 2015, tỉnh Vĩnh Phúc phấn đấu mỗi năm kêu gọi thu hút đầu tư từ 400 - 500 triệu USD đối với dự án FDI và 2.000 - 3.000 tỷ đồng đối với dự án DDI cho sản xuất công nghiệp, theo quy hoạch của tỉnh, để tăng hiệu quả sử dụng đất, suất đầu tư bình quân đối với dự án FDI cho sản xuất công nghiệp là 3,5 triệu USD/ha, dự án DDI là 32 tỷ đồng/ha, như vậy nhu cầu về quỹ đất tối thiểu cho phát triển công nghiệp hàng năm là 300 đến 400 ha. Dự kiến đến năm 2015 tổng diện tích đất quy hoạch cho phát triển công nghiệp là hơn 6.000 ha. Trước mắt từ nay đến hết năm 2007 tỉnh cần triển khai lập Quy hoạch chi tiết 11 KCN sau để kêu gọi đầu tư: Phúc Yên (230 ha), Bá Thiện (mở rộng - 350 ha), Bình Xuyên II (700 ha), Tiến Thắng (300 ha), Đồng Cương (160 ha), Trung Nguyên (250 ha), Bình Dương (400 ha), Đại Đồng (200 ha), Yên Bình (500 ha), Vân Hội –Duy Phiên (200 ha), Kim Long (150 ha). 1.4. Về bồi thường, Giải phóng mặt bằng Dự kiến 6 tháng cuối năm GPMB thêm được 400-500 ha, ước cả năm 2007, bồi thường, GPMB được 550-600 ha, tăng 96% so với cùng kỳ năm 2006. Tập trung bồi thường, GPMB cho KCN Hợp Thịnh, Bá Thiện và một số dự án trọng điểm nước ngoài ở KCN Quang Minh, như: dự án Muto, Yufu, Yufon, Elastec; tổ chức cưỡng chế 09 hộ ở dự án Muto. 2. Giải pháp: Để hoàn thành kế hoạch về thu hút đầu tư, phát triển các KCN trên địa bàn, Ban quản lý các Khu công nghiệp đề ra một số giải pháp như sau: 2.1 Về thu hút đầu tư: tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, đặc biệt là công tác xúc tiến đầu tư ở nước ngoài. 2.2 Về triển khai dự án: - Tiếp tục rà soát, đôn đốc giải quyết kịp thời các vướng mắc để các doanh nghiệp triển khai dự án xây dựng nhà xưởng và đi vào sản xuất kinh doanh. - Phối hợp với các ngành có liên quan, giải quyết dứt điểm các thủ tục liên quan đến đất trước khi cấp Giấy chứng nhận đầu tư; phối hợp với các sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động tỉnh và chỉ đạo Công đoàn KCN kiểm tra, đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động, đặc biệt quán triệt không để xảy ra tình trạng đình công, lãng công. 2.3 Về quy hoạch các KCN: - Đôn đốc Công ty Hạ tầng Nam Đức triển khai xây dựng hoàn thiện các hạng mục hạ tầng KCN, nhất là các đường bao, đường 24m. - Phối hợp với các ngành, khẩn trương hoàn thiện các thủ tục pháp lý cấp Giấy phép cho chủ đầu tư hạ tầng KCN Quang Minh II, để các doanh nghiệp đã đăng ký đầu tư vào KCN Quang Minh II sớm có hạ tầng kỹ thuật cho triển khai dự án. 2.3 Về giải phóng mặt bằng: cần kiên quyết trong việc tổ chức cưỡng chế đối với các hộ dân cố tình dây dưa, không chịu nhận tiền bồi thường theo chính sách của tỉnh, để tạo đà cho các địa phương khác tổ chức bồi thường, GPMB gặp nhiều thuận lợi. - Tập trung chỉ đạo việc đầu tư hạ tầng khu đất dịch vụ theo quy hoạch để nhân dân thấy được lợi ích trong việc triển khai đất dịch vụ, việc này đã được thí điểm tại xã Quang Minh để rút kinh nghiệm cho các khu vực khác. - Về chia cấp đất dịch vụ: đề nghị tỉnh tổ chức triển khai cấp đất dịch vụ theo 02 hình thức: trả bằng tiền hoặc bằng đất. 2.5. Về giải quyết việc làm cho người lao động tại các khu vực bị thu hồi đất cho phát triển công nghiêp: Quan tâm đến việc ổn định việc làm, đời sống cho nhân dân, trước hết là nhân dân tại các khu vực dành nhiều đất cho phát triển công nghiệp như Quang Minh, Tiền Phong, Mê Linh, TT Hương Canh,… Tổ chức triển khai thực hiện Đề án giải quyết việc làm cho xã Quang Minh để rút kinh nghiệm cho các khu vực khác. 2.6 Về cải cách hành chính: triển khai thực hiện Đề án cải cách hành chính theo cơ chế liên thông, để tạo thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp giải quyết các thủ tục hành chính trong khâu Cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Đây là chính sách ưu đãi đầu tư có hiệu quả tốt nhất tạo môi trường đầu tư hấp dẫn cho tỉnh./. Nơi nhận: - UBND tỉnh; - VP HĐND, Ban KTNS HĐND (để b/c); - Sở KH&ĐT (P/hợp); - Đảng Uỷ KCQDCĐ tỉnh (để b/c); - TPB; - Các phòng CMNV; - Lưu: VT, VP.
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.