Báo cáo "Quy định của luật hình sự Việt Nam về các hành vi bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em "

pdf
Số trang Báo cáo "Quy định của luật hình sự Việt Nam về các hành vi bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em " 9 Cỡ tệp Báo cáo "Quy định của luật hình sự Việt Nam về các hành vi bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em " 185 KB Lượt tải Báo cáo "Quy định của luật hình sự Việt Nam về các hành vi bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em " 0 Lượt đọc Báo cáo "Quy định của luật hình sự Việt Nam về các hành vi bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em " 7
Đánh giá Báo cáo "Quy định của luật hình sự Việt Nam về các hành vi bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em "
4.9 ( 21 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

VÊn ®Ò phßng, chèng b¹o lùc ®èi víi phô n÷ vµ trÎ em trong c¸c lÜnh vùc ph¸p luËt TS. D−¬ng TuyÕt Miªn * B ạo lực gia đình là vấn đề nhạy cảm và nhức nhối đối với người dân ở nhiều nước trên thế giới. Theo điều tra của dự án UNFPA/SDC ở 48 nước trên thế giới thì có khoảng từ 10% đến 69% phụ nữ được hỏi cho biết họ đã từng bị chồng hay bạn tình hành hung. Một nghiên cứu khác của Tổ chức y tế thế giới (WHO) được tiến hành gần đây ở 10 nước cho thấy 15-71% phụ nữ từng có bạn tình đã bị lạm dụng tình dục và thân thể.(1) Ở Việt Nam hiện nay, bạo lực gia đình đang là vấn đề “nóng” của xã hội. Tuy nhiên, khác với các vấn đề “nóng” khác như vấn nạn tham nhũng, buôn lậu, vấn đề bạo lực gia đình trong con mắt của nhiều người dân vẫn chỉ là chuyện nội bộ của các gia đình và chưa thực sự thu hút sự quan tâm mọi ngành, mọi cấp cũng như đông đảo người dân. Thông số về tình hình bạo lực gia đình tuy chưa có số liệu chính xác cấp quốc gia nhưng theo kết quả khảo sát chọn mẫu ở 8 tỉnh thành của Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, có tới 23% gia đình có hành vi bạo lực về thể chất, 25% gia đình có hành vi bạo lực về tinh thần, 30% cặp vợ chồng có hiện tượng ép buộc quan hệ tình dục (bạo lực tình dục).(2) Trong đó, bạo hành do chồng gây ra chiếm nhiều nhất (92,49%), các đối tượng gây bạo hành khác là bố mẹ chồng, anh em nhà chồng, anh ruột, bố đẻ; t¹p chÝ luËt häc sè 2/2009 60-70% các trường hợp bạo lực gia đình xuất phát trực tiếp từ việc nghiện rượu và mượn rượu của người đàn ông trong gia đình.(3) Để phòng chống bạo lực gia đình, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản khác nhau như luật hành chính, luật lao động, luật hôn nhân gia đình, luật hình sự… Bài viết này chỉ đề cập quy định của luật hình sự nước ta đối với việc trừng trị hành vi bạo lực gia đình mà nạn nhân là phụ nữ và trẻ em. Để tìm hiểu quy định của BLHS hiện hành về vấn đề này, trước hết chúng ta cần hiểu về phạm vi những hành vi bị coi là bạo lực gia đình. Theo Điều 2 Luật phòng, chống bạo lực gia đình được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 21/11/2007 thì “1. Hành vi bạo lực gia đình bao gồm: a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng; b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm; c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lí gây hậu quả nghiêm trọng; d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và * Giảng viên Khoa luật hình sự Trường Đại học Luật Hà Nội 53 VÊn ®Ò phßng, chèng b¹o lùc ®èi víi phô n÷ vµ trÎ em trong c¸c lÜnh vùc ph¸p luËt cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau; đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục; e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, li hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình; h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính; i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở. 2. Hành vi bạo lực quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã li hôn hoặc nam, nữ không đăng kí kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng”. Bộ luật hình sự năm 1999 của nước ta không có điều khoản nào trực tiếp quy định về tội danh bạo lực gia đình đối với phụ nữ và trẻ em nhưng có nhiều điều khoản có liên quan đến việc trừng trị người có các hành vi liên quan đến vấn đề này. Cụ thể là các tội danh sau: 1. Tội giết người (Điều 93); 2. Tội bức tử (Điều 100); 3. Tội cố ý gây thương tích (104); 4. Tội hiếp dâm, tội hiếp dâm trẻ em (Điều 111, Điều 112); 5. Tội cưỡng dâm, tội cưỡng dâm trẻ em ( Điều 113, Điều 114); 6. Tội dâm ô với trẻ em (Điều 116); 54 7. Tội làm nhục người khác (Điều 121); 8. Tội ngược đãi nghiêm trọng cha, mẹ, vợ chồng, con cháu, người có công nuôi dưỡng mình (Điều 151); 9. Tội cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ (Điều 146); 10. Tội tổ chức tảo hôn (Điều 148); 11. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 143); 12. Tội loạn luân (Điều 150). Đối với các tội nói trên, nạn nhân có thể là người bất kì nhưng trong phạm vi của bài viết, tác giả chỉ đề cập trường hợp nạn nhân của hành vi bạo lực gia đình là phụ nữ và trẻ em. Như vậy, dưới góc độ luật hình sự, các hành vi bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em có thể thuộc 4 nhóm tội: + Hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe đối với phụ nữ và trẻ em phạm các tội: Giết người; bức tử; cố ý gây thương tích. + Hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm của phụ nữ và trẻ em phạm các tội: Hiếp dâm; hiếp dâm trẻ em; cưỡng dâm; cưỡng dâm trẻ em; dâm ô với trẻ em; làm nhục người khác. + Hành vi xâm phạm quan hệ hôn nhân, gia đình phạm các tội: Ngược đãi nghiêm trọng cha, mẹ, vợ chồng, con cháu, người có công nuôi dưỡng mình; cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; tổ chức tảo hôn; loạn luân. + Hành vi xâm phạm tài sản của phụ nữ và trẻ em phạm các tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản. * Đối với nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe Trong nhóm này, tội giết người (Điều 93 t¹p chÝ luËt häc sè 2/2009 VÊn ®Ò phßng, chèng b¹o lùc ®èi víi phô n÷ vµ trÎ em trong c¸c lÜnh vùc ph¸p luËt BLHS) là trường hợp hành vi phạm tội có tính nguy hiểm hơn cả. Đây là trường hợp cố ý tước đoạt tính mạng người khác một cách trái pháp luật. Hành vi phạm tội đã xâm phạm tới quan hệ xã hội quan trọng được luật hình sự bảo vệ - đó là quyền sống của con người. Lỗi của người phạm tội là cố ý, có thể là cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp. Đối với tội giết người, Điều 93 quy định hai khung hình phạt: Khung thứ nhất là khung tăng nặng có mức phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình áp dụng cho những trường hợp phạm tội giết người có thoả mãn các tình tiết tăng nặng định khung như: Giết nhiều người, giết phụ nữ mà biết là có thai, giết trẻ em, giết người có tính chất côn đồ… khung thứ hai là khung cơ bản được áp dụng cho người phạm tội khi không thoả mãn tình tiết tiết tăng nặng định khung ở khoản 1, theo khung này, người phạm tội bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm (khung 3 Điều 93). Hiện tại, cơ quan chức năng ở nước ta chưa thống kê số nạn nhân bị giết thuộc trường hợp bạo lực gia đình. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy số vụ có nạn nhân thuộc trường hợp này không phải là nhỏ trên thực tế. Ví dụ, ngày 2/8/2008, Nguyễn Văn Hưng (sinh năm 1964) trú tại khóm 3, thị trấn Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Hưng, Long An, sau khi đánh đập vợ dã man đã dùng dao giết chết vợ là Nhũ Thị Bóng (sinh năm 1962) và 2 t¹p chÝ luËt häc sè 2/2009 con nhỏ của mình (cháu lớn 7 tuổi và cháu bé 4 tuổi). Trường hợp này, người phạm tội đã có hành vi “đánh đập, xâm hại tính mạng” mà nạn nhân là phụ nữ và trẻ em. Bên cạnh tội giết người, hành vi xâm phạm tính mạng phụ nữ và trẻ em còn phạm tội bức tử (Điều 100 BLHS), với tội danh này người phạm tội có hành vi "đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi, làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát". Trường hợp này, giữa người phạm tội và nạn nhân có mối quan hệ lệ thuộc như lệ thuộc về hôn nhân gia đình; lệ thuộc về tín ngưỡng, tôn giáo; lệ thuộc về công tác… trong đó nạn nhân là người bị lệ thuộc. Thực tế cho thấy nạn nhân của tội bức tử đa phần là phụ nữ và trẻ em có quan hệ về hôn nhân hoặc gia đình đối với người phạm tội. Hành vi của người phạm tội đã xâm phạm tới quyền sống của nạn nhân, lỗi của người phạm tội là cố ý gián tiếp hoặc vô ý. Về chế tài xử lí, Điều 100 quy định hai khung hình phạt: Khung thứ nhất (khung cơ bản) áp dụng cho trường hợp phạm tội không có các tình tiết tăng nặng định khung, người phạm tội bị xử phạt từ 2 năm đến 7 năm; khung thứ hai áp dụng cho trường hợp phạm tội thoả mãn tình tiết "làm nhiều người tự sát", người phạm tội bị phạt tù từ 5 năm đến 12 năm. Nhìn chung, trên thực tế, số vụ bức tử chiếm tỉ lệ thấp hơn so với số vụ giết người. Tính chất nguy hiểm của hành vi bức tử cũng thấp hơn hành vi giết người. Tuy nhiên, hành vi này cũng gây ra hậu quả đau lòng mà nạn nhân của hành vi bức tử phổ biến vẫn là phụ nữ và trẻ em (vợ hoặc con của người phạm tội). Ví dụ, vụ tên Nguyễn Đình 55 VÊn ®Ò phßng, chèng b¹o lùc ®èi víi phô n÷ vµ trÎ em trong c¸c lÜnh vùc ph¸p luËt Sự ở Nghệ An. Sự nhiều lần “thượng cẳng tay, hạ cẳng chân” hết sức tàn nhẫn với vợ. Đêm mồng 3 tết Mậu Tý, Sự lột quần áo vợ bắt quan hệ rồi dùng dao cạo hết tóc, rồi đánh chị nằm ngất trên nền nhà. Bị chồng ghen tuông, xúc phạm nhân phẩm nên 4h sáng ngày mùng 4 tết, chị Thanh uất ức treo cổ tự vẫn. Căn cứ vào Điều 100 BLHS, Hội đồng xét xử tuyên phạt Nguyễn Đình Sự 30 tháng tù giam về tội bức tử.(4) Hành vi phạm tội có tính nguy hiểm thấp nhất trong nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe đối với phụ nữ và trẻ em là tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác (Điều 104). Với tội danh này, người phạm tội có hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân, hành vi phạm tội đã xâm phạm quyền được bảo vệ về sức khỏe của con người (trong đó có nạn nhân là phụ nữ và trẻ em). Lỗi của người phạm tội có thể là cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp. Về đường lối xử lí, Bộ luật hình sự hiện hành quy định 4 khung hình phạt với mức xử lí khác nhau. Khung 1 (khung cơ bản) áp dụng cho trường hợp người phạm tội cố ý gây thương tích cho nạn nhân với tỉ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc tuy tỉ lệ thương tật của nạn nhân dưới 11% nhưng người phạm tội lại thoả mãn một trong các tình tiết từ điểm a đến điểm k của khoản 1 như: Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người, gây cố tật nhẹ cho nạn nhân, phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người, phạm tội đối với trẻ em, phụ nữ có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng 56 tự vệ… Trường hợp này người phạm tội bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt từ 6 tháng đến 3 năm. Khung tăng nặng thứ nhất (khung 2) áp dụng cho trường hợp người phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỉ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc tuy tỉ lệ thương tật từ 11% đên 30 % nhưng lại thuộc một trong các tình tiết quy định từ điểm a đến điểm k của khoản 1. Theo quy định của khung 2, người phạm tội bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm. Khung tăng nặng thứ hai (khung 3) áp dụng cho trường hợp người phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỉ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60% nhưng lại thuộc một trong các tình tiết quy định từ điểm a đến điểm k của khoản 1. Theo quy định của khung 3, người phạm tội bị xử phạt từ 5 năm đến 15 năm. Khung tăng nặng thứ ba (khung 4) áp dụng cho trường hợp "phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác", người phạm tội bị xử phạt từ 10 năm đến 20 năm tù hoặc tù chung thân. So với hai tội trên, tội cố ý gây thương tích trên thực tế chiếm tỉ lệ cao hơn. Tuy nhiên, số vụ mà nạn nhân là vợ hoặc con dám tố cáo hành vi gây thương tích của người chồng (hoặc cha, anh trai hoặc họ hàng nhà chồng) đối với mình lại chiếm tỉ lệ thấp hay nói cách khác tỉ lệ tội phạm ẩn đối với trường hợp này khá cao do tâm lí người trong nhà muốn giữ kín mọi chuyện hoặc do tâm lí theo kiểu “xấu chàng hổ ai” nên nhiều vụ việc không được đưa ra ánh sáng hoặc có t¹p chÝ luËt häc sè 2/2009 VÊn ®Ò phßng, chèng b¹o lùc ®èi víi phô n÷ vµ trÎ em trong c¸c lÜnh vùc ph¸p luËt trường hợp do bị đe dọa nên nạn nhân sợ không dám tố cáo. Chỉ đến khi sự việc quá trầm trọng thì hành vi phạm tội mới bị ngăn chặn. Ví dụ, vụ tên Nguyễn Công Chính, trú tại Cao Hạ, Hoài Đức (Hà Tây). Tên Chính thường xuyên có hành vi cố ý gây thương tích và làm nhục nạn nhân là vợ - chị Trịnh Thị Út. Khi kể lại sự việc hãi hùng gần đây nhất, chị Út vẫn còn rùng mình: "Anh ta túm tóc tôi, dúi đầu tôi vào đống gạch, sau đó vớ lấy gạch nện tới tấp lên người tôi. Rồi anh ta lôi tôi vào sân lấy chày đập chó phang vào đùi, vào lưng, dùng dây thừng buộc vào tay tôi bảo để giật cho gãy nốt. Chưa hả, Chính mở cửa chuồng nhốt chó chưa thịt, rồi vừa đánh vừa ép tôi chui vào. Lúc đấy trong chuồng có 5 con chó nhưng may mắn là chúng không cắn tôi. Nhiều người thấy thế vào can ngăn thì đều bị Chính đánh đuổi và rút dao dọa chém. Chỉ đến khi cảnh sát 113 ập đến thì tôi mới được giải thoát".(5) Vụ việc kéo dài nhiều năm nhưng nạn nhân không dám tố cáo, sự việc chỉ bị ngăn chặn khi người phạm tội nhốt nạn nhân vào chuồng chó và bị cảnh sát 113 đến can thiệp thì tên này mới bị bắt. * Đối với nhóm tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm Cần lưu ý luật hình sự Việt Nam không coi hành vi cưỡng bức quan hệ tình dục của người chồng đối với người vợ là phạm tội hiếp dâm, mặc dù trên thực tế hành vi này xảy ra không ít và đây là dạng hành vi điển hình của bạo lực gia đình.(6) Thực tiễn xét xử có trường hợp người bố có hành vi hiếp dâm đối với con của mình (có thể là phụ nữ người đủ 16 tuổi trở lên hoặc trẻ em - người t¹p chÝ luËt häc sè 2/2009 dưới 16 tuổi) – đây là trường hợp hiếp dâm với tình tiết tăng nặng có tính chất loạn luân. Theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành, hành vi khách quan của tội hiếp dâm cũng như tội hiếp dâm trẻ em là hành vi: “dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lợi dụng tình trạng không thể tự vệ của nạn nhân hoặc dùng thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ”. Điểm khác biệt giữa tội hiếp dâm và hiếp dâm trẻ em là về đối tượng tác động. Nạn nhân của tội hiếp dâm từ đủ 16 tuổi trở lên còn nạn nhân của tội hiếp dâm trẻ em là ở độ tuổi dưới 16. Đối với tội hiếp dâm, thái độ của nạn nhân là trái ý muốn. Đối với tội hiếp dâm trẻ em thì chia làm hai trường hợp: a) Nếu nạn nhân từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi thì thái độ nạn nhân là trái ý muốn; b) Đối với trường hợp nạn nhân dưới 13 tuổi thì dù nạn nhân thuận tình hay trái ý muốn đều coi là phạm tội hiếp dâm trẻ em (sở dĩ luật quy định như vậy là vì trẻ em dưới 13 tuổi thì khả năng nhận thức và điều khiển hành vi còn non nớt, đặc biệt trẻ em ở lứa tuổi này chưa có khả năng biểu lộ ý chí đúng đắn). Hình phạt quy định cho tội hiếp dâm, tội hiếp dâm trẻ em khá nghiêm khắc. Đối với tội hiếp dâm, Điều 111 quy định 5 khung hình phạt. Khung 1 (khung cơ bản), người phạm tội bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm. Khung thứ hai áp dụng cho trường hợp phạm tội thoả mãn các tình tiết tăng nặng định khung như: Có tổ chức; nhiều người hiếp một người; phạm tội nhiều lần, đối với nhiều người, có tính chất loạn luân… Trường hợp này người phạm tội bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm. Khung 3 là khung tăng nặng đặc biệt thể hiện tính nguy hiểm của 57 VÊn ®Ò phßng, chèng b¹o lùc ®èi víi phô n÷ vµ trÎ em trong c¸c lÜnh vùc ph¸p luËt hành vi phạm tội cao hơn hẳn so với trường hợp quy định ở khung 2. Trường hợp này, người phạm tội thoả mãn một trong các tình tiết sau: a) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỉ lệ thương tật từ 61% trở lên; b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội; c) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát. Khung 4 áp dụng cho trường hợp người phạm tội đã xâm phạm nạn nhân ở độ tuổi chưa thành niên từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. Theo khung 4, người phạm tội bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến 5 năm. Đối với tội hiếp dâm trẻ em, Điều 112 BLHS quy định đường lối xử lí nghiêm khắc hơn so với tội hiếp dâm. Khung cơ bản, người phạm tội bị xử phạt từ 7 năm đến 15 năm. Đặc biệt điều luật này có hai khung hình phạt đều quy định mức án rất nghiêm khắc là tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình (khung 3, 4 Điều 112). Đối với tội cưỡng dâm, tội cưỡng dâm trẻ em, theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành, hành vi khách quan của tội phạm là: “hành vi ép buộc bằng những thủ đoạn khác nhau người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng chịu sự giao cấu”. Điểm đặc trưng để phân biệt hai tội này với tội hiếp dâm cũng như hiếp dâm trẻ em chính là thái độ của nạn nhân. Thái độ của nạn nhân ở tội cưỡng dâm, tội cưỡng dâm trẻ em là miễn cưỡng chịu sự giao cấu còn tội hiếp dâm, hiếp dâm trẻ em là trái ý muốn (trừ trường hợp khoản 4 Điều 112, thái độ của nạn nhân có thể là trái ý 58 muốn hoặc thuận tình). Điểm khác biệt giữa tội cưỡng dâm với tội cưỡng dâm trẻ em là về đối tượng tác động. Đối tượng tác động của tội cưỡng dâm trẻ em là trẻ em - người đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi(7) còn đối tượng của tội cưỡng dâm là những người từ đủ 16 tuổi trở lên. Về đường lối xử lí, theo khung thứ nhất khung cơ bản của tội cưỡng dâm, người phạm tội bị phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm. Bên cạnh đó, Điều 113 còn quy định 3 khung tăng nặng cho người phạm tội. Hình phạt nghiêm khắc nhất có thể được áp dụng đối với người phạm tội là 18 năm tù. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến 5 năm. Đối với tội dâm ô với trẻ em (Điều 116 BLHS), người phạm tội có các hành vi liên quan đến tình dục nhưng không có hành vi giao cấu với trẻ em như hành vi sờ mó vào bộ phận sinh dục của trẻ em, bắt trẻ em sờ mó vào bộ phận sinh dục của mình, cố ý phô diễn bộ phận sinh dục của mình cho trẻ em nhìn thấy... Người phạm tội phải là người đã thành niên (chủ thể đặc biệt). Hành vi dâm ô với trẻ em xâm phạm đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em về cả vật chất và tinh thần, lỗi của người phạm tội là cố ý. Điều 116 quy định 4 khung hình phạt. Hình phạt áp dụng đối với người phạm tội là phạt tù với các mức xử lí khác nhau theo quy định của từng khung hình phạt. Khung cơ bản áp dụng cho trường hợp phạm tội không có các tình tiết tăng nặng, người phạm tội bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Khung tăng nặng thứ nhất t¹p chÝ luËt häc sè 2/2009 VÊn ®Ò phßng, chèng b¹o lùc ®èi víi phô n÷ vµ trÎ em trong c¸c lÜnh vùc ph¸p luËt (khung 2), người phạm tội bị phạt tù từ 3 năm đến 7 năm áp dụng cho trường hợp phạm tội thoả mãn một trong các tình tiết: a) Phạm tội nhiều lần; b) Đối với trẻ em; c) Đối với trẻ em mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh; d) Gây hậu quả nghiêm trọng; đ) Tái phạm nguy hiểm. Khung tăng nặng thứ hai (khung 3), người phạm tội có thể bị phạt tù từ 7 năm đến 12 năm áp dụng cho trường hợp phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm. Đối với tội làm nhục người khác (Điều 121 BLHS), người phạm tội đã có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác biểu hiện cụ thể ở hành vi thóa mạ, sỉ nhục, miệt thị, hạ thấp danh dự, nhân phẩm nạn nhân hoặc có những cử chỉ, hành động xúc phạm nhân phẩm người khác. Điều luật quy định 2 khung hình phạt. Khung 1 khung cơ bản áp dụng cho trường hợp phạm tội không thoả mãn tình tiết tăng nặng định khung ở khoản 2, người phạm tội bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Khung 2 là khung tăng nặng áp dụng trong trường hợp người phạm tội thoả mãn một trong các tình tiết tăng nặng sau: a) Phạm tội nhiều lần; b) Đối với nhiều người; c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; d) Đối với người thi hành công vụ; đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng chăm sóc, chữa bệnh cho mình. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là cấm đảm nhiệm t¹p chÝ luËt häc sè 2/2009 chức vụ, cấm hành nghề hoặc công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm. Thực tế cho thấy rất nhiều trường hợp người chồng có hành vi làm nhục vợ mình nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau, người vợ không dám tố cáo. Chỉ đến khi hành vi làm nhục gây hậu quả nặng nề cho người vợ thì khi đó sự việc mới bị phát hiện và ngăn chặn. Ví dụ, tên Phạm Văn Truyền ở Bà Rịa, Vũng Tàu do ghen tuông vô cớ thường xuyên chửi bới, xúc phạm vợ. Khi gọi điện về nhà không gặp vợ, y đã từ nơi làm việc về nhà làm nhục vợ bằng việc lột quần áo vợ, dùng dao lam, ổ khóa cửa hơ lên bếp ga cho nóng, rồi gí vào má trái, vai và cả vùng kín, gây bỏng nặng cho chị Nguyễn Thị Lan là vợ của mình.(8) Trong vụ án này, tên Truyền không chỉ phạm tội cố ý gây thương tích mà còn phạm tội làm nhục người khác. * Nhóm tội xâm phạm quan hệ hôn nhân, gia đình Tội phạm điển hình cho nhóm tội này là tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cháu, người có công nuôi dưỡng mình (Điều 151 BLHS). Theo Điều 151 thì nạn nhân của tội phạm khá rộng, tuy nhiên, theo phạm vi của bài viết thì nạn nhân của tội phạm có thể hiểu là vợ hoặc con, cháu của người phạm tội. Hành vi phạm tội xâm phạm nghiêm trọng nghĩa vụ có tính đạo lí giữa những người thân trong gia đình đồng thời xâm phạm đến danh dự nhân phẩm của nạn nhân. Hành vi khách quan của tội phạm là “ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cháu, người có công nuôi dưỡng mình gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi 59 VÊn ®Ò phßng, chèng b¹o lùc ®èi víi phô n÷ vµ trÎ em trong c¸c lÜnh vùc ph¸p luËt này mà còn vi phạm…” Hành vi thực tế mà người phạm tội thường thực hiện như để nạn nhân ăn đói, mặc rét, thường xuyên mắng nhiếc, đối xử tồi tệ đến mức nạn nhân cảm thấy bị tổn thương về tinh thần… Điều luật quy định hình phạt cho người phạm tội là cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm. Trên thực tế, rất nhiều trường hợp nạn nhân không dám tố cáo người phạm tội vì đó là người trong nhà. Ví dụ, vụ án cụ Lê Thị Nhược ở khu phố 1, phường 2, thị trấn Tây Ninh, bị con trai tên là Trần Anh, bác sĩ Bệnh viện tỉnh Tây Ninh ngược đãi nghiêm trọng: “Cụ bị nhốt vào một gian phòng chật hẹp phía sau nhà. Việc ăn uống của bà cụ 82 tuổi rất thất thường do con trai không quan tâm. Sự việc kéo dài gần một năm gây bất bình trong dư luận. Hàng ngày, những người hàng xóm nghe bà Nhược kêu la, than đói đã mua thức ăn, cháo, bánh mì, nước uống rồi cột vào cành cây như cần câu, để chuyền vào tận tay bà. Giường ngủ của bà nằm giữa hai vách ngăn bề ngang không đầy 1 mét, cách nhà vệ sinh và nhà tắm một vách nhỏ, rất chật chội và nóng nực…”.(9) Đối với tội cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ (Điều 146 BLHS), người phạm tội có hành vi: “cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác”. Như vậy, hành vi phạm tội đã xâm phạm nguyên tắc cơ bản của luật hôn nhân - gia đình, đó là nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, 60 tiến bộ, làm phá vỡ hạnh phúc của gia đình, con cái. Người phạm tội thông thường là người có quyền uy trong gia đình của nạn nhân như bố mẹ, người nuôi dưỡng. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết, người phạm tội ở đây chúng ta hiểu là người chồng, người cha trong gia đình và nạn nhân có thể là con gái của họ. Hình phạt quy định cho tội phạm có thể là cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Ở tội tổ chức tảo hôn (Điều 148 BLHS), người phạm tội có hành vi tổ chức kết hôn cho người chưa đến tuổi kết hôn, trong phạm vi của bài viết, có thể hiểu nạn nhân của hành vi bạo lực gia đình này là đối với con gái của họ - người chưa đủ 18 tuổi. Hành vi của người phạm tội có thể là đứng ra sắp đặt, tổ chức đám cưới cho hai bên trai gái khi chưa đủ tuổi kết hôn hoặc hành vi tổ chức cho hai bên nam nữ chung sống khi chưa đến tuổi kêt hôn. Hình phạt áp dụng cho tội này có thể là cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. * Nhóm tội xâm phạm quan hệ sở hữu Nhóm này có một tội - đó là tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 143 BLHS). Ở tội này hành vi khách quan của tội phạm có thể là một trong hai hành vi sau: Hành vi hủy hoại tài sản. Đây là hành vi làm cho đối tượng tác động (tài sản) bị mất hẳn giá trị sử dụng, không còn khả năng khôi phục lại được. Hành vi làm hư hỏng tài sản. Đây là hành vi làm cho đối tượng tác động (tài sản) bị mất một phần giá trị sử dụng, vẫn còn khả năng khôi phục lại được. t¹p chÝ luËt häc sè 2/2009 VÊn ®Ò phßng, chèng b¹o lùc ®èi víi phô n÷ vµ trÎ em trong c¸c lÜnh vùc ph¸p luËt Hành vi huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản bị coi là tội phạm và phải chịu trách nhiệm hình sự nếu gây thiệt hại từ năm trăm nghìn đồng trở lên hoặc tuy dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm. Điều luật quy định 5 khung hình phạt. Khung thứ nhất - khung cơ bản, người phạm tội bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Khung 2, 3, 4 là các khung tăng nặng. Hình phạt nghiêm khắc nhất mà người phạm tội có thể phải chấp hành là tù chung thân. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm. Thực tiễn cho thấy hành vi bạo lực gia đình liên quan đến tội này thường xảy ra khi người chồng (hoặc con trai) không chịu lao động tham gia gánh vác trách nhiệm gia đình mà thường xuyên cờ bạc, rượu chè, đập phá tài sản mỗi khi say rượu. Ví dụ, vụ án tên Dương Anh Đức (17 tuổi), trú tại tổ 12, phường Gia Sàng, TP Thái Nguyên, 23h ngày 30/7, tên Đức yêu cầu bà Đinh Thị Hồng Vân, là mẹ đẻ phải đưa cho y 7 triệu đồng để tiêu xài, nếu không y sẽ đập phá tài sản trong nhà. Bà Vân không đồng ý, tên Đức đã lấy chốt cửa của gia đình bằng sắt dài 60cm đập phá tài sản trong nhà làm hư hỏng: 1 màn hình tivi 29inch, 1 đồng hồ điện tử, 1 bàn kính, 1 ghế salon, 1 cánh cửa tủ lạnh, 1 đầu kĩ thuật số…(10) Tuy nhiên, rất ít t¹p chÝ luËt häc sè 2/2009 trường hợp hành vi bạo lực gia đình kiểu này bị người vợ hoặc người thân khác tố cáo với cơ quan chức năng vì đó là hành vi của người thân trong gia đình. Tóm lại, bạo lực gia đình là hiện tượng xã hội tiêu cực không chỉ gây ảnh hưởng xấu về đạo đức, thuần phong mĩ tục dân tộc mà hơn nữa, nó có thể là phạm tội hình sự, gây rối loạn trật tự, trị an xã hội. Vì vậy, đấu tranh phòng, chống bạo lực gia đình đòi hỏi sự tham gia tích cực của tất cả các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và người dân với sự hỗ trợ tích cực của các văn bản pháp luật thuộc các lĩnh vực khác nhau, từ đó có thể ngăn chặn hiệu quả hiện tượng này trong xã hội./. (1).Xem: http://www.gdtd.com.vn/gdtdroot/2008-077/ bai05.htm (2).Xem: http://www.sggp.org.vn/xahoi/2007/12/135259/ (3).Xem: http://www.giadinh.net.vn-baolucgiadinh (4).Xem: www.nghean.gov.vn/cana/ ngày 15/9/2008 (5).Xem bài “Ám ảnh kinh hoàng của người vợ bị nhốt trong cũi chó”, websile http://www.vtc.vn ngày 15/9/2008. (6) Các tài liệu cũng như văn bản của Việt Nam đều không giải thích về lí do tại sao luật không coi người chồng là chủ thể của tội hiếp dâm. Tuy nhiên, các tài liệu nước ngoài mà tác giả có điều kiện nghiên cứu đều giải thích: do đây là quan hệ hôn nhân hợp pháp, tự nguyện của hai bên nam nữ, do vậy luật pháp không coi người chồng phạm tội hiếp dâm nếu người vợ không thuận tình giao cấu”. Xem bài: “Các tội phạm tình dục trong luật hình sự Việt Nam” của tác giả đăng trên Tạp chí luật học số 6/1998. (7). Nếu nạn nhân dưới 13 tuổi, người phạm tội sẽ phạm tội hiếp dâm trẻ em. (8).Xem: “Làm nhục vợ vì ghen”, websile http://www.vnexpress.net (9).Xem: http://www.Vietbao.vn chủ nhật ngày 14/12/2003. (10).Xem: http://www.Bao ngay.com ngày 3/8/2008. 61
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.