Báo cáo "Quan niệm về pháp luật kinh tế trong cơ chế thị trường "

pdf
Số trang Báo cáo "Quan niệm về pháp luật kinh tế trong cơ chế thị trường " 8 Cỡ tệp Báo cáo "Quan niệm về pháp luật kinh tế trong cơ chế thị trường " 158 KB Lượt tải Báo cáo "Quan niệm về pháp luật kinh tế trong cơ chế thị trường " 0 Lượt đọc Báo cáo "Quan niệm về pháp luật kinh tế trong cơ chế thị trường " 1
Đánh giá Báo cáo "Quan niệm về pháp luật kinh tế trong cơ chế thị trường "
5 ( 22 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

nghiªn cøu - trao ®æi TS. TrÇn NGäc Dòng * 1. Đặt vấn đề Trong nền kinh tế thị trường, các nhà kinh doanh thuộc nhiều thành phần có các quan hệ kinh tế, thương mại rất chặt chẽ và khăng khít với nhau. Họ đều muốn xây dựng lòng tin, duy trì các mối quan hệ kinh tế với các đối tác một cách lâu dài nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh, thương mại của họ được ổn định và phát triển. Tuy vậy, đôi khi, vì nhiều lí do chủ quan và khách quan khác nhau, các mối quan hệ kinh tế, thương mại giữa các nhà kinh doanh cũng có những bất đồng và mâu thuẫn, dẫn đến các tranh chấp trong việc thực hiện các cam kết kinh tế. Vấn đề đặt ra là phải có phương thức giải quyết tranh chấp kinh tế một cách nhanh gọn, ít tốn kém về thời gian, tài chính và sức lực để cho hoạt động kinh tế, thương mại của các doanh nghiệp không bị ảnh hưởng bất lợi. Phương thức giải quyết tranh chấp kinh tế theo thủ tục trọng tài và theo thủ tục tư pháp đã được nhiều học giả nghiên cứu trong một số công trình. Nhưng phương thức giải quyết tranh chấp kinh tế bằng thương lượng, hoà giải (có hoà giải viên) còn chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống. Tuy vậy, không nên bỏ qua hoặc xem nhẹ khả năng giải quyết các tranh chấp kinh tế bằng phương thức thương lượng, hoà giải, bởi vì các phương thức này có những ưu T¹p chÝ luËt häc sè 1/2004 điểm nhất định và trong thực tế cũng đã được các nhà kinh doanh sử dụng một cách có hiệu quả, đem lại lợi ích cho các bên. Điều 7 Pháp lệnh hợp đồng kinh tế (1989) quy định: “Các tranh chấp phát sinh khi thực hiện hợp đồng kinh tế được giải quyết bằng cách tự thương lượng giữa các bên với nhau hoặc đưa ra Trọng tài kinh tế”. Điều 24 Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (1996) quy định: “Các tranh chấp giữa các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc giữa các bên liên doanh cũng như các tranh chấp giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp Việt Nam trước hết phải được giải quyết thông qua thương lượng, hoà giải”. Điều 239 Luật thương mại (1997) quy định: “1) Tranh chấp thương mại trước hết phải được giải quyết thông qua thương lượng giữa các bên; 2) Các bên tranh chấp có thể thoả thuận chọn một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân làm trung gian hoà giải”. Tuy vậy, các văn bản pháp luật hiện hành đều không đề cập các vấn đề như bản chất, mục đích, nguyên tắc, nội dung, thủ tục... của phương thức giải quyết các tranh chấp kinh tế bằng thương lượng, hoà giải. Chúng tôi muốn nêu ra một số quan * Trường đại học luật Hà Nội 9 nghiªn cøu - trao ®æi điểm cá nhân về các vấn đề nêu trên nhằm gợi mở cho việc nghiên cứu tiếp theo đầy đủ hơn, sâu sắc hơn về phương thức giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại có nhiều ưu điểm này. 2. Bản chất của việc thương lượng, hoà giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế Xét về bản chất, thương lượng và hoà giải trong việc giải quyết các tranh chấp kinh tế là hai phương thức giải quyết tranh chấp kinh tế khác nhau. Chúng có những điểm chung đều là những hình thức giải quyết tranh chấp ngoài tố tụng, phi chính phủ. Chủ thể tham gia vào việc giải quyết các tranh chấp kinh tế, thương mại ở đây không phải là những cơ quan do nhà nước lập ra mà chính là các nhà kinh doanh. Thủ tục thương lượng, hoà giải cũng không phải được tiến hành bởi những cơ quan tài phán như trọng tài thương mại, toà kinh tế. Mặt khác, các kết quả mà phương thức thương lượng, hoà giải đạt được cũng không có tính cưỡng chế và không được thực hiện bằng cơ quan chuyên nghiệp (thi hành án). Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp kinh tế bằng cách các bên có tranh chấp gặp nhau, nêu ra các quan điểm, yêu cầu của mình và thông qua việc đàm phán, trao đổi trực tiếp để tìm ra cách giải quyết vụ tranh chấp mà các bên đều có thể chấp nhận được. PGS.TS. Trần Đình Hảo cho rằng: “Đặc điểm cơ bản của thương lượng là các bên cùng nhau trình bày, phát biểu quan điểm, chính kiến, bàn bạc, tìm các biện pháp thích hợp và đi đến thống nhất thoả thuận để tự giải quyết bất đồng”.(1) 10 Hoà giải là phương thức các bên có tranh chấp kinh tế, thương mại chấp nhận hay lựa chọn hoà giải viên (người thứ ba làm trung gian) để giúp đỡ, hỗ trợ các bên tìm ra giải pháp thích hợp trong quá trình đàm phán giải quyết tranh chấp kinh tế. Kết quả của việc hoà giải là một phương thức giải quyết vụ tranh chấp mà các bên đều có thể chấp nhận được. 3. Mục đích của việc giải quyết tranh chấp kinh tế bằng phương thức thương lượng, hoà giải a. Giải quyết tranh chấp kinh tế một cách nhanh gọn, ít tốn kém Đối với các nhà kinh doanh, thời gian là tiền bạc. Việc giải quyết các tranh chấp kéo dài sẽ làm cho họ không có điều kiện chú tâm vào các hoạt động kinh doanh, thương mại và có thể bỏ lỡ các cơ hội kinh doanh, dẫn đến các thua thiệt về kinh tế. Phương thức giải quyết tranh chấp kinh tế theo thủ tục trọng tài và thủ tục tư pháp đòi hỏi phải mất khá nhiều thời gian do các bên cũng như cơ quan trọng tài hoặc toà án phải thực hiện rất nhiều công đoạn do luật định như lập bộ hồ sơ và đơn gửi trọng tài hoặc toà án; nộp các khoản phí và lệ phí; chọn trọng tài viên; khai những điều có liên quan đến vụ tranh chấp; điều tra, thu thập thêm tài liệu, chứng cứ; mở phiên xét xử ở nhiều cấp... Còn đối với việc giải quyết tranh chấp kinh tế bằng phương thức thương lượng, hoà giải thì có thể giản tiện được hầu hết các công việc nói trên. Việc các bên gặp nhau để đàm phán, thương lượng có thể được tiến hành nhanh gọn, đơn giản, không qua nhiều T¹p chÝ luËt häc sè 1/2004 nghiªn cøu - trao ®æi cấp bậc, tầng nấc và không phải tuân thủ thời hạn nào. Ngoài ra, nếu các bên yêu cầu các cơ quan tài phán giải quyết các tranh chấp kinh tế, thương mại thì phải trả những khoản phí và lệ phí khá lớn. Trong khi đó, nếu các bên tự thương lượng trực tiếp với nhau hoặc hoà giải (có hoà giải viên) thì mức chi phí vật chất mà các bên bỏ ra là không đáng kể, tránh những thiệt thòi, bất lợi về mặt kinh tế cho các bên. b. Các bên tranh chấp có thể tập trung vào vấn đề chính của việc giải quyết tranh chấp, tránh được những vấn đề thuộc về thủ tục, hình thức Nếu việc giải quyết tranh chấp kinh tế được tiến hành ở các trung tâm trọng tài hoặc toà án, thủ tục thường rất rườm rà, phức tạp, theo đúng trình tự các bước. Nhiều khi, vì những lí do không quan trọng mà làm cho vụ việc phải kéo dài, đôi khi không giải quyết được vấn đề cơ bản, cốt lõi của sự tranh chấp. Khi vụ tranh chấp kinh tế được giải quyết theo phương thức thương lượng, hoà giải, các bên có thể tập trung ngay vào vấn đề cơ bản, cốt lõi của sự tranh chấp.(2) c. Bảo vệ được uy tín, vị thế của các nhà kinh doanh Trong hoạt động kinh doanh, thương mại, việc các nhà kinh doanh tạo được một “thương hiệu”, uy tín và một vị thế trong giới kinh doanh là hết sức quan trọng. Do vậy, việc phải đưa nhau ra cơ quan trọng tài hoặc toà án để kiện nhau hoặc hầu kiện là một việc mà các nhà kinh doanh không muốn, vì điều đó, theo tâm lí của người T¹p chÝ luËt häc sè 1/2004 11 phương Đông, làm ảnh hưởng bất lợi cho uy tín nghề nghiệp và vị thế của các nhà kinh doanh. Nếu vụ tranh chấp kinh tế, thương mại được giải quyết bằng thủ tục thương lượng, hoà giải thì đó là một việc “xử lí kín”, sẽ không ai biết gì về vụ tranh chấp này ngoài các bên có tranh chấp và hoà giải viên. Như vậy, uy tín nghề nghiệp, vị thế và danh dự của các bên sẽ được giữ vững, mối quan hệ kinh tế, thương mại với các đối tác khác sẽ được củng cố và ngày càng phát triển. d. Tiếp tục duy trì được các mối quan hệ kinh tế, thương mại giữa các bên Khi các bên có tranh chấp kinh tế đưa nhau ra cơ quan trọng tài hoặc toà án để yêu cầu các cơ quan này ra các phán quyết về việc giải quyết tranh chấp thì sẽ có bên “được” và bên “thua”. Điều đó gây ra tâm lí không thoải mái đối với các bên, nhất là bên “bị thua”. Vì vậy, việc tiếp tục duy trì các mối quan hệ kinh tế, thương mại giữa các bên sẽ bị ảnh hưởng xấu. Qua đó, hoạt động kinh tế, thương mại giữa các bên sẽ chịu nhiều ảnh hưởng bất lợi. Còn nếu các bên giải quyết tranh chấp kinh tế bằng phương thức thương lượng, hoà giải thì sẽ không có ai “được”, không có ai “bị thua”, các bên đều bình đẳng với nhau và các mối quan hệ kinh tế, thương mại giữa họ sẽ được tiếp tục duy trì, củng cố và phát triển. 4. Nguyên tắc của việc giải quyết tranh chấp kinh tế theo phương thức thương lượng, hoà giải Chúng tôi cho rằng việc giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại theo phương thức nghiªn cøu - trao ®æi thương lượng, hoà giải cần phải tuân theo những nguyên tắc sau: a. Các bên đều bình đẳng và tự do ý chí Khi các bên chọn phương thức thương lượng, hoà giải để giải quyết tranh chấp kinh tế có nghĩa là các bên tự nguyện tìm đến nhau để chủ động giải quyết các tranh chấp hoặc bất đồng. Các bên có quyền đưa ra các các cơ sở pháp lí và dẫn chứng thực tiễn để chứng minh cho các quyền và nghĩa vụ của mình. Các bên cũng thương lượng, cân nhắc điều hơn lẽ thiệt để tìm ra cách giải quyết tranh chấp hợp tình, hợp lí mà các bên đều có thể chấp nhận được. Với phương thức giải quyết tranh chấp như vậy thì có thể nói là không có “bên được”, “bên thua” mà các bên đều bình đẳng với nhau, đều bình đẳng trước pháp luật. Việc các bên nêu ra quan điểm và đề xuất phương hướng, biện pháp giải quyết tranh chấp cũng hoàn toàn là sự tự do ý chí, không ai có quyền bắt ép hoặc cưỡng bức ý chí của bất kì bên nào. b. Thái độ của các bên phải thẳng thắn, trung thực Để cho việc giải quyết tranh chấp kinh tế theo phương thức thương lượng, hoà giải đạt được kết quả mong muốn, các bên phải thương lượng, hoà giải với thái độ thẳng thắn và trung thực. Không bên nào được có biểu hiện gian dối, lừa đảo, vòng vo, vị kỉ, cố chấp... Những lời nói, hành vi có những tính chất trên của một bên hoặc của các bên (nếu có) sẽ làm cho việc thương lượng, hoà giải các tranh chấp kinh tế không đạt được những kết quả mong muốn, làm cho các 12 tranh chấp ngày càng thêm nghiêm trọng và sẽ chỉ có thể giải quyết được bằng thủ tục trọng tài hoặc thủ tục tư pháp. c. Quan điểm của các bên là tôn trọng các tập quán thương mại, thông cảm, tương trợ lẫn nhau Các tập quán thương mại (trong nước cũng như quốc tế) đã tồn tại từ lâu đời. Tuy đó là luật bất thành văn nhưng chúng vẫn có tác dụng rất quan trọng trong quá trình thực hiện các hoạt động kinh doanh, thương mại. Khi các bên đã chọn phương thức thương lượng, hoà giải để giải quyết các tranh chấp kinh tế giữa họ với nhau thì các bên cần tôn trọng các tập quán thương mại vốn có và thông cảm, tương trợ lẫn nhau. Các bên cần nhận rõ những khó khăn của nhau, giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau trong quá trình thực hiện hợp đồng. Bên nào có nhiều thuận lợi hơn cần giúp đỡ, hỗ trợ bên kia khắc phục những điều kiện bất lợi hoặc thiệt hại, chứ không nên nhất thiết cứ đòi hỏi quyền lợi của mình theo đúng như các quy định của pháp luật hiện hành. d. Kết quả thương lượng, hoà giải phải cụ thể, rõ ràng, dễ thực hiện Khi các bên đã ngồi lại được với nhau để giải quyết tranh chấp kinh tế theo phương thức thương lượng, hoà giải thì kết quả thương lượng, hoà giải cần phải cụ thể, rõ ràng chứ không thể chỉ là những thoả thuận chung chung, mập mờ, có tính nguyên tắc. Có như vậy thì các bên mới dễ thực hiện, dễ giám sát nhau trong việc thực hiện các thoả thuận, mới không phát sinh ra các mâu thuẫn và tranh chấp mới giữa các bên. T¹p chÝ luËt häc sè 1/2004 nghiªn cøu - trao ®æi đ. Kết quả thương lượng, hoà giải không được trái pháp luật Kết quả thương lượng, hoà giải có thể “linh động”, “mềm mại”, không cứng nhắc, máy móc như việc giải quyết tranh chấp theo phương thức trọng tài hoặc tư pháp nhưng không thể trái pháp luật. Bởi vì, nếu như vậy thì quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, của Nhà nước, của xã hội sẽ bị vi phạm. Các bên chỉ có thể thông cảm, tương trợ, nhường nhịn, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong phạm vi cho phép chứ không thể tuỳ tiện không đếm xỉa đến các quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề đang có tranh chấp. e. Các bên tôn trọng và tự giác thi hành kết quả thương lương, hoà giải Kết quả thương lượng, hoà giải đạt được là do các bên tự thoả thuận với nhau nên nó bảo đảm quyền lợi của các bên. Kết quả này không phải được hình thành từ phán quyết của các cơ quan tài phán. Do đó, các bên cần phải tôn trọng các kết quả thoả thuận đã đạt được và cần tự nguyện, tự giác thi hành kết quả thương lượng, hoà giải. Nếu một bên hoặc các bên không tôn trọng kết quả thương lượng, hoà giải, không tự giác thực hiện các kết quả này thì tranh chấp kinh tế, thương mại không thể được giải quyết một cách nhanh gọn và ổn thoả. f. Các bên bảo đảm giữ gìn bí mật những tài liệu, chứng cứ, quan điểm đưa ra trong quá trình thương lượng, hoà giải tranh chấp kinh tế Ưu điểm của phương thức giải quyết tranh chấp kinh tế bằng thương lượng, hoà giải là “xử lí kín” vụ việc có tranh chấp để T¹p chÝ luËt häc sè 1/2004 13 giữ gìn uy tín nghề nghiệp, vị thế trong thương trường của các bên. Đồng thời, việc giải quyết tranh chấp kinh tế ở đây là “mềm mỏng” và “linh hoạt” chứ không cứng nhắc, máy móc theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành nhằm giải quyết tranh chấp một cách nhanh gọn, có hiệu quả. Vì vậy, các bên cũng như hoà giải viên có nghĩa vụ, trách nhiệm giữ gìn bí mật những tài liệu, chứng cứ, quan điểm do các bên đưa ra trong quá trình thương lượng, hoà giải tranh chấp kinh tế; không được công khai hoá các tài liệu, chứng cứ, quan điểm đó hoặc sử dụng các quan điểm, đề xuất của các bên trong phương thức giải quyết tranh chấp bằng thủ tục trọng tài hoặc thủ tục tư pháp sau này.(3) 5. Nội dung của việc giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại bằng thương lượng, hoà giải Nội dung của việc giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại theo phương thức thương lượng, hoà giải là những công việc cụ thể mà các bên cần phải làm rõ và tiến hành nhằm giải quyết tranh chấp giữa các bên một cách thiết thực và có hiệu quả. Nội dung của việc giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại bằng thương lượng, hoà giải bao gồm những công việc như sau: a. Xác định rõ các quyền và nghĩa vụ của mỗi bên Các bên phải xác định rõ các quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trên cơ sở cam kết hoặc hợp đồng đã được kí kết. Các quyền và nghĩa vụ của các bên có được xác định rõ thì các bên mới có căn cứ để thương lượng, thoả thuận với nhau, mới giải quyết được tranh nghiªn cøu - trao ®æi chấp một cách cụ thể và thiết thực. b. Xác định trách nhiệm cụ thể đối với các bên Sau khi đã xác định rõ các quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, các bên cần xác định trách nhiệm cụ thể mà mỗi bên phải thực hiện để làm cho tranh chấp kinh tế được giải quyết. Trách nhiệm này có thể không đồng nhất với các quyền và nghĩa vụ cụ thể của mỗi bên theo hợp đồng đã kí kết hoặc theo pháp luật hiện hành mà có thể khác đi (trong phạm vi có thể) theo nguyên tắc là các bên thông cảm và tương trợ lẫn nhau trong việc giải quyết tranh chấp. c. Xác định những biện pháp tiếp theo nếu một bên hoặc các bên không thi hành nghiêm chỉnh kết quả thương lượng, hoà giải Khi đã chọn phương thức thương lượng, hoà giải để giải quyết các tranh chấp kinh tế, nói chung các bên thường muốn giải quyết vụ tranh chấp một cách nhanh gọn, ít tốn kém về thời gian, tiền bạc. Tuy vậy, các bên vẫn cần lường trước những khả năng có thể xảy ra để tránh bị động và giải quyết tranh chấp kinh tế một cách dứt điểm, có hiệu quả. Ví dụ, trong biên bản ghi nhận sự thoả thuận của các bên cần ghi rằng: Nếu một bên hoặc các bên không thi hành nghiêm túc kết quả thương lượng, hoà giải đã đạt được thì một bên hoặc các bên cần tiến hành các công việc cần thiết để đưa vụ tranh chấp ra cơ quan trọng tài hoặc toà án yêu cầu giải quyết dứt điểm. 6. Thủ tục giải quyết tranh chấp kinh tế theo phương thức thương lượng, hoà giải Thủ tục giải quyết tranh chấp kinh tế 14 theo phương thức thương lượng, hoà giải là trình tự những bước công việc mà các bên cần phải tiến hành để giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại. Thủ tục này bao gồm những bước như sau: a. Các bên nêu vấn đề và nguyện vọng giải quyết tranh chấp bằng thương lượng hoặc hoà giải Khi một hoặc các bên phát hiện thấy có tranh chấp kinh tế, thương mại thì một bên hoặc các bên phải liên hệ ngay với bên kia, thông báo cho bên kia biết quan điểm và ý định giải quyết tranh chấp bằng thủ tục thương lượng hoặc hoà giải. Nếu bên kia chấp nhận phương thức giải quyết tranh chấp bằng thương lượng, hoà giải thì tranh chấp sẽ được giải quyết theo phương thức thương lượng hoặc hoà giải. Nếu một bên không chấp nhận phương thức giải quyết tranh chấp bằng thương lượng, hoà giải thì vụ việc sẽ được đưa ra giải quyết tại cơ quan trọng tài hoặc toà án. b. Các bên chọn hoà giải viên Nếu các bên chọn phương thức thương lượng để giải quyết tranh chấp kinh tế thì họ sẽ trực tiếp gặp nhau để đàm phán, thương lượng, tìm ra một phương án thoả đáng cho việc giải quyết tranh chấp. Nếu các bên chọn phương thức hoà giải để giải quyết tranh chấp kinh tế thì có thể tiến hành một trong những phương án sau: 1) Các bên cùng chọn một hoà giải viên; 2) Mỗi bên chọn cho mình một hoà giải viên; 3) Mỗi bên chọn cho mình một hoà giải viên; sau đó, các hoà giải viên này thống nhất chọn ra một hoà giải viên đứng đầu nhóm hoà giải. T¹p chÝ luËt häc sè 1/2004 nghiªn cøu - trao ®æi Mỗi phương án này đều có điểm ưu việt riêng của nó. c. Thương lượng, hoà giải trực tiếp Thương lượng, hoà giải trực tiếp là phương thức thương lượng, hoà giải mà các bên có trụ sở ở gần nhau trực tiếp gặp gỡ nhau để thương lượng, đàm phán về việc giải quyết tranh chấp kinh tế. Trong thủ tục thương lượng, hoà giải trực tiếp hầu như không có nhiều thư từ, công văn giữa các bên, tốn ít thời gian, công sức của các bên, việc giải quyết tranh chấp linh động và nhanh gọn. d. Thương lượng, hoà giải gián tiếp Trong trường hợp các bên có trụ sở ở xa nhau, khó có thể gặp mặt nhau để thương lượng, hoà giải trực tiếp, họ có thể tiến hành việc thương lượng, hoà giải gián tiếp bằng cách gửi cho nhau và cho hoà giải viên các công văn, tài liệu, thư từ thể hiện quan điểm, ý kiến, nguyện vọng giải quyết tranh chấp của mình. Hoà giải viên sẽ thông báo cho các bên về những vấn đề liên quan hoặc hỗ trợ cho việc hoà giải và nêu ra những gợi ý, khuyến nghị cần thiết. Nếu các bên không tự tìm ra được cách thức giải quyết tranh chấp có hiệu quả thì hoà giải viên có thể đưa ra một số phương án giải quyết tranh chấp thích hợp để các bên lựa chọn. đ. Ghi nhận kết quả thương lượng, hoà giải Kết quả việc giải quyết tranh chấp kinh tế bằng thủ tục hoà giải, thương lượng phải được ghi thành một biên bản, có kí tên, đóng dấu của đại diện có thẩm quyền của các bên. Cần chú ý rằng biên bản ghi nhận kết quả T¹p chÝ luËt häc sè 1/2004 15 thương lượng, hoà giải không phải là một văn bản có tính cưỡng chế như một phán quyết của trọng tài thương mại hoặc như một bản án của toà kinh tế. 7. Những đề xuất, kiến nghị Qua nghiên cứu, tác giả xin nêu ra một số đề xuất, kiến nghị về việc giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại bằng phương thức thương lượng, thoả thuận như sau: a. Cần tham khảo các quy định của nước ngoài và quốc tế về giải quyết tranh chấp kinh tế bằng thương lượng, hoà giải Về mặt lí luận, việc giải quyết tranh chấp kinh tế bằng phương thức thương lượng, hoà giải ở Việt Nam còn khá mới mẻ, tuy rằng trong thực tiễn từ xưa tới nay, các nhà kinh doanh cũng đã áp dụng những phương thức này. Trên thế giới, việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng phương thức thương lượng, hoà giải đã được nghiên cứu và áp dụng từ khá lâu. Ngày 4/12/1980 Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Nghị quyết số 35/52 ban hành Quy tắc hoà giải của Uỷ ban của Liên hợp quốc về Luật thương mại quốc tế (gồm 20 điều); Năm 1988, Phòng thương mại quốc tế ở London cũng đã đưa ra Quy tắc hoà giải lựa chọn ICC; Năm 1987, Trung tâm hoà giải Bắc Kinh (Trung Quốc) cũng đã được thành lập và ban hành một quy trình hoà giải ngắn gọn, linh hoạt. Các giáo sư Mĩ cũng đã đưa ra quy trình hoà giải FolbergTaylor gồm bảy bước... Đây là những kinh nghiệm rất đáng để chúng ta tham khảo khi xây dựng hệ thống pháp luật về phương thức giải quyết tranh chấp kinh tế bằng thương nghiªn cøu - trao ®æi lượng, hoà giải ở nước ta. b. Xây dựng và ban hành Pháp lệnh giải quyết tranh chấp kinh tế bằng thương lượng, hoà giải Nhà nước ta đã xây dựng và ban hành Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế (1994), Pháp lệnh trọng tài thương mại (2003) để giải quyết các tranh chấp kinh tế trong tố tụng thì cũng cần xây dựng và ban hành Pháp lệnh giải quyết tranh chấp kinh tế bằng thương lượng, hoà giải, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết các tranh chấp kinh tế ngoài tố tụng. Đây là văn bản pháp lí rất cần thiết và quan trọng nhằm hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về giải quyết các tranh chấp kinh tế, thương mại. c. Thành lập các trung tâm hoà giải các tranh chấp kinh tế; định ra các tiêu chuẩn đối với hoà giải viên và tuyển chọn các hoà giải viên Trên thế giới đã có nhiều trung tâm hoà giải các tranh chấp kinh tế, thương mại được xây dựng và hoạt động có hiệu quả. Chúng ta cũng đang tiến hành việc hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, tham khảo, học tập các kinh nghiệm tốt của thế giới trong nhiều lĩnh vực. Việc xây dựng các trung tâm hoà giải tranh chấp kinh tế ở Việt Nam là rất cần thiết và hợp quy luật, đáp ứng yêu cầu bức xúc của các nhà kinh doanh hiện nay. Các hoà giải viên cần phải thoả mãn các tiêu chuẩn như có trình độ cao đẳng, đại học về pháp lí, kinh tế hoặc kĩ thuật; nhiệt tình, trung thực; có nghệ thuật thuyết phục, định hướng hành động cho người khác; có trình độ ngoại ngữ cần thiết... 16 d. Biên soạn, phát hành tài liệu về các vụ tranh chấp kinh tế đã được giải quyết bằng thương lượng, hoà giải Việc biên soạn, phát hành tài liệu về các vụ tranh chấp kinh tế đã được giải quyết bằng phương thức thương lượng, hoà giải là rất cần thiết để các nhà hoạch định chính sách, các nhà làm luật, những người làm công tác giảng dạy, đào tạo cũng như các nhà kinh doanh tham khảo trong việc giải quyết những vấn đề về hoặc liên quan tới việc giải quyết tranh chấp kinh tế bằng thương lượng, hoà giải. đ. Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về giải quyết tranh chấp kinh tế bằng thương lượng, hoà giải cho các cán bộ của doanh nghiệp và cho các hoà giải viên Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, các nhà kinh doanh phải tích cực tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về giải quyết tranh chấp kinh tế bằng thương lượng, hoà giải cho những người có liên quan để bảo đảm cho hệ thống các văn bản pháp luật về giải quyết tranh chấp bằng thương lượng, hoà giải được thực hiện một cách nghiêm túc, đạt được hiệu quả thiết thực, góp phần làm cho hoạt động kinh tế, thương mại của nước ta đạt được những kết quả ngày càng to lớn./. (1).Xem: Trần Đình Hảo, "Hoà giải, thương lượng trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế", Tạp chí nhà nước và pháp luật, số 1/2000, tr. 30. (2).Xem: Dương Thanh Mai - Hoàng Đức Thắng, "Hoà giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế", Dự án VIE- 94/003, H. 1994. (3).Xem: Điều 6 Quy tắc hoà giải lựa chọn ICC; Điều 14 Quy tắc hoà giải của UNCITRAL. T¹p chÝ luËt häc sè 1/2004
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.