Báo cáo Quan hệ lao động 2017

pdf
Số trang Báo cáo Quan hệ lao động 2017 58 Cỡ tệp Báo cáo Quan hệ lao động 2017 2 MB Lượt tải Báo cáo Quan hệ lao động 2017 1 Lượt đọc Báo cáo Quan hệ lao động 2017 40
Đánh giá Báo cáo Quan hệ lao động 2017
4 ( 3 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 58 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

BỘ LAO ĐỘNG - T HƯƠNG BI NH VÀ XÃ HỘI BÁ O C Á O QUAN HỆ LAO Đ Ộ N G Hà N ộ i - n ă m 2 0 1 8 2 017 Báo cáo Quan hệ lao động II Báo cáo Quan hệ lao động LỜI TỰA Chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước là hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động và quan hệ lao động, hướng tới xây dựng và phát triển quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ, khơi dậy và phát huy các lợi thế về nguồn lực lao động của Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Thời gian qua, quan hệ lao động ở Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực, góp phần đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao đời sống, thu nhập của người lao động, giảm thiểu tranh chấp lao động và đình công, cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát triển. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, đặc biệt khi Việt Nam tham gia Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, hướng tới ký kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu, nhằm cung cấp bức tranh toàn diện về quan hệ lao động hiện nay cũng như đề xuất các định hướng để xây dựng và phát triển quan hệ lao động phù hợp với xu thế phát triển, Ủy ban Quan hệ Lao động xây dựng và phát hành Báo cáo về quan hệ lao động ở Việt Nam năm 2017. Báo cáo Quan hệ lao động được xây dựng trên cơ sở đánh giá việc triển khai trên thực tiễn các quan điểm chỉ đạo của Đảng và hệ thống chính sách pháp luật hiện hành về lao động và quan hệ lao động, sử dụng các cơ sở dữ liệu quốc gia, tổng hợp tình hình tổ chức thực hiện của các địa phương, sự hiện diện của tổ chức công đoàn và đưa ra những nhận định, bài học kinh nghiệm từ thực tiễn, hướng tới xây dựng và phát triển quan hệ lao động hài hòa trong thời gian tới. Báo cáo được xây dựng và hoàn thiện trên cơ sở ý kiến tham vấn của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, các thành viên của Ủy ban Quan hệ lao động, các chuyên gia trong nước về lĩnh vực lao động và quan hệ lao động và các chuyên gia của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO). Ủy ban Quan hệ lao động xin chân thành cảm ơn sự hợp tác và tham gia góp ý của quý cơ quan đơn vị và sự hỗ trợ của Dự án Khung khổ quan hệ lao động mới (NIRF) của ILO do Bộ Lao động Hoa Kỳ (NIRF USDOL) và Chính phủ Canada (NIRF Canada) tài trợ. Trân trọng cảm ơn! Doãn Mậu Diệp Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Phó chủ tịch Ủy ban Quan hệ lao động Báo cáo Quan hệ lao động IV Báo cáo Quan hệ lao động MỤC LỤC I. TỔNG QUAN VỀ QUAN HỆ LAO ĐỘNG ..................................................... 3 1. Khái quát chung về quan hệ lao động ........................................................... 3 2. Mô hình quan hệ lao động............................................................................. 4 3. Đặc trưng của quan hệ lao động ở Việt Nam ................................................ 4 II. TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ LAO ĐỘNG ............................................................................................................................... 6 III. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VỀ QUAN HỆ LAO ĐỘNG ........................................................................................................ 10 1. Quan điểm chỉ đạo của Đảng về quan hệ lao động ..................................... 10 2. Hệ thống pháp luật về quan hệ lao động ..................................................... 12 IV. THỰC TRẠNG QUAN HỆ LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM ........................... 14 1. Chủ thể quan hệ lao động ............................................................................ 14 2. Tương tác giữa các chủ thể về quan hệ lao động ........................................ 21 3. Giải quyết tranh chấp lao động ................................................................... 26 4. Đình công .................................................................................................... 30 5. Các tiêu chuẩn lao động tác động đến quan hệ lao động ............................ 32 6. Các yếu tố khác tác động đến quan hệ lao động ......................................... 36 V. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ .............................................................................. 38 1. Kết quả đạt được ......................................................................................... 38 2. Tồn tại và nguyên nhân ............................................................................... 39 VI. BỐI CẢNH KINH TẾ XÃ HỘI TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ LAO ĐỘNG THỜI GIAN TỚI ................................................................................................. 42 1. Các yếu tố trong nước ................................................................................. 42 2. Các yếu tố bên ngoài: .................................................................................. 43 3. Thời cơ và thách thức tác động đến quan hệ lao động................................ 43 VII. QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUAN HỆ LAO ĐỘNG THỜI GIAN TỚI ........................................................................................................... 44 1. Quan điểm ................................................................................................... 44 2. Giải pháp trong thời gian tới ....................................................................... 45 3. Khuyến nghị ................................................................................................ 49 1 Báo cáo Quan hệ lao động CÁC CHỮ VIẾT TẮT BLĐTB&XH: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội CĐCS: Công đoàn cơ sở DNDD: Doanh nghiệp dân doanh ĐTTNLV: Đối thoại tại nơi làm việc GQTCLĐ: Giải quyết tranh chấp lao động HĐTLQG: Hội đồng Tiền lương quốc gia KTTT: Kinh tế thị trường QHLĐ: Quan hệ lao động NLĐ: Người lao động NSDLĐ: Người sử dụng lao động TLTT: Thương lượng tập thể TƯLĐTT: Thỏa ước lao động tập thể UBQHLĐ: Ủy ban Quan hệ lao động XHCN: Xã hội chủ nghĩa 2 Báo cáo Quan hệ lao động I. TỔNG QUAN VỀ QUAN HỆ LAO ĐỘNG 1. Khái quát chung về quan hệ lao động Quan hệ lao động (QHLĐ) là quan hệ giữa người lao động (NLĐ), tập thể NLĐ với người sử dụng lao động (NSDLĐ) và tổ chức đại diện NSDLĐ, được xác lập trên cơ sở pháp luật lao động bao gồm các tiêu chuẩn về lao động, cơ chế xác lập và vận hành QHLĐ, thiết chế giải quyết tranh chấp lao động, vai trò của các bên trong QHLĐ. Theo Bộ luật Lao động, QHLĐ là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa NLĐ và NSDLĐ. Quan hệ lao động do nhiều chủ thể tương tác với nhau, gồm: NLĐ và tổ chức đại diện của NLĐ, NSDLĐ và tổ chức đại diện của NSDLĐ, cơ quan nhà nước. Các chủ thể QHLĐ tương tác thông qua cơ chế tham vấn, đối thoại, thương lượng tạo thành cơ chế vận hành của QHLĐ. Trong đó có cơ chế hai bên (NLĐ, đại diện của NLĐ với NSDLĐ; đại diện của NLĐ với đại diện NSDLĐ) và cơ chế ba bên (Nhà nước - đại diện NSDLĐ - đại diện của NLĐ). - Cơ chế ba bên được hình thành trên cơ sở tương tác giữa Chính phủ với tổ chức đại diện NLĐ và tổ chức đại diện NSDLĐ, trong đó Chính phủ có vai trò chính trong việc tham vấn ý kiến của các bên về những vấn đề liên quan đến việc xây dựng, ban hành các chính sách pháp luật về QHLĐ; đối thoại để giải quyết những vướng mắc cũng như hỗ trợ các bên trong việc triển khai thực hiện các quy định của pháp luật lao động, xây dựng QHLĐ hài hòa. Cơ chế ba bên được hình thành ở cấp quốc gia và cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. - Cơ chế hai bên được hình thành trên cơ sở tương tác giữa NLĐ, tổ chức đại diện của NLĐ với NSDLĐ động trong phạm vi doanh nghiệp hoặc giữa tổ chức đại diện của NLĐ với tổ chức đại diện của NSDLĐ trong phạm vi ngành thông qua cơ chế đối thoại, thương lượng, thỏa thuận để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của cả hai bên, xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định tiến bộ. Quan hệ lao động được phân loại theo các tiêu chí sau: a) Theo chủ thể - Quan hệ lao động cá nhân giữa các cá nhân NLĐ với NSDLĐ và QHLĐ tập thể giữa đại diện tập thể NLĐ và NSDLĐ (quan hệ hai bên). - Quan hệ giữa đại diện NLĐ với đại diện NSDLĐ và với nhà nước (quan hệ ba bên). 3 Báo cáo Quan hệ lao động b) Theo nội dung QHLĐ có quan hệ về việc làm, tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, điều kiện lao động, bảo hiểm xã hội, kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất, quyền và nghĩa vụ của các bên, quan hệ trong quá trình GQTCLĐ... c) Theo cấp độ của QHLĐ có QHLĐ cấp quốc gia, cấp địa phương, cấp ngành và cấp doanh nghiệp: - Trong phạm vi quốc gia là quan hệ giữa Chính phủ, tổ chức đại diện NLĐ và tổ chức đại diện NSDLĐ ở Trung ương. - Ở cấp địa phương là quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương với tổ chức đại diện của NLĐ, tổ chức đại diện NSDLĐ ở địa phương. - Ở cấp ngành và doanh nghiệp là quan hệ giữa tổ chức đại diện NLĐ (công đoàn ngành và công đoàn cơ sở) với tổ chức đại diện NSDLĐ của ngành và NSDLĐ tại doanh nghiệp. 2. Mô hình quan hệ lao động Trên thế giới tồn tại nhiều mô hình QHLĐ khác nhau: mô hình QHLĐ các nước Châu Âu, mà điển hình là Bắc Âu, trong một doanh nghiệp tồn tại nhiều tổ chức công đoàn và được liên kết theo ngành, TƯLĐTT được thương lượng và ký kết theo ngành; mô hình QHLĐ của Mỹ, được phép tồn tại nhiều công đoàn, với số công đoàn cấp quốc gia nhiều hơn so với các nước khác, mỗi một đơn vị chỉ được chọn hay bầu một tổ chức đại diện của NLĐ, TƯLĐTT thường diễn ra trong phạm vi doanh nghiệp; mô hình QHLĐ của các nước Đông Bắc Á phát triển, như Nhật Bản, Hàn Quốc, tổ chức công đoàn được thành lập trong phạm vi doanh nghiệp, và trong một doanh nghiệp tồn tại nhiều tổ chức công đoàn, TƯLĐTT cũng được diễn ra chủ yếu ở cấp doanh nghiệp. - Ở Việt Nam, hiện đang áp dụng mô hình QHLĐ chỉ có một tổ chức công đoàn trong một doanh nghiệp. Công đoàn Việt Nam là tổ chức duy nhất của NLĐ, có chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của NLĐ, được vận hành trong một hệ thống thống nhất từ Trung ương đến cơ sở theo Luật Công đoàn, trong đó công đoàn cơ sở được (CĐCS) thành lập và hoạt động trong phạm vi một doanh nghiệp. Theo quy định của pháp luật, công đoàn vừa đối tác, vừa là yếu tố tích cực tác động đến phát triển của doanh nghiệp. 3. Đặc trưng của quan hệ lao động ở Việt Nam Quan hệ lao động trong các nước có nền kinh tế thị trường có những đặc trưng cơ bản. Thứ nhất, QHLĐ là quan hệ vừa mang tính chất kinh tế, vừa mang tính chất xã hội; thứ hai, vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn; thứ ba, vừa bình đẳng, 4 Báo cáo Quan hệ lao động vừa không bình đẳng; thứ tư, vừa mang tính chất cá nhân, vừa mang tính chất tập thể. Tuy nhiên, biểu hiện cụ thể các đặc trưng này ở các nước khác nhau có thể có những điểm khác nhau. Đối với Việt Nam, về cơ bản, QHLĐ cũng mang đầy đủ 4 đặc trưng nêu trên. Song đây là vấn đề rất mới, đang trong quá trình hình thành, phát triển với những đặc điểm rất đặc thù cần phải lưu ý nhằm phát triển QHLĐ vừa tuân thủ những nguyên tắc của thị trường, vừa phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam. Các đặc điểm đó là : - Thứ nhất: Việt Nam là nước từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp tồn tại khá lâu trước đây, từng bước chuyển sang nền KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) cho nên nhận thức của các chủ thể về QHLĐ còn ở mức độ khác nhau. Nhất là nhận thức của NLĐ, tổ chức đại diện của NLĐ và vai trò, trách nhiệm của mình về QHLĐ trong cơ chế thị trường còn mờ nhạt, chậm đổi mới. Khả năng thực hiện quyền tự thương lượng, thỏa thuận trong việc lựa chọn việc làm, nơi làm việc và các vấn đề liên quan đến lợi ích của NLĐ còn hạn chế. - Thứ hai: QHLĐ ở nước ta được thiết lập và thực hiện trong tình trạng mất cân đối giữa cung và cầu lao động. Trạng thái của QHLĐ phụ thuộc rất nhiều vào tương quan cung cầu trong thị trường lao động, tức là mối quan hệ giữa nguồn cung và cầu sức lao động. Ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, cung lao động luôn nhiều hơn cầu lao động, sự mất cân đối này không chỉ là về số lượng mà còn cả về chất lượng sức lao động, đã tác động không nhỏ đến QHLĐ. Như vậy NLĐ luôn luôn ở vai trò vị thế yếu hơn so với NSDLĐ trong việc thương lượng, thỏa thuận về các vấn đề liên quan đến QHLĐ. - Thứ ba: Thể chế KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam tuy đã được thiết lập để tạo hành lang, khung khổ pháp lý cho QHLĐ hình thành và phát triển, nhưng chưa được hoàn thiện, nhất là pháp luật về QHLĐ còn có một số vấn đề chưa phù hợp với KTTT, hội nhập quốc tế và trong điều kiện kinh tế - xã hội luôn vận động phát triển nên phải thường xuyên bổ sung, sửa đổi. - Thứ tư: Doanh nghiệp Việt Nam phát triển khá mạnh trong những năm gần đây, nhưng có 98% là doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, trình độ và năng lực cạnh tranh còn thấp, chưa có mối liên kết theo ngành để hình thành các chủ thể QHLĐ của ngành. Lao động trong các doanh nghiệp những năm gần đây được tuyển dụng chủ yếu từ nông thôn và nông dân, đội ngũ công nhân lành nghề còn ít và chưa hình thành đội ngũ công nhân nhiều đời, cha truyền con nối. 5 Báo cáo Quan hệ lao động - Thứ năm: Thiết chế chính trị của Việt Nam cũng có những điểm khác với các nước. Mặc dù mô hình của Việt Nam là phát triển nền KTTT định hướng XHCN có sự quản lý, điều tiết của Nhà nước, song các thiết chế QHLĐ có một số điểm khác với nguyên tắc thị trường, nhất là về thiết chế đại diện người sử dụng lao động và người lao động. II. TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ LAO ĐỘNG 1. Kinh tế Việt Nam trong những năm qua tiếp tục ổn định và có bước tăng trưởng khá, giai đoạn 2011 - 2015, mặc dù do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam vẫn đạt 5,9%/năm, năm 2016 đạt 6,21%, năm 2017 đạt 6,81%. Trong khi đó chỉ số giá tiêu dùng bình quân giai đoạn 2015- 2017 đạt mức bình quân dưới 4%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 2.109 USD/năm, năm 2016 đạt 2.215 USD/người, năm 2017 đạt 2.385 USD/ người. Biểu 1. Tốc độ tăng trưởng GDP và chỉ số giá tiêu dùng 10.000% 9.000% 8.000% 7.000% 6.000% 5.000% 4.000% 3.000% 2.000% 1.000% .000% 9.210% 6.600% 5.980% 6.810% 6.680% 6.210% 5.030% 5.420% 3.530% 4.090% 2.660% .630% Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tốc độ tăng trưởng GDP Chỉ số lạm phát Nguồn: Tổng cục thống kê Cơ cấu kinh tế của Việt Nam chuyển dịch theo hướng hiện đại, giảm khu vực nông nghiệp, tăng khu vực dịch vụ và công nghiệp. Năm 2016, tỷ trọng cơ cấu GDP trong ngành nông nghiệp đạt 16,32%, công nghiệp đạt 32,72% và dịch vụ đạt 40,92%; năm 2017, tỷ trọng cơ cấu GDP trong ngành nông nghiệp đạt 15,34%, công nghiệp đạt 33,34% và dịch vụ đạt 41,32%. Đã hình thành, phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp tập trung nhằm thu hút vốn đầu tư phát triển. 6
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.