Báo cáo " Pháp luật hình sự Việt Nam với việc bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp "

pdf
Số trang Báo cáo " Pháp luật hình sự Việt Nam với việc bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp " 6 Cỡ tệp Báo cáo " Pháp luật hình sự Việt Nam với việc bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp " 119 KB Lượt tải Báo cáo " Pháp luật hình sự Việt Nam với việc bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp " 0 Lượt đọc Báo cáo " Pháp luật hình sự Việt Nam với việc bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp " 8
Đánh giá Báo cáo " Pháp luật hình sự Việt Nam với việc bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp "
4.6 ( 8 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

nghiªn cøu - trao ®æi Ths. §µo LÖ Thu * 1. Quyền sở hữu công nghiệp (SHCN) là một trong những quyền dân sự quan trọng của công dân. Đặc biệt, khi nền kinh tế phát triển đến một trình độ nhất định, vấn đề bảo hộ quyền SHCN càng được đặt ra một cách cấp thiết. Điều đó giúp tạo ra môi trường pháp lí an toàn, lành mạnh cho những hoạt động sáng tạo trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, góp phần đưa nền kinh tế đi lên. Việc bảo hộ quyền SHCN được tiến hành bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó sử dụng pháp luật hình sự được xem là một trong những biện pháp cần thiết và đã trở nên phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Vào những năm 1980, Nhà nước ta đã quan tâm hơn đến vấn đề bảo vệ quyền SHCN. Đây chính là kết quả của sự thay đổi nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ những tri thức sáng tạo của con người góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế và đời sống xã hội. Mở đầu cho những hoạt động lập pháp hình sự có ý nghĩa đối với việc bảo vệ quyền SHCN là việc xây dựng điều luật quy định về các tội phạm liên quan đến quyền SHCN tại Chương VII “Các tội phạm về kinh tế” của Bộ luật hình sự (BLHS) năm 1985. Đó là Điều 167 BLHS quy định tội làm hàng giả và tội buôn bán hàng giả. Như vậy, ngay từ khi ban hành BLHS đầu tiên của nước Cộng hoà XHCN t¹p chÝ luËt häc sè 5/2007 Việt Nam vào năm 1985, Nhà nước ta đã chủ trương coi quyền SHCN là một trong những khách thể bảo vệ của luật hình sự. Trong những năm gần đây, sự phát triển của nền kinh tế thị trường với những biến đổi sâu sắc trong đời sống xã hội của đất nước đã dẫn đến những diễn biến phức tạp của các vi phạm pháp luật về bảo hộ quyền SHCN. Số lượng các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này ngày càng tăng đã khiến cho hoạt động quản lí nhà nước gặp không ít khó khăn, đồng thời cũng làm cho các chủ sở hữu chịu những thiệt hại nghiêm trọng về quyền lợi. Đứng trước thực trạng đó, việc xây dựng và tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật trong đó có văn bản pháp luật hình sự về bảo hộ quyền SHCN là hết sức cần thiết. Với tinh thần này, Bộ luật hình sự năm 1999 quy định các tội: Tội buôn bán hàng giả (Điều 156); tội buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 157); tội buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng vật nuôi (Điều 158); tội vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (Điều 170); tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 171). * Giảng viên Khoa luật hình sự Trường Đại học Luật Hà Nội 43 nghiªn cøu - trao ®æi Những quy định này đã thể hiện sự phát triển của hệ thống pháp luật trong nền kinh tế thị trường - sự phản ánh kịp thời những đòi hỏi mới của tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 2. Trong các tội phạm này, tội vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền SHCN (Điều 170) là tội phạm mới được bổ sung vào BLHS 1999. Việc quy định tội phạm này đã tạo cơ sở pháp lí cho việc truy cứu trách nhiệm hình sự người có thẩm quyền trong việc cấp văn bằng bảo hộ quyền SHCN khi người đó có hành vi vi phạm nghiêm trọng trong hoạt động thực thi nhiệm vụ của mình. Đó là hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước đối với hoạt động cấp văn bằng bảo hộ quyền SHCN như: Không cấp văn bằng cho các chủ thể đã có đủ điều kiện được cấp; cấp văn bằng không đúng quy định về thời gian, thủ tục; cấp văn bằng bảo hộ cho những đối tượng SHCN mà trước đó đối tượng này đã được cấp văn bằng bảo hộ cho một chủ sở hữu công nghiệp khác v.v... Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 171 BLHS) mới về mặt tên gọi song không phải là tội phạm mới. Một trong những dạng hành vi của tội phạm này đã từng được phản ánh trong cấu thành của tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo quy định tại Điều 167 của BLHS năm 1985. Hành vi phạm tội không chỉ xâm phạm chế độ quản lí nhà nước về bảo hộ quyền SHCN mà còn trực tiếp gây thiệt hại cho quyền và lợi ích của chủ sở hữu hợp pháp của các đối tượng quyền SHCN. Đối tượng của tội 44 phạm này là các đối tượng quyền SHCN đang được bảo hộ hợp pháp tại Việt Nam. Đó là sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi, xuất xứ hàng hóa v.v.. Đây là các sản phẩm trí tuệ của con người, những loại tài sản vô hình song lại có khả năng đem lại những lợi ích vật chất vô cùng to lớn cho chủ sở hữu nói riêng và cho toàn xã hội nói chung khi nó được ứng dụng vào thực tiễn. Như vậy, khi hành vi phạm tội được thực hiện thì cần hiểu rằng hành vi đó tác động lên kết quả của sự sáng tạo, lên các dạng tồn tại mang tính vật chất của các đối tượng quyền SHCN đang được bảo hộ. Điều 171 quy định hai loại hành vi khách quan của tội phạm là chiếm đoạt hoặc sử dụng bất hợp pháp các đối tượng sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ tại Việt Nam. Ở đây cần thống nhất rằng việc chiếm đoạt được thực hiện đối với những đối tượng vật chất là hình thức biểu hiện ra ngoài thế giới khách quan của các đối tượng SHCN được bảo hộ, ví dụ như chiếm đoạt một bản thiết kế, một kết quả nghiên cứu bằng văn bản, một mô hình, một mẫu vẽ v.v.. Hành vi chiếm đoạt ở đây không nên được hiểu một cách thuần tuý giống như hành vi chiếm đoạt tài sản thông thường vì đối tượng của tội phạm ở đây là loại tài sản vô hình rất đặc biệt. Đây chỉ nên được hiểu là việc chiếm lấy kết quả của sự sáng tạo đã được bảo hộ thể hiện dưới bất kì hình thức nào. Ngoài hai tội phạm kể trên, BLHS năm 1999 còn quy định một số tội phạm khác có liên quan đến quyền SHCN, đó là tội buôn t¹p chÝ luËt häc sè 5/2007 nghiªn cøu - trao ®æi bán hàng giả (Điều 156); tội buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 157); tội buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng vật nuôi (Điều 158). Các tội phạm này có một số điểm chung là: Đều là hành vi mua đi bán lại loại hàng hoá biết rõ là giả (trong đó bao gồm cả những mặt hàng giả được sản xuất vi phạm quyền SHCN) và đều có hình phạt được quy định nghiêm khắc hơn rất nhiều so với hình phạt được quy định đối với hai tội được quy định tại Điều 170 và Điều 171 của BLHS. 3. Tuy những quy định nêu trên trong BLHS năm 1999 đã tạo được cơ sở pháp lí cần thiết cho việc bảo vệ quyền SHCN song chúng vẫn còn những bất cập nhất định. Về mặt lí luận, một trong các yêu cầu của việc quy định các tội xâm phạm trật tự quản lí kinh tế nói chung và các tội phạm liên quan đến quyền SHCN nói riêng là các quy định đó phải phù hợp với hệ thống các quy định pháp luật về quản lí kinh tế của Nhà nước ta hiện nay. Như vậy, việc xây dựng cấu thành tội phạm của các tội trong lĩnh vực SHCN phải dựa trên cơ sở và phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành về các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực SHCN. Vừa qua, Bộ luật dân sự năm 2005 đã được ban hành. Theo đó đã có một số thay đổi nhất định trong các quy định về bảo hộ quyền SHCN. Sự thay đổi này đòi hỏi phải có những điều chỉnh tương ứng của pháp luật hình sự về bảo hộ quyền SHCN. Trước hết, quy định về tội vi phạm quy t¹p chÝ luËt häc sè 5/2007 định về cấp văn bằng bảo hộ quyền SHCN (Điều 170 BLHS) cần được sửa đổi. Tội phạm này được thực hiện bởi chủ thể là những cán bộ nhà nước có thẩm quyền trong việc cấp văn bằng bảo hộ quyền SHCN và với lỗi cố ý. Vì vậy, đây được xem là loại tội phạm có mức độ nguy hiểm cho xã hội tương đương với một số tội phạm khác cùng được quy định trong Chương XVI-BLHS năm 1999 như: Tội vi phạm các quy định về quản lí đất đai (Điều 174), tội vi phạm các quy định về quản lí rừng (Điều 176) v.v.. Điều đó đã được chứng minh bằng mức độ nghiêm khắc tương đương của hình phạt được quy định đối với các tội phạm này. Tuy nhiên, các hành vi được quy định tại Điều 174 hoặc Điều 176 cấu thành tội phạm ngay khi thỏa mãn một trong các dấu hiệu “gây hậu quả nghiêm trọng” hoặc “đã bị xử lí kỉ luật về hành vi này”. Trong khi đó, hành vi vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp lại chỉ cấu thành tội phạm khi phải thoã mãn đồng thời cả hai dấu hiệu là “đã bị xử lí kỉ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này” và “gây hậu quả nghiêm trọng”. Từ điểm bất hợp lí nêu trên, Điều 170 BLHS cần được sửa đổi theo hướng quy định hành vi cấu thành tội phạm khi một trong các dấu hiệu “gây hậu quả nghiêm trọng” hoặc “đã bị xử lí kỉ luật hoặc bị xử phạt hành chính” được thoả mãn. Sửa đổi này sẽ tạo cơ sở pháp lí hợp lí hơn để đấu tranh bằng pháp luật hình sự đối với loại hành vi nguy hiểm cho xã hội nêu trên. Đồng thời, điều đó cũng làm cho quy định 45 nghiªn cøu - trao ®æi về tội phạm này phù hợp với quy định về các tội phạm khác có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội tương đương. Tiếp theo, cần có một số sửa đổi, bổ sung đối với quy định về tội xâm phạm quyền SHCN (Điều 171 BLHS năm 1999). Việc mô tả dấu hiệu hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội trong cấu thành tội phạm của tội này là chưa đầy đủ. Như đã phân tích, hành vi khách quan của tội phạm này là một trong hai loại hành vi: Chiếm đoạt hoặc sử dụng bất hợp pháp các đối tượng SHCN đang được bảo hộ tại Việt Nam. Trong khi đó, theo quy định của các điều 12, 13, 14, 15 Nghị định số 106/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22/9/2006 “Về xử phạt vi phạm hành chính về SHCN”, các hành vi vi phạm quy định về bảo hộ quyền SHCN đa dạng hơn và có thể được chia thành ba nhóm như sau: - Những hành vi sử dụng bất hợp pháp các đối tượng SHCN đang được bảo hộ hợp pháp. Ví dụ: Hành vi sản xuất sản phẩm đang được bảo hộ là sáng chế, kiểu dáng công nghiệp; áp dụng quy trình đang được bảo hộ là sáng chế; gắn lên sản phẩm, bao bì sản phẩm dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá được bảo hộ cho hàng hoá cùng loại hoặc tương tự với sản phẩm đó v.v.. - Những hành vi có tính chất đưa vào lưu thông các sản phẩm, bộ phận sản phẩm đang được bảo hộ là sáng chế, giải pháp hữu ích hoặc được sản xuất theo quy trình đang được bảo hộ là sáng chế, giải pháp hữu ích v.v.. Ví dụ: Hành vi buôn bán hoặc 46 hành vi quảng cáo, hành vi vận chuyển, hành vi tàng trữ nhằm để bán các sản phẩm, bộ phận sản phẩm đó. - Hành vi nhập khẩu, xuất khẩu các sản phẩm, bộ phận sản phẩm đang được bảo hộ là sáng chế, giải pháp hữu ích hoặc được sản xuất theo quy trình đang được bảo hộ là sáng chế, giải pháp hữu ích. Đối chiếu quy định của Điều 171 BLHS năm 1999 với những quy định nêu trên của Nghị định số 106/2006/NĐ-CP, có thể thấy một loạt hành vi khác vi phạm các quy định về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đã không được phản ánh trong cấu thành tội phạm của tội xâm phạm quyền SHCN. Theo chúng tôi, quyền SHCN chỉ có thể được bảo vệ một cách triệt để, có hiệu quả nếu tất cả các vi phạm pháp luật về bảo hộ quyền SHCN gây nguy hiểm đáng kể cho xã hội đều bị tội phạm hoá. Như vậy, những hành vi đó sẽ được răn đe kịp thời và sẽ bị trừng trị thích đáng bởi pháp luật hình sự. Tuy nhiên, những hành vi này không nhất thiết đều phải được mô tả cụ thể trong cấu thành tội phạm. Chỉ một vài hành vi điển hình và phổ biến mới cần được phản ánh cụ thể trong cấu thành tội phạm. Những hành vi còn lại có thể được quy định một cách khái quát bằng cụm từ “các hành vi khác xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp”. Bên cạnh đó, hành vi buôn bán các loại hàng hoá trong khi biết rõ chúng được sản xuất một cách trái phép, vi phạm pháp luật về bảo hộ quyền SHCN(1) đã không được mô tả trong cấu thành tội phạm của tội xâm phạm quyền SHCN (Điều 171- BLHS 1999). t¹p chÝ luËt häc sè 5/2007 nghiªn cøu - trao ®æi Trong BLHS năm 1985, hành vi nêu trên đã bị tội phạm hoá và được quy định trong cấu thành tội phạm của tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 167) cùng với các hành vi xâm phạm quyền SHCN khác. Hành vi này rõ ràng có cùng tính chất với hành vi chiếm đoạt hoặc hành vi sử dụng bất hợp pháp các đối tượng SHCN. Tuy nhiên, do không được phản ánh trong quy định về tội xâm phạm quyền SHCN nên loại hành vi này sẽ bị xử lí theo điều luật khác,(2) với mức độ nghiêm khắc hơn của hình phạt. Đây thực sự là điểm bất hợp lí không chỉ về kĩ thuật lập pháp mà còn về nội dung cấu thành cũng như về đường lối xử lí đối với tội phạm. Ngoài ra, theo Điều 750 Bộ luật dân sự năm 2005, tên gọi của các đối tượng quyền SHCN đã có những điều chỉnh và một số đối tượng đã được quy định bổ sung. Chính vì vậy, sự phản ánh các đối tượng này trong cấu thành tội phạm của tội xâm phạm quyền SHCN hiện nay đã trở nên bất cập và cần có những thay đổi thích hợp. Cách mô tả đầy đủ mà ngắn gọn nhất là dùng cụm từ: “các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp” - giống như cụm từ đã được sử dụng tại Điều 750 Bộ luật dân sự năm 2005. Như vậy, những đối tượng này sẽ được xác định bằng cách viện dẫn quy định nêu trên của Bộ luật dân sự.(3) Từ những phân tích nêu trên, quy định về tội xâm phạm quyền SHCN nên được sửa đổi như sau: Điều 171. Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. 1. Người nào vì mục đích kinh doanh mà chiếm đoạt, sử dụng bất hợp pháp các t¹p chÝ luËt häc sè 5/2007 đối tượng quyền sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ tại Việt Nam hoặc có hành vi khác vi phạm quy định về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm... Ngoài ra, còn một loại hành vi nguy hiểm trong lĩnh vực SHCN chưa bị tội phạm hóa là hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền SHCN. Một số biểu hiện của hành vi này có thể kể ra như: Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác gây thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại tương ứng v.v..(4) Loại hành vi này cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của chủ SHCN và nếu dẫn đến hậu quả nghiêm trọng thì nên bị xem là hành vi nguy hiểm “đáng kể” cho xã hội. Do đó, cần quy định trong BLHS một tội phạm nữa liên quan đến lĩnh vực SHCN là tội cạnh tranh không lành mạnh. Như vậy, pháp luật hình sự có thể bảo vệ quyền SHCN một cách đầy đủ và triệt để. Cuối cùng, quy định về hình phạt đối với các tội phạm trong lĩnh vực SHCN cũng cần được sửa đổi. Hình phạt được quy định đối với các tội phạm này trong BLHS hiện hành vừa chưa tương xứng với tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm vừa chưa phù hợp với “tính chất kinh tế” của chúng. Thứ nhất, hình phạt tiền được quy định rất hạn chế (chỉ tại khoản 1 Điều 171) và với mức hình phạt thấp (từ hai mươi 47 nghiªn cøu - trao ®æi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng) chưa đủ nghiêm khắc để răn đe hành vi phạm tội. Thứ hai, hình phạt được quy định đối với tội xâm phạm quyền SHCN theo Điều 171 BLHS năm 1999 có mức nghiêm khắc quá thấp nếu so sánh với các khung hình phạt đối với tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo Điều 167 BLHS năm 1985.(5) Với loại và mức hình phạt được quy định trong BLHS hiện hành, tội xâm phạm quyền SHCN thậm chí chỉ là tội phạm ít nghiêm trọng theo khoản 2 Điều 171 (vì mức cao nhất của khung hình phạt là ba năm tù). Xuất phát từ tính nguy hiểm cho xã hội của loại hành vi này cũng như trước yêu cầu của thực tiễn đấu tranh, hình phạt đối với tội xâm phạm quyền SHCN cần được quy định nghiêm khắc hơn. Cụ thể, hình phạt tù đối với những trường hợp phạm tội phản ánh tại khoản 2 Điều 171 nên được quy định từ hai năm đến bảy năm. Như vậy, trên cơ sở mức cao nhất của khung hình phạt, khoản 1 Điều 171 sẽ tương ứng với tội phạm ít nghiêm trọng và khoản 2 sẽ tương ứng với tội phạm nghiêm trọng. Bên cạnh đó, nhà làm luật nên quy định mức phạt tiền theo tỉ lệ nhất định so với thiệt hại vật chất mà tội phạm gây ra cho chủ SHCN hợp pháp thay vì quy định mức phạt tiền xác định như Bộ luật hình sự hiện hành. Quy định về các tội phạm trong lĩnh vực SHCN không chỉ cần được sửa đổi, bổ sung theo những kiến nghị nêu trên mà hiện nay, những quy định đó còn chưa được nhận thức một cách thống nhất và chính xác nên dẫn đến những khó khăn nhất định trong thực tiễn áp dụng. Để giải quyết vấn đề đó, 48 các cơ quan chức năng cần ban hành văn bản hướng dẫn việc áp dụng thống nhất các quy định này. Văn bản hướng dẫn cần chú ý giải thích cụ thể tình tiết “gây hậu quả nghiêm trọng” trong cấu thành của các tội phạm liên quan đến quyền SHCN. Tóm lại, những quy định của BLHS năm 1999 về các tội phạm trong lĩnh vực SHCN đã cho thấy quan điểm đúng đắn của Nhà nước ta trong việc bảo vệ quyền SHCN bằng pháp luật hình sự. Tuy nhiên, để những quy định đó phát huy được tác dụng trong thực tiễn, một số điểm bất cập nêu trên cần được khắc phục. Bên cạnh đó, các quy định này cần được nhận thức và áp dụng thống nhất. Điều đó góp phần duy trì môi trường pháp lí an toàn cho những hoạt động sáng tạo của con người để phục vụ cho đời sống kinh tế xã hội của đất nước./. (1). Trong thực tiễn, những loại hàng hóa này thường được gọi là hàng giả về hình thức. (2). Tuỳ theo tính chất của đối tượng hàng hoá mà hành vi sẽ cấu thành tội phạm quy định tại Điều 156 (tội buôn bán hàng giả), hoặc theo Điều 157 (tội buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh) hoặc theo Điều 158 (tội buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi). (3).Xem: Những quy định cụ thể về các đối tượng quyền SHCN trong Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, Phần thứ ba. (4). Các hành vi này được quy định cụ thể tại Điều 130 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005. (5). Như đã nêu ở phần trên, trước đây các hành vi này được phản ánh chung trong cấu thành tội phạm của tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo Điều 167 BLHS năm 1985 và do đó bị xử lí theo các khung hình phạt nghiêm khắc hơn. t¹p chÝ luËt häc sè 5/2007
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.