Báo cáo " Pháp luật hình sự và tố tụng hình sự ở Việt Nam trong việc bảo vệ phụ nữ "

pdf
Số trang Báo cáo " Pháp luật hình sự và tố tụng hình sự ở Việt Nam trong việc bảo vệ phụ nữ " 10 Cỡ tệp Báo cáo " Pháp luật hình sự và tố tụng hình sự ở Việt Nam trong việc bảo vệ phụ nữ " 177 KB Lượt tải Báo cáo " Pháp luật hình sự và tố tụng hình sự ở Việt Nam trong việc bảo vệ phụ nữ " 0 Lượt đọc Báo cáo " Pháp luật hình sự và tố tụng hình sự ở Việt Nam trong việc bảo vệ phụ nữ " 0
Đánh giá Báo cáo " Pháp luật hình sự và tố tụng hình sự ở Việt Nam trong việc bảo vệ phụ nữ "
4.7 ( 19 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

nghiªn cøu - trao ®æi TS. §ç §øc Hång Hµ * Mở đầu Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi ra đời năm 1930 đã đề ra một trong 10 nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng Việt Nam là "nam, nữ bình quyền". Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng về tinh thần đấu tranh giải phóng phụ nữ, bảo vệ các quyền cơ bản của người phụ nữ. Khi còn sống Người cho rằng, nói phụ nữ là nói phần nửa xã hội; nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài người; nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa. Điều 63 và Điều 71 Hiến pháp Việt Nam năm 1992 quy định: "Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xâm phạm nhân phẩm phụ nữ", "Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm... Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xâm phạm danh dự, nhân phẩm của công dân". Các văn bản pháp luật và chính sách của Nhà nước Việt Nam trên mọi lĩnh vực đã hoàn toàn tuân thủ và thể hiện rõ nguyên tắc bình đẳng nam nữ, không có bất cứ sự phân biệt dưới bất kì hình thức nào.(1) Tuy nhiên, Việt Nam là một nước nằm trong khu vực Đông Nam Á, vốn chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng Nho giáo, các tàn dư phong kiến chưa bị xoá bỏ hoàn toàn, nền "văn T¹p chÝ luËt häc sè 3/2008 minh lúa nước" của người Á Đông còn chi phối mạnh mẽ lên đời sống sản xuất, sinh hoạt của người dân trong xã hội, đời sống kinh tế của đất nước còn nhiều khó khăn, đặc biệt ở các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa... Tất cả những yếu tố đó đã và đang còn là những trở ngại và thách thức không nhỏ đối với việc thực hiện trên thực tế quyền bình đẳng giới giữa nam và nữ.(2) Theo Tờ trình Luật phòng, chống bạo lực gia đình số 1401-TT/UBXH ngày 25/10/2006 của Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, hiện nay ở nước ta tình hình bạo lực gia đình xảy ra khá nhiều ở mọi vùng miền và ở các nhóm đối tượng, phổ biến nhất là giữa vợ và chồng. Nguyên nhân sâu xa là do trong xã hội còn tồn tại tình trạng bất bình đẳng giới và tư tưởng gia trưởng (có quyền “dạy bảo” các thành viên yếu thế trong gia đình bằng vũ lực hoặc nhục mạ). Bạo lực gia đình đã và đang gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, trước hết là vi phạm đến quyền con người, danh dự, nhân phẩm và tính mạng của mỗi cá nhân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Theo báo cáo của Bộ công an, trên toàn quốc cứ khoảng 2 đến 3 ngày lại có 1 người bị xâm hại có liên * Giảng viên Khoa luật hình sự Trường Đại học Luật Hà Nội 9 nghiªn cøu - trao ®æi quan đến bạo lực gia đình. Bạo lực gia đình làm xói mòn đạo đức, mất tính dân chủ xã hội và ảnh hưởng xấu đến thế hệ tương lai, là nguy cơ gây tan vỡ và suy giảm sự bền vững của gia đình Việt Nam. Ngoài hậu quả về xã hội, đạo đức và sự bền vững của gia đình, bạo lực gia đình còn gây ra những hậu quả về kinh tế như chi phí chăm sóc và phục hồi sức khoẻ nạn nhân, chi phí điều tra, truy tố, xét xử cùng nhiều chi phí gián tiếp khác liên quan đến tình trạng bệnh tật, mất khả năng tham gia lao động sản xuất của nạn nhân.(3) Để góp phần bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ và đưa những quy định của Luật bình đẳng giới vào cuộc sống, trong phạm vi bài viết này, chúng tôi đề cập các quy định của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự Việt Nam về bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ. 1. Các quy định của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự về bảo vệ phụ nữ 1.1. Pháp luật hình sự và tố tụng hình sự bảo đảm nguyên tắc bình đẳng và sự phát triển toàn diện của người phụ nữ (4) Quyền của người phụ nữ trên cơ sở bình đẳng với nam giới trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá được khẳng định và bảo vệ bằng Hiến pháp và pháp luật. Bất kì hành vi phân biệt đối xử nào dựa trên cơ sở giới tính cũng đều bị pháp luật nghiêm cấm và xã hội lên án, nếu dẫn đến hậu quả nghiêm trọng sẽ bị toà án xử lí theo luật định. Điều 52, Điều 63 và Điều 74 Hiến pháp 10 năm 1992 quy định: "Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật... Công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình... Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ...". Đây là quy định có tính nguyên tắc, là nền tảng cho các quy định khác liên quan đến vấn đề giới. Cụ thể hóa quy định của Hiến pháp, Điều 3 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định: "1) Mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện kịp thời, xử lí nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật. 2) Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt nam, nữ...". Điều 5 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định: "Tố tụng hình sự tiến hành theo nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt dân tộc, nam nữ...". Những quy định trên của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự Việt Nam nhằm trừng phạt những ai có hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ và qua đó góp phần bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ. Hơn 20 năm đổi mới, công dân Việt Nam đã nhận thức rõ hơn và đầy đủ hơn các quyền và nghĩa vụ của mình do Hiến pháp và pháp luật quy định. Ý thức chấp hành pháp luật của người dân được nâng cao. Tình hình vi phạm pháp luật, nhất là vi phạm nguyên tắc bình đẳng giữa nam và nữ hoặc các vụ án nghiêm trọng về phân biệt đối xử với phụ nữ có xu hướng giảm. Các cơ quan T¹p chÝ luËt häc sè 3/2008 nghiªn cøu - trao ®æi nhà nước từ trung ương tới địa phương, các tổ chức xã hội, đoàn thể, tổ chức kinh tế luôn cố gắng dành cho phụ nữ những điều kiện thuận lợi để thực hiện quyền bình đẳng với nam giới trên các lĩnh vực công tác. Từ năm 1986 đến nay, Nhà nước Việt Nam đã hoàn thiện dần từng bước các cơ sở pháp lí bảo đảm sự phát triển bình đẳng và tiến bộ đầy đủ của người phụ nữ. Điều 63 Hiến pháp năm 1992 đã xác lập hệ thống các quyền cơ bản của công dân trong mọi mặt của đời sống xã hội và khẳng định: "công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình", đồng thời xác định trách nhiệm "Nhà nước và xã hội tạo điều kiện để phụ nữ nâng cao trình độ mọi mặt, không ngừng phát huy vai trò của mình trong xã hội". Trên cơ sở Hiến pháp năm 1992, Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật cụ thể hoá nội dung, phương thức thực hiện các quyền của công dân và quyền bình đẳng giữa nam và nữ. Trong số các văn bản đó, Bộ luật hình sự là văn bản quan trọng bảo đảm sự phát triển và tiến bộ của người phụ nữ và được thể hiện tập trung tại các điều 126, 130 và 132. Theo đó, người nào xâm phạm quyền bình đẳng; quyền bầu cử, quyền ứng cử; quyền khiếu nại, tố cáo của người phụ nữ thì bị phạt từ cảnh cáo đến năm năm tù; cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.(5) Như vậy, bằng việc quy định các hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp xâm phạm nghiêm trọng đến một số quyền của phụ nữ T¹p chÝ luËt häc sè 3/2008 là tội phạm, pháp luật hình sự đã thừa nhận và bảo vệ các quyền cơ bản của phụ nữ. Hành vi nào xâm phạm các quyền đó sẽ bị coi là tội phạm thì bị xử lí bằng chế tài nghiêm khắc nhất. Điều này thể hiện thái độ trừng trị và lên án nghiêm khắc của Nhà nước và xã hội đối với những hành vi phạm tội xâm phạm các quyền của phụ nữ.(6) 1.2. Pháp luật hình sự và tố tụng hình sự bảo vệ quyền làm mẹ Trong pháp luật hình sự, nguyên tắc bảo vệ quyền làm mẹ của người phụ nữ được thể hiện rõ trong nhiều điều luật của Bộ luật hình sự, đó là các điều: 35, 46, 48, 61, 62, 93, 94, 104, 110, 197, 200. Theo đó, người nào phạm tội đối với phụ nữ có thai thì bị xử nặng (tăng nặng). Sở dĩ như vậy là vì những hành vi phạm tội đối với phụ nữ có thai thể hiện tính vô nhân đạo cao độ. Người phạm tội trong các trường hợp này mặc dù biết rõ nạn nhân là phụ nữ có thai, rất hạn chế về sức khoẻ và tinh thần, không những không chăm sóc, bảo vệ mà còn nhẫn tâm xâm phạm cả tính mạng, sức khỏe của người mẹ và cả sự sống của đứa trẻ trong tương lai. Hơn nữa, phạm tội đối với phụ nữ có thai đã xâm phạm đến chính sách bảo vệ bà mẹ, trẻ em; xâm phạm nghiêm trọng đến đạo đức xã hội chủ nghĩa và nguyên tắc nhân đạo trong quan hệ xã hội. Do đó, những trường hợp phạm tội này có mức độ nguy hiểm cao hơn so với những trường hợp phạm tội thông thường khác.(7) Ngược lại, nếu người phạm tội là phụ nữ có thai thì lại được xử nhẹ (giảm nhẹ). 11 nghiªn cøu - trao ®æi Ví dụ: Điều 35 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định: "... Không áp dụng hình phạt tử hình đối với... phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi bị xét xử. Không thi hành án tử hình đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Trong trường hợp này hình phạt tử hình chuyển thành tù chung thân". Điều 61, 62 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định: "Người bị xử phạt tù có thể được hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt trong các trường hợp sau đây:... Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi...". Điều 94 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định: "Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ đứa trẻ đó dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết thì (chỉ) bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm". Đây là mức hình phạt thấp nhất được quy định và áp dụng đối với các loại tội giết người. Những quy định giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với phụ nữ không chỉ xuất phát từ chính sách bảo vệ bà mẹ và trẻ em (hậu quả của việc áp dụng hình phạt đối với họ và đứa trẻ mà họ sẽ sinh ra) mà còn xuất phát từ cơ sở khi mang thai, tâm tính người phụ nữ có thể bị thay đổi theo chiều hướng tiêu cực; khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của họ bị hạn chế; họ dễ bị kích động và thiếu kiềm chế trong các hành vi ứng xử; hay cáu gắt và cũng dễ xúc động... vì thế, hành vi của họ phần nào bị ảnh hưởng bởi 12 yếu tố tâm lí. Do đó, trong các trường hợp người phạm tội là phụ nữ có thai thì đều được xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (giảm mức độ trừng trị và tăng mức độ giáo dục trong hình phạt cụ thể cần quyết định đối với họ).(8) Trong pháp luật tố tụng hình sự, nguyên tắc bảo vệ quyền làm mẹ của người phụ nữ cũng được thể hiện rõ tại Điều 88 và Điều 259 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Theo đó, bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới ba mươi sáu tháng tuổi... thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác; "... trong trường hợp người bị kết án (tử hình) là phụ nữ có thai thì hội đồng thi hành án (phải) hoãn thi hành án và báo cáo chánh án toà án đã ra quyết định thi hành án để báo cáo chánh án Toà án nhân dân tối cao xem xét chuyển hình phạt tử hình thành tù chung thân cho người bị kết án. Những quy định trên cho thấy, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, bảo vệ quyền lợi của người mẹ, cả trong trường hợp họ là người phạm tội bị kết án đến tử hình và cả trong trường hợp họ là nạn nhân. Đây cũng là quy định mang tính nhân đạo sâu sắc, nó không chỉ nhằm giúp người phụ nữ thực hiện thiên chức làm mẹ mà còn nhằm bảo vệ quyền được nuôi dưỡng và phát triển bình thường của đứa trẻ. Việc loại bỏ nguời phạm tội đặc biệt nguy hiểm ra khỏi đời sống xã hội là cần thiết nhưng sự trừng phạt đó không được làm ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của những mầm non là tương lai đất nước và sự trừng phạt đó T¹p chÝ luËt häc sè 3/2008 nghiªn cøu - trao ®æi không được tước đi thiên chức làm mẹ của người phụ nữ ngay cả trong trường hợp họ phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.(9) 1.3. Pháp luật hình sự và tố tụng hình sự loại trừ quan niệm và phong tục tập quán lạc hậu nhằm bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ Nhận thức rõ tác hại của các quan niệm và phong tục tập quán lạc hậu đối với việc thực hiện quyền bình đẳng của người phụ nữ, Nhà nước Việt Nam ngay từ khi ra đời đã đề ra nhiều biện pháp khắc phục tích cực. Về đường lối phát triển văn hoá Việt Nam, Hiến pháp năm 1992 khẳng định cả hai mặt: xây "Nhà nước và xã hội bảo tồn, phát triển nền văn hoá Việt Nam dân tộc, hiện đại, nhân văn" và chống "truyền bá tư tưởng và văn hoá phản động, đồi trụy, bài trừ mê tín, hủ tục".(10) Bộ luật dân sự năm 1995 một lần nữa khẳng định nguyên tắc tôn trọng đạo đức, truyền thống tốt đẹp của dân tộc; bảo đảm an toàn thân thể, danh dự và nhân phẩm của mọi công dân....(11) Khi phân tích các phong tục, tập quán văn hoá ảnh hưởng đến sự phát triển của người phụ nữ, Việt Nam đã có cách tiếp cận khách quan, khoa học và toàn diện để làm rõ các mô hình, kiểu mẫu văn hoá tiêu cực hay tích cực, từ đó xác định cần sửa đổi hay phát huy các kiểu mẫu đó. Về biện pháp pháp luật, các dự thảo luật mới và sửa đổi đều quán triệt nguyên tắc: Tôn trọng và phát huy phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp, tiến tới xoá bỏ các phong tục, tập quán lạc hậu, trái với các quy định của pháp luật. Các T¹p chÝ luËt häc sè 3/2008 hủ tục lạc hậu như tảo hôn, thách cưới, các hành vi vi phạm chế độ một vợ, một chồng... đã được xử lí tương đối nghiêm khắc. Để thực hiện nhiệm vụ này, Bộ luật hình sự năm 1999 đã dành một chương (Chương 25: Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình) nhằm trừng trị những hành vi, quan niệm và phong tục, tập quán lạc hậu; đó là: Hành vi cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; hành vi vi phạm chế độ một vợ, một chồng; hành vi tổ chức tảo hôn; hành vi tảo hôn; hành vi loạn luân; hành vi ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình.(12) Có thể nói, dưới tác động của biện pháp pháp lí hình sự, quan niệm xã hội đã có nhiều tiến bộ, nhận thức lệch lạc về giới đã được khắc phục, phong tục tập quán xấu như cưỡng ép kết hôn; cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; tảo hôn... đã ngày càng giảm bớt. 1.4. Pháp luật hình sự và tố tụng hình sự đấu tranh phòng, chống hành vi mua bán và xâm phạm nhân phẩm của người phụ nữ Việt Nam tuy không có bộ luật riêng để trừng trị những hành vi mua bán và xâm phạm nhân phẩm của người phụ nữ nhưng có nhiều văn bản pháp luật, đặc biệt là Bộ luật hình sự quy định đường lối xử lí rất nghiêm khắc đối với những hành vi phạm tội nguy hiểm này tại các điều 111, 112, 113, 114, 115, 116, 119, 254, 255, 256, 275. Theo đó: 1) Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn 13 nghiªn cøu - trao ®æi khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ thì bị phạt tù tối thiểu là hai năm, tối đa là tử hình. 2) Người nào hiếp dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thì bị phạt tù tối thiểu là bảy năm, tối đa là tử hình. 3) Người nào dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu thì bị phạt tù tối thiểu là sáu tháng, tối đa là mười tám năm. 4) Người nào cưỡng dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thì bị phạt tù tối thiểu là năm năm, tối đa là tù chung thân. 5) Người nào đã thành niên mà giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thì bị phạt tù tối thiểu là một năm, tối đa là mười lăm năm. 6) Người nào đã thành niên mà có hành vi dâm ô đối với trẻ em thì bị phạt tù tối thiểu là sáu tháng, tối đa là mười hai năm. 7) Người nào mua bán phụ nữ thì bị phạt tù tối thiểu là hai năm, tối đa là hai mươi năm. 8) Người nào chứa mại dâm thì bị phạt tù tối thiểu là một năm, tối đa là tù chung thân. 9) Người nào dụ dỗ hoặc dẫn dắt người mại dâm thì bị phạt tù tối thiểu là sáu tháng, tối đa là hai mươi năm. 10) Người nào mua dâm người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì bị phạt tù tối thiểu là một năm, tối đa là mười lăm năm. Ngoài ra, người phạm những tội trên còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm; phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng; phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm; tịch thu một phần hoặc 14 toàn bộ tài sản...(13) Các quy định này đã thể hiện rõ quan điểm của Nhà nước Việt Nam là trừng trị nghiêm những hành vi mua bán và xâm phạm nhân phẩm của người phụ nữ, bảo vệ sự lành mạnh của môi trường xã hội Việt Nam và những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. 2. Một số kiến nghị liên quan đến các quy định của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự về bảo vệ phụ nữ Trong thế giới hiện đại, việc ghi nhận và bảo đảm thực thi các quyền của phụ nữ đã trở thành vấn đề trung tâm và là mục tiêu của sự phát triển; giải phóng phụ nữ và bình đẳng giới là tiêu chí để đánh giá sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia. Vì thế, nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ quyền phụ nữ luôn giữ vai trò và vị trí quan trọng trong pháp luật mỗi quốc gia cũng như trong pháp luật quốc tế. Xuất phát từ quan điểm đó, để góp phần bảo vệ phụ nữ bằng pháp luật hình sự và tố tụng hình sự có hiệu quả hơn, chúng tôi xin đề xuất một số kiến nghị sau đây: Thứ nhất, cần sửa đổi luật, mặc dù khoản 2 Điều 61 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định thời gian được hoãn chấp hành hình phạt tù, nếu người được hoãn chấp hành hình phạt lại phạm tội mới thì toà án buộc người đó phải chấp hành hình phạt trước, tức là họ sẽ không được hoãn chấp hành hình phạt nữa nhưng thực tế cơ quan tư pháp ở nhiều địa phương vẫn e ngại, không buộc họ phải vào chấp hành hình T¹p chÝ luËt häc sè 3/2008 nghiªn cøu - trao ®æi phạt trong trại giam, chủ yếu do những khó khăn khi phải quản lí người bị kết án đang phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi bị xét xử đã thể hiện mang thai hoặc đang nuôi con nhỏ. Cần thấy rằng, việc cho phép người bị kết án phạt tù được hoãn chấp hành hình phạt hoặc tạm được đình chỉ chấp hành hình phạt là quy định chủ yếu mang tính nhân đạo nhưng nhiều người đã lợi dụng quy định sâu sắc chính sách hình sự nhân đạo của Nhà nước Việt Nam. Tuy nhiên, để thể hiện hơn nữa chính sách nhân đạo này, chúng tôi cho rằng Bộ luật hình sự Việt Nam cần mở rộng diện đối tương không bị áp dụng hình phạt tử hình mà trước hết là những người này của pháp luật để trốn tránh việc vào trại giam chấp hành hình phạt tù. Đây là tình trạng đã xảy ra ở nhiều địa phương nhưng các cơ quan chức năng đang lúng túng chưa có hướng dẫn cụ thể việc áp dụng những quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Bộ luật hình sự. Phổ biến nhất là trường hợp người bị kết án là phụ nữ đã lợi dụng việc được hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù, khi được tại ngoại đã liên tục có thai để kéo dài thời hạn được hoãn hoặc đình chỉ chấp hành hình phạt tù. Để khắc phục những tồn tại nêu trên, kết hợp tham khảo kinh nghiệm pháp luật nước ngoài cho thấy, trong thời gian tới, nên nghiên cứu thu hẹp diện đối tượng được hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù, tiến tới xóa bỏ quy định này trong Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, muốn làm được điều này, các cơ sở y tế, phúc lợi xã hội trong trại giam phải tốt để có thể chăm sóc sức khoẻ cho phạm nhân như khi họ được chăm sóc ở các bệnh viện hoặc tại gia đình.(14) Thứ hai, cần bổ sung luật, mặc dù quy định không áp dụng hình phạt tử hình đối với người phạm tội là phụ nữ có thai hoặc phạm tội trên 70 tuổi (không kể nam hay nữ) - những người già có đặc điểm đặc biệt về sức khoẻ và tâm lí. Việc bắt tạm giam sau khi tuyên án phúc thẩm đối với bị cáo nói chung và là phụ nữ có thai nói riêng không bị tạm giam nhưng bị phạt tù được quy định tại khoản 3 Điều 243 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Theo quy định này, hội đồng xét xử được giao trách nhiệm lựa chọn bắt hoặc không bắt ngay bị cáo để tạm giam sau khi tuyên án, trừ những trường hợp luật định. Do cách quy định tùy nghi như trên nên việc áp dụng quy định này trong thực tiễn xét xử phúc thẩm gặp nhiều vướng mắc. Nhiều toà án hầu như không bắt tạm giam ngay trong mọi trường hợp. Ngược lại, một số toà án lại cho rằng bị cáo bị phạt tù và bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật ngay sau khi tuyên án nên cần phải bắt ngay bị cáo để tạm giam, có như vậy mới đảm bảo thuận lợi cho công tác thi hành án hình sự. Để việc bắt tạm giam đối với bị cáo không bị tạm giam nhưng bị xử phạt tù sau khi tuyên án phúc thẩm phù hợp với các quy định tại Điều 88 (quy định chung về việc tạm giam) T¹p chÝ luËt häc sè 3/2008 15 nghiªn cøu - trao ®æi và Điều 228 Bộ luật tố tụng hình sự (quy định về việc bắt tạm giam bị cáo sau khi đúng mục đích của việc hoãn hoặc tạm đình chỉ, chúng tôi cho rằng các cơ quan có thẩm tuyên án sơ thẩm), đồng thời để góp phần hoàn thiện chính sách pháp luật hình sự theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW là "… xác định rõ căn cứ tạm giam, hạn chế việc áp dụng biện pháp tạm giam đối với một số tội phạm …", chúng tôi đồng ý với quyền cần sớm ban hành văn bản quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của người bị kết án; trách nhiệm của chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án cư trú hoặc làm việc; chế độ quản lí, giáo dục đối với những người này. quan điểm đề nghị các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu sửa đổi, bổ sung đoạn 2 khoản 3 Điều 243 Bộ luật tố tụng hình sự theo hướng quy định rõ như sau: Đối với bị cáo không bị tạm giam nhưng bị xử phạt tù thì hội đồng xét xử có thể ra quyết định bắt tạm giam bị cáo ngay sau khi tuyên án nếu có căn cứ cho thấy bị cáo có thể trốn hoặc tiếp tục phạm tội.(15) Thứ ba, cần tăng cường hướng dẫn áp dụng luật, theo quy định tại Điều 61 và Điều 62 Bộ luật hình sự năm 1999 thì người bị xử phạt tù có thể được hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù nếu họ là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Theo quy định tại khoản 1 Điều 263 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thì người được hoãn hoặc được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù được giao cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi họ cư trú hoặc làm việc quản lí. Tuy nhiên, đến nay pháp luật vẫn chưa có quy định cụ thể và đầy đủ về việc quản lí những đối tượng này trong thời gian họ được hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành án. Để việc quản lí được chặt chẽ và đảm bảo Đường lối xét xử hành vi phạm tội đối với phụ nữ có thai tuy đã được Toà hình sự Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn trong Báo cáo bổ sung công tác xét xử về hình sự ngày 10/01/1999 nhưng chưa thật đầy đủ vì chưa giải quyết được tất cả những trường hợp phạm tội đối với phụ nữ có thai và những trường hợp không có sự phù hợp giữa thực tế khách quan và ý thức chủ quan của can phạm như: Thực tế khách quan (đối tượng bị xâm hại) là phụ nữ có thai nhưng ý thức chủ quan của can phạm lại không biết và cho rằng đối tượng mà mình giết không phải là phụ nữ có thai hoặc ngược lại, thực tế khách quan (đối tượng bị xâm hại) không phải là phụ nữ có thai nhưng ý thức chủ quan của can phạm lại cho rằng đối tượng mà mình giết là phụ nữ có thai và mong muốn gây ra cái chết cho đối tượng này... Để khắc phục những hạn chế trong bản Báo cáo trên, các cơ quan có thẩm quyền cần ban hành văn bản hướng dẫn theo các hướng sau đây: 1) Nếu có sự thống nhất giữa thực tế khách quan (đối tượng bị xâm hại là phụ nữ có thai) và ý thức chủ quan của người phạm tội (biết nạn nhân là phụ nữ 16 T¹p chÝ luËt häc sè 3/2008 nghiªn cøu - trao ®æi có thai) thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tình tiết định khung tăng Thực tế khách quan (đối tượng bị xâm hại) không phải là phụ nữ có thai nhưng ý thức nặng “phạm tội đối với phụ nữ mà biết là có thai”, đúng như hướng dẫn trong Báo cáo chủ quan của người phạm tội lại lầm tưởng là phụ nữ có thai và mong muốn gây ra cái chết cho họ thì người phạm tội vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tình tiết định khung tăng nặng “phạm tội đối với phụ nữ mà biết là có thai”. 4) Nếu người phạm tội bổ sung công tác xét xử về hình sự của Toà hình sự Tòa án nhân dân tối cao ngày 10/01/1999. 2) Nếu người phạm tội tuy mong muốn gây ra cái chết cho nạn nhân nhưng không quan tâm đối tượng bị xâm hại là hoặc không phải là phụ nữ có thai thì chia làm hai trường hợp: a) Nếu xác định thực tế đối tượng bị xâm hại là phụ nữ có thai thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tình tiết định khung tăng nặng “phạm tội đối với phụ nữ mà biết là có thai”; b) Nếu xác định thực tế đối tượng bị xâm hại không phải là phụ nữ có thai thì người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự về tình tiết định khung tăng nặng này. 3) Trường hợp người phạm tội có sự lầm tưởng và sự lầm tưởng này là có căn cứ (được chứng minh qua các biểu hiện trước, trong và sau khi phạm tội, cũng như các biểu hiện bên ngoài khác của nạn nhân hoặc quan hệ giữa người phạm tội với nạn nhân hay hoàn cảnh xảy ra sự việc...) thì áp dụng tình tiết định khung tăng nặng “phạm tội đối với phụ nữ mà biết là có thai” theo ý thức chủ quan. Cụ thể là: a) Thực tế khách quan (đối tượng bị xâm hại) là phụ nữ có thai nhưng ý thức chủ quan của người phạm tội lại lầm tưởng là không có thai thì người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự về tình tiết định khung tăng nặng này; b) T¹p chÝ luËt häc sè 3/2008 cố tình không khai rõ ý thức chủ quan của mình và sự lầm tưởng là không có căn cứ thì chia làm hai trường hợp: a) Nếu xác định thực tế đối tượng bị xâm hại là phụ nữ có thai thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tình tiết định khung tăng nặng “phạm tội đối với phụ nữ mà biết là có thai”; b) Nếu xác định thực tế đối tượng bị xâm hại không phải là phụ nữ có thai thì người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự về tình tiết định khung tăng nặng này. Kết luận Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: Đối với phụ nữ, cần xây dựng và thực hiện Chiến lược vì sự tiến bộ của người phụ nữ Việt Nam đến năm 2000 mà mục tiêu cơ bản là tạo điều kiện phát huy mọi tiềm năng, nâng cao vai trò, vị trí và tăng cường sự tham gia đầy đủ và bình đẳng của người phụ nữ trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội.(16) Với những thành tựu đạt được trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, đặc biệt là những kết quả đạt được trong 5 17 nghiªn cøu - trao ®æi năm 2001-2005, nền kinh tế nước ta đã phát triển theo chiều hướng tích cực. Song song phạm nhân phẩm của người phụ nữ./. với phát triển kinh tế, chúng ta đã thực thi nhiều chính sách ưu tiên phát triển xã hội, (1), (4).Xem: Uỷ ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, “Báo cáo quốc gia lần thứ 2 việc thực hiện Công ước Liên hợp quốc xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ”, Hà Nội, 1998. (2).Xem: Uỷ ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, “Kế hoạch hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam giai đoạn 2006 -2010”, Hà Nội, 2002. (3).Xem: Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, “Tờ trình Luật phòng, chống bạo lực gia đình”, số 1401TT/UBXH, Hà Nội, ngày 25/10/2006. (5), (12), (13).Xem: “Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000. (6), (9).Xem: Nguyễn Chí Công, "Bước đầu tìm hiểu về chính sách hình sự đối với phụ nữ trong pháp luật Việt Nam hiện hành”, Tạp chí toà án nhân dân, số 5/2005, tr. 4 - 10. (7).Xem: “Giáo trình Luật hình sự Việt Nam”, Nguyễn Ngọc Hoà chủ biên, Tập I, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, năm 2005, tr. 373. (8).Xem: - Nguyễn Chí Công, "Bước đầu tìm hiểu về chính sách hình sự đối với phụ nữ trong pháp luật Việt Nam hiện hành”, Tạp chí toà án nhân dân, số 5/2005, tr. 4 - 10. - Giáo trình Luật hình sự Việt Nam”, Nguyễn Ngọc Hoà chủ biên, Tập I, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, năm 2005, tr. 373. (10).Xem: “Hiến pháp Việt Nam năm 1946, 1959, 1980 và 1992”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995. (11).Xem: “Bộ luật dân sự của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005. (14).Xem: “Chính sách hình sự trong thời kì đổi mới ở Việt Nam”, Phạm Văn Lợi chủ biên, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, năm 2007. (15).Xem: Nguyễn Văn Trượng, "Cần sửa đổi, bổ sung một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về thủ tục xét xử phúc thẩm", Tạp chí kiểm sát, số 17/2006, tr. 40 - 43. (16).Xem: Đảng Cộng sản Việt Nam, “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 1996. tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển, tiến tới công bằng, văn minh và bình đẳng giới. Đó là những yếu tố tích cực thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu của Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của người phụ nữ Việt Nam, đảm bảo cho việc thực hiện thành công các mục tiêu phát triển thiên niên kỉ mà Chính phủ Việt Nam đã cam kết trước cộng đồng quốc tế. Ở Việt Nam, nguyên tắc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ là sợi chỉ đỏ xuyên suốt hệ thống pháp luật. Quá trình xây dựng hệ thống pháp luật cũng như quá trình hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền của phụ nữ luôn gắn với nguyên tắc nhân đạo và vì con người. Chính vì thế chính sách bảo vệ quyền phụ nữ và nam, nữ bình đẳng được ghi nhận trong Hiến pháp như một nguyên tắc hiến định và được cụ thể hoá trong các văn bản luật và dưới luật. Trong những năm tới, để đưa Luật bình đẳng giới vào cuộc sống chúng ta cần sửa đổi, bổ sung, tăng cường hướng dẫn áp dụng pháp luật hình sự và tố tụng hình sự - công cụ hữu hiệu nhất trong việc bảo đảm nguyên tắc bình đẳng và sự phát triển toàn diện của người phụ nữ; bảo vệ quyền làm mẹ và loại trừ quan niệm và phong tục tập quán lạc hậu; đấu tranh phòng, chống hành vi mua bán và xâm 18 T¹p chÝ luËt häc sè 3/2008
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.