Báo cáo "Phạm vi chủ thể có quyền được suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự Việt Nam "

pdf
Số trang Báo cáo "Phạm vi chủ thể có quyền được suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự Việt Nam " 5 Cỡ tệp Báo cáo "Phạm vi chủ thể có quyền được suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự Việt Nam " 119 KB Lượt tải Báo cáo "Phạm vi chủ thể có quyền được suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự Việt Nam " 0 Lượt đọc Báo cáo "Phạm vi chủ thể có quyền được suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự Việt Nam " 7
Đánh giá Báo cáo "Phạm vi chủ thể có quyền được suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự Việt Nam "
5 ( 22 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

nghiªn cøu - trao ®æi TS. NguyÔn v¨n ®éng * 1. Các quyền hiến định của công dân ở nước ta Trên cơ sở tư tưởng nhân đạo của chủ nghĩa Mác-Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng cộng sản Việt Nam là "Tất cả từ con người, cho con người, vì con người" và nhằm thực hiện các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam kí kết hoặc tham gia, Hiến pháp năm 1992 quy định: "Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật"(Điều 50). Điều 51 Hiến pháp năm 1992 còn quy định thêm rằng các quyền của công dân do Hiến pháp và luật quy định. Điều đó có hai nghĩa - một là chỉ Hiến pháp (luật cơ bản) và các luật sau Hiến pháp mới quy định các quyền của công dân, trong đó Hiến pháp là chủ yếu (các luật khác trong những trường hợp cần thiết, có thể quy định thêm một số quyền mà hiến pháp chưa quy định, còn lại là quy định chi tiết các quyền mà hiến pháp đã quy định và những bảo đảm pháp lí cho chúng), các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật khác được ban hành nhằm thực hiện hiến pháp và luật; hai là khi các quyền của công dân được quy định trong hiến pháp và luật thì những quy định pháp luật đó sẽ có giá trị pháp lí cao nhất, buộc mọi cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế phải tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh. T¹p chÝ luËt häc sè 1/2004 Các quyền hiến định của công dân ở Việt Nam được chia thành năm nhóm tương ứng với năm lĩnh vực quan hệ xã hội cơ bản mà hiến pháp điều chỉnh là chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội. Nhóm một - Các quyền về chính trị, gồm: Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan nhà nước, biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân (Điều 53); bầu cử và ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước theo quy định của pháp luật (Điều 54); khiếu nại, tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào (Điều 74). Nhóm hai - Các quyền về dân sự, gồm: Tự do đi lại và cư trú ở trong nước, ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật (Điều 68); tự do ngôn luận, tự do báo chí, được thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật (Điều 69); tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào (Điều 70); bất khả xâm phạm về danh dự, nhân phẩm (Điều 71); bất khả xâm phạm về chỗ ở (Điều 73); được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín (Điều 73); thừa kế hợp * Giảng viên chính Khoa hành chính - nhà nước Trường đại học luật Hà Nội 23 nghiªn cøu - trao ®æi pháp (Điều 58). Nhóm ba - Các quyền về kinh tế, gồm: Quyền lao động (Điều 55); tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật (Điều 57); sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác (Điều 58). Nhóm bốn - Các quyền về văn hoá, gồm: Học tập (Điều 59); nghiên cứu khoa học, kĩ thuật, phát minh, sáng chế, sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, hợp lí hoá sản xuất, sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật và tham gia các hoạt động văn hoá khác, quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp (Điều 60). Nhóm năm - Các quyền về xã hội, gồm: Được sống (Điều 71); được bảo vệ sức khoẻ (Điều 61); nghỉ ngơi (Điều 56); bình đẳng nam, nữ (Điều 63); được nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình (Điều 64); quyền của phụ nữ được hưởng chế độ thai sản (Điều 63); được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội (Điều 56); quyền về nhà ở (Điều 62); quyền của trẻ em (Điều 65); quyền của thanh niên (Điều 66); quyền của thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người và gia đình có công với nước được hưởng chính sách ưu đãi và chế độ khen thưởng, chăm sóc của nhà nước (Điều 67); quyền của người già, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa được nhà nước và xã hội giúp đỡ (Điều 67). Việc hoàn thiện và mở rộng các quyền của công dân gắn liền với sự phát triển của lịch sử lập hiến nước nhà, với quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật và những biến đổi theo hướng tích cực của xã hội Việt Nam. Quyền con người, quyền công dân ở nước ta ngày càng được tôn trọng và thực hiện đầy 24 đủ, nghiêm chỉnh. Mỗi nhóm quyền phù hợp và đáp ứng những nhu cầu đa dạng và phong phú của con người, phản ánh bản chất dân chủ và nhân đạo của chế độ xã hội chủ nghĩa. Các quyền về chính trị khẳng định quyền làm chủ nhà nước của công dân, thể hiện tính dân chủ về chính trị của chế độ ta, nhằm đáp ứng nhu cầu về hoạt động chính trị của công dân. Các quyền về dân sự phản ánh chủ quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của mỗi người, nhằm thoả mãn nhu cầu của từng cá nhân được tự do, dân chủ, bình đẳng với mọi người, được giải phóng khỏi mọi sự ràng buộc, cấm đoán vô lí từ mọi phía để vươn lên làm chủ bản thân mình, cuộc đời mình. Các quyền về kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu, lợi ích vật chất của con người, xác định địa vị làm chủ về kinh tế của công dân để tạo ra những giá trị văn minh vật chất cho bản thân và xã hội. Các quyền về văn hoá, giáo dục, khoa học, kĩ thuật nhằm phục vụ nhu cầu nâng cao dân trí nói chung, trình độ văn hoá, khoa học, kĩ thuật nói riêng, thể hiện sự làm chủ của công dân trong lĩnh vực văn hoá để hiểu biết, khám phá, sáng tạo ra những giá trị văn minh tinh thần cho bản thân và xã hội. Các quyền về xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu, lợi ích thiết yếu cho cuộc sống khoẻ mạnh, an toàn và hạnh phúc của con người, góp phần tạo ra môi trường xã hội lành mạnh để cho mọi người được sống bình yên, vui vẻ, lạc quan, yêu đời và hạnh phúc. Các quyền của công dân liên quan chặt chẽ với nhau, hỗ trợ, tác động lẫn nhau, vừa là tiền đề, điều kiện của nhau, vừa là kết quả của nhau. Nếu con người không được giải phóng khỏi ách nô lệ, áp bức, bất công, T¹p chÝ luËt häc sè 1/2004 nghiªn cøu - trao ®æi không làm chủ được nhà nước của mình thì không thể có tự do, dân chủ, bình đẳng. Và khi làm chủ được nhà nước, được tự do, dân chủ, bình đẳng thì họ sẽ làm chủ được các lĩnh vực khác về kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, khoa học, kĩ thuật và làm chủ được chính bản thân mình. Mỗi quyền hiến định của công dân là một khả năng mà Hiến pháp trao cho công dân vừa được làm gì để đáp ứng nhu cầu, lợi ích chính đáng của mình, vừa đòi hỏi nhà nước, xã hội phải làm gì để bảo đảm cho họ được hưởng thật sự và sử dụng đúng đắn quyền ấy. Trong toàn bộ những bảo đảm cho các quyền công dân mà nhà nước và xã hội tạo ra thì bảo đảm pháp lí có ý nghĩa quyết định nhất, không chỉ phản ánh bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa mà còn khẳng định tính ưu việt của chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa nói chung. 2. Bảo đảm pháp lí cho các quyền hiến định của công dân Theo nhận thức chung, bảo đảm pháp lí cho các quyền hiến định của công dân là điều kiện, môi trường pháp lí thuận lợi do pháp luật tạo ra trên cơ sở hệ tư tưởng chính trị - pháp lí tiến bộ, để công dân vừa thật sự được hưởng quyền vừa sử dụng đúng quyền mà hiến pháp đã quy định. Khái niệm "bảo đảm pháp lí" rộng hơn khái niệm "cơ chế pháp lí". Cơ chế pháp lí nội hàm bởi những quy định pháp luật về quyền, nghĩa vụ của chủ thể pháp luật và thủ tục, trình tự thực hiện quyền, nghĩa vụ đó; chủ thể pháp luật mang quyền, nghĩa vụ pháp lí; hoạt động của chủ thể pháp luật nhằm thực hiện quyền, nghĩa vụ pháp lí của mình. Còn bảo đảm pháp lí là khái niệm mà nội dung của nó bao T¹p chÝ luËt häc sè 1/2004 quát gần như toàn bộ đời sống pháp luật của nhà nước và xã hội, trong đó không chỉ có ba yếu tố quan trọng ở trên mà còn là hệ tư tưởng chính trị - pháp lí của giai cấp công nhân, văn hoá pháp lí và hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giải thích, giáo dục pháp luật. Nói cách khác (ở cấp độ cụ thể), bảo đảm pháp lí có thể được xem như là toàn bộ những tiền đề tư tưởng chính trị - pháp lí và biện pháp pháp lí thống nhất, nhằm bảo đảm cho công dân được hưởng quyền một cách thật sự và sử dụng quyền một cách đúng đắn trong các lĩnh vực chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội. Xuất phát từ quan điểm hệ thống, những tiền đề chính trị - pháp lí và biện pháp pháp lí nhằm bảo đảm cho các quyền hiến định của công dân trong các lĩnh vực quan hệ xã hội do pháp luật điều chỉnh được tập hợp trong một hệ thống thống nhất (tạm gọi là hệ thống lớn nhất) và dành cho mọi chủ thể pháp luật; hệ thống lớn nhất này lại được chia thành các hệ thống lớn bảo đảm cho từng lĩnh vực quan hệ xã hội do pháp luật điều chỉnh; mỗi hệ thống lớn này bao gồm các hệ thống nhỏ bảo đảm cho từng nhóm quan hệ xã hội cùng loại trong một lĩnh vực quan hệ xã hội được điều chỉnh bằng pháp luật; mỗi hệ thống nhỏ này được tạo thành bởi những hệ thống nhỏ hơn bảo đảm cho từng dạng quan hệ xã hội đồng nhất về nội dung và tính chất trong một nhóm quan hệ xã hội được điều chỉnh bởi pháp luật. Ví dụ: bảo đảm pháp lí cho quyền công dân trong năm lĩnh vực chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội là hệ thống lớn nhất; bảo đảm pháp lí cho quyền công dân trong lĩnh vực xã hội là hệ thống lớn; bảo đảm pháp lí cho 25 nghiªn cøu - trao ®æi quyền công dân về nhà ở là hệ thống nhỏ; bảo đảm pháp lí cho quyền công dân được xây dựng nhà ở theo quy hoạch và pháp luật là hệ thống nhỏ hơn. Như vậy, những tiền đề chính trị - pháp lí và biện pháp pháp lí tạo nên bảo đảm pháp lí cho các quyền hiến định của công dân rất đa dạng về chủng loại, phong phú về nội dung, vừa chặt chẽ trong quan hệ tương tác lẫn nhau vừa giao thoa, đan xen vào nhau và thống nhất với nhau từ trên xuống dưới trong một hệ thống. Chúng được phân chia theo các cấp độ khác nhau, tuỳ thuộc vào đối tượng điều chỉnh, mức độ và phạm vi điều chỉnh của pháp luật cũng như nội dung và tính chất đặc thù của từng nhóm quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật. Là hệ thống thống nhất, bảo đảm pháp lí cho các quyền hiến định của công dân ở nước ta có những đặc điểm cơ bản sau đây: Một là, được xây dựng trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng con người khỏi áp bức, bóc lột, bất công, đói nghèo và làm cho con người có được cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, bình đẳng, an toàn. Hai là, xuất phát từ chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng cộng sản Việt Nam và Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế theo phương châm "tất cả từ con người, cho con người, vì con người"; quyền và lợi ích chính đáng của con người vừa là động lực vừa là mục tiêu của sự phát triển. Ba là, do pháp luật quy định và bảo đảm thực hiện mà nội dung chủ yếu của nó gồm các quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ thể pháp luật; trình tự, thủ tục, hình 26 thức thực hiện quyền, nghĩa vụ ấy; biện pháp tổ chức của Nhà nước nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể pháp luật sử dụng đúng quyền và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của họ; biện pháp tác động của nhà nước đối với chủ thể pháp luật khi họ sử dụng không đúng quyền hoặc không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện nghĩa vụ không đầy đủ. Bốn là, xuất phát từ truyền thống đạo đức và văn hoá dân tộc, thấm đượm tính nhân đạo cao cả, tính nhân văn sâu sắc, được thể hiện không chỉ trong nội dung pháp luật mà còn ở hoạt động của nhà nước nhằm tổ chức thực hiện và bảo vệ pháp luật. Năm là, luôn đáp ứng kịp thời, nhanh nhạy những đòi hỏi chính đáng, nhu cầu thiết yếu, cấp bách về mặt xã hội của con người trong xã hội đang biến đổi nhanh chóng và phát triển không ngừng, có tính tới khả năng thực tế của đất nước. Sáu là, luôn phù hợp với các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam kí kết hoặc tham gia. Các bảo đảm pháp lí được chia ra thành: - Bảo đảm mang tính ý thức, tư tưởng, gồm những quan điểm, tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin, của Hồ Chí Minh về giải phóng con người và các biện pháp chủ yếu nhằm đem lại cho con người một cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc; đường lối, chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam và Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, củng cố an ninh, quốc phòng, hội nhập quốc tế; ý thức pháp luật của cán bộ, công chức và nhân dân về quyền con người, quyền công dân. (Xem tiếp trang 36) T¹p chÝ luËt häc sè 1/2004 nghiªn cøu - trao ®æi T¹p chÝ luËt häc sè 1/2004 27
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.