Báo cáo " Những yêu cầu pháp lí đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính"

pdf
Số trang Báo cáo " Những yêu cầu pháp lí đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính" 7 Cỡ tệp Báo cáo " Những yêu cầu pháp lí đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính" 136 KB Lượt tải Báo cáo " Những yêu cầu pháp lí đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính" 0 Lượt đọc Báo cáo " Những yêu cầu pháp lí đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính" 2
Đánh giá Báo cáo " Những yêu cầu pháp lí đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính"
4.8 ( 20 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

®Æc san vÒ xö lÝ vi ph¹m hµnh chÝnh NguyÔn Phóc Thµnh * K ể từ sau khi Điều lệ xử phạt vi cảnh được ban hành kèm theo Nghị định số 143/CP ngày 27/5/1977 của Hội đồng Chính phủ cho đến nay đã có 3 pháp lệnh ban hành quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính. Đó là : - Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính năm 1989; - Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 1995; - Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002. Qua sự phát triển của các chế định trong các pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính, trong đó có những chế định liên quan đến vai trò của chính quyền cấp xã trong việc xử lí hành vi vi phạm hành chính như thẩm quyền xử phạt, thẩm quyền trong việc áp dụng các biện pháp hành chính khác… Trong bài viết này, chúng tôi đề cập vai trò của chính quyền cấp cơ sở (cấp xã) trong việc xử lí vi phạm hành chính theo quy định của Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002 (Pháp lệnh năm 2002). 1. Là cấp hành chính trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chính quyền cấp xã có vị trí đặc biệt để thực hiện quyền lực nhà nước (chính quyền cấp cơ sở). Điều 118 Hiến pháp 1992 quy định: "... Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; tỉnh chia thành huyện, thành phố thuộc tỉnh và thị xã; thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện và thị xã; huyện chia thành xã, thị trấn; thành phố thuộc tỉnh, thị xã chia thành phường và xã; quận T¹p chÝ luËt häc chia thành phường;..." Như vậy, ủy ban nhân dân xã là cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung hoạt động với tư cách vừa là cơ quan chấp hành cuả hội đồng nhân dân đồng thời là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Vì vậy, cấp xã có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện chức năng quản lí hành chính nhà nước ở cơ sở. Do đó, trên thực tế cấp xã đã có những hoạt động tự quản nhất định đối với một số lĩnh vực quản lí dân cư ở địa phương. Một trong những vai trò của chính quyền cấp xã trong quản lí hành chính ở địa phương đó là quyền áp dụng các biện pháp để xử lí vi phạm hành chính mà Pháp lệnh năm 2002 đã quy định cụ thể như sau: - Về việc xử phạt vi phạm hành chính Quyền này đã được quy định tại Điều 28 của Pháp lệnh năm 2002, chủ tịch UBND cấp xã có quyền: - Phạt cảnh cáo; - Phạt tiền đến 500.000đ (đây là hai hình thức phạt chính); - Ngoài ra, chủ tịch UBND xã còn được áp dụng hình thức phạt bổ sung đó là tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000đ. Hành vi vi phạm hành chính (VPHC) là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của * Giảng viên Khoa hành chính - nhà nước Trường đại học luật Hà Nội 45 ®Æc san vÒ xö lÝ vi ph¹m hµnh chÝnh pháp luật về quản lí nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật thì bị xử phạt hành chính. Như vậy, chủ tịch UBND xã được áp dụng các hình thức phạt trên đối với mọi hành vi VPHC trên địa hạt thuộc thẩm quyền quản lí của mình cho dù đối tượng là cá nhân hoặc tổ chức. Tuy nhiên, khi thực hiện thẩm quyền trong việc xử phạt VPHC chủ tịch UBND xã phải tuân theo các nguyên tắc xử lí VPHC được quy định tại Điều 3 Pháp lệnh năm 2002. Ví dụ như đối với việc xử phạt thì phải tuân theo nguyên tắc “Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm”. Về thẩm quyền xử phạt mà Pháp lệnh năm 2002 quy định so với các pháp lệnh trước không có gì thay đổi lớn ngoài quy định về mức phạt tiền. Nếu theo Pháp lệnh năm 1995 thì mức phạt tiền được tăng từ 200.000đ lên 500.000đ, cũng với mức phạt tiền này Pháp lệnh năm 1989 là 50.000đ. - Về biện pháp khắc phục hậu quả Tại Điều 28 Pháp lệnh năm 2002 quy định chủ tịch UBND xã có quyền: - Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; - Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra; - Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi và cây trồng, văn hoá phẩm độc hại. Như vậy, với tính chất là những biện pháp nhằm khắc phục hậu quả do VPHC gây ra vì thế đối với hoạt động gây ô nhiễm môi trường 46 sống không chỉ có việc đình chỉ hoạt động như Pháp lệnh năm 1995 quy định mà ở đây theo Pháp lệnh năm 2002 thì chủ tịch UBND xã còn có quyền buộc thực hiện biện pháp nhằm khắc phục tình trạng gây ô nhiễm. - Về biện pháp ngăn chặn VPHC và bảo đảm việc xử lí VPHC Với mục đích là để ngăn chặn VPHC đang xảy ra cũng như để bảo đảm cho việc xử lí những hành vi VPHC, Pháp lệnh năm 2002 đã quy định 8 biện pháp ngăn chặn tại Chương V đó là các biện pháp: Tạm giữ người; tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; khám người; khám phương tiện vận tải, đồ vật; khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện VPHC; bảo lãnh hành chính; quản lí người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất; truy tìm đối tượng phải chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh trong trường hợp bỏ trốn. Đối với 8 biện pháp trên thì chủ tịch UBND xã chỉ có quyền quyết định đối với 5 biện pháp sau: - Tạm giữ người theo thủ tục hành chính; - Tạm giữ tang vật, phương tiện VPHC; - Khám người theo thủ tục hành chính; - Khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính; - Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện VPHC (nếu nơi cất giấu là nơi ở thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của chủ tịch UBND huyện trước khi tiến hành). Như vậy, nếu so với Pháp lệnh năm 1995 thì theo Pháp lệnh năm 2002, chủ tịch UBND xã được thêm quyền quyết định đối với các biện pháp như khám phương tiện vận tải, đồ vật và khám nơi cất giấu tang vật, phương T¹p chÝ luËt häc ®Æc san vÒ xö lÝ vi ph¹m hµnh chÝnh tiện. Tuy nhiên, khi tiến hành các biện pháp trên chủ tịch xã phải tuân thủ các quy định về nội dung cũng như thủ tục tiến hành mà Pháp lệnh năm 2002 đã quy định. - Về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt Để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, khoản 1 Điều 66 Pháp lệnh năm 2002 quy định nếu cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính mà không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác) thì bị cưỡng chế thi hành bằng các biện pháp như: - Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản tại ngân hàng; - Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá; - Các biện pháp cưỡng chế khác để thực hiện việc tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để VPHC, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do VPHC gây ra. Với các biện pháp cưỡng chế trên, Pháp lệnh năm 2002 cũng đã quy định cho chủ tịch UBND xã được quyền ra quyết định cưỡng chế và có nhiệm vụ tổ chức việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt VPHC của mình (khoản 1 Điều 67). Về thẩm quyền này, trước đây Pháp lệnh năm 1995 chỉ quy định một cách chung chung: “Người có thẩm quyền xử phạt có quyền ra quyết định cưỡng chế và có nhiệm vụ tổ chức việc cưỡng chế” (khoản 2 Điều 5 Pháp lệnh năm 1995). - Về việc áp dụng các biện pháp hành chính khác Biện pháp hành chính khác được quy định trong Pháp lệnh năm 2002 là các biện pháp: + Giáo dục tại xã phường, thị trấn; + Đưa vào trường giáo dưỡng; T¹p chÝ luËt häc + Đưa vào cơ sở giáo dục; + Đưa vào cơ sở chữa bệnh; + Quản chế hành chính. Các biện pháp trên trước đây cũng đã được Pháp lệnh năm 1995 quy định (Pháp lệnh năm 1989 chưa quy định). Tuy nhiên, tại Pháp lệnh năm 2002 thì về thủ tục, nội dung, đối tượng áp dụng... cũng đã được quy định rõ ràng hơn, nhất là về vai trò của chính quyền cấp xã được quy định như sau: + Đối với biện pháp giáo dục tại xã, phường thị trấn. Với biện pháp này thì chủ tịch UBND xã tự mình quyết định hoặc theo đề nghị của một trong các cá nhân như trưởng công an cấp xã, chủ tịch UBMTTQ cấp xã, đại diện cơ quan, tổ chức đơn vị dân cư ở cơ sở; hoặc chủ tịch UBND xã quyết định trên cơ sở hồ sơ vi phạm pháp luật do cơ quan công an cấp tỉnh, cấp huyện cung cấp. Trước khi có quyết định, chủ tịch UBND xã tổ chức cuộc họp gồm có trưởng công an xã, đại diện ban tư pháp, uỷ ban mặt trận tổ quốc, các tổ chức xã hội cùng cấp có liên quan, đại diện dân cư ở cơ sở, gia đình của người được đề nghị giáo dục để xem xét việc áp dụng biện pháp này. Trong thời hạn 3 ngày kể từ sau khi kết thúc cuộc họp thì chủ tịch UBND xã xem xét để quyết định việc giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Mặt khác, trong thời gian quản lí đối tượng thì mỗi tháng một lần cơ quan, tổ chức, gia đình được giao nhiệm vụ quản lí giáo dục có trách nhiệm báo cáo cho chủ tịch UBND xã về việc thi hành quyết định. Chủ tịch UBND xã còn được quyền quyết định miễn chấp hành phần thời gian còn lại của đối tượng nếu họ có tiến bộ trong quá trình giáo dục. + Đối với biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng. 47 ®Æc san vÒ xö lÝ vi ph¹m hµnh chÝnh Đây là biện pháp được áp dụng đối với những đối tượng thuộc các lứa tuổi khác nhau thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật mà Pháp lệnh đã quy định tại khoản 2 Điều 24. Biện pháp này nhằm mục đích cho họ học văn hoá, giáo dục hướng nghiệp, học nghề, lao động, sinh hoạt dưới sự quản lí, giáo dục của nhà trường. Vì vậy mà chủ tịch UBND xã không có quyền quyết định đối với biện pháp này song lại có vai trò quan trọng như việc lập hồ sơ để gửi chủ tịch UBND huyện đối với đối tượng cư trú tại xã hoặc lập biên bản vi phạm pháp luật đối với đối tượng không có nơi cư trú nhất định mà có hành vi vi phạm pháp luật tại xã để báo cáo chủ tịch UBND huyện. Khi đã có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng thì quyết định đó cũng phải gửi cho chủ tịch UBND xã nơi đối tượng đó cư trú. Người được đưa vào trường giáo dưỡng nếu muốn hoãn chấp hành quyết định trong trường hợp gia đình khó khăn đặc biệt thì chủ tịch UBND xã nơi người đó cư trú được quyền xác nhận vào đơn của họ. Đối với trường hợp được miễn chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng như phụ nữ đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi thì chủ tịch UBND xã cũng được quyền xác nhận vào đơn xin miễn chấp hành quyết định của họ. Khi người được đưa vào trường giáo dưỡng đã chấp hành xong quyết định thì bản sao giấy chứng nhận do hiệu trưởng trường giáo dưỡng cấp được gửi cho chủ tịch UBND xã. + Đối với biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục. Đây là biện pháp thuộc thẩm quyền của chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật tại khoản 2 Điều 25 Pháp lệnh năm 2002 để họ lao động, học văn hoá, 48 học nghề, sinh hoạt dưới sự quản lí của cơ sở giáo dục, thời hạn từ 6 tháng đến 2 năm. Đối với biện pháp này thì chủ tịch UBND xã nơi đối tượng cư trú được quyền xem xét, lập hồ sơ để gửi lên chủ tịch UBND huyện. Đối với đối tượng không có nơi cư trú nhất định mà có hành vi vi phạm pháp luật tại địa phương thì chủ tịch UBND xã tại địa phương đó được quyền lập biên bản và báo cáo cho chủ tịch UBND huyện đồng thời chủ tịch UBND xã cũng là người được nhận quyết định đưa đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật vào cơ sở giáo dục. Trường hợp mà đối tượng là phụ nữ đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi hoặc gia đình đang gặp khó khăn đặc biệt muốn xin hoãn chấp hành quyết định thì phải được chủ tịch UBND xã nơi người đó cư trú xác nhận vào đơn. Khi người bị đưa vào cơ sở giáo dục đã chấp hành xong quyết định thì bản sao giấy chứng nhận do giám đốc cơ sở giáo dục cấp được gửi cho chủ tịch UBND xã nơi người đó cư trú. + Đối với biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh. Đây là biện pháp được áp dụng đối với những người nghiện ma tuý từ đủ 18 tuổi trở lên hoặc người bán dâm có tính chất thường xuyên từ đủ 16 tuổi trở lên… (theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Pháp lệnh năm 2002). Theo quy định của Pháp lệnh năm 2002 thì thẩm quyền ra quyết định thuộc về chủ tịch UBND huyện. Chủ tịch UBND xã là người xem xét, lập hồ sơ của đối tượng để gửi lên chủ tịch UBND huyện, đối với đối tượng không có nơi cư trú nhất định thì chủ tịch UBND xã được quyền lập biên bản về hành vi vi phạm pháp luật của đối tượng để báo cáo lên chủ tịch UBND huyện. Khi có quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh thì chủ tịch UBND T¹p chÝ luËt häc ®Æc san vÒ xö lÝ vi ph¹m hµnh chÝnh xã nơi có đối tượng cư trú cũng là người được nhận quyết định. Trong trường hợp đối tượng muốn được hoãn chấp hành quyết định theo quy định của pháp luật thì phải được sự xác nhận của chủ tịch UBND xã. Khi người bị đưa vào cơ sở chữa bệnh đã chấp hành xong quyết định thì bản sao giấy chứng nhận do giám đốc cơ sở chữa bệnh cấp được gửi cho chủ tịch UBND xã. + Đối với biện pháp quản chế hành chính. Biện pháp này theo quy định thuộc về chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định đối với người có hành vi vi phạm pháp luật phương hại đến an ninh quốc gia nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, thời hạn quản chế từ 6 tháng đến 2 năm, không được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi. Đối với biện pháp này thì thẩm quyền của chủ tịch UBND xã bị hạn chế so với các biện pháp trên như không được xem xét, lập hồ sơ của đối tượng mà quyền này lại thuộc về chủ tịch UBND huyện, chủ tịch UBND xã chỉ có ý kiến vào hồ sơ mà thôi. Song chủ tịch UBND xã lại có trách nhiệm giúp chủ tịch UBND huyện trong việc thu thập tài liệu để lập hồ sơ. Khi có quyết định quản chế thì chủ tịch UBND xã nơi đối tượng cư trú hoặc nơi thi hành quyết định được nhận quyết định. Trong thời gian chấp hành quyết định người bị quản chế phải chịu sự quản lí, giáo dục của chính quyền cấp xã. Chủ tịch UBND xã nơi người bị quản chế chấp hành quyết định có trách nhiệm quản lí, giáo dục người bị quản chế và 3 tháng một lần phải báo cáo cho chủ tịch UBND huyện để chủ tịch UBND huyện báo cáo lên chủ tịch UBND tỉnh. Đặc biệt đối với biện pháp này khi người bị quản chế khi T¹p chÝ luËt häc đã chấp hành xong quyết định thì chủ tịch UBND xã nơi thi hành quyết định quản chế được quyền cấp giấy chứng nhận cho đối tượng quản chế và gửi bản sao giấy chứng nhận đến chủ tịch UBND tỉnh nơi ra quyết định và UBND huyện nơi đã lập hồ sơ. Trong trường hợp đối tượng bị áp dụng một trong các biện pháp trên có thể phải chuyển hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có dấu hiệu tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu thì tuỳ từng trường hợp cụ thể chủ tịch UBND xã có những quyền hạn nhất định như trường hợp đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà có dấu hiệu tội phạm thì chủ tịch UBND xã được quyền huỷ quyết định đó và trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày huỷ quyết định phải chuyển hồ sơ của đối tượng cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền. Trong trường hợp nếu hành vi phạm tội được thực hiện trước hoặc trong thời gian chấp hành biện pháp hành chính trên thì theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền, chủ tịch UBND xã (người đã ra quyết định) phải ra quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định đối với người đó và chuyển hồ sơ của đối tượng cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự (Điều 111, 112 Pháp lệnh năm 2002). - Về giám sát, kiểm tra việc thi hành pháp luật trong xử lí vi phạm hành chính Đây là chương mới trong Pháp lệnh năm 2002, để đảm bảo cho việc thi hành đúng pháp luật trong xử lí vi phạm hành chính thì việc giám sát và kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền là rất cần thiết, vì vậy Pháp lệnh năm 2002 cũng đã quy định quyền này thuộc về 49 ®Æc san vÒ xö lÝ vi ph¹m hµnh chÝnh một số chủ thể nhất định, trong đó quyền giám sát của HĐND và quyền kiểm tra của UBND được quy định như sau: “Hội đồng nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm: 1. Giám sát việc xử lí vi phạm hành chính trong phạm vi địa phương; 2. Định kì xem xét các báo cáo của uỷ ban nhân dân cùng cấp về tình hình xử lí vi phạm hành chính tại địa phương; 3. Khi nhận được khiếu nại, tố cáo về xử lí vi phạm hành chính, nếu phát hiện có vi phạm pháp luật thì yêu cầu người có thẩm quyền xem xét, giải quyết và báo cáo về việc giải quyết đó; 4. Trong khi tiến hành giám sát việc xử lí vi phạm hành chính tại địa phương, nếu phát hiện có vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thì yêu cầu người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt vi phạm và xem xét trách nhiệm của người vi phạm” (Điều 115). “Chủ tịch uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm: 1. Thường xuyên kiểm tra việc xử lí vi phạm hành chính của người có thẩm quyền xử lí vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lí của mình; 2. Giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo trong xử lí vi phạm hành chính tại địa phương theo quy định của pháp luật; 3. Xử lí kỉ luật đối với người có sai phạm trong xử lí vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lí của mình; 4. Định kì hoặc theo yêu cầu, báo cáo hội 50 đồng nhân dân và trả lời chất vấn của địa biểu hội đồng nhân dân cùng cấp về tình hình xử lí vi phạm hành chính ở địa phương” (Điều 117). Với những quy định trên thì hội đồng nhân dân cấp xã và ủy ban nhân dân cấp xã được quyền giám sát, kiểm tra việc thi hành pháp luật trong xử lí vi phạm hành chính… 2. Như vậy, với việc mở rộng về thẩm quyền của chính quyền cấp xã (cụ thể là thẩm quyền của chủ tịch UBND xã) trong xử lí vi phạm hành chính tại Pháp lệnh năm 2002, theo chúng tôi, đây là bước phát triển mới trong hoạt động lập pháp theo xu hướng “dân chủ hoá”, nhất là trong việc xử lí vi phạm pháp luật nói chung, vi phạm hành chính nói riêng, qua đó nhằm phát huy vai trò của chính quyền cấp xã trong quản lí hành chính nhà nước tại địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt mạnh mà Pháp lệnh năm 2002 đã quy định chúng tôi muốn bàn thêm một số vấn đề sau: - Về thẩm quyền xử phạt của UBND xã. Thẩm quyền này đã được Pháp lệnh năm 2002 quy định rất rõ tại Điều 28 thuộc các khoản 1, 2, 3. Trên cơ sở các hình thức phạt chính và phạt bổ sung được quy định tại khoản 1, 2 Điều 12. Đó là hình thức phạt cảnh cáo, phạt tiền và hình thức phạt bổ sung như tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000đ. Như vậy, với mức phạt mà chủ tịch UBND xã được áp dụng đã tăng hơn so với quy định ở Pháp lệnh năm 1995. Song theo chúng tôi thì mức phạt này vẫn còn thấp so với thực tế, nhất là khi nó lại được áp dụng đối với hành vi vi phạm trên các địa bàn phường hoặc thị trấn tại các thành phố lớn, hay những lĩnh vực rất sôi T¹p chÝ luËt häc ®Æc san vÒ xö lÝ vi ph¹m hµnh chÝnh động như giao thông, xây dựng, quản lí đất đai, kinh doanh đặc biệt như karaoke, vũ trường… Ngoài ra, với việc quy định về thẩm quyền như vậy nó đã làm cho việc xử lí VPHC có sự chậm trễ do phải chuyển vụ việc lên cấp có thẩm quyền cao hơn để giải quyết theo quy định của Pháp lệnh. Một ví dụ thực tế cho thấy, do việc quy định về mức phạt tiền hiện nay của chủ tịch UBND xã là 500.000đ mà gần đây tại thành phố Hồ Chí Minh có tổ chức hội thảo để lấy ý kiến về Dự thảo nghị định của Chính phủ về xử lí VPHC ở một số lĩnh vực, trong đó có nêu cần tăng thẩm quyền cho chủ tịch UBND xã được phạt đến 2.000.000đ và được tịch thu tang vật phương tiện đến 2.000.000đ.(1) Nếu Nghị định được ban hành theo hướng như vậy thì đương nhiên sẽ trái với quy định của Pháp lệnh năm 2002. - Về thẩm quyền đối với việc áp dụng các biện pháp hành chính khác. Trong 5 biện pháp đã nêu ở trên thì hiện nay chủ tịch UBND xã chỉ có quyền quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Còn đối với các biện pháp khác như đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục và đưa vào cơ sở chữa bệnh thì chủ tịch UBND xã chỉ có quyền xem xét, lập hồ sơ hoặc lập biên bản để gửi hoặc báo cáo lên chủ tịch UBND huyện. Hoặc đối với biện pháp quản chế hành chính thì chủ tịch UBND xã lại không có cả quyền lập hồ sơ... Theo chúng tôi, việc xác định rõ thẩm quyền cụ thể của chủ tịch UBND xã trong từng biện pháp hành chính trên là rất cần thiết và nó cũng đã phản ánh đúng vai trò của chủ tịch UBND xã đối với các hành vi vi phạm pháp luật đó. T¹p chÝ luËt häc Riêng đối với biện pháp quản chế hành chính, theo chúng tôi, nên chăng cũng cần trao cho chủ tịch UBND xã quyền lập hồ sơ của đối tượng vi phạm, bởi vì hiện nay theo quy định của Pháp lệnh năm 2002 quyền này thuộc về chủ tịch UBND huyện, trong khi đó vẫn phải có ý kiến của chủ tịch UBND xã nơi người đó cư trú, hơn nữa chủ tịch UBND xã lại là người có trách nhiệm quản lí, giáo dục người bị quản chế (phần lớn người bị quản chế tại nơi cư trú) và khi người bị quản chế hành chính đã chấp hành xong quyết định thì chủ tịch UBND xã cũng là người cấp giấy chứng nhận. Với suy nghĩ nêu trên, theo chúng tôi, ít nhiều nó cũng sẽ giải quyết được phần nào những bất cập đã và sẽ xảy ra trong hoạt động ban hành văn bản có quy định về xử lí vi phạm hành chính, cũng như hoạt động xử lí vi phạm hành chính hiện nay. Vì vậy, qua việc tìm hiểu về vai trò của chính quyền cấp xã trong việc xử lí vi phạm hành chính mà Pháp lệnh năm 2002 đã quy định theo chúng tôi cần phải : - Mở rộng thẩm quyền xử lí hành chính cho chính quyền cấp xã (gồm có thẩm quyền về phạt tiền và thẩm quyền đối với biện pháp quản chế hành chính của UBND xã); - Đưa ra quy chế cụ thể để bảo đảm cho việc giám sát của HĐND xã cũng như quyền kiểm tra của UBND xã đối với việc xử lí vi phạm; - Cần có những quy định đồng bộ hơn trong các thiết chế quyền lực để bảo đảm có hiệu quả trong việc xử lí vi phạm hành chính, nhất là sự thống nhất của các văn bản pháp luật có quy định về xử lí vi phạm hành chính như hình thức và mức phạt mà Pháp lệnh năm 2002 đã quy định./. (1).Xem: Báo thanh niên số ra ngày 16/4/2003. 51
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.