Báo cáo " Những nội dung cơ bản trong Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự "

pdf
Số trang Báo cáo " Những nội dung cơ bản trong Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự " 8 Cỡ tệp Báo cáo " Những nội dung cơ bản trong Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự " 164 KB Lượt tải Báo cáo " Những nội dung cơ bản trong Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự " 0 Lượt đọc Báo cáo " Những nội dung cơ bản trong Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự " 0
Đánh giá Báo cáo " Những nội dung cơ bản trong Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự "
4 ( 3 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

nghiªn cøu - trao ®æi TS. §ç §øc Hång Hµ * 1. Thu hẹp phạm vi áp dụng hình phạt tử hình Hình phạt tử hình là hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình phạt của nước ta và chỉ được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Cùng với sự phát triển của văn minh nhân loại, việc thu hẹp phạm vi áp dụng và tiến tới xoá bỏ hoặc chỉ giữ lại rất ít tội còn áp dụng hình phạt tử hình là xu hướng tất yếu. Nghị quyết số 08/NQ-TW và Nghị quyết số 49/NQ-TW thể hiện rõ chủ trương từng bước hạn chế phạm vi áp dụng hình phạt tử hình, giảm tối đa quy định hình phạt tử hình đối với các tội phạm. Chủ trương này phù hợp với tinh thần Công ước về quyền chính trị và dân sự mà nước ta là thành viên đồng thời phù hợp với xu hướng chung của thế giới. Để thể chế hoá một bước chủ trương này của Đảng, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã bỏ hình phạt tử hình trong 8 điều luật của Bộ luật hình sự, đó là: Tội hiếp dâm (Điều 111); Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139); Tội buôn lậu (Điều 153); Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả (Điều 180); Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý (Điều 197); Tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thuỷ (Điều 221); Tội đưa hối lộ (Điều 289); Tội phá hoại vũ khí quân dụng, phương tiện kĩ thuật quân sự (Điều 334).(1) Về các tiêu chí bỏ hình phạt tử hình đối với 26 các tội này đã được nêu rõ trong Tờ trình về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung: “Việc bỏ hình phạt tử hình nói chung và đối với một số tội phạm cụ thể nói riêng là một vấn đề hết sức hệ trọng mang tính chính trị-pháp lí sâu sắc, do vậy, xuất phát từ năm tiêu chí cơ bản: Một là tính chất nghiêm trọng của tội phạm cũng như đặc điểm nhân thân của người phạm tội; hai là yêu cầu bảo vệ khách thể bị xâm hại; ba là thực tiễn áp dụng hình phạt tử hình đối với các tội phạm cụ thể có quy định hình phạt tử hình; bốn là khả năng trấn áp tội phạm bằng các biện pháp ngoài tử hình; năm là có tính đến xu hướng chung trên thế giới thu hẹp dần và tiến tới bãi bỏ hoàn toàn hình phạt tử hình”.(2) Theo Báo cáo thẩm tra về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự số 1838/BC-UBTP12 ngày 14/10/2008 thì về cơ bản, Uỷ ban tư pháp tán thành với đề nghị của Chính phủ bỏ hình phạt tử hình đối với các tội danh trên đây và cho rằng trong điều kiện ở nước ta hiện nay và những năm tới vẫn cần duy trì hình phạt tử hình trong một số tội nhưng chỉ áp dụng rất hạn chế đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng trong một số trường hợp nhất định, để thể chế một cách đúng đắn chính sách hình sự đã được nêu trong các nghị quyết của Đảng đồng thời cũng phù hợp với xu hướng * Bộ tư pháp t¹p chÝ luËt häc sè 5/2010 nghiªn cøu - trao ®æi tiến bộ, thể hiện bản chất nhân đạo của Nhà nước ta.(3) So với quy định của Bộ luật hình sự hiện hành thì Luật này đã bỏ hình phạt tử hình tại 08/29 điều luật, chiếm 23,2%. Tỉ lệ các điều luật còn giữ lại hình phạt tử hình trên tổng số các điều luật quy định về các tội phạm cụ thể tại Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự sẽ chỉ là 21/278 điều luật, chiếm 5,84%. Tuy nhiên, dù có bỏ hình phạt tử hình đối với các tội phạm quy định tại 08 điều luật nói trên thì cũng không giảm án tử hình trên thực tế được bao nhiêu, bởi lẽ, thực tiễn cho thấy số án tử hình chủ yếu tập trung vào một số tội phạm vẫn còn giữ lại hình phạt tử hình, nhất là tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý được quy định tại Điều 194 Bộ luật hình sự. Do vậy, để góp phần giảm án tử hình trên thực tế, cần sửa đổi Điều 194 Bộ luật hình sự về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý theo hướng tách tội tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma tuý ra khỏi tội mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý (Điều 194) và bỏ hình phạt tử hình đối với tội này.(4) Bởi lẽ, các tội “tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma tuý” có tính nguy hiểm cho xã hội thấp hơn các tội “sản xuất, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý” do hành vi tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma tuý không có tính vụ lợi; người phạm tội tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma tuý hầu hết chỉ có mục đích để sử dụng riêng cho mình hoặc những người thân của mình (có khi chỉ là để chữa bệnh) nên khả năng “phát tán” chất ma tuý không cao. Trong khi đó, người phạm tội sản xuất, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt t¹p chÝ luËt häc sè 5/2010 chất ma tuý lại có mục đích vụ lợi và mong muốn tạo điều kiện cho nhiều người sử dụng trái phép chất ma tuý nên khả năng “phát tán” chất ma tuý là rất cao. 2. Nhân đạo hơn trong việc xử lí người chưa thành niên phạm tội Người chưa thành niên là người chưa phát triển hoàn thiện về tâm sinh lí, vì vậy việc xử lí người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội. Phù hợp với nguyên tắc này, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã nhân đạo hơn trong việc xử lí người chưa thành niên phạm tội theo hướng bổ sung thêm một số nguyên tắc xử lí người chưa thành niên phạm tội đã được ghi nhận trong Công ước quyền trẻ em và các chuẩn mực quốc tế khác, như: nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất của người chưa thành niên; nguyên tắc biện pháp giam giữ chỉ được áp dụng cuối cùng khi không còn biện pháp thích hợp nào khác và trong thời hạn thích hợp ngắn nhất, cụ thể là: “Khi áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội cần hạn chế áp dụng hình phạt tù”.(5) Đây là cơ sở pháp lí quan trọng để thực hiện triệt để nguyên tắc "Việc xử lí người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa lỗi lầm, phát triển lành mạnh" đã được ghi nhận một cách nhất quán trong Bộ luật hình sự năm 1985 trước đây và Bộ luật hình sự năm 1999 hiện nay. Tuy nhiên, so với Tờ trình về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 1999 ngày 09/10/2008 thì Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự còn hạn chế là chưa bổ sung thêm các quy định 27 nghiªn cøu - trao ®æi về miễn chấp hành có điều kiện thời hạn còn lại của hình phạt tù đối với người chưa thành niên phạm tội đang chấp hành hình phạt tù quy định mang tính nhân đạo sâu sắc, mở ra khả năng để cho người chưa thành niên phạm tội cải tạo tốt trong trại giam có thêm cơ hội được sớm trở về với gia đình và cộng đồng (vì về nội dung, quy định này tương tự như chế định án treo nhưng điểm khác là ở chỗ án treo được áp dụng đối với người chưa chấp hành hình phạt còn biện pháp này được áp dụng đối với người chưa thành niên đang chấp hành hình phạt tù mà có tiến bộ). 3. Phi hình sự hoá một số hành vi và một số trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng Thứ nhất, phi hình sự hoá hành vi sử dụng trái phép chất ma tuý được quy định tại Điều 199 Bộ luật hình sự:(6) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống ma tuý vừa mới được Quốc hội khoá XII kì họp thứ 3 thông qua ngày 03/6/2008 đề cập vấn đề cơ bản là việc coi người nghiện ma tuý không chỉ là người vi phạm pháp luật mà còn là người bệnh, là nạn nhân của tệ nạn ma tuý. Việc coi người nghiện ma tuý như bệnh nhân, nạn nhân là quan niệm nhân đạo để từ đó có cách nhìn nhận, có biện pháp đối xử phù hợp hơn đối với người nghiện ma tuý thay vì có thái độ không thiện cảm đối với họ, thậm chí là xử lí hình sự đối với họ. Nếu tiếp tục giữ quy định về tội sử dụng trái phép chất ma tuý tại Điều 199 Bộ luật hình sự sẽ tạo cảm giác là người nghiện ma tuý bị đưa vào cơ sở cai nghiện ma tuý bắt buộc mà không cai được thì bị coi là người phạm tội. Thêm vào đó, các quy định của ba công ước quốc tế về phòng, chống ma tuý mà nước ta 28 là thành viên (Điều 36 Công ước thống nhất về các chất ma tuý năm 1961; Điều 22 Công ước về chất hướng thần năm 1971 và Điều 3 Công ước về chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma tuý và chất hướng thần năm 1988) không yêu cầu các quốc gia thành viên phải hình sự hoá hành vi sử dụng trái phép chất ma tuý. Vì vậy, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã bỏ Điều 199 - Tội sử dụng trái phép chất ma tuý. Thứ hai, phi hình sự hoá một số trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng của các tội: công nhiên chiếm đoạt tài sản; trộm cắp tài sản; lừa đảo chiếm đoạt tài sản; huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản; lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; chiếm giữ trái phép tài sản; trốn thuế, tham ô tài sản; nhận hối lộ; lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; đưa hối lộ; làm môi giới hối lộ; lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi được quy định tại khoản 1 các điều 137, 138, 139, 140, 141, 143, 161, 278, 279, 280, 283, 289, 290 và 291 Bộ luật hình sự(7) bằng cách nâng mức định lượng tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm này; cụ thể là: “a) Sửa đổi cụm từ “năm trăm nghìn đồng” thành cụm từ “hai triệu đồng” tại khoản 1 các điều 137, 138, 139, 143, 278, 279, 280, 283, 289, 290 và 291; b) Sửa đổi cụm từ “một triệu đồng” thành cụm từ “bốn triệu đồng” tại khoản 1… Điều 140; c) Sửa đổi cụm từ “năm triệu đồng” thành cụm từ “mười triệu đồng” tại khoản 1 Điều 141…”.(8) Việc nâng mức định lượng tối thiểu để t¹p chÝ luËt häc sè 5/2010 nghiªn cøu - trao ®æi làm cơ sở truy cứu trách nhiệm hình sự đối với một số trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng của các tội nêu trên và việc vẫn dùng tiền làm thước đo giá trị tài sản bị chiếm đoạt, bị thiệt hại hoặc giá trị tài sản khác liên quan đến tội phạm đã được đa số các thành viên của Uỷ ban tư pháp tán thành. Qua tổng kết 8 năm thi hành Bộ luật hình sự cũng như kết quả khảo sát của Uỷ ban tư pháp về việc thi hành Bộ luật hình sự cho thấy các mức định lượng tối thiểu về giá trị tài sản bị chiếm đoạt, bị chiếm giữ trái phép, giá trị thiệt hại do tội phạm gây ra là quá thấp, không phù hợp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước cũng như chưa phản ánh được yêu cầu thực tiễn đấu tranh chống tội phạm. Việc nâng mức định lượng tối thiểu làm cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự là xác định lại một cách đúng đắn hành vi nguy hiểm cho xã hội tới mức phải xử lí hình sự, góp phần phi hình sự hoá đối với một số trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng của các tội như đã nêu trên.(9) Hiện nay, Bộ luật hình sự có 23 điều luật với 76 khoản quy định các mức định lượng về trị giá tiền, tài sản hoặc trị giá mức thiệt hại được tính bằng tiền, trong đó: mức định lượng về trị giá tiền, tài sản được quy định tại các điều 137, 138, 139, 140, 141, 142, 278, 279, 280, 283, 289, 290, 291 của Bộ luật hình sự; mức định lượng về trị giá mức thiệt hại tính bằng tiền được quy định tại các điều 143, 144, 145, 165 của Bộ luật hình sự; mức định lượng về trị giá tiền, hàng phạm pháp tính bằng tiền được quy định tại các điều 153, 154, 156, 159, 161, 166 của Bộ luật hình sự. Các mức định lượng này được t¹p chÝ luËt häc sè 5/2010 quy định căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của từng loại hành vi phạm tội và dựa trên cơ sở điều kiện kinh tế-xã hội của những năm cuối thập kỉ 90 của thế kỉ XX. Theo Tờ trình về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự thì: “Trong 8 năm qua, tình hình kinh tế của nước ta đã có sự thay đổi và phát triển mạnh mẽ. Giá tiêu dùng hàng năm liên tục tăng, năm sau cao hơn năm trước... mức lương tối thiểu từ năm 1999 đến nay cũng đã tăng từ 180.000 đồng lên 540.000 đồng. Trước tình hình đó, nhìn chung các mức định lượng theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Tuy nhiên, ... trong phạm vi sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự lần này chủ yếu tập trung giải quyết một bước những vướng mắc, bức xúc nhất liên quan đến vấn đề định lượng trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử hiện nay mà kết quả tổng kết 8 năm thi hành Bộ luật hình sự đã chỉ ra”.(10) Trên tinh thần đó, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự chỉ điều chỉnh nâng mức định lượng tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 của 14 điều luật về các tội chiếm đoạt tài sản và một số tội phạm khác có liên quan đến tài sản. Như vậy, trong lần sửa đổi, bổ sung này có 14/23 điều luật (chiếm 60,87%) được điều chỉnh nâng mức định lượng tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự. 4. Sửa đổi, bổ sung một số tội xâm phạm trật tự quản lí kinh tế Xuất phát từ thực tiễn đấu tranh với các loại tội phạm kinh tế, cũng như để đáp ứng yêu cầu của các điều ước quốc tế mà Việt 29 nghiªn cøu - trao ®æi Nam là thành viên, việc sửa đổi, bổ sung một số tội xâm phạm trật tự quản lí kinh tế tập trung vào những nội dung chính sau đây: Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung tội đầu cơ (Điều 160) theo hướng mở rộng phạm vi xử lí hình sự nhằm tạo ra khả năng xử lí đối với những hành vi đầu cơ đồng thời tăng chế tài phạt tiền nhằm góp phần ổn định thị trường, giá cả. Bởi lẽ, “trong thời gian gần đây, trên thị trường xảy ra tình trạng gom hàng tạo ra sự khan hiếm giả tạo đối với một số mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, thuốc tân dược... để tăng giá nhằm trục lợi. Đây là một hành vi hết sức nguy hiểm, làm rối loạn thị trường, giá cả, nhưng chúng ta không thể xử lí họ về tội đầu cơ được, bởi lẽ, theo quy định tại Điều 160 Bộ luật hình sự hiện hành thì tội đầu cơ được hiểu với phạm vi rất hẹp, theo đó, chỉ bị xử lí về tội này khi hành vi đầu cơ được thực hiện "trong tình hình thiên tai, dịch bệnh và chiến tranh"”.(11) Để đấu tranh ngăn chặn hành vi đầu cơ, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã bổ sung thêm trường hợp thực hiện hành vi đầu cơ "trong tình hình có khó khăn về kinh tế".(12) Tuy nhiên, để thực hiện điều luật này cần sớm ban hành văn bản làm rõ nội hàm của các khái niệm "tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, khó khăn về kinh tế". Thứ hai, sửa đổi, bổ sung tội vi phạm các quy định về quản lí đất đai (Điều 174) theo hướng tăng trách nhiệm của những người có chức vụ, quyền hạn trong việc quản lí đất đai, cụ thể là: 1) Bổ sung thêm 2 dấu hiệu trong cấu thành cơ bản của tội này là "gây hậu quả nghiêm trọng" và "đất có diện tích lớn hoặc có giá trị lớn"(13) để tạo cơ sở pháp 30 lí cho việc xử lí hình sự đối với những trường hợp mặc dù người vi phạm chưa bị xử lí kỉ luật nhưng hành vi vi phạm của họ gây ra những hậu quả lớn. 2) Quy định hình phạt nghiêm khắc “phạt tù từ năm năm đến mười hai năm”(14) đối với trường hợp phạm tội “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng hoặc đất có diện tích đặc biệt lớn hoặc có giá trị đặc biệt lớn”.(15) Bên cạnh đó, Luật cũng tăng hình phạt tiền với tính chất là hình phạt bổ sung đối với tội này lên gấp 5 lần so với quy định hiện hành và bổ sung thêm hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm nhằm hỗ trợ cho hình phạt chính và trừng trị nghiêm hành vi phạm tội này.(16) Thứ ba, bổ sung một số tội phạm mới trong lĩnh vực tài chính-kế toán và trong lĩnh vực chứng khoán nhằm góp phần đấu tranh có hiệu quả với các hành vi phạm tội trong các lĩnh vực này, đó là: Tội in, phát hành, mua bán trái phép hoá đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước (Điều 164a); Tội vi phạm quy định về bảo quản, quản lí hoá đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước (Điều 164b); Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán (Điều 181a); Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán (Điều 181b); Tội thao túng giá chứng khoán (Điều 181c).(17) 5. Sửa đổi, bổ sung một số tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng Bộ luật hình sự hiện hành có ba điều luật quy định về các tội phạm liên quan đến máy tính và mạng máy tính, đó là: Điều 224 - Tội tạo ra và lan truyền, phát tán các chương t¹p chÝ luËt häc sè 5/2010 nghiªn cøu - trao ®æi trình vi rút tin học; Điều 225 - Tội vi phạm các quy định về vận hành, khai thác và sử dụng mạng máy tính điện tử và Điều 226 Tội sử dụng trái phép các thông tin trên mạng và trong máy tính. Tờ trình về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự nêu rõ: “Trong điều kiện bùng nổ khoa học công nghệ nói chung và tin học nói riêng, nhiều loại hành vi vi phạm liên quan đến máy tính và mạng máy tính mới phát sinh, phổ biến chưa được các Điều 224, 225 và 226 của Bộ luật hình sự bao quát hết, như: hành vi truy cập trái phép, đón chặn thông tin trái phép, sử dụng trái phép thiết bị và các hành vi khác xâm hại đến các thiết bị, số liệu và dịch vụ thông tin, truyền thông, sử dụng công nghệ thông tin để chiếm đoạt tài sản như: rút tiền của người khác từ máy rút tiền tự động, lừa đảo qua mạng... Điều này không chỉ gây khó khăn cho việc đấu tranh chống loại tội phạm liên quan đến công nghệ cao ở trong nước mà còn ảnh hưởng đến hoạt động tương trợ tư pháp giữa nước ta và các nước khác...”.(18) Để góp phần khắc phục một bước những bất cập về mặt pháp luật liên quan đến việc quy định các tội phạm liên quan đến mạng máy tính, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã tập trung hoàn thiện quy định tại các Điều 224, 225, 226 và bổ sung thêm hai tội phạm mới trong lĩnh vực công nghệ thông tin; đó là: Tội truy cập bất hợp pháp vào mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số của người khác (Điều 226a) và Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (Điều t¹p chÝ luËt häc sè 5/2010 226b).(19) Về vấn đề này Tờ trình cũng nêu rõ: “Xét về thực chất, việc sử dụng kĩ thuật công nghệ cao để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản cũng là một trong những phương thức, thủ đoạn phạm tội chiếm đoạt tài sản, nhưng tinh vi hơn. Tuy nhiên, có một vấn đề thường gây tranh luận trên thực tế và không thống nhất trong việc định tội danh là hành vi chiếm đoạt tài sản có sử dụng kĩ thuật công nghệ cao (ví dụ: hành vi rút tiền của người khác từ máy ATM) thuộc hình thức chiếm đoạt nào trong số bảy hình thức chiếm đoạt tài sản (cướp, cưỡng đoạt, cướp giật, công nhiên chiếm đoạt, trộm cắp, lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm... Để chấm dứt sự tranh luận kéo dài không cần thiết, các nước đi trước đã lựa chọn giải pháp quy định tội sử dụng mạng viễn thông, mạng máy tính hoặc máy tính để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản thành một tội độc lập không phụ thuộc vào hình thức chiếm đoạt”.(20) Tham khảo kinh nghiệm của các nước, để bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trên thực tế, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã bổ sung tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản với mức hình phạt cơ bản tương ứng như mức hình phạt đối với các tội chiếm đoạt tài sản.(21) Ngoài ra, để góp phần ngăn chặn hành vi khủng bố đang có xu hướng mở rộng, gia tăng và ngày càng nguy hiểm, cũng như để thực hiện các công ước quốc tế về chống khủng bố mà Việt Nam kí kết hoặc tham gia, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự số 37/2009/QH12, ngày 31 nghiªn cøu - trao ®æi 19/6/2009 còn bổ sung thêm Điều 230b (tội tài trợ khủng bố) với nội dung: “1) Người nào huy động, hỗ trợ tiền, tài sản dưới bất kì hình thức nào cho tổ chức, cá nhân khủng bố, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm 2) Người phạm tội còn có thể bị phạt quản chế, cấm cư trú từ một năm đến năm năm, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”.(22) 6. Sửa đổi, bổ sung một số tội phạm về môi trường Thực tế qua 8 năm thi hành Bộ luật hình sự cho thấy việc xử lí hình sự các hành vi gây ô nhiễm môi trường gặp nhiều khó khăn, bất cập mà một trong những nguyên nhân chính là do những bất cập trong cấu thành tội phạm của các tội phạm về môi trường, thể hiện ở chỗ cấu thành tội phạm của nhóm tội gây ô nhiễm môi trường đòi hỏi phải có đồng thời ba dấu hiệu mới xử lí hình sự được: Một là hành vi thải chất gây ô nhiễm môi trường trước đó đã bị xử phạt hành chính. Hai là người bị xử phạt hành chính cố tình không thực hiện các biện pháp khắc phục. Ba là do không thực hiện biện pháp khắc phục mà gây ra hậu quả nghiêm trọng. Quy định quá chặt chẽ này đã hạn chế khả năng truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về môi trường, bởi lẽ, việc thu thập chứng cứ chứng minh đủ cả ba dấu hiệu nói trên là rất khó, nhất là việc xác định hậu quả về môi trường. Có nhiều trường hợp hậu quả không thể xảy ra ngay mà sau một thời gian dài, có thể vài chục năm sau hậu quả này mới xảy ra, khi đó thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về môi trường đã hết. Ngoài ra, trong thực tiễn đã nảy sinh một số loại vi phạm các quy định 32 về bảo vệ môi trường có khả năng gây hậu quả rất lớn cho sức khoẻ, tính mạng con người nhưng hiện vẫn chưa được hình sự hoá như: hành vi mua bán, tái chế rác thải y tế hoặc rác thải công nghiệp chưa qua xử lí để sản xuất vật dụng tiêu dùng... Để góp phần khắc phục những bất cập, hạn chế nêu trên, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự số 37/2009/QH12 ngày 19/6/2009 đã:(23) Hợp nhất ba tội gây ô nhiễm môi trường-không khí (Điều 182), nguồn nước (Điều 183) và đất (Điều 184) thành Tội gây ô nhiễm môi trường (bởi lẽ, đường lối xử lí của ba tội phạm này không có gì khác nhau, chúng chỉ khác nhau ở lĩnh vực vi phạm) đồng thời quy định cấu thành cơ bản linh hoạt hơn một bước để có thể vận dụng xử lí được trên thực tế theo hướng: để xử lí hình sự đối với tội phạm này chỉ cần chứng minh “hành vi thải vào không khí, nguồn nước, đất các chất gây ô nhiễm môi trường, phát tán bức xạ, phóng xạ vượt quá quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất thải ở mức độ nghiêm trọng hoặc làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác”.(24) Sửa đổi tội nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị, phế thải hoặc các chất không bảo đảm tiêu chuẩn bảo vệ môi trường (Điều 185) thành tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam và quy định lại theo hướng nhằm xử lí hình sự người lợi dụng việc nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị, phế liệu hoặc hoá chất, chế phẩm sinh học hoặc bằng thủ đoạn khác đưa vào lãnh thổ Việt Nam chất thải nguy hại hoặc chất thải khác với số lượng lớn hoặc gây hậu quả nghiêm trọng. Sửa tội danh “vi phạm các quy định về bảo t¹p chÝ luËt häc sè 5/2010 nghiªn cøu - trao ®æi vệ động vật hoang dã quý hiếm” (Điều 190) thành “vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ” và quy định lại cho phù hợp với Công ước quốc tế, quy định mới của Luật bảo vệ môi trường và thực tiễn đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này. Sửa đổi, bổ sung dấu hiệu cấu thành tội phạm và một số tình tiết tăng nặng định khung của tội vi phạm chế độ bảo vệ đặc biệt đối với khu bảo tồn thiên nhiên (Điều 191) cho phù hợp với thực tế và quy định mới của Luật bảo vệ môi trường, cụ thể như sau: (Xem tiếp trang 16) (1).Xem thêm: Khoản 1 Điều 1 Luật số 37/2009/QH12 ngày 19/6/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự. (2).Xem thêm: Tờ trình số 155/TTr-CP ngày 09/10/2008 về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 1999, tr. 4 - 6. (3).Xem thêm: Báo cáo thẩm tra về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự số 1838/BC-UBTP12 ngày 14/10/2008, tr. 3 - 4. (4).Xem thêm: Tờ trình số 155/TTr-CP ngày 09/10/2008 về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 1999, tr. 6. (5).Xem thêm: Khoản 3 Điều 1 Luật số 37/2009/QH12 ngày 19/6/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự. (6).Xem thêm: Khoản 36 Điều 1 Luật số 37/2009/QH12 ngày 19/6/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự. (7).Xem thêm: Khoản 36 Điều 1 Luật số 37/2009/QH12 ngày 19/6/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự. (8).Xem thêm: Khoản 2, 8 Điều 1 Luật số 37/2009/QH12 ngày 19/6/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự. (9).Xem thêm: Báo cáo thẩm tra về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự số 1838/BC-UBTP12 ngày 14/10/2008, tr. 6 - 7. t¹p chÝ luËt häc sè 5/2010 (10).Xem thêm: Tờ trình số 155/TTr-CP ngày 09/10/2008, về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 1999, tr. 7 - 9. (11).Xem thêm: Tờ trình số 155/TTr-CP ngày 09/10/2008 về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 1999, tr. 9. (12).Xem thêm: Khoản 7 Điều 1 Luật số 37/2009/QH12 ngày 19/6/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự. (13).Xem thêm: Khoản 13 Điều 1 Luật số 37/2009/QH12 ngày 19/6/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự. (14).Xem thêm: Khoản 13 Điều 1 Luật số 37/2009/QH12 ngày 19/6/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự. (15).Xem thêm: Khoản 13 Điều 1 Luật số 37/2009/QH12 ngày 19/6/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự . (16).Xem thêm: Khoản 13 Điều 1 Luật số 37/2009/QH12 ngày 19/6/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự. (17).Xem thêm: Khoản 9, 10, 14, 15, 16 Điều 1 Luật số 37/2009/QH12 ngày 19/6/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự. (18).Xem thêm: Tờ trình số 155/TTr-CP ngày 09/10/2008 về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 1999, tr. 12 - 13. (19).Xem thêm: Khoản 28, 29 Điều 1 Luật số 37/2009/QH12 ngày 19/6/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự. (20).Xem thêm: Tờ trình số 155/TTr-CP ngày 09/10/2008 về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 1999, tr. 13. (21).Xem thêm: Khoản 28, 29 Điều 1 Luật số 37/2009/QH12 ngày 19/6/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự. (22).Xem thêm: Khoản 31 Điều 1 Luật số 37/2009/QH12 ngày 19/6/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự. (23).Xem thêm: Tờ trình số 155/TTr-CP ngày 09/10/2008 về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 1999, tr. 10 - 12. (24).Xem thêm: Khoản 17 Điều 1 Luật số 37/2009/QH12 ngày 19/6/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự. 33
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.