Báo cáo "Những nguyên tắc căn bản về thanh toán di sản trong Bộ luật dân sự "

pdf
Số trang Báo cáo "Những nguyên tắc căn bản về thanh toán di sản trong Bộ luật dân sự " 5 Cỡ tệp Báo cáo "Những nguyên tắc căn bản về thanh toán di sản trong Bộ luật dân sự " 120 KB Lượt tải Báo cáo "Những nguyên tắc căn bản về thanh toán di sản trong Bộ luật dân sự " 0 Lượt đọc Báo cáo "Những nguyên tắc căn bản về thanh toán di sản trong Bộ luật dân sự " 61
Đánh giá Báo cáo "Những nguyên tắc căn bản về thanh toán di sản trong Bộ luật dân sự "
4 ( 3 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

nghiªn cøu - trao ®æi ThS. TrÇn ThÞ HuÖ * V iệc xác định chính xác di sản là tiền đề cho việc thanh toán và phân chia di sản được hợp lý và hợp pháp nhằm hạn chế các tranh chấp, bảo vệ chính đáng quyền lợi của người thừa kế, của người để lại di sản, của người thừa hưởng di sản, của các chủ nợ của người để lại di sản thừa kế. Để đạt được mục đích ấy, việc thanh toán di sản mà người chết để lại phải nằm trong định hướng căn bản mang tính nguyên tắc với những yêu cầu chung sau đây: Thứ nhất, xác định cơ sở của việc thanh toán. Thanh toán di sản thừa kế thực chất là thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại và trừ phần tài sản phát sinh từ việc phục vụ cho chính người chết (chi phí mai táng). Việc thanh toán di sản thừa kế dựa trên cơ sở chủ thể có nghĩa vụ thì buộc phải thực hiện nghĩa vụ. Quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể mang quyền được đảm bảo bằng việc thực hiện nghĩa vụ của chủ thể mang nghĩa vụ trong giao lưu dân sự theo quy định của luật dân sự. Như vậy, chỉ được coi là thanh toán di sản khi những nghĩa vụ về tài sản lẽ ra phải do chính bản thân người chết thực hiện nhưng người này chưa thực hiện hoặc đang thực hiện thì chết cùng với việc chi phí mai táng cho người này. Nghĩa vụ về tài sản phát sinh từ việc phục vụ cho chính người chết, các lợi ích từ giao dịch dân sự mà chủ thể mang quyền được hưởng, các lợi ích mà các chủ thể bị vi phạm 12 do hành vi gây thiệt hại do người chết thực hiện khi còn sống thì được coi là nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại cho nên sẽ phải lấy di sản của người chết để lại để thanh toán các nghĩa vụ đó. Thứ hai, xác định người thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Điều 639 BLDS quy định rõ những người thừa kế có quyền và nghĩa vụ tài sản do người chết để lại từ thời điểm mở thừa kế. Theo quy định này thì người đầu tiên phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán di sản là những người thừa kế. Khoản 4 Điều 640 khẳng định lại “Người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại”. Nghĩa vụ này là bắt buộc mà bất cứ người hưởng thừa kế nào là cá nhân, pháp nhân hay Nhà nước cũng phải thực hiện. Ngoài ra, những người được giao quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng, người được di tặng cũng có nghĩa vụ phải thanh toán nghĩa vụ tài sản do người chết để lại trong trường hợp toàn bộ khối di sản thừa kế không đủ để thanh toán nghĩa vụ của người này (khoản 2 Điều 673 và khoản 2 Điều 674 BLDS). Trong trường hợp không có người thừa kế theo pháp luật (do họ từ chối, do bị tước quyền, do chết hết v.v.) mà người để lại di sản không để lại di chúc hoặc di chúc bất hợp pháp hoặc bị thất hiệu thì phần di sản không có người * Giảng viên chính Khoa luật dân sự Trường Đại học Luật Hà Nội T¹p chÝ luËt häc sè 2/2005 nghiªn cøu - trao ®æi nhận thừa kế thuộc về Nhà nước. Theo quy định tại Điều 647 BLDS thì Nhà nước không có tư cách là người thừa kế mà chỉ là “người” nhận di sản khi không có người nhận thừa kế, theo đó quyền sở hữu nhà nước được xác lập. Do vậy, Nhà nước không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại. Tuy nhiên, để thực hiện quyền kiện đòi tài sản, quyền sở hữu hợp pháp cũng như quyền được yêu cầu bên chủ thể mang nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ để đem lại lợi ích cho người mang quyền thì họ vẫn có quyền yêu cầu thanh toán từ di sản của người chết để lại. Thực hiện việc thanh toán di sản có thể do người quản lý di sản thực hiện theo quy định tại Điều 641 BLDS. Sau khi thanh toán các nghĩa vụ tài sản do người chết để lại, phần tài sản còn lại mới thuộc về Nhà nước theo quy định tại Điều 647 BLDS (khoản 1 Điều 1, khoản 1 Điều 6 Quy chế quản lý và xử lý tài sản khi có quyết định tịch thu sung quỹ nhà nước và được xác lập quyền sở hữu nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 100/TC - QLCS ngày 23/1/1997 của Bộ trưởng Bộ tài chính). Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 Điều 640 và Điều 641 BLDS, người quản lý di sản có thể là người thực hiện việc thanh toán di sản. Họ là người thừa kế nhưng cũng có thể không phải là người thừa kế và được chia làm 4 trường hợp sau đây: - Người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc; - Người quản lý di sản là người do những người thừa kế thoả thuận cử ra; - Người thừa kế là người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản trong trường hợp di chúc không chỉ định và người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản; T¹p chÝ luËt häc sè 2/2005 - Người quản lý di sản là cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý trong trường hợp chưa xác định được người thừa kế và di sản chưa có người quản lý. Người quản lý di sản là cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý trong trường hợp chưa xác định được người thừa kế và di sản chưa có người quản lý. Người quản lý di sản dù là “ai” trong các trường hợp trên cũng có thể phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại khi di sản của người chết đang ở trạng thái là một khối thống nhất đặt dưới sự quản lý của người quản lý di sản. Nhưng khi thực hiện nghĩa vụ thanh toán, người quản lý di sản không được tự mình thể hiện ý chí trong việc chọn phương thức, trong việc xác định trả bao nhiêu; lấy tài sản nào để thanh toán mà hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của những người thừa kế thông qua sự thoả thuận của họ. Khoản 2 Điều 640 BLDS quy định: “Trong trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại lại được người quản lý di sản thực hiện theo thoả thuận của những người thừa kế”. Quy định này được hiểu là người thừa kế không có quyền trực tiếp thực hiện nghĩa vụ và cũng không phải trực tiếp thực hiện nghĩa vụ tài sản của người chết và trở thành “con nợ” có nghĩa vụ trực tiếp thanh toán cho “chủ nợ” người mang quyền. Thứ ba, xác định người được thanh toán di sản, người được thanh toán di sản là những người có quyền yêu cầu thanh toán từ khối di sản của người chết để nhằm đạt được những lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật. Những người này được xác định là người có quyền trong quan hệ pháp luật dân sự mà trước đó khi còn sống người chết để lại di sản 13 nghiªn cøu - trao ®æi đã tham gia với tư cách là người có nghĩa vụ. Việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán lẽ ra phải do người chết để lại di sản thực hiện trước yêu cầu của người có quyền nhưng đang thực hiện, chưa kịp thực hiện hoặc chưa đến thời hạn phải thực hiện thì họ chết. Vì thế, pháp luật yêu cầu người hưởng thừa kế phải thực hiện nghĩa vụ tài sản đó bằng chính tài sản của người chết. Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng người hưởng thừa kế chỉ phải thực hiện việc thanh toán di sản (tức là thực hiện nghĩa vụ) khi những nghĩa vụ ấy phát sinh từ việc phục vụ cho chính bản thân người chết, các lợi ích từ giao dịch dân sự hợp pháp, từ những vi phạm pháp luật do người chết thực hiện khi còn sống v.v.. Ngược lại, nếu nghĩa vụ đó phát sinh từ những giao dịch dân sự bất hợp pháp, không phát sinh từ việc phục vụ cho bản thân người chết thì người hưởng thừa kế không phải thực hiện. Điều đó cũng có nghĩa là những quyền và lợi ích mà không được pháp luật thừa nhận và bảo vệ thì phía bên kia không có quyền yêu cầu người hưởng thừa kế thực hiện nghĩa vụ. Theo quy định tại Điều 686 BLDS thì những người sau đây có quyền được thanh toán di sản: - Người dùng tài sản riêng để lo việc mai táng cho người để lại di sản; - Người được cấp dưỡng (con chưa thành niên của người chết mà người chết khi còn sống không trực tiếp nuôi dưỡng, con đã thành niên mà không có khả năng lao động để tự nuôi sống mình, việc người bị người chết gây thiệt hại theo quy định tại khoản 2 Điều 616 BLDS...); - Người sống nương nhờ vào người đã chết (ông bà nội ngoại của người chết mà không còn con, cháu, người chưa thành niên 14 gọi người chết là ông bà nội, ngoại (không còn cha, mẹ...); - Người lao động chưa được trả công; - Người bị thiệt do hành vi gây thiệt hại của người chết; - Nhà nước với quyền yêu cầu người chết nộp thuế trong kinh doanh, sản xuất, thu nhập...; - Người bị vi phạm hợp đồng dân sự, cơ quan nhà nước yêu cầu nộp phạt do vi phạm hành chính...; - Các chủ nợ trong các giao dịch dân sự (mua bán, cho vay, cho thuê, thế chấp, cầm cố...); - Người bỏ phí để bảo quản di sản; - Các chủ thể khác có quyền đối với nghĩa vụ mà người chết phải thực hiện khi còn sống. Thứ tư, xác định giới hạn của việc thanh toán và thứ tự ưu tiên thanh toán. Trước năm 1945, ở Việt Nam có câu dân gian: “Đời cha ăn mặn, đời con khát nước” và tồn tại tục lệ “Phụ trái tử hoàn” buộc con cháu phải trả tất cả các khoản nợ của người cha đối với các chủ nợ, bất luận di sản mà người chết để lại có đủ để thanh toán nợ hay không? Trách nhiệm “Phụ trái tử hoàn” là trách nhiệm vượt ra ngoài phạm vi di sản mà người chết để lại. Người thừa kế nếu là con thì phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ tài sản mà người chết để lại cho dù tài sản cha hoặc mẹ họ để lại sau khi chết không đủ để thực hiện các nghĩa vụ tài sản đó. Đây là quy lệ bất công của chế độ cũ, hoàn toàn trái với nguyên tắc chung của luật dân sự “Nguyên tắc tự chịu trách nhiệm”. Sau năm 1945, tục lệ này bị xoá bỏ với sự ra đời của Sắc lệnh số 97/SL ngày 22/5/1950. Đồng thời cũng xoá bỏ được tính bất công, bất bình đẳng trong việc để lại và nhận di sản thừa T¹p chÝ luËt häc sè 2/2005 nghiªn cøu - trao ®æi kế của dân luật thời Pháp thuộc. Cụ thể: - Các con đã thành niên có quyền xin chia di sản của người mẹ hoặc của người cha đã chết; - Trước khi chia di sản của người mẹ hoặc người cha đã chết cho các con, phải thanh toán chế độ tài sản chung của vợ chồng. Trên cơ sở thừa nhận quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong gia đình thì người vợ goá có quyền như người chồng goá trong việc thanh toán khối tài sản chung của vợ chồng. Nhằm xác định tài sản thuộc quyền sở hữu của người chồng goá hoặc vợ goá để trả cho người này và xác định tài sản của người đã chết là di sản thừa kế; - Xoá bỏ quy lệ bất công bắt con cháu hoặc vợ hay chồng của người chết phải nhận thừa kế và phải lấy tài sản riêng của mình để trả nợ thay cho người chết. Từ đó đến nay, các văn bản pháp luật liên quan đến quy định về di sản và thanh toán di sản đều quy định về việc người hưởng thừa kế chỉ thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết trong phạm vi sau được hưởng. Nội dung này được định rõ và cụ thể tại Điều 32 Pháp lệnh thừa kế năm 1990 và khoản 3 Điều 640 BLDS năm 1995. Nghĩa vụ về tài sản của người chết là những món nợ thực sự của người chết lúc còn sống, nó được phát sinh do chính hành vi của người chết để lại di sản trong các giao dịch dân sự, từ những hành vi trái pháp luật gây thiệt hại khi còn sống. Họ đã tự nhân danh mình xác lập, thực hiện. Vì thế, phải coi là nghĩa vụ về tài sản của chính bản thân người chết và sẽ phải dùng di sản của người chết để thanh toán nghĩa vụ đó. Không thể lấy tài sản của người này để thực hiện nghĩa vụ cho một người khác, nguyên tắc tự chịu trách nhiệm cần phải được áp dụng cho mọi xử sự trong giao lưu dân sự, T¹p chÝ luËt häc sè 2/2005 trừ trường hợp ngoại lệ áp dụng đối với người chưa thành niên, người được giám hộ v.v.. Mặt khác, nghĩa vụ tài sản không phải là di sản thừa kế, người hưởng di sản thực hiện nghĩa vụ này được hiểu là “nhân danh”, “thay mặt” kế quyền và nghĩa vụ mà người chết để lại trong giới hạn của sự kế quyền và nghĩa vụ đó mà thôi. Có nghĩa là người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản trong giới hạn tài sản và bằng các tài sản trong di sản của người chết để lại nhưng những người hưởng thừa kế hoàn toàn có quyền thực hiện nghĩa vụ tài sản vượt quá giới hạn di sản mà người chết để lại. Họ lấy thêm tài sản riêng của mình để thanh toán nghĩa vụ bởi pháp luật không cấm những người thừa kế tự nguyện thanh toán vượt quá số tài sản có trong phạm vi di sản. Đây là việc làm đáng khuyến khích với sự thoả thuận hợp pháp. Thứ năm, xác định thứ tự ưu tiên thanh toán. Về nguyên tắc, tất cả các nghĩa vụ về tài sản của người chết đều phải được thanh toán nếu chủ thể có quyền yêu cầu và nghĩa vụ đó phát sinh từ các căn cứ hợp pháp. Những nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại phải được thanh toán toàn bộ theo quy định của pháp luật hoặc theo thoả thuận của các chủ thể mà phù hợp với quy định của pháp luật. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp toàn bộ di sản của người chết để lại nhỏ hơn tổng số các nghĩa vụ về tài sản mà người chết có nghĩa vụ thanh toán nếu còn sống. Từ thực trạng này đặt ra biện pháp khắc phục dựa vào mức độ cần thiết của tài sản đối với người được thanh toán (người yêu cầu) đồng thời cân bằng lợi ích giữa các chủ thể bằng cách quy định thứ tự ưu tiên thanh toán tại Điều 686 BLDS. Theo thứ tự sắp xếp đến mười khoản được thanh toán của điều luật này thì khi thanh toán 15 nghiªn cøu - trao ®æi nghĩa vụ tài sản, phải thanh toán từng nghĩa vụ một bằng tài sản của người chết. Nghĩa vụ tiếp theo sau chỉ được thanh toán khi những nghĩa vụ trước nó đã được thanh toán xong hoặc thanh toán theo đúng yêu cầu của người có quyền. Nếu thanh toán đến một nghĩa vụ theo thứ tự ưu tiên mà bị hết tài sản thì việc thanh toán được dừng lại ở đó. Vì thế, những người có quyền của những nghĩa vụ tiếp theo ngay sau đó sẽ không được quyền yêu cầu thanh toán nữa. Trong thực tế ít khi xảy ra các trường hợp nghĩa vụ trong các khoản nợ của người chết đến hạn thanh toán cùng một lúc hoặc được yêu cầu cùng một thời điểm. Bởi vậy, có thể xảy ra việc sau khi thanh toán những nghĩa vụ thuộc khoản ưu tiên sau thì người có quyền đối với nghĩa vụ thuộc khoản ưu tiên trước mới có yêu cầu. Vấn đề này hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào quy định. Vì thế, có 2 cách hiểu và cách giải quyết khác nhau: Cách thứ nhất, buộc chủ thể có quyền ưu tiên sau phải trả lại tài sản cho chủ thể được quyền ưu tiên thanh toán trước. Những người có cách hiểu này cho rằng thanh toán phải thực hiện theo hàng thứ tự ưu tiên, bất kể họ thực hiện quyền yêu cầu lúc nào, miễn là vẫn còn thời hạn để yêu cầu thực hiện nghĩa vụ. Cách thứ hai, các món nợ đã được thanh toán trước của người ở hàng ưu tiên sau không thể bị đòi lại để thanh toán cho người có quyền ở hàng ưu tiên trước vì đến thời hạn nghĩa vụ phải được thanh toán và “trong tay” người thừa kế vẫn còn di sản của người chết để lại thì họ phải được quyền thanh toán. Cách nào cũng có lý lẽ riêng nhưng việc sắp xếp thứ tự ưu tiên thanh toán theo Điều 686 BLDS mang tính tương đối giữa các chủ thể trong việc bảo vệ quyền lợi của các “chủ nợ”. 16 Bởi vì về nguyên tắc, tất cả các chủ nợ đều phải được thanh toán toàn bộ. Những người ở hàng ưu tiên sau đã phải “nhường” quyền được thanh toán trước cho người ở hàng ưu tiên trước khi toàn bộ tài sản của người chết để lại nhỏ hơn tổng các nghĩa vụ về tài sản mà người chết để lại. Khi đã đến lượt mà không thực hiện quyền ưu tiên yêu cầu thanh toán thì người có quyền yêu cầu thanh toán tiếp theo phải được thực hiện quyền đó. Những nguyên tắc xác định di sản thừa kế nằm trong các nguyên tắc chung của quyền thừa kế. Các nguyên tắc cơ bản của quyền thừa kế lại chịu sự chi phối chung nhất, căn bản nhất từ các nguyên tắc cơ bản của luật dân sự được quy định tại Chương I Phần thứ nhất của BLDS. Những định hướng chỉ đạo của các nguyên tắc trong luật dân sự được định ra dựa trên cơ sở nguyên tắc chung của pháp luật đồng thời căn cứ vào đặc điểm, đặc trưng, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của pháp luật dân sự. Nằm trong “chuỗi” định hướng ấy, các nguyên tắc chung trong việc xác định di sản thừa kế cũng thể hiện tính định hướng và chỉ đạo để thực sự có tác dụng tích cực trong việc xác định chính xác di sản thừa kế, bảo đảm quyền được thanh toán của những người có quyền trong các quan hệ dân sự mà khi còn sống người để lại di sản đã tham gia; bảo đảm cho những người hưởng thừa kế được hưởng trọn phần di sản theo ý nguyện cuối cùng của người quá cố thông qua di chúc hoặc trọn phần theo sự phân định của pháp luật đồng thời tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu khối tài sản của người đã chết và thực hiện được tâm nguyện cuối cùng về định đoạt tài sản cho những người thừa kế của họ./. T¹p chÝ luËt häc sè 2/2005
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.