Báo cáo "Những điểm mới về các biện pháp xử lí hành chính khác trong Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm "

pdf
Số trang Báo cáo "Những điểm mới về các biện pháp xử lí hành chính khác trong Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm " 7 Cỡ tệp Báo cáo "Những điểm mới về các biện pháp xử lí hành chính khác trong Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm " 152 KB Lượt tải Báo cáo "Những điểm mới về các biện pháp xử lí hành chính khác trong Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm " 2 Lượt đọc Báo cáo "Những điểm mới về các biện pháp xử lí hành chính khác trong Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm " 5
Đánh giá Báo cáo "Những điểm mới về các biện pháp xử lí hành chính khác trong Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm "
4.9 ( 21 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

®Æc san vÒ xö lÝ vi ph¹m hµnh chÝnh NguyÔn ngäc bÝch * P háp lệnh xử lí vi phạm hành chính 2002(1) (gọi tắt là Pháp lệnh năm 2002) đã có những sửa đổi cơ bản nhằm đáp ứng đòi hỏi của cuộc đấu tranh phòng, chống các vi phạm pháp luật trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Pháp lệnh năm 2002 được xây dựng trên cơ sở kế thừa các quy định hợp lí của Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 1995, có sửa đổi, bổ sung một số quy định mới cho phù hợp với thực tiễn xử lí vi phạm hành chính. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi đề cập các quy định mới về các biện pháp xử lí hành chính khác. Đây là một trong hai nhóm biện pháp cưỡng chế cơ bản được quy định trong Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính. Các biện pháp xử lí hành chính khác bao gồm: Giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục; đưa vào cơ sở chữa bệnh; quản chế hành chính. Đây là năm biện pháp đã được quy định từ Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 1995. Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002 không quy định thêm các biện pháp xử lí hành chính mới mà chỉ có những quy định sửa đổi, bổ sung một cách căn bản so với Pháp lệnh cũ. Đây là nội dung được sửa đổi nhiều nhất, có tới 19 điều bổ sung, trong đó 14 điều hoàn toàn quy định mới trong Pháp lệnh năm 2002 so 4 với Pháp lệnh năm 1995. Trước hết về kĩ thuật lập pháp, Pháp lệnh năm 2002 thể hiện sự phát triển trong kĩ thuật lập pháp ở hai khía cạnh: Một là, các điều khoản đã đựơc cấu trúc lại chặt chẽ, rõ ràng, mỗi điều, khoản, điểm có một nội dung xác định. Các điều 23, 24, 25, 26, 27 đều được chia thành các khoản riêng biệt, trong đó khoản 1 quy định về mục đích, thẩm quyền quyết định và thời hạn áp dụng biện pháp xử lí hành chính; khoản 2 quy định về đối tượng bị áp dụng (riêng Điều 27, đối tượng quản chế hành chính được quy định ở khoản 1 và 2); khoản 3 về thời hiệu áp dụng (trừ Điều 27, Quản chế hành chính không quy định thời hiệu); khoản 4 và 5 (khoản 3 Điều 27) quy định các vấn đề tổ chức thực hiện; thẩm quyền thành lập trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; cơ quan thống nhất quản lí, chỉ đạo tổ chức thực hiện và cơ chế phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong thực hiện các biện pháp xử lí hành chính khác. Cách quy định như hiện nay của Pháp lệnh năm 2002 đã tạo ra sự đồng bộ giữa các biện pháp xử lí hành chính khác với nhau. Cách tách các nội dung thành các * Giảng viên Khoa hành chính - nhà nước Trường đại học luật Hà Nội T¹p chÝ luËt häc ®Æc san vÒ xö lÝ vi ph¹m hµnh chÝnh khoản riêng biệt vừa dễ dàng cho việc vận dụng pháp luật vừa làm cho nội dụng của các quy định không chỉ dừng lại ở những vấn đề chung cần chờ văn bản hướng dẫn mới thực hiện được. Hai là, các thuật ngữ được sử dụng chính xác với nội dung cần diễn đạt. Ví dụ, Pháp lệnh năm 2002 sử dụng cụm từ “đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này mà không có nơi cư trú nhất định” thay cho cụm từ “đã được chính quyền và nhân dân địa phương giáo dục nhiều lần mà không chịu sửa chữa” trong Pháp lệnh năm 1995. Điều này đã tạo cơ sở cho việc hiểu và áp dụng pháp luật thống nhất, khắc phục tình trạng một quy định có nhiều cách hiểu khác nhau. Về nội dung các quy định, những sửa đổi, bổ sung trong Pháp lệnh năm 2002 liên quan đến đối tượng áp dụng, thẩm quyền, thủ tục cũng như cơ chế đảm bảo việc tổ chức thực hiện các quyết định áp dụng biện pháp xử lí hành chính khác. 1. Đối tượng áp dụng Các biện pháp xử lí hành chính khác là nhóm biện pháp cưỡng chế hành chính chỉ áp dụng với cá nhân là công dân Việt Nam có hành vi trái pháp luật theo quy định của Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính. Các biện pháp xử lí hành chính khác hạn chế trực tiếp các quyền nhân thân của cá nhân, vì vậy không thích hợp áp dụng với tổ chức khi có vi phạm pháp luật. Mục đích của hoạt động áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác là giáo dục, quản lí, phòng ngừa. Vừa đặt chủ thể bị áp dụng cưỡng chế vào môi trường có sự quản lí chặt chẽ để họ T¹p chÝ luËt häc không có điều kiện tiếp tục vi phạm, lại vừa giáo dục pháp luật, đạo đức, lối sống cũng như phục hồi sức khoẻ để những cá nhân này có điều kiện hoà nhập cộng đồng, sống lương thiện. Với người nước ngoài khi có hành vi mà theo quy định của pháp luật phải bị áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác thì biện pháp phòng ngừa có hiệu quả nhất là buộc họ phải rời khỏi lãnh thổ Việt Nam. Pháp lệnh năm 2002 đã quy định hình thức xử phạt trục xuất áp dụng với người nước ngoài. Về đối tượng áp dụng, Pháp lệnh năm 2002 chỉ có những quy định sửa đổi, bổ sung đối với ba biện pháp là: Giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở chữa bệnh, các quy định mới này chủ yếu liên quan đến người chưa thành niên. Hai biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục và quản chế hành chính về đối tượng áp dụng không có thay đổi. Thứ nhất, do có sự thay đổi trong Bộ luật hình sự năm 1999 về phân loại tội phạm nên Pháp lệnh năm 2002 cũng có thay đổi nhằm tạo nên sự tương thích giữa chế định pháp luật hành chính và luật hình sự. Cụ thể, đối tượng giáo dục tại xã, phường, thị trấn là người từ đủ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý (điểm a khoản 2 Điều 23); đối tượng đưa vào trường giáo dưỡng là người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng và người từ đủ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội 5 ®Æc san vÒ xö lÝ vi ph¹m hµnh chÝnh phạm nghiêm trọng đã bị áp dụng giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng nhưng không có nơi cư trú nhất định (điểm a,b, khoản 2 Điều 24). Thứ hai, đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đã được quy định cụ thể tại Điều 23 và được chia thành 4 nhóm, không còn các quy định chung chung “người nhiều lần thực hiện hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở chữa bệnh, đưa vào cơ sở giáo dục” như Pháp lệnh năm 1995 (đối tượng áp dụng giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo Pháp lệnh năm 1995 được quy định cụ thể trong Nghị định số 19/CP ngày 06/04/1996 ban hành Quy chế giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người vi phạm pháp luật). Điều 23 cũng sửa đổi quy định áp dụng giáo dục tại xã, phường, thị trấn với “người nghiện ma tuý từ đủ 18 tuổi trở lên và người bán dâm có tính chất thường xuyên từ đủ 14 tuổi trở lên, có nơi cư trú nhất định”, trong đó quy định về độ tuổi đối với người nghiện ma tuý là để đảm bảo sự phù hợp với Luật phòng, chống ma tuý.(2) Đặc biệt Điều 23 bổ sung thêm quy định áp dụng giáo dục tại xã, phường, thị trấn với những đối tượng thực hiện hành vi theo quy định phải bị đưa vào cơ sở giáo dục nhưng đã hết tuổi áp dụng biện pháp này để quản lí giáo dục họ tại cơ sở. Thứ ba, hạ độ tuổi áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh đối với người bán dâm có tính chất thường xuyên từ đủ 18 tuổi xuống từ đủ 16 tuổi và thay quy định “không đưa vào cơ sở chữa bệnh người chưa đủ 18 tuổi, nữ trên 55 tuổi, nam trên 6 60 tuổi” trong (Pháp lệnh năm 1995 quy định: “Không đưa vào (…) người bán dâm dưới 16 tuổi và trên 55 tuổi”). Như vậy, Pháp lệnh mới đã bỏ quy định độ tuổi tối đa bị áp dụng đưa vào cơ sở chữa bệnh với người nghiện ma tuý. Nhưng bên cạnh đó, Pháp lệnh năm 2002 còn những điểm bất hợp lí nhất định khi quy định đối tượng bị áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác. Đối với biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đối tượng là “người từ đủ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định” (điểm b khoản 2 Điều 24). Như thế, dấu hiệu “đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn” là dấu hiệu bắt buộc để cơ quan có thẩm quyền xem xét quyết định đưa vào trường giáo dưỡng (trừ trường hợp với đối tượng không có nơi cư trú nhất định, không có điều kiện áp dụng giáo dục tại xã, phường, thị trấn). Tuy nhiên, đối tượng bị áp dụng giáo dục tại xã, phường, thị trấn (Điều 23) lại không bao gồm “người từ đủ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm ít nghiêm trọng” và những đối tượng thực hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm nghiêm trọng chỉ bị áp dụng giáo dục tại xã, phường, thị trấn khi thực hiện hành vi với lỗi cố ý. Như vậy, các quy định tại Điều 23 và Điều 24 Pháp lệnh năm 2002 là không tương xứng với nhau. Theo chúng tôi, có thể T¹p chÝ luËt häc ®Æc san vÒ xö lÝ vi ph¹m hµnh chÝnh quy định lại như sau: Đưa vào trường giáo dưỡng áp dụng với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định lại tiếp tục thực hiện vi phạm. Tương tự như vậy, đối tượng áp dụng giáo dục tại xã, phường, thị trấn tại điểm d, khoản 2 Điều 23 chỉ bao gồm những người đã hết tuổi áp dụng đưa vào cơ sở giáo dục. Từ quy định này có thể hiểu nếu người thực hiện hành vi xâm phạm đến tài sản của tổ chức, tài sản, sức khoẻ, tính mạng của cá nhân đến 55 tuổi đối với nữ và đến 60 tuổi đối với nam thì bị đưa vào cơ sở giáo dục, còn nếu trên độ tuổi này thì chỉ áp dụng giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Nhưng Điều 25 lại coi dấu hiệu đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn là cơ sở để quyết định đưa vào cơ sở giáo dục. 2. Thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác Các biện pháp xử lí hành chính khác đều thuộc thẩm quyền xem xét và quyết định của cơ quan quản lí hành chính ở địa phương, đó là uỷ ban nhân dân. Pháp lệnh năm 1995 quy định giáo dục tại xã, phường, thị trấn thuộc thẩm quyền của chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn (UBND cấp xã), ngoài ra các biện pháp còn lại đều thuộc thẩm quyền quyết định của chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (UBND cấp tỉnh). Thủ tục áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác phức tạp, có sự T¹p chÝ luËt häc tham gia của nhiều cơ quan khác nhau ở địa phương nên việc quy định thẩm quyền thuộc về chủ tịch UBND là nhằm đảm bảo sự phối hợp giữa các cơ quan này với nhau trong quá trình xem xét, quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp xử lí hành chính khác. Tuy nhiên, tất cả các biện pháp xử lí hành chính khác đều thuộc thẩm quyền của chủ tịch UBND cấp tỉnh (trừ giáo dục tại xã, phường, thị trấn) đã làm cho công việc của chủ tịch UBND cấp tỉnh trở nên quá tải, nhất là ở các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Cũng chính vì pháp luật quy định thẩm quyền quyết định thuộc về chủ tịch UBND cấp tỉnh nên thủ tục áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác rườm rà, có nhiều khâu trung gian không cần thiết và thời gian bị kéo dài. Có hai khả năng xảy ra, nếu phải xem xét và ra quyết định nhanh thì hồ sơ không được nghiên cứu kĩ càng, quyết định thường chỉ dựa vào hồ sơ cơ quan cấp dưới chuyển lên. Ngược lại, nếu chủ tịch UBND xem xét, nghiên cứu kĩ lưỡng hồ sơ vi phạm thì rất cần nhiều thời gian, dẫn đến tình trạng bị ứ đọng hồ sơ và không đảm bảo thời hiệu được pháp luật quy định. Pháp lệnh năm 2002 quy định đối với biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở chữa bệnh nay thuộc thẩm quyền quyết định của chủ tịch UBND cấp huyện. Sửa đổi này xuất phát từ thực tiễn thực hiện pháp luật về đưa vào trường giáo dưỡng và đưa vào cơ sở chữa bệnh thường có số lượng vụ việc lớn. Nếu thẩm quyền thuộc về chủ tịch UBND cấp tỉnh thì không đảm bảo 7 ®Æc san vÒ xö lÝ vi ph¹m hµnh chÝnh việc ra quyết định áp dụng được kịp thời. 3. Về thủ tục áp dụng biện pháp xử lí hành chính khác Pháp lệnh năm 2002 đã có sửa đổi, bổ sung tương đối nhiều theo hướng quy định chặt chẽ hơn thủ tục áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác nhằm đảm bảo việc xử lí được tiến hành nhanh chóng, một mặt nâng cao vai trò của các cơ quan có liên quan, mặt khác đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân bị áp dụng. Thủ tục áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác được sửa đổi, bổ sung một số điểm sau đây: Thứ nhất, thủ tục lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lí hành chính khác theo quy định tại Pháp lệnh năm 1995 được tiến hành từ cấp cơ sở. Tức là người đề nghị áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác chỉ bao gồm cơ quan cấp dưới hoặc cơ quan cùng cấp với chủ tịch UBND có thẩm quyền quyết định áp dụng. Nhưng trong thực tiễn có nhiều đối tượng do cơ quan công an cấp tỉnh, cấp huyện phát hiện khi tiến hành điều tra, thụ lí các vụ vi phạm pháp luật nên Pháp lệnh năm 2002 đã có bổ sung thêm trường hợp này. Theo quy định mới thì cơ quan công an đang thụ lí vụ việc phải xác minh, thu thập chứng cứ, tài liệu, lập hồ sơ đề nghị hoặc chủ tịch UBND cấp xã quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chủ tịch UBND cấp huyện quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở chữa bệnh hoặc gửi chủ tịch UBND cùng cấp để đưa vào cơ sở giáo dục. Thứ hai, rút ngắn thời hạn tối đa ra 8 quyết định áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác, với biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở chữa bệnh là 30 ngày kể từ ngày lập hồ sơ; với biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục và quản chế hành chính tối đa là 45 ngày kể từ ngày lập hồ sơ. Bên cạnh việc rút ngắn các thời hạn đã được quy định trong Pháp lệnh năm 1995, Pháp lệnh năm 2002 đã bổ sung thêm các thời hạn mới nhằm tăng cường trách nhiệm của các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền trong từng khâu của quá trình xem xét quyết định áp dụng biện pháp xử lí hành chính khác như bổ sung quy định về thời hạn ra quyết định với biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (khoản 3 Điều 70: Thời hạn là 3 ngày kể từ ngày kết thúc cuộc họp xem xét việc ra quyết định). Thứ ba, Pháp lệnh năm 2002 đã quy định cụ thể việc thành lập hội đồng tư vấn phù hợp với từng biện pháp xử lí hành chính khác. Thay vì quy định tham gia hội đồng tư vấn gồm “đại diện lãnh đạo” các cơ quan, tổ chức, đoàn thể có liên quan, nay Pháp lệnh quy định rõ: Tham gia hội đồng tư vấn là người đứng đầu cơ quan, đoàn thể. Trong hội đồng tư vấn không còn sự tham gia của đại diện viện kiểm sát nhân dân cùng cấp do có sự thay đổi về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiểm sát theo Nghị quyết của Quốc hội về sửa đổi Hiến pháp 1992 và Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân năm 2002. Thứ tư, Pháp lệnh năm 2002 đã bổ sung quy định về thời hiệu thi hành quyết định áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác. T¹p chÝ luËt häc ®Æc san vÒ xö lÝ vi ph¹m hµnh chÝnh Thời hiệu là 6 tháng đối với biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và 1 năm đối với các biện pháp còn lại kể từ ngày chủ tịch UBND có thẩm quyền ra quyết định. Các quy định về thời hiệu vừa tăng cường trách nhiệm của các cơ quan có liên quan không chỉ trong việc ra quyết định mà còn phải đảm bảo cho quyết định được thực hiện, vừa nhằm bảo vệ đối tượng bị áp dụng không phải chấp hành quyết định do lỗi của cơ quan nhà nước khi mà họ đã không còn thực hiện vi phạm. Xuất phát từ lí do nhân đạo, Pháp lệnh năm 2002 đã có những quy định theo hướng có lợi nhất cho đối tượng, cùng hàng loạt các điểm sửa đổi, bổ sung như trên chúng tôi đã trình bày, trong tổ chức thi hành quyết định áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác cũng có những thay đổi. Với các biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh thời gian chấp hành quyết định được tính kể từ khi đối tượng được đưa đi cơ sở (Pháp lệnh cũ quy định kể từ ngày bắt đầu chấp hành tại cơ sở). Quy định này đảm bảo tính chính xác, bởi vì thực tế đối tượng bị cách li khỏi cộng đồng bắt đầu từ lúc được đưa đi. Quy định bổ sung về “hết hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn” và “thời hạn tổ chức thực hiện quyết định quản chế hành chính”, đây là những quy định hoàn toàn mới. Tuy nhiên, những quy định quan trọng ở phần này lại liên quan đến vấn đề miễn, hoãn hoặc giảm thời gian thi hành quyết định. Nếu Pháp lệnh năm 1995 chỉ quy định về hoãn hoặc miễn; T¹p chÝ luËt häc giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần còn lại của quyết định đối với biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục thì Pháp lệnh năm 2002 đã bổ sung các quy định này với biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh (các điều 98, 99), quy định bổ sung này tạo ra sự đồng bộ trong tổ chức thi hành các biện pháp xử lí hành chính khác có cùng tính chất là cách li đối tượng khỏi cộng đồng. Quy định mới về các trường hợp miễn thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng và đưa vào cơ sở giáo dục (khoản 2 Điều 80; khoản 2 Điều 89), với các đối tượng mắc bệnh hiểm nghèo, phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi. Đối với người mắc bệnh hiểm nghèo thì mục đích giáo dục và phòng ngừa vi phạm với đối tượng không có ý nghĩa nên Pháp lệnh quy định về các trường hợp này nhằm loại bỏ điều bất hợp lí đó. Với phụ nữ trước kia chỉ được công nhận là đang nuôi con nhỏ khi đứa trẻ dưới 12 tháng tuổi nhưng hiện nay pháp luật quy định phụ nữ đang nuôi con nhỏ khi người đó có con dưới 36 tháng, quy định này nhằm đảm bảo cho đứa trẻ được chăm sóc và phát triển bình thường cùng cha, mẹ. Trong pháp luật hành chính và hình sự của Nhà nước Việt Nam, phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con nhỏ là những đối tượng luôn được hưởng những ưu tiên nhất định nhằm đảm bảo nguyên tắc bảo vệ phụ nữ và trẻ em, khi xem xét hai biện pháp cưỡng chế này chúng ta thấy thời gian đối tượng thi hành quyết định chỉ có tối đa hai năm, nếu chỉ quy định họ được hoãn chấp hành thì thời gian hoãn 9 ®Æc san vÒ xö lÝ vi ph¹m hµnh chÝnh sẽ dài hơn thời gian phải chấp hành nên Pháp lệnh đã coi đây là trường hợp được miễn. Nhưng quy định này cũng dễ bị lợi dụng để những đối tượng nữ lẩn trốn sự trừng phạt của pháp luật. Ngoài các quy định sửa đổi, bổ sung các vấn đề liên quan đến đối tượng, thẩm quyền, thủ tục áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác, Pháp lệnh năm 2002 còn quy định mới mục 6 chương VII với tên gọi “Các quy định khác liên quan đến việc áp dụng các biện pháp xử lí hành chính”. Các quy định ở mục 6 về những vấn đề: Tạm thời đưa người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh ra khỏi nơi chấp hành biện pháp xử lí hành chính theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự (Điều 110); chuyển hồ sơ của đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lí hành chính khác có dấu hiệu của tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự (Điều 111); truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi phạm tội được thực hiện trước hoặc trong thời gian chấp hành biện pháp xử lí hành chính khác (Điều 112). Đối tượng áp dụng những biện pháp cưỡng chế phải cách li khỏi cộng đồng là những đối tượng có quá trình vi phạm phức tạp nên thực tiễn các cơ quan liên quan (chủ yếu là cơ quan công an) trong việc điều tra, xác minh đã gặp phải những vấn đề này, Pháp lệnh năm 1995 không quy định đã cản trở nhiều các cơ quan có thẩm quyền trong việc đấu tranh với các vi phạm pháp luật. Điều 113 quy định xử lí trường hợp một người vừa thuộc đối tượng đưa vào cơ sở 10 giáo dục vừa thuộc đối tượng đưa vào cơ sở chữa bệnh hoặc vừa thuộc đối tượng đưa vào trường giáo dưỡng vừa thuộc đối tượng đưa vào cơ sở chữa bệnh, theo quy định này đối tượng chỉ bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh. Quy định này nhằm giúp các đối tượng của tệ nạn xã hội có điều kiện được chữa bệnh, lao động, học nghề tái hoà nhập cộng đồng sau này. Quy định này cũng xuất phát từ thực tế là chính vì các đối tượng “dính vào” tệ nạn xã hội, mại dâm, ma tuý mà nhất là ma tuý nên họ mới thực hiện các hành vi vi phạm khác. Chính vì thế nếu chữa bệnh và ngăn không để họ tiếp tục tham gia vào các tệ nạn xã hội cũng chính là loại trừ nguyên nhân các hành vi vi phạm khác. Các biện pháp xử lí hành chính khác là những biện pháp cưỡng chế hành chính nghiêm khắc (dưới góc độ nhất định những biện pháp này được đánh giá nghiêm khắc hơn so với các hình thức xử phạt, vì nó tác động trực tiếp đến các quyền tự do của đối tượng) chính vì vậy đòi hỏi pháp luật quy định phải hết sức rõ ràng, chặt chẽ. Những sửa đổi, bổ sung trong Pháp lệnh năm 2002 đã góp phần quan trọng, tạo ra cơ sở pháp lí để tránh lạm quyền, tiêu cực từ phía các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền đồng thời là cơ sở để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đối tượng có liên quan trong quá trình áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác./. (1).Xem: Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002 được Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 2/7/2002, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/10/2002. (2).Xem: Luật phòng, chống ma tuý được Quốc hội thông qua ngày 09/12/2000. T¹p chÝ luËt häc
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.