Báo cáo "Nguyên tắc tranh tụng trong hệ thống các nguyên tắc cơ bản của Luật tố tụng hình sự"

pdf
Số trang Báo cáo "Nguyên tắc tranh tụng trong hệ thống các nguyên tắc cơ bản của Luật tố tụng hình sự" 6 Cỡ tệp Báo cáo "Nguyên tắc tranh tụng trong hệ thống các nguyên tắc cơ bản của Luật tố tụng hình sự" 145 KB Lượt tải Báo cáo "Nguyên tắc tranh tụng trong hệ thống các nguyên tắc cơ bản của Luật tố tụng hình sự" 0 Lượt đọc Báo cáo "Nguyên tắc tranh tụng trong hệ thống các nguyên tắc cơ bản của Luật tố tụng hình sự" 69
Đánh giá Báo cáo "Nguyên tắc tranh tụng trong hệ thống các nguyên tắc cơ bản của Luật tố tụng hình sự"
4.2 ( 15 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

®Æc san vÒ bLtThS n¨m 2003 TSKH. Lª c¶m * I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Trong Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) Việt Nam năm 2003 các nguyên tắc cơ bản của luật TTHS được nhà làm luật đề cập trong 30 điều khác nhau tại Chương II “Những nguyên tắc cơ bản” (các điều 3-32). Như vậy, về mặt kĩ thuật lập pháp rõ ràng là chưa đạt lắm khi mà chế định các nguyên tắc của luật TTHS được ghi nhận dàn trải trong 30 điều luật nhưng nếu phân tích nội dung của các điều luật này, theo quan điểm của chúng tôi có thể thống nhất và quy định chúng gọn lại trong 15 nguyên tắc cơ bản sau đây: 1) Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa (XHCN) trong TTHS (các điều 3, 12-13); 2) Nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ nhân phẩm cá nhân, các quyền và tự do của công dân trong TTHS (các điều 4, 6-8); 3) Nguyên tắc bình đẳng trước luật TTHS và tòa án (Điều 5); 4) Nguyên tắc suy đoán vô tội trong TTHS (Điều 9 và đoạn 2 Điều 10); 5) Nguyên tắc xác định sự thật khách quan của vụ án (đoạn 1 Điều 10); 6) Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can và bị cáo trong TTHS (Điều 11); 7) Nguyên tắc tham gia xét xử của hội T¹p chÝ luËt häc thẩm; thẩm phán và hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong TTHS (các điều 15-16); 8) Nguyên tắc chỉ có tòa án mới có quyền xét xử; tòa án xét xử tập thể và công khai trong TTHS (các điều 17-18); 9) Nguyên tắc 2 cấp xét xử và giám đốc việc xét xử trong TTHS (các điều 20-21); 10) Nguyên tắc thực hành quyền công tố trong TTHS (Điều 23); 11) Nguyên tắc dân chủ trong TTHS (các điều 24-25 và 32); 12) Nguyên tắc công khai trong TTHS (các điều 14, 26-27); 13) Nguyên tắc minh oan trong TTHS (Điều 29); 14) Nguyên tắc bảo đảm hiệu lực của bản án và quyết định của tòa án trong TTHS (Điều 22). 15) Nguyên tắc bảo đảm quyền khiếu nại và tố cáo trong TTHS (Điều 31); 2. Ngoài 15 nguyên tắc đã nêu trên, còn một nguyên tắc rất quan trọng được thừa nhận chung của luật TTHS trong nhà nước pháp quyền đó là nguyên tắc tranh tụng mà trong BLTTHS năm 2003 tuy chưa được * Khoa luật Đại học quốc gia Hà Nội 3 ®Æc san vÒ bLtThS n¨m 2003 nhà làm luật Việt Nam ghi nhận riêng biệt tại Chương II “Những nguyên tắc cơ bản” nhưng ở mức độ nhất định chúng ta vẫn có thể nhận thấy các nhân tố của nó phần nào cũng đã được đề cập tại một số quy định của chương XX và chương XXI Bộ luật. 3. Chính vì vậy, việc nghiên cứu những vấn đề lí luận về nguyên tắc tranh tụng của luật TTHS như: Cội nguồn lịch sử, phân tích khái niệm và nội dung chủ yếu, chỉ rõ bản chất pháp lí và ý nghĩa khoa học - thực tiễn đồng thời đưa ra mô hình lí luận của các quy định về nguyên tắc đó trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam và cải cách tư pháp hiện nay, thông qua đó thấy rõ vấn đề tranh tụng trong xét xử hình sự tại phiên tòa với tính chất là một bộ phận cấu thành quan trọng nhất của nguyên tắc này sẽ có ý nghĩa rất quan trọng giúp chúng ta nhận thấy rõ bản chất nhân đạo và dân chủ của nguyên tắc thứ 16 nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng hình sự chưa được điều chỉnh riêng biệt trong BLTTHS Việt Nam năm 2003. II. NỘI DUNG 1. Cội nguồn lịch sử của nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng hình sự Việc nghiên cứu lịch sử luật TTHS trên thế giới đã cho thấy rằng(1) nếu 1000 năm trước đây vào thế kỉ XI tố tụng buộc tội lần đầu tiên đã xuất hiện ở nước Pháp thời kì phong kiến mà trong đó các bên (buộc tội và bị buộc tội) có các quyền tố tụng như nhau trước tòa án và nếu bị cáo bị kết tội thì bị trừng phạt, còn nếu được tha bổng thì hình phạt định áp dụng đối với bị cáo sẽ được áp dụng đối với người đã buộc tội bị 4 cáo (vì “anh đã không chứng minh được sự buộc tội thì có nghĩa là chính anh có tội”) thì tố tụng tranh tụng trong xét xử hình sự (mà trong đó sự buộc tội được chứng minh thông qua một hội đồng gồm 12 bồi thẩm đoàn) được thừa nhận với tính chất là một chế định của thông luật lần đầu tiên đã được đặt nền móng vào thế kỉ XII ở vương quốc Anh thời kì phong kiến dưới triều đại của vua Henrích II (1.154 - 1.189) và chính thức thịnh hành dưới triều đại của vua Henrích III (1.216 - 1.272). Dần dần cùng với thời gian, đến nay nguyên tắc tiến bộ và dân chủ này đã được thừa nhận chung trong luật TTHS của đại đa số các nhà nước pháp quyền trên thế giới(2) và đúng như TS. Nguyễn Thái Phúc đã khẳng định: “Sự uyên thâm này trong kết cấu hoạt động TTHS nói chung và tiến hành phiên tòa sơ thẩm nói riêng là kết quả thừa kế tri thức văn minh nhân loại từ ngàn năm qua, không phải sản phẩm của một nhà lập pháp nào, của một quốc gia nào”.(3) 2. Khái niệm và nội dung chủ yếu của nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng hình sự Trước khi nghiên cứu vấn đề này, chúng ta cần phải có sự nhận thức khoa học thống nhất rằng về cơ bản, nguyên tắc này thể hiện chính là sự tranh tụng trong xét xử hình sự tại phiên tòa (vì nó diễn ra chủ yếu trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự tại tòa án) mà nội dung đầu tiên cần phải được khoa học luật TTHS làm sáng tỏ khi đề cập là khái niệm của nó. Trước hết, nếu hiểu theo nghĩa hẹp thì khái niệm “tranh tụng” có thể được hiểu một cách ngắn gọn và đơn T¹p chÝ luËt häc ®Æc san vÒ bLtThS n¨m 2003 giản là sự tranh luận trong quá trình tố tụng tại tòa án. Nếu hiểu theo nghĩa rộng thì khái niệm “tranh tụng” là phạm trù rộng lớn mà trên cơ sở nghiên cứu lí luận và xuất phát từ thực tiễn hoạt động tư pháp hình sự cho thấy nội dung cơ bản của nó bao gồm các yếu tố dưới đây: 2.1. Việc xét xử các vụ án hình sự của tòa án các cấp được tiến hành trên cơ sở tranh tụng của các bên - buộc tội và biện hộ (hay còn gọi là bên “bị buộc tội”, bên “gỡ tội” hoặc bên “bào chữa”) - sau khi thẩm phán chủ tọa phiên tòa với tính chất là trọng tài điều hành quá trình tranh tụng của các bên đã thực hiện xong thủ tục (hay còn gọi là bước hoặc phần) bắt đầu phiên tòa như: 1) Đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử; 2) Kiểm tra căn cước của những người được triệu tập đến phiên tòa; 3) Giải thích cho bị cáo, người bị hại, phiên dịch, giám định viên biết quyền và nghĩa vụ của mình; 4) Giải quyết việc đề nghị thay đổi những người tiến hành tố tụng v.v.. 2.2. Sau khi kết thúc thủ tục bắt đầu phiên tòa là thủ tục điều tra tại phiên tòa như: 1) Thông thường phải được bắt đầu từ việc bên buộc tội (mà đại diện là kiểm sát viên thực hiện quyền công tố tại phiên tòa) đọc bản cáo trạng; 2) Nghiên cứu các chứng cứ do các bên đưa ra; 3) Hỏi bị cáo; 4) Đọc các lời khai của bị cáo; 5) Hỏi người bị hại; 6) Hỏi những người làm chứng; 7) Đọc các lời khai của người bị hại và người làm chứng; 8) Hỏi giám định viên; 9) Xem xét các vật chứng v.v.. Sau khi đã nghiên cứu các chứng cứ do các bên đưa ra tại phiên tòa và hỏi các bên xem có bên nào đề nghị T¹p chÝ luËt häc tiếp tục điều tra tại phiên tòa nữa hay không thì chủ tọa tuyên bố kết thúc thủ tục điều tra tại phiên tòa. 2.3. Sau khi kết thúc thủ tục điều tra tại phiên tòa là quá trình tranh luận của các bên tại phiên tòa như: 1) Thông thường việc tranh luận tại phiên tòa được bắt đầu từ việc bên buộc tội (kiểm sát viên thực hiện quyền công tố tại phiên tòa) phát biểu lời luận tội đối với bị cáo; 2) Sau đó đến bên biện hộ (mà đại diện là người bào chữa và nếu người này không có mặt tại phiên tòa thì chính bản thân bị cáo hoặc người đại diện cho bị cáo trong một số trường hợp do luật định) phát biểu lời bào chữa để biện hộ (gỡ tội); 3) Người bị hại (nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người đại diện hợp pháp của họ) trình bày ý kiến của mình v.v.. Trong quá trình tranh tụng tại phiên tòa, các bên đều dân chủ và bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, đề xuất yêu cầu và tranh luận trước tòa án. Chủ tọa phiên toàn không có quyền hạn chế thời gian tranh luận của các bên. Về mặt này, TS. Nguyễn Thái Phúc có lí khi cho rằng thủ tục tranh tụng thể hiện đậm nét nhất, tập trung nhất nội dung của nguyên tắc tranh tụng, tranh luận có nội hàm hẹp hơn tranh tụng, là một phần của tranh tụng.(4) 2.4. Quá trình tranh tụng dân chủ và bình đẳng của các bên trong việc xét xử hình sự tại phiên tòa phải đảm bảo sự độc lập với nhau và phân định rõ ràng các chức năng buộc tội, biện hộ (gỡ tội) và phán xét (giải quyết) vụ án hình sự theo giới hạn như sau: 1) Chức năng buộc tội do kiểm sát viên 5 ®Æc san vÒ bLtThS n¨m 2003 thực hiện; 2) Chức năng biện hộ (gỡ tội) do người bào chữa thực hiện; 3) Chức năng phán xét do tòa án thực hiện. Có thể khẳng định, đây là nội hàm cơ bản và là bộ phận cấu thành quan trọng nhất của nguyên tắc tranh tụng trong TTHS mà thiếu nó thì không thể nói gì đến tranh tụng trong xét xử hình sự tại phiên tòa. 2.5. Như vậy, nếu căn cứ vào nguyên tắc tranh tụng trong TTHS trong nhà nước pháp quyền thì tòa án chỉ có nghĩa vụ phán xét vụ án hình sự - kiểm tra tính hợp pháp và có căn cứ của sự buộc tội của viện kiểm sát đối với bị cáo và phụ thuộc vào kết quả của sự buộc tội đó để giải quyết vấn đề trách nhiệm hình sự tức là tuyên bố bị cáo hoặc là có tội hoặc là vô tội (tha bổng cho bị cáo). Do đó, nguyên tắc tranh tụng góp phần thể hiện rõ bản chất nhân đạo và dân chủ, bảo vệ vững chắc các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trong hoạt động tư pháp hình sự. Vì tính hợp pháp và tính có căn cứ của các chứng cứ buộc tội bị cáo của cơ quan điều tra và viện kiểm sát thông qua sự tranh tụng dân chủ và bình đẳng của các bên tại phiên tòa một lần nữa được tòa án kiểm tra lại. 2.6. Bản án (quyết định) tương ứng về hình sự do tòa án tuyên phải dựa trên cơ sở kết quả tranh tụng dân chủ và bình đẳng của các bên tại phiên tòa - sau khi đã xác định được sự thật khách quan của vụ án; có nghĩa là bản án (quyết định) đó phải được tuyên sau khi tại phiên tòa các bên đã cùng nhau tranh luận, nghiên cứu và đánh giá một cách đầy đủ, toàn diện và khách quan 6 các chứng cứ thu thập được có liên quan đến vụ án. 2.7. Riêng tòa án, với tính chất là cơ quan trọng tài phải đảm bảo cho các bên những điều kiện cần thiết để thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của các bên, cũng như sự dân chủ và bình đẳng với nhau trong quá trình tranh tụng tại phiên tòa. 2.8. Tại phiên tòa, nếu kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố thì tòa án không được tiếp tục xét xử vụ án hình sự nữa và phải tuyên bị cáo vô tội; có nghĩa là khi bên buộc tội đã không còn cho rằng bị cáo là người đã có lỗi trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm thì cũng đồng nghĩa với việc bị cáo không có tội nên không có lí do gì để tòa án coi họ là người phạm tội và tiếp tục xét xử họ mà phải tuyên tha bổng họ. 2.9. Tổng kết tất cả sự phân tích trên đây và xuất phát từ thực tiễn TTHS, chúng ta có thể đưa ra định nghĩa khoa học đầy đủ của khái niệm nguyên tắc tranh tụng của luật TTHS như sau: Tranh tụng với tính chất là một nguyên tắc của luật TTHS chính là quá trình tranh luận của các bên tại phiên tòa sau khi đã nghiên cứu đầy đủ và toàn diện các chứng cứ trên cơ sở đảm bảo sự độc lập, bình đẳng với nhau và tách riêng ba chức năng buộc tội, biện hộ và phán xét vụ án để xác định sự thật khách quan nhằm đưa ra bản án (quyết định) tương ứng có hiệu lực pháp luật của tòa án một cách công minh, có căn cứ và đúng pháp luật, góp phần thể hiện bản chất nhân đạo và dân chủ, bảo vệ vững chắc các T¹p chÝ luËt häc ®Æc san vÒ bLtThS n¨m 2003 quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trong hoạt động tư pháp hình sự. 3. Bản chất pháp lí của nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng hình sự Như vậy, từ sự phân tích khái niệm và nội dung cơ bản của nguyên tắc tranh tụng trong TTHS (mà chủ yếu là trong xét xử hình sự tại phiên tòa) trên đây cho phép khẳng định bản chất pháp lí của nguyên tắc tranh tụng trong TTHS thông qua định nghĩa khoa học đã được đưa ra là: 1) Tranh tụng là nguyên tắc quan trọng của luật TTHS trong nhà nước pháp quyền; 2) Tranh tụng là quá trình tranh luận của các bên tại phiên tòa sau khi đã nghiên cứu đầy đủ và toàn diện các chứng cứ trên cơ sở đảm bảo sự độc lập, bình đẳng với nhau và tách riêng ba chức năng buộc tội, biện hộ và phán xét vụ án; 3) Tranh tụng là để xác định sự thật khách quan của vụ án hình sự; 4) Tranh tụng là nhằm đưa ra bản án (quyết định) tương ứng có hiệu lực pháp luật của tòa án một cách công minh, có căn cứ và đúng pháp luật; 5) Tranh tụng là góp phần thể hiện bản chất nhân đạo và dân chủ, bảo vệ vững chắc các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trong hoạt động tư pháp hình sự. 4. Ý nghĩa khoa học - thực tiễn của nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng hình sự Mặc dù trong BLTTHS Việt Nam năm 2003 nhà làm luật nước ta chưa chính thức ghi nhận nguyên tắc tranh tụng của luật TTHS nhưng rõ ràng là nguyên tắc này không chỉ là một trong những nguyên tắc cơ bản được thừa nhận chung của luật TTHS trong nhà nước pháp quyền và là giá trị T¹p chÝ luËt häc pháp lí tiến bộ của nền văn minh nhân loại đã có cội nguồn từ rất lâu đời mà còn khẳng định vai trò tài phán rất quan trọng của tòa án trong hoạt động TTHS và phù hợp với tư tưởng nhân đạo về tăng cường tranh tụng dân chủ tại phiên tòa mà Nghị quyết số 08/NQ-TW của Bộ chính trị Ban chấp hành trung ương Đảng về cải cách tư pháp ở Việt Nam trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay đưa ra. 5. Vấn đề dân sự trong vụ án hình sự Theo quan điểm của chúng tôi, vấn đề dân sự trong vụ án hình sự (Điều 28 BLTTHS năm 2003) không phải và không thể được coi là một nguyên tắc cơ bản của luật TTHS mà chẳng qua chỉ là một quy định và cần được ghi nhận bổ sung vào chương XII “Khám xét, thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản và giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự”. 6. Mô hình lí luận của nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng hình sự Trên cơ sở 15 nguyên tắc cơ bản nêu trên của luật TTHS và nghiên cứu nguyên tắc tranh tụng của luật TTHS chúng ta có thể đưa ra mô hình lí luận của nguyên tắc đang nghiên cứu trong tổng thể với chế định các nguyên tắc của luật TTHS Việt Nam. Tuy nhiên, trước hết cần phải lưu ý rằng các quy phạm của 2 chương đầu tiên trong BLTTHS Việt Nam năm 2003 chính là đề cập những vấn đề về đạo luật TTHS và trong hai chương đó vẫn còn thiếu hai điều luật rất quan trọng - một điều về nguồn của luật TTHS và một điều về hệ thống các nguyên tắc (liệt kê các tên gọi) của luật TTHS Việt Nam (trước các điều đã được 7 ®Æc san vÒ bLtThS n¨m 2003 quy định đề cập nội dung của từng nguyên tắc). Chính vì vậy, theo quan điểm của chúng tôi, dưới góc độ hoàn thiện về mặt kĩ thuật lập pháp nên chăng nhà làm luật cần gộp 2 chương, Chương I và Chương II BLTTHS năm 2003 thành một chương với tên gọi thống nhất, chính xác và thể hiện đúng bản chất pháp lí của các quy định trong chương mới này. Về mặt này, chúng tôi hoàn toàn đồng nhất với quan điểm đúng đắn của một nhà khoa học trẻ tuổi trong lĩnh vực tư pháp hình sự là: “... nhà làm luật nước ta cần chính thức ghi nhận tranh tụng với tính chất là một nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hình sự và cần đưa tinh thần Nghị quyết 08/NQ-TW của Bộ chính trị vào nội dung của BLTTHS (sửa đổi) lần này”.(5) III. KẾT LUẬN Xuất phát từ tất cả sự phân tích trên đây, mô hình lí luận của các quy phạm về nguyên tắc tranh tụng trong hệ thống các nguyên tắc cơ bản của luật TTHS Việt Nam, theo quan điểm của chúng tôi, cần được điều chỉnh trong một chương mới và độc lập của BLTTHS - chương I “Về đạo luật tố tụng hình sự” bao gồm tất cả 20 điều luật (1 điều về nguồn, 1 điều về nhiệm vụ, 1 điều về hiệu lực và 17 điều về chế định các nguyên tắc của pháp luật TTHS) với nội dung như sau: "Chương I: Về đạo luật tố tụng hình sự ......... Điều 20. Nguyên tắc tranh tụng của các bên trong TTHS (mới) 1. Việc xét xử các vụ án hình sự của tòa án các cấp được tiến hành trên cơ sở tranh 8 tụng dân chủ và bình đẳng của các bên tại phiên tòa; tòa án là cơ quan tài phán đảm bảo cho các bên những điều kiện cần thiết để thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng, cũng như sự dân chủ và bình đẳng với nhau trong quá trình tranh tụng tại phiên tòa. 2. Trong quá trình tranh tụng dân chủ và bình đẳng của các bên tại phiên tòa phải đảm bảo sự độc lập với nhau và phân định rõ ràng các chức năng buộc tội, biện hộ (gỡ tội) và phán xét (giải quyết) vụ án hình sự theo giới hạn như sau: a) Chức năng buộc tội do kiểm sát viên thực hiện; b) Chức năng biện hộ do người bào chữa thực hiện; c) Chức năng phán xét do tòa án thực hiện. 3. Bản án hoặc quyết định tương ứng về vụ án hình sự do tòa án tuyên phải dựa trên cơ sở kết quả tranh tụng dân chủ và bình đẳng của các bên tại phiên tòa. 4. Tại phiên tòa nếu kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố thì tòa án không được tiếp tục xét xử vụ án hình sự nữa và phải tuyên bị cáo vô tội”./. (1).Xem: Treltxôv-Bebutôv. "Giáo trình luật tố tụng hình sự". Lược khảo lịch sử tòa án tố tụng hình sự ở các nhà nước nô lệ, phong kiến và tư sản. SantPêtecbua, 1995, tr.186, 341-345 (tiếng Nga). (2).Xem: "Chuyên đề về tư pháp hình sự so sánh" (tủ sách luật so sánh). Thông tin khoa học pháp lí. Viện nghiên cứu khoa học pháp lí - Bộ tư pháp. H.1999, số đặc biệt, tr.120-130. (3), (4).Xem: Nguyễn Thái Phúc, "Dự thảo Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi) và nguyên tắc tranh tụng", Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 9/2003, tr.10. (5).Xem: Trịnh Tiến Việt,"Nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa hình sự", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 7/2003, tr.66. T¹p chÝ luËt häc
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.