Báo cáo " Một số vấn đề về sở hữu trong Bộ luật dân sự "

pdf
Số trang Báo cáo " Một số vấn đề về sở hữu trong Bộ luật dân sự " 7 Cỡ tệp Báo cáo " Một số vấn đề về sở hữu trong Bộ luật dân sự " 183 KB Lượt tải Báo cáo " Một số vấn đề về sở hữu trong Bộ luật dân sự " 0 Lượt đọc Báo cáo " Một số vấn đề về sở hữu trong Bộ luật dân sự " 0
Đánh giá Báo cáo " Một số vấn đề về sở hữu trong Bộ luật dân sự "
4.7 ( 9 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

®Æc san vÒ söa ®æi, bæ sung bé luËt d©n sù Vò ThÞ Hång yÕn * ộ luật dân sự n¨m 1995 (BLDS) có hiệu lực từ ngày 1/7/1996 đã thực sự đi vào cuộc sống và phát huy sức mạnh điều chỉnh của chúng trong điều kiện của nền kinh tế thị trường hiện nay. Các quy định của BLDS nói chung và các quy định về tài sản và quyền sở hữu nói riêng đã tạo ra các cơ sở pháp lí hữu hiệu để các cấp toà án xét xử khi có tranh chấp xảy ra liên quan đến vấn đề tài sản và quyền sở hữu. Tuy nhiên, xung quanh vÊn ®Ò nµy còn có một số bất cập cần phải sửa đổi, bổ sung. - Trước hết, chúng tôi đề cập về cách phân loại tài sản được quy định tại Điều 181 BLDS. Tài sản có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau nhưng cách phân loại cơ bản và quan trọng nhất đó là phân tài sản thành động sản và bất động sản. Khoản 1 Điều 181 BLDS đưa ra định nghĩa về bất động sản dựa trên đặc tính không di dời được của tài sản, tiếp đó liệt kê cụ thể những tài sản mà luật gọi là bất động sản. Động sản là các tài sản không phải là bất động sản - khái niệm động sản đã được định nghĩa theo phương pháp loại trừ. Như vậy, bất kì tài sản nào chỉ có thể hoặc là động sản hoặc là bất động sản. Việc đưa ra khái niệm dưới dạng liệt kê đối với bất động sản như vậy tuy có tính cụ thể nhưng khiến cho khái niệm bị rơi vào tình trạng “đóng” bởi nó đã giới hạn các tài sản B 90 được gọi là bất động sản và luôn luôn phải chờ các quy định cụ thể của các văn bản pháp luật. Điều này đã hạn chế tính mềm dẻo linh hoạt của các quy phạm pháp luật và khiến cho nó không bắt kịp được với điều kiện của nền kinh tế thị trường mà trong đó các loại tài sản vô cùng đa dạng, phong phú và chuyển hoá, biến đổi không ngừng. Để định nghĩa bất động sản cần chỉ rõ đặc tính riêng biệt và nổi bật của nó là tính bất di bất dịch - điều đó sẽ khiến mọi người hiểu ngay bất động sản bao giờ cũng là đất đai. Khoản 1 Điều 181 còn liệt kê những tài sản được coi là bất động sản do tính gắn liền của nó với đất đai. Sự liệt kê này là không cần thiết bởi trong BLDS đã có Điều 183 quy định về vật chính và vật phụ. Đương nhiên những tài sản khác như nhà cửa, các công trình xây dựng, cây cối, mùa màng… mà được gắn với đất đai vì giá trị sử dụng của nó hay suy cho cùng là để khai thác giá trị sử dụng của chính mảnh đất đó đều được coi là mối quan hệ giữa vật chính và vật phụ, trong đó đất đai là vật chính. Nếu vật phụ được gắn kết với vật chính vì giá trị thẩm mĩ hay giá trị sử dụng của vật chính thì sẽ thuộc về vật chính. Mặt khác, Điều 183 còn quy định khi chuyển * Giảng viên Khoa luật dân sự Trường đại học luật Hà Nội T¹p chÝ luËt häc ®Æc san vÒ söa ®æi, bæ sung bé luËt d©n sù giao vật chính thì phải chuyển giao cả vật phụ. Sự gắn kết giữa vật chính và vật phụ không phải là vĩnh viễn và bất biến, nó luôn có thể bị phá vỡ vì ý chí của con người. Bởi vậy, ngay cả nhà cửa, các công trình xây dựng không phải lúc nào cũng được coi là bất động sản vì thực tế hiện nay với kĩ thuật hiện đại người ta có thể dễ dàng dời chuyển nhà cửa khỏi một mảnh đất cụ thể. Khi đó các chủ thể có thể chỉ cần kí kết hợp đồng mua bán bản thân ngôi nhà thôi mà không cần phải kí kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Hơn nữa, khi quy định về thế chÊp bất động sản, BLDS sự cũng quy định vật phụ của bất động sản chỉ thuộc tài sản thế chấp nếu các bên có thoả thuận. Như vậy, có những tài sản có lúc được coi như bất động sản nhưng cũng có lúc lại là động sản và ngược lại (ví dụ như máy điều hoà trong sự gắn kết với ngôi nhà). Nếu xây dựng các quy phạm nhằm mục đích giới hạn và mang tính chất “cứng” để điều chỉnh một vấn đề có nhiều biến động như vậy thật không phù hợp và thiếu tính hiệu quả. Điều 181 của BLDS cần quy định lại như sau: “1. Bất động sản là những tài sản không di dời được. 2. Động sản là những tài sản không phải là bất động sản”. - Tiếp theo, đó là quy định tại Điều 194 về quyền chiếm hữu tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu. Nếu một người mà phát hiÖn thấy tài sản của ai đó bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm thì phải có nghĩa vụ T¹p chÝ luËt häc thông báo hoặc trả lại ngay cho người là chủ sở hữu của tài sản; nếu không biết ai là chủ sở hữu thì phải thông báo ngay hoặc giao nộp ngay cho uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc công an cơ sở gần nhất hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyÒn khác theo quy định của pháp luật. Yêu cầu đặt ra ở đây là các nghĩa vụ thông báo, trả lại hay giao nộp của người phát hiện phải được thực hiện ngay tức thì tại thời điểm mà người đó phát hiện được và đương nhiên trong khoảng thời gian từ lúc phát hiện ®ến lúc thông báo hoặc giao nộp thì họ có quyền chiếm hữu hợp pháp đối với tài sản. Nếu họ chậm trễ trong việc thực hiÖn các nghĩa vụ trên mà không đưa ra đ-ợc lí do chính đáng thì việc nắm giữ những tài sản phát hiện được đó sẽ bị coi là bất hợp pháp. Khi đó hoàn toàn có thể suy đoán họ nắm giữ tài sản đó nhằm mục đích tẩu tán và biển thủ đối với tài sản mà họ phát hiện được. Với ý nghĩa đó thì đoạn 2 khoản 1 Điều 194 nên tóm gọn lại trong nội dung của đoạn 1 như sau: “ 1. Người phát hiện tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu có quyền chiếm hữu tài sản đó nhưng phải thực hiện nghĩa vụ thông báo hoặc trả lại ngay cho chủ sở hữu tại thời điểm phát hiện; nếu không biết ai là chủ sở hữu thì phải thông báo hoặc giao nộp cho uỷ ban xã, phường, thị trấn hoặc công an cơ sở gần nhất hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật”. - Điều 196 BLDS có quy định về hành 91 ®Æc san vÒ söa ®æi, bæ sung bé luËt d©n sù vi chiếm hữu liên tục đối với tài sản như sau: “Việc chiếm hữu tài sản được thực hiện trong một khoảng thời gian mà không có tranh chấp về tài sản đó là chiếm hữu liên tục, kể cả khi tài sản được giao cho người khác chiếm hữu”. Nếu coi việc chiếm hữu liên tục đối với tài sản là việc chiếm hữu được thực hiện trong một khoảng thời gian mà không có tranh chấp về tài sản đó sẽ không phù hợp với thực tế cuộc sống. Trước hết, ta phải hiểu như thế nào là “có tranh chấp về tài sản”? Sự tranh chấp ở đây có thể liên quan đến nội dung của quyền sở hữu tài sản bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt đối với tài sản. Có dạng tranh chấp về quyền sử dụng tài sản như phản đối việc người đang chiếm hữu trong quá trình khai thác tài sản đã làm ảnh hưởng đến quyền lợi của họ, ví dụ: Người hàng xóm phản đối chủ sở hữu đã mở đài quá to trong giờ nghỉ ngơi hay không trông giữ cẩn thận để trâu bò đến phá vườn cây của họ… Những tranh chấp đó dù có xảy ra, thùc nhưng không thể coi đó là căn cứ làm mất tính liên tục của sự chiếm hữu. Trong thời gian bị phản đối, chủ sở hữu vẫn có quyền chiếm hữu đối với tài sản và quãng thời gian đó được tính trong thời gian chiếm hữu liên tục của chủ sở hữu đối với tài sản. Hoặc cũng có trường hợp, có người khởi kiện người đang chiếm hữu tài sản về quyền chiếm hữu và sở hữu đối với tài sản. Khi đó sẽ có hai khả năng xảy ra: Thứ nhất, nếu người tranh chấp thắng kiện thì việc chiếm hữu sẽ bị gián đoạn, thời gian chiếm hữu phải được tính 92 lại và bắt đầu lại kể từ ngày kết thúc việc tranh chấp; thứ hai, nếu người tranh chấp thua kiện thì việc chiếm hữu coi như chưa hề bị gián đoạn, người đang chiếm hữu vẫn có quyền tiếp tục chiếm hữu tài sản đó. Như vËy, không phải mọi tranh chấp xảy ra đều dẫn đến hậu quả làm mất tính liên tục của sự chiếm hữu. Để phù hợp với thực tiễn cuộc sống và thực tiễn xét xử của toà án, Điều 196 cần được sửa đổi như sau: “Chiếm hữu liên tục là việc chiếm hữu tài sản được thực hiện trong một khoảng thời gian mà không có tranh chấp về tài sản đó hoặc nếu có thì sự tranh chấp đó cũng không có hậu quả pháp lí. Việc chiếm hữu cũng được tính liên tục kể cả khi tài sản được chuyển giao cho người khác chiếm hữu”. - Các hình thức sở hữu là một trong những vấn đề trọng tâm của chương này, trong đó hình thức sở hữu hỗn hợp luôn thu hút được sự quan tâm của nhiều người. Theo quy định của Điều 226 thì hình thức sở hữu hỗn hợp phải hội tụ đủ các điều kiện sau: Phải có ít nhất từ hai chủ sở hữu trở lên; các chủ sở hữu đó phải thuộc các thành phần kinh tế khác nhau; tài sản được đóng góp thể hiện dưới dạng vốn và các chủ thể đều hướng tới mục đích sản xuất kinh doanh, thu lợi nhuận. Quy định này của BLDS sự chưa phù hợp với điều kiện phát triển của nền kinh tế thị trường và trước hết chưa phù hợp với những quy định trong Luật doanh nghiệp n¨m 1999. Theo luật thực định, chủ thể của sở hữu hỗn hợp là pháp nhân đ-îc thành lập theo ý chí của T¹p chÝ luËt häc ®Æc san vÒ söa ®æi, bæ sung bé luËt d©n sù thành viên góp vốn để sản suất kinh doanh, thu lợi nhuận. Việc thành lập pháp nhân có hình thức sở hữu hỗn hợp phải có sự công nhận của cơ quan nhà nưíc có thẩm quyền pháp nhân này được gọi là công ti và chức năng thuần tuý là kinh doanh. Khi thực hiện các quyền năng trong sở hữu hỗn hợp thì do cơ quan của pháp nhân (như hội đồng quản trị, giám đốc…) thực hiện trước người thứ ba theo quy định của Luật doanh nghiệp và điều lệ công ti còn các thành viên góp vốn thực hiÖn quyền của chủ sở hữu chung trong quan hệ nội bộ theo quy định của sở hữu chung trong BLDS. Nếu quy định về chủ thể của sở hữu hỗn hợp như Điều 226 thì dễ dẫn đến sự nhầm lần giữa hình thức sở hữu hỗn hợp với hình thức sở hữu chung theo phần. Trong hình thức sở hữu chung theo phần cũng có các thành viên góp vốn nhằm thực hiện một hay một loạt các hoạt động sản suất kinh doanh nhưng không thành lập pháp nhân độc lập để quản lí nguồn vốn đó. Mặt khác, điều luật đặt ra yêu cầu là các thành viên của sở hữu hỗn hợp phải thuộc các thành phần kinh tế khác nhau cũng không phù hợp víi những thay đổi dang diễn ra trong nền kinh tế của chúng ta hiện nay. Theo chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước ta, theo quy định của Luật doanh nghiệp n¨m 1999, hàng loạt doanh nghiệp nhà nước đã tiến hành cổ phần hoá. Khi đó, những người đã từng là cán bộ, công nhân viên chức của doanh nghiệp trước đây được quyền tham gia mua cổ phiếu để trở thành thành cổ đông chính thức của công ti cổ phần. Như vậy, các T¹p chÝ luËt häc thành viên góp vốn để thành lập công ti đều thuộc một thành phần kinh tế. Chính bởi vậy, chúng tôi kiến nghị nên bỏ quy định ở Điều 226. - Về vấn đề chia tài sản thuộc sở hữu chung khoản 2 Điều 238 quy định như sau: Khi có người yêu cầu một trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung để nhận tiền thanh toán và được tham gia vào chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Như vậy, người có quyền yêu cầu ở đây là chủ nợ riêng của một chủ sở hữu chung đó. Điều luật không quy định rõ chủ nợ của một trong sè các chủ sở hữu chung có quyền yêu cầu ai: Yêu cầu các chủ sở hữu chung còn lại để chia tài sản chung hay yêu cầu toà án kê biên để chia tài sản chung? Theo nội dung điều luật này thì chủ nợ của một trong số các chủ sở hữu chung có quyền yêu cầu các chủ sở hữu chung còn lại chia tài sản chung và được tham gia vào chia tài sản chung đó. Tuy rằng khoản nợ đã đến hạn và chưa thực hiện nghĩa vụ thanh toán nhưng con nợ vẫn là chủ sở hữu hợp pháp đối với phần quyền sở hữu của mình trong khối tài sản chung. Vì vậy, chủ nợ chỉ có quyền trên trong hai trường hợp sau: Thứ nhất, nếu họ được chủ sở hữu chung đó (tức con nợ của mình) uỷ quyền cho phép được quyền yêu cầu chia tài sản chung; thứ hai, tài sản chung đó đã được dùng làm vật đảm bảo cho chính khoản nợ đó và có sự đồng ý của các đồng sở hữu về việc dùng tài sản chung để cho đảm bảo cho nghĩa vụ thanh 93 ®Æc san vÒ söa ®æi, bæ sung bé luËt d©n sù toán của con nợ. Nếu ngoài hai trường hợp trên và người mắc nợ không còn tài sản riêng nào khác, chủ nợ muốn được trả nợ bằng tài sản chung của người mắc nợ chỉ có thể chọn cách yêu cầu cơ quan toà án tiến hành kê biên phần quyền sở hữu của người mắc nợ trong tài sản chung với người khác và phải tôn trọng quyền ưu tiên mua của các chủ sở chung khác. Điều này cũng phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 29 Pháp lệnh thi hành án dân sự ngày 21/4/1993 và cũng phù hợp với tinh thần chung của pháp luật dân sự là khuyến khích việc hình thành và duy trì sự tồn tại của các hình thức sở hữu chung. Tóm lại, khoản 2 Điều 238 cần phải sửa đổi cho phù hợp với các yêu cầu trên như sau: “2. Khi có người yêu cầu một trong các chủ sở chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán khi đến hạn và tài sản chung này là tài sản duy nhất thuộc sở hữu của người có nghĩa vụ thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung để nhận tiền thanh toán và được tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. - Về căn cứ xác lập quyền sở hữu, theo khoản 2 Điều 244, khi một người sáp nhập tµi sản của người khác vào tài sản của mình, mặc dù đã biết hoặc phải biết tài sản đó không phải là của mình và cũng không được sự đồng ý của chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập thì chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập có một trong các quyền sau đây: a) Yêu cầu người sáp nhập giao tài sản mới cho mình và thanh toán cho người sáp nhập giá trị tài sản của người đó; b) Yêu cầu người sáp nhập tài sản thanh 94 toán giá trị phần tài sản của mình và bồi thường thiệt hại. Người sáp nhập nhập tài sản trong trường hợp này là không ngay tình và các quy tắc của điều luật sẽ được áp dụng mà không có sự phân biệt tài sản đem sáp nhập thành vật chính và vật phụ. Giả sử tài sản bị sáp nhập do không ngay tình là vật phụ còn tài sản dùng để sáp nhập của người sáp nhập là vật chính mà áp dụng điểm a khoản 2 Điều 244 thì sẽ dẫn đến hậu quả pháp lí khó có thể chấp nhận. Ví dụ: Một người có quyền sử dụng đất dùng vật liệu biết rõ là của người khác để xây dựng nhà ở trên đất của mình mà không có sự đồng ý của chủ nguyên vật liệu thì chủ sở hữu của nguyên vËt liệu có quyền yêu cầu người đã sáp nhập không ngay tình phải giao cả nhà mới đ-ợc xây dựng và quyền sử dụng đất cho mình. ¸p dụng điÒu luật đó để giải quyết các vụ tranh chấp tương tự xảy ra sẽ không khỏi gây bối rối cho người có thẩm quyền xét xử vì nó không phù hợp với tập quán giao dịch và thói quen suy nghĩ của mọi người. Để cho c¸c quy định của pháp luật đi vào thực tiễn cuộc sống và có sức sống lâu bền thì trước hết nội dung các điều luật đó phải được mọi người dân chấp nhận và coi đó như là công cụ hữu hiệu để bảo vệ quyền và lợi ích của mình, tạo nên công bằng xã hội. Theo ý kiến của chúng tôi, trong khoản 2 Điều 244 nên bỏ điểm a và quy định lại như sau: “Khi một người sáp nhập tài sản của người khác vào tài sản của mình tạo thành vật mới không phân chia được, mặc dù đã biết hoặc phải biết tài sản đó không phải là T¹p chÝ luËt häc ®Æc san vÒ söa ®æi, bæ sung bé luËt d©n sù của mình và cũng không được sự đồng ý cña chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập, nếu tài sản bị sáp nhập là vật phụ thì chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập có quyền yêu cầu người sáp nhập thanh toán giá trÞ phần tài sản của mình và bồi thường thiệt hại; còn nếu tài sản bị sáp nhập là vật chính thì chủ së h÷u của tài sản bị sáp nhập có quyền yêu cầu người sáp nhập giao tài sản mới cho mình và thanh toán giá trị tài sản cho người đó”. Mặt khác, Điều 244 không đề cập trường hợp một người dùng tài sản của người khác để sáp nhập vào tài sản của mình mà ngay tình thì hậu quả giải quyết như thế nào, nếu người đó được sở hữu tài sản mới thì ngoài nghĩa vụ thanh toán giá trÞ phần tài sản bị sáp nhập có phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nữa hay không? Một trong những căn cứ xác lập quyền sở hữu đối với tài sản đó là thông qua việc thực hiện công việc chế biến tài sản. Khoản 3 Điều 246 quy định: “Trong trường hợp người chế biến không ngay tình thì chủ sở hữu nguyên vật liệu có quyền yêu cầu giao lại vật mới; nếu có nhiều chủ sở hữu nguyên vật liệu thì những người này là đồng sở hữu theo phần đối với vật mới được tạo thành, tương ứng với giá trị nguyên vật liệu của mỗi người. Chủ së hữu nguyên vật liệu bị chế biến không ngay tình có quyền yêu cầu người chế biến bồi thường thiệt hại”. Nếu áp dụng quy định này thì chúng ta thấy rằng nó hoàn toàn không phù hợp với bản chất của chế biến tài sản. Chế biến tài sản khác với sáp nhập hay trộn lẫn tài sản. T¹p chÝ luËt häc Chế biến tài sản là từ những tài sản ban đầu dưới dạng nguyên vật liệu thô, người chế biến đã áp dụng những quy trình công nghệ khoa học để tạo thành vật mới dưới dạng hàng hoá có gi¸ trị và giá trị sử dụng. Như vậy, trong chế biến tài sản đòi hỏi không chỉ có nguyên vật liệu mà quan trọng hơn cả đó là sức lao động, trí tuệ sáng tạo, nhiÒu khi còn là cả bí quyết nhà nghề thì mới có thể tạo ra được sản phẩm mới. Trong khi đó điều luật lại không dự liệu việc thanh toán sức lao động mà người chế biến không ngay tình đã bỏ ra để chế biến sản phẩm, không những thế người này cũng không có quyền së hữu đối với tài sản mới mà còn phải bồi thường thiệt hại nếu chủ sở hữu nguyên vật liệu có yêu cầu. Với nội dung quy định đó sẽ không những không khuyến khích mà còn giảm bớt sự đầu tư chÊt xám để mang lại nhưng sản phẩm có giá trị phục vụ cho cuộc sống con người. Do vậy, khoản 3 Điều 246 cần được sủa đổi cho phù hợp hơn. Vấn đề này chúng ta nên tham khảo Bộ luật dân sự Pháp có quy định như sau: Nếu một người dùng nguyên vật liệu của người khác mà chủ së hữu nguyên vật liệu không biết để chế biến tài sản thì quyền sở hữu đối với vật mới tạo thành được xác định tuỳ theo kết quả so sánh giữa giá trị của nguyên vật liệu và giá trị của sức lao động bỏ ra: Chủ sở hữu đối với phần lớn hơn sẽ là chủ sở hữu đối với tài sản mới được tạo thành; nếu người chế biến trë thành chủ sở hữu tài sản mới tạo thành thì phải thanh toán giá trị nguyên vật liệu cho chủ sở hữu của nguyên vật liệu, nếu chủ sở hữu nguyên vật liệu trở thành chủ sở hữu 95 ®Æc san vÒ söa ®æi, bæ sung bé luËt d©n sù tài sản mới thì phải thanh toán tiền công lao động cho người chế biến. - Điều 248 BLDS quy định về xác lập quyền sở hữu đối với vật bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy: “Vật bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy mà không có hoặc không xác định được ai là chủ sở hữu thì sau khi trừ chi phí tìm kiếm, bảo quản, quyền sở hữu đối với vật đó được xác định như sau: 1) Vật được tìm thấy là cổ vật, là di tích lịch sử văn hoá thì thuộc Nhà nước; người tìm thấy vật đó được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật; 2) Vật được tìm thấy không phải là cổ vật, di tích lịch sử văn hoá mà có giá trị lớn thì người tìm thấy được hưởng 50% giá trị của vật, phần còn lại thuộc Nhà nước và nếu vật có giá trị nhỏ thì thuộc sở hữu của người tìm thấy vật đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Vật bị chôn giấu, bị chìm đắm là những vật trong tình trạng hiện tại con người không thực tế chiếm hữu được những vật đó. Theo cách hiểu thông thường vật bị chôn giấu là những vật đang nằm ở dưới lòng đất hay đang được giấu kín bên trong một vật nào đó; vật bị chìm đắm là những vật đang nằm dưới lòng sông, hồ hay lòng đại dương, biển cả. Trên thực tế, chúng ta gặp rất nhiều trường hợp các tài sản có giá trị không nằm trong sự kiểm soát, sự chiếm hữu thực tế của con người nhưng lại không rơi vào hai trường hợp bị chôn giấu hay bị chìm đắm trên mà ở trong tình trạng bị trôi dạt trên mặt nước, mặt sông, hồ, biển cả. Những bè gỗ lớn, những tài sản có giá trÞ khác bị nước cuốn trôi trong các trËn lũ lụt hay bão 96 biển mà chúng ta thường xuyên chứng kiến là những thực tế mà chúng ta phải giải quyết. Vậy hậu quả pháp lí xác định quyền sở hữu đối với tài sản đó như thế nào khi chúng bị phát hiện? Theo ý kiến chúng tôi tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm hay trôi dạt đều giống nhau về bản chất pháp lí, chúng đều trong tình trạng nằm ngoài sự chiếm hữu thực tế của con người, đều chưa xác định ngay được ai là chủ sở hữu hay đó là tài sản vô chủ. Chính bởi vậy, Điều 248 cần bổ sung thêm trường hợp xác lập quyền sở hữu đối với vật trôi dạt được tìm thấy. Sự bổ sung này là cần thiết để cho chúng phù hợp và thống nhất với quy định trong Quyết định số 1766/1998/QĐ-BTC ngày 7/12/1998 của bộ trưởng Bộ tài chính ban hành “Quy chế quản lí và xử lí tài sản khi có quyết định tịch thu sung quỹ Nhà nước và tài sản được xác lập quyền sở hữu nhà nước”. Khoản 3 Điều 1 của Quy chế này có quy định về tài sản được xác lập quyền sở hữu nhà nước theo Điều 248 của Bộ luật dân sự gồm có tài sản bị chôn giấu, chìm đắm, trôi dạt được tìm thấy. Mặt khác, theo ý kiến chúng tôi Điều 248 cần phải quy định rõ về nghĩa vụ phải thông báo công khai của người phát hiện được tài sản bị chôn giấu, chìm đắm, trôi dạt nhằm mục đích tránh được sự tranh chấp về việc xác định chủ sở hữu của tài sản sau này vµ giúp cho việc quản lí của cơ quan có thẩm quyền các cấp hiệu quả hơn trong trường hợp tài sản phát hiện được là tài sản có giá trị lớn, hay đó là cổ vật di tích lịch sử văn hoá và quan trọng hơn cả là tránh trường hợp người phát hiện tẩu tán, biển thủ đối với tài sản./. T¹p chÝ luËt häc
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.