Báo cáo "Một số vấn đề về pháp luật ưu đãi xã hội "

pdf
Số trang Báo cáo "Một số vấn đề về pháp luật ưu đãi xã hội " 7 Cỡ tệp Báo cáo "Một số vấn đề về pháp luật ưu đãi xã hội " 138 KB Lượt tải Báo cáo "Một số vấn đề về pháp luật ưu đãi xã hội " 0 Lượt đọc Báo cáo "Một số vấn đề về pháp luật ưu đãi xã hội " 77
Đánh giá Báo cáo "Một số vấn đề về pháp luật ưu đãi xã hội "
4.4 ( 17 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

nghiªn cøu - trao ®æi ThS. NGuyÔn HiÒn Ph−¬ng * Ư u đãi xã hội là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta được cụ thể hoá thực hiện thông qua hệ thống pháp luật có bề dày lịch sử. Với vai trò là bộ phận cấu thành đặc biệt của hệ thống pháp luật an sinh xã hội Việt Nam được thực hiện với nhóm đối tượng là người có công với nước lên tới hơn 8 triệu người,(1) pháp luật ưu đãi xã hội giữ vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội quốc gia. Mặc dù được thực hiện từ rất lâu nhưng cho đến nay khái niệm ưu đãi xã hội và pháp luật ưu đãi xã hội cũng chưa được đề cập nhiều dưới góc độ nghiên cứu khoa học. Theo một định nghĩa được đa số các nhà khoa học tán thành hiện nay thì ưu đãi xã hội là "sự thể hiện trách nhiệm của Nhà nước, cộng đồng và toàn xã hội bằng việc đãi ngộ đặc biệt, ưu tiên hơn mức bình thường về mọi mặt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần… đối với những người có công với đất nước”.(2) Từ đó cho thấy ưu đãi xã hội chính là sự cụ thể hoá của truyền thống dân tộc, được thực hiện không chỉ bằng Nhà nước thông qua hệ thống các quy định pháp luật mà còn là các hoạt động khác nhằm mục đích đảm bảo và nâng cao chất lượng cuộc sống cho các đối tượng người có công trên mọi lĩnh vực. Về nội dung của chính sách ưu đãi xã hội, Nhà nước đã ban hành một hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh vấn đề này. Pháp luật ưu đãi xã hội bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan T¹p chÝ luËt häc sè 4/2004 hệ xã hội hình thành trong quá trình tổ chức và thực hiện chế độ ưu đãi đối với người có công trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội… Theo nghĩa rộng, người có công được hiểu là những người đã tự nguyện cống hiến sức lực, tài năng, trí tuệ, có người hi sinh cả cuộc đời cho sự nghiệp của dân tộc, không phân biệt tôn giáo, giới tính, tín ngưỡng, dân tộc, tuổi tác… Họ là những người có thành tích đóng góp hoặc những cống hiến xuất sắc phục vụ cho lợi ích của dân tộc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận theo quy định của pháp luật. Có thể thấy rõ tiêu chí cơ bản của người có công là phải có thành tích đóng góp hoặc cống hiến xuất sắc vì lợi ích dân tộc. Những đóng góp cống hiến này không chỉ trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc mà còn trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hiện hành thì ưu đãi xã hội mới chỉ dừng lại ở việc quy định chế độ hưởng đối với người có công theo nghĩa hẹp, đó là những người có đóng góp, cống hiến trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc trong các thời kì cách mạng như thương binh, bệnh binh, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, người có công giúp đỡ cách mạng... Điều này giúp chúng ta có nhận thức * Giảng viên Khoa pháp luật kinh tế Trường đại học luật Hà Nội 39 nghiªn cøu - trao ®æi đúng đắn hơn về khái niệm ưu đãi xã hội và ưu đãi người có công theo pháp luật hiện hành. Theo đó ưu đãi xã hội có phạm vi rộng hơn ưu đãi người có công theo pháp luật hiện hành. Việc tồn tại bộ phận pháp luật ưu đãi xã hội độc lập trong hệ thống pháp luật an sinh xã hội Việt Nam là nét đặc biệt so với thông lệ quốc tế. Hầu hết các quốc gia đều thiết lập hệ thống pháp luật an sinh xã hội với hai bộ phận nòng cốt là pháp luật bảo hiểm xã hội và pháp luật cứu trợ xã hội (trợ giúp xã hội). Ngoài ra, tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, phong tục, tập quán… mà các quốc gia thiết lập các nội dung khác vì mục đích chung mang đến sự bảo vệ toàn diện cho các thành viên xã hội. Trong Công ước số 102 ngày 28/6/1952, Tổ chức lao động quốc tế (ILO) cũng chỉ đưa ra những quy phạm tối thiểu về an sinh xã hội với 9 chế độ trợ cấp cơ bản nhất, việc thực hiện như thế nào cũng phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm của các nước phê chuẩn.(3) Tuy nhiên, xem xét trong pháp luật của các nước cho thấy hầu hết các nước đều thể hiện nội dung này trong các quy định về an sinh xã hội nhưng thường được lồng ghép trong các chế độ khác như bảo hiểm xã hội, cứu trợ xã hội... Ví dụ: Ở Trung Quốc, trong pháp luật bảo hiểm xã hội cũng có quy định chế độ ưu đãi đối với những người “có thành tích đặc biệt” - có công trong cách mạng XHCN và xây dựng CNXH. Còn ở Pháp, trong Bộ luật lao động, cũng có điều khoản ghi rõ ưu đãi đối với thương binh và vợ con liệt sĩ... Hay ở Liên Xô cũ, những thương binh trong chiến tranh vệ quốc được trợ cấp cao hơn 10% so với quân nhân bị tai nạn khi phục vụ quân đội có cùng thương tật, các thương 40 binh được giảm 50% tiền nhà ở, lò sưởi, chất đốt, phí giao thông công cộng... Việc đặt ưu đãi xã hội thành bộ phận riêng, độc lập trong hệ thống an sinh xã hội Việt Nam với một nhóm đối tượng riêng là nét đặc thù xuất phát từ truyền thống, đạo lí và lịch sử của dân tộc và đây là bộ phận không thể thiếu được trong hệ thống an sinh xã hội Việt Nam. Ưu đãi xã hội đối với người có công với cách mạng đã được ghi nhận tại Điều 67 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam (1992). Ngày 29/8/1994, UBTVQH ban hành Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng (gọi tắt là Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng) và Pháp lệnh phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Ngoài ra, còn có một số văn bản pháp luật quy định chế độ ưu đãi với một số đối tượng khác như người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hoá học trong chiến tranh, thanh niên xung phong hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến… và một loạt các văn bản hướng dẫn khác đã hình thành nên hệ thống văn bản pháp luật quy định chế độ ưu đãi người có công với cách mạng. Thực trạng pháp luật ưu đãi người có công những năm vừa qua được đánh giá với những thành tựu chính như hệ thống văn bản pháp luật đã được tách riêng khỏi các chính sách, chế độ khác, đánh dấu một bước tiến dài trong việc pháp điển hoá pháp luật. Đối tượng hưởng trợ cấp ưu đãi lên đến hơn 8 triệu người (hơn 4 triệu đối tượng hoạt động kháng chiến được khen tặng huân huy chương, bằng khen… 2 triệu đối tượng lão thành cách mạng, T¹p chÝ luËt häc sè 4/2004 nghiªn cøu - trao ®æi tiền khởi nghĩa, thương bệnh binh… hưởng ưu đãi hàng tháng và khoảng 2 triệu đối tượng chết trước 1/1/1995 thân nhân được hưởng trợ cấp 1 lần theo Nghị định số 59/2003/NĐ-CP ngày 4/6/2003).(4) Hàng năm Nhà nước bố trí khoảng 3000 tỉ đồng chi cho ưu đãi xã hội đồng thời cũng quy định việc xã hội hoá hoạt động ưu đãi xã hội nhằm cải thiện đời sống tốt nhất cho đối tượng người có công. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công, pháp luật ưu đãi xã hội thời gian qua cũng bộc lộ nhiều hạn chế. Để khắc phục những hạn chế đồng thời phát huy hơn nữa tác dụng của các chế độ ưu đãi xã hội trong tình hình mới, cần hoàn thiện một cách cơ bản hệ thống chính sách pháp luật về ưu đãi xã hội. Có thể đưa ra một số nét chính nhằm hoàn thiện pháp luật trong thời gian tới như sau. 1. Về đối tượng ưu đãi xã hội Theo pháp luật hiện hành, chúng ta có 15 loại đối tượng cụ thể được hưởng trợ cấp ưu đãi xã hội như liệt sĩ, gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, anh hùng lực lượng vũ trang… Mặc dù vậy, pháp luật hiện hành vẫn chưa quy định hết đối tượng người có công. Vấn đề đặt ra ở đây là pháp luật phải giải quyết được câu hỏi: Ai và thế nào là người có công để quy định phạm vi đối tượng. Như đã đề cập ở phần trên, khái niệm người có công mới chỉ dừng lại theo phạm vi hẹp (người có công với cách mạng) và ngay cả như vậy, pháp luật hiện hành cũng chưa bao quát được hết phạm vi đối tượng. Những đối tượng như người tham gia kháng chiến giải phóng dân tộc bị thương, bị bệnh tật đang có quốc tịch và cư T¹p chÝ luËt häc sè 4/2004 trú ở nước ngoài, thân nhân liệt sĩ định cư ở nước ngoài, những nhà khoa học có cống hiến xuất sắc trong thời kì chiến tranh… cũng đều là những người có công trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc nhưng cũng chưa được đưa vào diện đối tượng hưởng trợ cấp. Hơn nữa, khái niệm người có công phải được hiểu theo nghĩa rộng với tiêu chí cơ bản là phải có thành tích đóng góp hoặc cống hiến xuất sắc vì lợi ích dân tộc. Điều đó cho thấy phạm vi đối tượng ưu đãi xã hội phải được mở rộng đối với cả những người có công trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Xét về mặt công trạng, thành tích hoặc những đóng góp xuất sắc vì lợi ích dân tộc thì những đối tượng được Nhà nước phong tặng danh hiệu như nhà giáo ưu tú, nhà giáo nhân dân, nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú, thầy thuốc ưu tú… hoặc anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động được tuyên dương sau 30/4/1975 cũng thuộc đối tượng người có công với nước, họ hoàn toàn xứng đáng được tôn vinh và hưởng trợ cấp. Thực tế cho thấy, việc quy định chế độ hưởng đối với nhóm đối tượng này có thể đơn giản và linh hoạt hơn nhưng việc thừa nhận đó là những đối tượng có công được hưởng ưu đãi lại đặc biệt có ý nghĩa đối với pháp luật ưu đãi, đảm bảo được tính công bằng và phù hợp với truyền thống dân tộc. Dự thảo sửa đổi bổ sung Pháp lệnh ưu đãi người có công hiện hành cũng đã nhấn mạnh vấn đề này. Mặt khác, tiêu chuẩn xác nhận đối tượng ưu đãi đối với từng nhóm đối tượng theo pháp luật hiện chưa có tiêu chuẩn thống nhất, chưa khoa học và phù hợp với thực tế. Điều này dẫn đến có những trường hợp vượt ra ngoài phạm 41 nghiªn cøu - trao ®æi vi điều chỉnh của pháp luật ưu đãi nhưng cũng có khi bỏ sót đối tượng. Cụ thể như: - Đối với nhóm đối tượng là thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh hiện nay có quá nhiều văn bản quy định gây nên sự chồng chéo, mâu thuẫn về tiêu chuẩn xác nhận giữa các nhóm đối tượng ở các thời kì đấu tranh cách mạng khác nhau. Trước đây, theo Nghị định số 980/TTg (ngày 27/7/1956) thì khái niệm thương binh gồm “quân nhân trong quân đội, chiến sĩ lực lượng vũ trang, lực lượng cảnh vệ bị thương trong thời gian tại ngũ vì chiến đấu với địch, vì thừa hành công vụ” nhưng theo pháp luật hiện hành thì tiêu chí xác định không chỉ dừng lại các trường hợp đó mà còn bao gồm cả các trường hợp “bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế hoặc đấu tranh chống tội phạm, dũng cảm làm nhiệm vụ khó khăn nguy hiểm vì lợi ích Nhà nước, nhân dân” (Điều 12 Pháp lệnh ưu đãi người có công). Quy định này khiến cho phạm vi đối tượng xác nhận là thương binh được mở rộng hơn rất nhiều khi áp dụng trên thực tế; - Tương tự như vậy, khái niệm người hưởng chính sách như thương binh cũng lại được mở rộng, vượt ra khỏi khái niệm vốn có của nó, bao gồm dân quân du kích, thanh niên xung phong trong thời kì kháng chiến chống Pháp, dân quân tự vệ, công nhân viên chức, cán bộ chủ chốt xã phường, cán bộ giao liên, cán bộ y tế, người làm công tác dân, chính, đảng… trong kháng chiến chống Mĩ bị thương (quy định trong các văn bản ở các thời kì khác nhau). Việc tiếp tục quy định những trường hợp ốm đau, tai nạn khi làm nhiệm vụ mà thành thương tật được coi là thương binh không còn phù hợp nữa hoặc nhóm đối tượng 42 thuộc thương binh loại B (bị thương trong luyện tập quân sự, trong học tập, trong lao động sản xuất) trước đây quy định tại Điều 40 Nghị định số 28/CP ngày 29/4/1995 cũng không còn hợp lí, cần phải được điều chỉnh theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội; - Đối với bệnh binh, tại Điều 13 Pháp lệnh ưu đãi người có công ghi nhận điều kiện xác nhận là người có đủ 15 năm phục vụ quân đội và công an mà mất sức lao động từ 61% trở lên được coi là bệnh binh là không hợp lí. Nếu lấy điều kiện thời gian làm tiêu chí xác nhận bệnh binh thì thật khó lí giải đối với nhóm người có cống hiến 20, 30 năm cũng mang tật bệnh mà lại chỉ được hưởng bảo hiểm hưu trí, không được hưởng ưu đãi như bệnh binh. Điều này cần phải được sửa đổi cho phù hợp với pháp luật bảo hiểm trong hệ thống an sinh xã hội, bóc tách rõ ràng về phạm vi đối tượng để đảm bảo công bằng; - Điều kiện tiêu chuẩn xác nhận liệt sĩ hiện hành có quy định đối tượng là thương binh hoặc người hưởng chính sách như thương binh bị chết do vết thương tái phát được xét hưởng chế độ liệt sĩ (Nghị định số 28/CP ngày 24/9/1995 quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều Pháp lệnh ưu đãi người có công) là không phù hợp bởi lẽ thương binh chỉ chết vì vết thương tái phát trong thời gian nhất định (1 - 5 năm) và về y học thì chỉ có thể tai biến tử vong khi có những vết thương đặc biệt hiểm nghèo. Do vậy, thực tế có những thương binh tuổi đã rất cao, khả năng chết vì vết thương là rất hãn hữu. Tiêu chí này không đủ căn cứ khoa học để xác nhận liệt sĩ, cần phải bãi bỏ. Hoặc tiêu chuẩn hưởng chế độ “giữ bằng Tổ quốc ghi công và thờ cúng liệt sĩ” cũng cần T¹p chÝ luËt häc sè 4/2004 nghiªn cøu - trao ®æi xác định lại, nếu không, dưới góc độ kinh tế, trợ cấp này sẽ phải chi trả không có điểm kết thúc vì việc thờ cúng liệt sĩ là kéo dài theo phong tục, tập quán… Đã đến lúc cần rà soát lại để đưa ra các tiêu chuẩn cụ thể xác nhận từng loại đối tượng ưu đãi áp dụng chung cho cả nước, cho các thời kì một cách hợp lí. 2. Về chế độ trợ cấp ưu đãi Với mục đích đặc biệt hơn so với các nội dung khác của hệ thống an sinh xã hội, trợ cấp ưu đãi xã hội không chỉ dừng lại ở việc đảm bảo đời sống cho đối tượng hưởng mà còn nhằm tôn vinh công trạng, nâng cao đời sống của đối tượng hơn những người khác có cùng hoàn cảnh. Chế độ hưởng của đối tượng ưu đãi bao gồm nhiều loại khác nhau: Trợ cấp vật chất thường xuyên, hàng tháng, trợ cấp nuôi dưỡng, trợ cấp một lần, trợ cấp mai táng phí, trợ cấp thờ cúng liệt sĩ, trợ cấp điều dưỡng, trợ cấp trang thiết bị chuyên dùng… Ngoài ra, tuỳ từng đối tượng cụ thể lại có chế độ ưu đãi khác như về y tế, giáo dục, kinh tế, nhà ở, việc làm… nhằm đưa đến sự bảo vệ toàn diện cho đối tượng. Tuy nhiên, do tính phức tạp xuất phát ngay từ sự đa dạng của đối tượng hưởng nên trợ cấp ưu đãi trong pháp luật hiện hành cũng là điểm bộc lộ nhiều hạn chế nhất hiện nay. Điểm hạn chế đầu tiên có thể dễ dàng nhận thấy là tuy rất nhiều loại trợ cấp nhưng mức trợ cấp của đối tượng ưu đãi là thấp so với mức sống chung của xã hội và so với nhu cầu sống của người có công (mặc dù đã 3 lần tăng theo mức tiền lương tối thiểu từ 1995). Theo kết quả điều tra mức sống trong chương trình quốc gia xoá đói giảm nghèo (Bộ LĐTB&XH) gần đây cho thấy khoản chi dùng đảm bảo đời sống trung bình cho một người ở nước ta là T¹p chÝ luËt häc sè 4/2004 373.000đ/người/tháng. Mức lương tối thiểu hiện nay là 290.000đ/người/tháng trong khi đó mức trợ cấp cho thân nhân liệt sĩ mới chỉ đạt khoảng 60% lương tối thiểu, mức trợ cấp cho thân nhân của 2 liệt sĩ cũng mới chỉ bằng 320.000đ/người/tháng, mức trợ cấp cho thương binh mất sức lao động 61% cũng chỉ bằng 378.000/người/tháng, thương binh nặng mất sức lao động 81% cũng chưa bằng 2 lần mức lương tối thiểu. Những đối tượng này bên cạnh nhu cầu sống hàng ngày họ còn phải đảm bảo những chi phí thuốc men chữa trị bệnh tật, nghĩa vụ nuôi con trong khi khả năng lao động là thấp. Mức trợ cấp hiện hành rõ ràng chưa đảm bảo được cho đời sống của đối tượng thụ hưởng chứ chưa nói gì đến việc đảm bảo mục đích của trợ cấp là nâng cao hơn so với người cùng hoàn cảnh nhằm mục đích tôn vinh công trạng. Theo điều tra của Cục thương binh, liệt sĩ và người có công, đời sống của đối tượng người có công đặc biệt là thương bệnh binh nặng hiện nay là rất khó khăn, rất nhiều đối tượng ưu đãi lại rơi vào diện cứu trợ xã hội. Tuy nhiên, việc giải quyết bài toán này thực sự vô cùng nan giải bởi lẽ hiện nay chúng ta đang thực hiện trợ cấp cho một số lớn đối tượng, hàng năm ngân sách nhà nước chi khoảng 3000 tỉ đồng (riêng năm 2003, 2004 sẽ tăng chi do việc giải quyết chế độ trợ cấp một lần cho đối tượng chết trước 1/1/1995). Nếu tăng mức trợ cấp cho đối tượng hưởng hiện nay trung bình 100.000đ/tháng thì phải tăng chi ngân sách trên 2000 tỉ. Điều này là vô cùng khó khăn trong điều kiện kinh tế Việt Nam hiện nay. Đây cũng là vướng mắc lớn nhất trong khi xây dựng Dự thảo sửa đổi Pháp lệnh ưu đãi người có công trong thời gian qua. 43 nghiªn cøu - trao ®æi Một trong những giải pháp được cho là khả thi là tiến hành thiết kế mức trợ cấp trên cơ sở mức chi trung bình cho đời sống chung của xã hội do Tổng cục thống kê công bố, gọi là mức chuẩn theo giai đoạn cụ thể chứ không lấy mức tính trên cơ sở tiền lương tối thiểu như hiện nay. Có như vậy mới tách được sự phụ thuộc vào chính sách tiền lương, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cải cách tiền lương sau này. Mỗi khi cải cách tiền lương, nhất là nâng tiền lương tối thiểu không nhất thiết phải điều chỉnh trợ cấp ưu đãi mà tuỳ thuộc vào sự tăng lên của mức sống trung bình mà điều chỉnh trợ cấp, thậm chí có những bước đi trước cả tiền lương. Mặt khác, cũng đảm bảo hợp lí giữa từng loại đối tượng. Đối tượng còn một phần sức lao động thì mức trợ cấp phải đáp ứng được 70% mức chuẩn, cùng với sự hỗ trợ của cộng đồng và các ưu đãi khác về kinh tế, giáo dục, y tế để đối tượng vươn nên đạt mức sống khá giả hơn. Đối tượng không còn khả năng lao động, sống cô đơn thì phải đảm bảo trợ cấp cao hơn mức chuẩn để đảm bảo cuộc sống cho họ. Như vậy, vừa đảm bảo được sự công bằng giữa các đối tượng thụ hưởng, vừa phát huy được nội lực của đối tượng, vừa nâng được mức trợ cấp theo pháp luật hiện hành, phù hợp với nguyện vọng chung và khả năng đảm bảo của ngân sách nhà nước. Một điểm kiến nghị nữa nhằm hoàn thiện pháp luật ưu đãi xã hội là bãi bỏ một số trợ cấp không còn phù hợp trong điều kiện hiện nay như trợ cấp tiền tuất cho vợ (chồng) liệt sĩ đi lấy chồng (vợ) khác, trợ cấp điều dưỡng hàng năm, trợ cấp tiền tàu xe đi phép hàng năm cho thương bệnh binh ở các khu điều dưỡng tập trung, tiền mua vé xe tháng để đi học cho con 44 thương bệnh binh và đối tượng chính sách khác theo học ở các trường, trợ cấp thăm viếng mộ liệt sĩ, trợ cấp mua báo hàng ngày, trợ cấp tiền ăn thêm ngày lễ, tết, cho thương bệnh binh ở khu nuôi dưỡng tập trung. Lẽ dĩ nhiên đây là vấn đề nhạy cảm nếu xem xét ở góc độ lợi ích và tình cảm của đối tượng thụ hưởng song thực tế cho thấy mức trợ cấp này hiện nay là thấp, không phù hợp với đời sống thực tế và cũng là một bài toán kinh tế đảm bảo tài chính cho ưu đãi, công bằng hơn cho đối tượng hưởng. 3. Về các chế độ ưu đãi khác Song song với việc quy định các loại trợ cấp vật chất cho đối tượng ưu đãi, pháp luật cũng quy định những ưu đãi trên các lĩnh vực của đời sống xã hội như y tế, giáo dục - đào tạo, việc làm, tín dụng, đất đai, nhà ở… Một trong những vấn đề có tính nóng bỏng hiện nay là nhà ở và đất ở cũng đã được pháp luật ưu đãi quy định khá rộng rãi ở nhiều diện đối tượng (Điều 5, 9, 11, 17 Pháp lệnh ưu đãi người có công). Tuy nhiên, những quy định đó chưa có giá trị thực tiễn cao, vì việc hướng dẫn bằng các quy phạm thủ tục còn rất ít, khiến cho các quy định đó rất khó thực hiện (mới chỉ có Quyết định số 118/TTg ngày 27/2/1996 hỗ trợ người có công cải thiện nhà ở, Quyết định số 20/2000/QĐ-TTg ngày 3/2/2000 hỗ trợ nhà ở đối với người có công trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 và một số văn bản hướng dẫn ưu đãi trong giáo dục đào tạo, các lĩnh vực khác hầu như chưa có văn bản hướng dẫn). Đây là hạn chế lớn của pháp luật ưu đãi hiện nay, bởi lẽ bên cạnh những khó khăn eo hẹp của trợ cấp đối với đối tượng, pháp luật không biết khai thác mảng ưu T¹p chÝ luËt häc sè 4/2004 nghiªn cøu - trao ®æi đãi khác nhằm tạo điều kiện nâng đỡ, phát huy khả năng nội tại tạo thế “kiềng ba chân” (Nhà nước, cộng đồng và bản thân đối tượng) để nâng cao chất lượng đời sống của đối tượng hưởng trợ cấp. Vấn đề là cần xác định cụ thể chế độ ưu đãi kinh tế xã hội với từng nhóm đối tượng, không nên quy định chung chung, trừu tượng như hiện nay. Ví dụ, nên căn cứ vào khả năng của từng nhóm để quy định như thương binh mất sức lao động từ 21% đến 60% được ưu đãi trong sản xuất kinh doanh, trong lao động việc làm, thuế; diện mất sức 81% đến 100% được ưu đãi về đất ở, nhà ở, thuế... Bà mẹ Việt Nam anh hùng hoặc thân nhân liệt sĩ quá khó khăn về nhà ở được ưu đãi về nhà ở, thuế…; đối tượng còn khả năng lao động, sản xuất kinh doanh được ưu tiên giao đất sản xuất, vay vốn, miễn giảm thuế… Trong lĩnh vực chăm sóc y tế, theo quy định hiện hành đối tượng ưu đãi xã hội được Nhà nước mua cho thẻ bảo hiểm y tế tính trên cơ sở 3% mức tiền lương tối thiểu là thấp. Cũng cần có sự phân loại cụ thể về tình trạng sức khoẻ của đối tượng để có mức hưởng hợp lí hơn. Nhìn chung, việc nâng mức trợ cấp cho họ hoàn toàn xứng đáng khi đặt trong điều kiện kinh tế hiện nay và thực trạng phát triển của bảo hiểm y tế. Một nội dung nữa là ưu đãi trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo. Quy định pháp luật hiện hành mới chỉ dừng lại với những ưu đãi khi đối tượng hoặc thân nhân (một số trường hợp) theo học tại các trường thuộc hệ thống giáo dục công lập, trong điều kiện hiện nay cần phải mở rộng đối với cả các trường dân lập, bán công. Một thiếu sót của pháp luật hiện T¹p chÝ luËt häc sè 4/2004 hành cần khắc phục ngay là việc đưa đối tượng bệnh binh vào diện ưu tiên chọn vào các trường đại học, cao đẳng… được miễn giảm học phí và các khoản đóng góp khác (khoản 1 Điều 16 Pháp lệnh ưu đãi người có công hiện hành chỉ dừng lại ở đối tượng thương binh). Việc bỏ qua đối tượng này là thiếu công bằng, làm mất ý nghĩa của ưu đãi. Các lĩnh vực ưu đãi khác như việc làm, miễn giảm thuế… đều đã được ghi nhận trong Pháp lệnh ưu đãi người có công tuy nhiên cũng vấp phải những hạn chế chung là thiếu quy phạm hướng dẫn cụ thể khiến giá trị thực tế rất thấp. Hoàn thiện pháp luật ưu đãi xã hội không phải là vấn đề một sớm một chiều nhất là khi liên quan đến vấn đề nhạy cảm cả về kinh tế lẫn chính trị, xã hội, truyền thống, đạo lí. Hi vọng rằng khi đã xác định được rõ những vấn đề lí luận chung về pháp luật ưu đãi xã hội, nhất là về phạm vi đối tượng điều chỉnh và những hạn chế trong quy định hiện hành sẽ là cơ sở quan trọng để hoàn thiện pháp luật, xứng đáng với vị trí quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội quốc gia./. (1). Theo tài liệu tổng kết 8 năm thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có công, tháng 11/2003 - Bộ LĐTB&XH. (2). Xem: - TS. Nguyên Đình Liêu - “Một số suy nghĩ hoàn thiện pháp luật ưu đãi người có công”, Nxb. Chính trị quốc gia, 2000. - "Tập bài giảng ưu đãi xã hội" - Trường lao động - xã hội, Nxb. Lao động xã hội, 2001. - "Thuật ngữ lao động - thương binh xã hội", Nxb. Lao động xã hội, 1999, tr.31. (3). Xem: -“Social Security Program throughout the World” - Social Security Adminitation, 1999. - “Intoduction Social Security”- Giơnevơ, 1992. (4). Theo Báo cáo tổng kết năm 2003 - Cục thương binh, liệt sĩ và người có công - Bộ LĐTB&XH. 45
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.