Báo cáo " Luật hình sự Việt Nam – sự phát triển trong hai mươi năm đổi mới và các định hướng hoàn thiện "

pdf
Số trang Báo cáo " Luật hình sự Việt Nam – sự phát triển trong hai mươi năm đổi mới và các định hướng hoàn thiện " 9 Cỡ tệp Báo cáo " Luật hình sự Việt Nam – sự phát triển trong hai mươi năm đổi mới và các định hướng hoàn thiện " 171 KB Lượt tải Báo cáo " Luật hình sự Việt Nam – sự phát triển trong hai mươi năm đổi mới và các định hướng hoàn thiện " 0 Lượt đọc Báo cáo " Luật hình sự Việt Nam – sự phát triển trong hai mươi năm đổi mới và các định hướng hoàn thiện " 3
Đánh giá Báo cáo " Luật hình sự Việt Nam – sự phát triển trong hai mươi năm đổi mới và các định hướng hoàn thiện "
4.6 ( 8 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

nghiªn cøu - trao ®æi GS.TS. NguyÔn Ngäc Hoµ N ăm 1985, BLHS Việt Nam đầu tiên và cũng là Bộ luật đầu tiên của chúng ta được ban hành. Khi BLHS này có hiệu lực thi hành thì cũng là lúc sự nghiệp đổi mới bắt đầu. Sự thay đổi các mặt của đời sống xã hội, trong đó đổi mới về kinh tế giữ vai trò quan trọng không chỉ là cơ sở mà còn là đòi hỏi cấp bách đối với sự thay đổi của pháp luật nói chung cũng như của luật hình sự nói riêng. BLHS năm 1985 với ý nghĩa là nguồn duy nhất trong đó quy định tội phạm và hình phạt được xây dựng trên cơ sở kinh tế xã hội của nền kinh tế bao cấp và trên cơ sở thực tiễn của tình hình tội phạm của thời kì đó. Do vậy, có thể nói ngay khi ra đời BLHS đã ở trong tình trạng không phù hợp với chủ trương đổi mới cũng như những đòi hỏi của đổi mới. Để đáp ứng và phục vụ công cuộc đổi mới luật hình sự buộc phải có những thay đổi mang tính phát triển. Sự phát triển này được thể hiện trước hết và chủ yếu trong những sửa đổi, bổ sung của BLHS. Chúng ta có thể chia quá trình phát triển này thành hai giai đoạn: Giai đoạn từ 1986 đến trước khi có BLHS năm 1999 và giai đoạn từ khi có BLHS năm 1999 đến nay. Trong đó, mỗi giai đoạn phát triển có đặc trưng riêng. Trong giai đoạn đầu, sự thay đổi của BLHS chỉ có tính cục bộ nhằm mục đích khắc phục tạm thời những hạn chế, những bất hợp lí 2 của BLHS năm 1985. Ở giai đoạn thứ hai, sự ra đời BLHS năm 1999 đánh dấu sự thay đổi tương đối toàn diện của luật hình sự Việt Nam. Tuy nhiên, sự thay đổi này vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ sự đòi hỏi của công cuộc đổi mới. Việc phải tiếp tục hoàn thiện BLHS hiện hành vẫn đang là yêu cầu cấp thiết được đặt ra cho cơ quan lập pháp. 1. Sự phát triển của luật hình sự trong giai đoạn trước BLHS năm 1999 Trong khoảng 15 năm tồn tại, BLHS năm 1985 đã được sửa đổi, bổ sung 4 lần vào các năm 1989, 1991, 1992 và 1997. Qua bốn lần sửa đổi, bổ sung có trên 100 lượt điều luật được sửa đổi hoặc bổ sung. Với những sửa đổi, bổ sung này luật hình sự đã có sự phát triển đáp ứng được phần nào đòi hỏi của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm trong điều kiện đổi mới. Chúng ta có thể nhóm những sự thay đổi phát triển của luật hình sự trong giai đoạn này theo các nhóm sau: - Hoàn thiện một số quy định phần chung về hình phạt để các quy định này phù hợp hơn với tình hình tội phạm cũng như tình hình áp dụng luật hình sự. Trong đó có các quy định chung về hình phạt tiền, về nguyên tắc tổng hợp hình phạt, về điều kiện * Trường Đại học Luật Hà Nội T¹p chÝ luËt häc sè 01/2007 nghiªn cøu - trao ®æi cho hưởng án treo v.v..(1) - Hoàn thiện quy định về tội phạm và hình phạt ở một số tội danh theo hướng định lượng hoá dấu hiệu định tội, phân hoá trách nhiệm hình sự qua việc tách tội danh hoặc cụ thể hoá hơn các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng… Những thay đổi này tập trung chủ yếu ở chương các tội xâm phạm sở hữu, chương các tội phạm về kinh tế và chương các tội phạm về chức vụ là các chương tội phạm chịu ảnh hưởng nhiều bởi mặt trái của nền kinh tế thị trường. Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, tình hình tội phạm của một số tội thuộc ba nhóm tội này có nhiều thay đổi về mức độ nghiêm trọng. Do vậy, việc thay đổi chính sách xử lí theo hướng tăng nặng là điều cần thiết để đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm. Theo đó mức cao nhất của các khung hình phạt ở một số tội thuộc các chương này đã được tăng lên và hình phạt tử hình đã được quy định thêm ở một số tội.(2) - Bổ sung chương các tội phạm về ma tuý vào BLHS đáp ứng đòi hỏi của tình hình tội phạm diễn ra trong thực tế. Khi BLHS năm 1985 được ban hành, chỉ có điều luật duy nhất quy định trực tiếp về ma tuý. Đó là Điều 203 quy định tội tổ chức sử dụng chất ma tuý. Ngoài ra, BLHS cũng chỉ có một điều luật khác quy định chung về hàng cấm và trong đó ma tuý được coi là một loại hàng cấm. Đó là Điều 166 quy định tội buôn bán hàng cấm thuộc chương các tội phạm về kinh tế. Trong lần sửa đổi, bổ sung năm 1998, Điều 96A quy định tội sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma tuý đã được bổ T¹p chÝ luËt häc sè 01/2007 sung vào Chương các tội xâm phạm an ninh quốc gia. Tiếp đó, trong lần sửa đổi, bổ sung năm 1997, BLHS có thêm một chương mới Chương các tội phạm về ma tuý với 14 điều luật, quy định 13 tội danh khác nhau liên quan đến ma tuý thay thế cho hai điều luật hiện có - Điều 96A và Điều 203. Ba sự thay đổi có tính phát triển trên đây của luật hình sự Việt Nam trong giai đoạn từ 1986 đến 1999 một mặt thể sự hoàn thiện pháp luật hiện hành theo các chuẩn mực của khoa học luật hình sự, mặt khác cũng thể hiện sự vận động phù hợp với tình hình phát triển của xã hội cũng như diễn biến thực tế của tình hình tội phạm. Sự thay đổi có tính phát triển này tuy chưa có tính đồng bộ nhưng là hướng phát triển đúng và tiếp tục được duy trì trong giai đoạn tiếp theo. 2. Sự phát triển của luật hình sự qua việc ban hành BLHS năm 1999 Bộ luật hình sự năm 1999 được xây dựng trên cơ sở sửa đổi, bổ sung một cách tương đối toàn diện BLHS năm 1985 nhưng có kế thừa những nội dung hợp lí, tích cực của BLHS này qua bốn lần sửa đổi, bổ sung. So với BLHS năm 1985, BLHS năm 1999 có những thay đổi cơ bản mang tính tương đối toàn diện thể hiện sự phát triển mới của Luật hình sự Việt Nam. Có thể khái quát sự phát triển của Luật hình sự qua ba nhóm đổi mới cơ bản sau: - Hoàn thiện thêm một bước các quy định thuộc Phần chung để đảm bảo tính khoa học và thực tiễn; - Thay đổi kết cấu các chương tội phạm theo hướng vừa phù hợp với diễn biến mới của 3 nghiªn cøu - trao ®æi tình hình tội phạm ở Việt Nam và vừa phù hợp với xu hướng chung của thế giới; - Phân hóa trách nhiệm hình sự ở mức độ cao hơn để nâng cao hiệu quả của luật hình sự trong thực tiễn áp dụng. - Về nhóm đổi mới thứ nhất: Qua bốn lần sửa đổi, bổ sung nhiều điều luật trong Phần chung của BLHS năm 1985 đã được hoàn thiện dần. Trong BLHS năm 1999, các quy định này tiếp tục được hoàn thiện một cách tổng thể. Các thay đổi cơ bản trong các quy định thuộc Phần chung của Bộ luật là những thay đổi trong chính sách xử lí tội phạm, trong quy định về điều kiện của quyền phòng vệ chính đáng, trong các quy định về hình phạt và hệ thống hình phạt cũng như trong các quy định về quyết định hình phạt. Chính sách xử lí tội phạm được thể hiện trong BLHS năm 1999 có hai điểm mới cơ bản so với BLHS năm 1985. Trước hết, BLHS năm 1999 bổ sung một nguyên tắc xử lí tội phạm là nguyên tắc “Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật…”, “theo đó, việc xử lí tội phạm không bị ảnh hưởng bởi giới tính, bởi dân tộc, bởi tín ngưỡng, tôn giáo, bởi thành phần, địa vị xã hội của người có hành vi phạm tội. Mọi công dân đều bình đẳng trong việc phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội đã thực hiện của mình”.(3) Trong tình hình thực tế hiện nay, nguyên tắc này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Một mặt, nguyên tắc này thể hiện thái độ không khoan nhượng trong xử lí tội phạm mà chủ thể thực hiện là người có chức vụ, quyền hạn. Mặt khác, nguyên tắc 4 này cũng khẳng định việc xử lí về hình sự chỉ được đặt ra cho người có hành vi phạm tội được quy định trong luật mà không thể được đặt ra vì lí do khác. Điểm mới thứ hai trong chính sách xử lí tội phạm là sự thu hẹp phạm vi người chưa thành niên phải chịu trách nhiệm hình sự theo đúng xu hướng chung của thế giới. Chính sách này được thể hiện qua quy định mới về phân loại tội phạm và về tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Theo đó, người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm nhất định mà theo BLHS năm 1985 họ phải chịu trách nhiệm hình sự. Đó là những tội phạm có mức cao nhất của khung hình phạt trên 5 năm tù đến 7 năm tù.(4) Chế định phòng vệ chính đáng là một chế định quan trọng trong luật hình sự, xác định mục đích, nội dung cũng như phạm vi của quyền phòng vệ. Theo đó, mỗi người đều có quyền bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác bằng cách gây thiệt hại cho người có hành vi xâm phạm này. Điều này đã được thể hiện rõ trong BLHS năm 1985. Tuy nhiên, khi xác định phạm vi của quyền phòng vệ BLHS năm 1985 đã không hẳn xuất phát từ mục đích của quyền phòng vệ, cho nên đã xác định người phòng vệ chỉ được “chống trả lại một cách tương xứng”. Trong khi đó, mục đích của phòng vệ là ngăn chặn có hiệu quả hành vi xâm hại. Giữa mục đích phòng vệ này và điều kiện “tương xứng” không có sự phù hợp với nhau. Để khắc phục hạn chế này BLHS năm 1999 đã khẳng định, người T¹p chÝ luËt häc sè 01/2007 nghiªn cøu - trao ®æi phòng vệ được phép “chống trả lại một cách cần thiết…”. Với khẳng định này BLHS năm 1999 đã hoàn toàn xuất phát từ mục đích của phòng vệ để quy định điều kiện của phòng vệ chính đáng. Người phòng vệ được phép phòng vệ trong phạm vi cần thiết để ngăn chặn hành vi xâm phạm chứ không phải trong phạm vi tương xứng. Liên quan đến hình phạt và quyết định hình phạt có 4 điểm mới cơ bản được thể hiện trong BLHS năm 1999: + Thứ nhất, BLHS năm 1999 bổ sung thêm hình phạt trục xuất vào hệ thống hình phạt. Đây là hình phạt cần thiết để áp dụng cho người phạm tội không phải là công dân Việt Nam đang có xu hướng gia tăng trong tình hình hiện nay. + Thứ hai, BLHS năm 1999 đã khắc phục tình trạng quy định phạm vi áp dụng của hình phạt tiền nói chung mà không có sự phân biệt giữa hình phạt tiền là hình phạt chính và hình phạt tiền là hình phạt bổ sung của BLHS năm 1985 qua việc quy định cụ thể và rõ ràng phạm vi áp dụng hình phạt tiền là một hình phạt chính cũng như phạm vi áp dụng hình phạt tiền là một hình phạt bổ sung với cùng mục đích mở rộng phạm vi áp dụng hình phạt tiền. + Thứ ba, BLHS năm 1999 đã khắc phục tình trạng bất hợp lí của việc giới hạn mức tối đa của hình phạt chung khi tổng hợp các hình phạt tù có thời hạn. Theo BLHS năm 1985 sau khi đã được sửa đổi lần thứ nhất năm 1989 thì hình phạt chung khi tổng hợp các hình phạt là hình phạt tù có thời hạn (trong trường hợp phạm nhiều T¹p chÝ luËt häc sè 01/2007 tội hoặc trong trường hợp có nhiều bản án) không được vượt mức 20 năm tù là mức cao nhất của hình phạt tù có thời hạn. Điều này sẽ bộc lộ rõ sự bất hợp lí khi người phạm tội phạm nhiều tội và đối với một trong các tội đó đã có thể tuyên hình phạt tù có thời hạn ở mức tối đa hoặc xấp xỉ, trong khi không có tội nào có thể tuyên được hình phạt tù chung thân hoặc tử hình… BLHS năm 1999 đã khắc phục sự bất hợp lí bằng việc cho phép hình phạt tổng hợp có thể vượt đến 1,5 lần mức cao nhất của hình phạt tù có thời hạn (đến 30 năm). + Thứ tư, BLHS năm 1999 đã xác định cụ thể hơn mức độ giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của hai loại trường hợp: Trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nhằm khắc phục tình trạng áp dụng luật không thống nhất cũng như trường hợp lạm dụng để áp dụng sai. Cụ thể, Điều 52 đã xác định mức cao nhất của hình phạt có thể tuyên cho hành vi chuẩn bị phạm tội cũng như hành vi phạm tội chưa đạt. Tương tự như vậy, Điều 47 đã giới hạn mức giảm nhẹ chỉ có thể “trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật” khi có khung đó. - Về nhóm đổi mới thứ hai: Thay đổi kết cấu các chương tội phạm không chỉ là vấn đề kĩ thuật mà là sự thể hiện của sự thay đổi trong nhận thức về tội phạm. Sự thay đổi này là một tất yếu khách quan, phù hợp với diễn biến mới của tình hình tội phạm ở Việt Nam và vừa phù hợp với xu hướng chung của thế giới. BLHS năm 1999 có ba thay đổi chính về kết cấu các 5 nghiªn cøu - trao ®æi chương tội phạm. Đó là sự thay đổi trong nhận thức về các tội xâm phạm an ninh quốc gia, về các tội xâm phạm sở hữu và về nhóm tội xâm phạm môi trường. Trong BLHS năm 1985, các tội xâm phạm an ninh quốc gia được hiểu theo nghĩa tương đối rộng. Nhóm tội phạm này không chỉ bao gồm những tội có mục đích chính trị - mục đích chống Nhà nước mà còn bao gồm nhiều tội khác tuy không có mục đích này nhưng có tính nguy hiểm cao. Việc xếp hai nhóm tội có mục đích phạm tội trái ngược nhau về tính chất vào cùng một chương như vậy là không logic. Do vậy, khái niệm các tội xâm phạm an ninh quốc gia trong BLHS năm 1985 hoàn toàn không phù hợp với cách hiểu thông thường của luật hình sự các nước khác. Khắc phục tình trạng này BLHS năm 1999 đã giới hạn phạm vi các tội xâm phạm an ninh quốc gia chỉ gồm những tội phạm có mục đích phạm tội chống Nhà nước. Những tội khác được trả về đúng vị trí của nó ở các chương khác trong BLHS. Về các tội xâm phạm sở hữu, BLHS năm 1985 có hai chương quy định hai nhóm tội phạm - nhóm tội xâm phạm sở hữu XHCN và nhóm tội xâm phạm sở hữu của công dân. Việc sáp nhập hai chương này thành một và trong đó từng cặp tội tương ứng của hai chương cũng được sáp nhập với nhau là một đòi hỏi khách quan. BLHS năm 1999 đã thực hiện việc sáp nhập này. Ý nghĩa của việc sáp nhập thể hiện trước hết sự tôn trọng nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của các thành phần kinh tế. Nó phù hợp với tâm lí không chỉ của người phạm tội mà của mọi người nói 6 chung. Theo đó, ý nghĩa của tài sản không phải nó thuộc sở hữu nào mà ở giá trị và giá trị sử dụng. Việc chỉ có một chương các tội xâm phạm sở hữu cũng như chỉ có một tội danh cụ thể cho một loại hành vi xâm phạm sở hữu (dù là sở hữu nào) không chỉ thuận cho kĩ thuật lập pháp mà cũng thuận lợi cho việc áp dụng khi không phải xác định tài sản bị xâm phạm thuộc sở hữu nào, điều mà không phải luôn luôn dễ dàng. Đối với các tội phạm về môi trường BLHS năm 1985 mới chỉ có một điều luật quy định một tội danh chung là tội vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường gây hậu quả nghiêm trọng thuộc nhóm tội xâm phạm trật tự công cộng. Từ một điều luật chung này BLHS năm 1999 đã cụ thể hoá hành vi vi phạm thành nhiều loại hành vi vi phạm cụ thể khác nhau và tương ứng với từng loại hành vi vi phạm đó một tội danh cụ thể đã được hình thành. Trên cơ sở đó BLHS năm 1999 đã có thể xây dựng một chương riêng về các tội phạm về môi trường với 10 tội danh khác nhau. Chỉ có vậy BLHS năm 1999 mới đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng chống các loại hành vi phạm tội xâm phạm môi trường đang có chiều hướng gia tăng mà nguyên nhân của nó nằm trong mặt trái của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng như trong mặt trái của cơ chế thị trường, của quá trình hội nhập. Ngoài sự thay đổi cơ bản được nêu trên BLHS năm 1999 còn có một số thay đổi khác trong việc bổ sung một số tội danh cho phù hợp với tình hình phát sinh một số dạng hành vi nguy hiểm cho xã hội như các tội phạm về T¹p chÝ luËt häc sè 01/2007 nghiªn cøu - trao ®æi vi tính, tội vi phạm quy định về sử dụng lao động trẻ em, tội hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có v.v.. - Về nhóm đổi mới thứ ba: Kế thừa kết quả của BLHS năm 1985 trong việc phân hoá trách nhiệm hình sự, BLHS năm 1999 đã tiếp tục phân hoá trách nhiệm hình sự ở mức cao hơn. Có thể nêu ra dưới đây những biểu hiện chủ yếu của sự phân hoá này. Biểu hiện đầu tiên của sự phân hoá trách nhiệm hình sự trong luật là sự phân loại tội phạm theo mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội. BLHS năm 1985 đã phân tội phạm thành 2 loại. Sự phân loại này đã phát huy tác dụng là cơ sở cho việc phân hoá trách nhiệm hình sự trong Bộ luật cũng như trong thực tiễn áp dụng. Tuy nhiên, tính đa dạng và phức tạp của tội phạm trong thực tế đòi hỏi sự phân loại này phải được cụ thể hoá hơn nữa. Trên tinh thần này, BLHS năm 1999 đã phân tội phạm thành 4 loại: Tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Từ sự phân hóa khái niệm tội phạm như vậy đã dẫn đến sự phân hoá trách nhiệm hình sự trong các chế định khác của Phần chung. Các chế định này trong BLHS năm 1999 có thể được quy định không khác về hình thức so với trong BLHS năm 1985 nhưng thực ra đã có sự thay đổi về mức độ phân hoá trách nhiệm hình sự do có sự thay đổi về mức độ phân loại tội phạm. Đó là chế định tuổi chịu trách nhiệm hình sự; chế định trách nhiệm hình sự của người có hành vi chuẩn bị phạm tội; chế định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.(5) T¹p chÝ luËt häc sè 01/2007 Biểu hiện thứ hai của sự phân hoá trách nhiệm hình sự trong luật là việc tách tội danh. Từ một tội danh trong BLHS năm 1985, nhà làm luật đã tách thành nhiều tội danh khác nhau để quy định trong BLHS năm 1999. Những trường hợp được tách đó thuộc các loại sau: + Tách các tội danh được quy định ghép trong cùng điều luật thành các tội danh độc lập và quy định vào các điều luật riêng nhằm tạo điều kiện quy định được các khung hình phạt riêng phù hợp với từng loại hành vi. Ví dụ: Tội cướp giật hoặc công nhiên chiếm đoạt tài sản... được tách thành 2 tội và được quy định ở 2 điều luật khác nhau với các khung hình phạt khác nhau v.v..(6) + Tách từ một tội danh thành nhiều tội danh khác nhau với các khung hình phạt khác nhau trên cơ sở cụ thể hoá hành vi phạm tội. Ví dụ: Tội vi phạm các quy định về quản lí và bảo vệ đất đai (Điều 180 BLHS năm 1985) được tách thành tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai (Điều 173 BLHS năm 1999) và tội vi phạm các quy định về quản lí đất đai (Điều 174 BLHS năm 1999) v.v..(7) + Tách trường hợp phạm tội có tình tiết định khung của một số tội thành tội danh độc lập để có thể quy định các khung hình phạt khác nhau cho những trường hợp này thay vì chỉ có một khung hình phạt khi chưa được tách ra. Ví dụ: Hai trường hợp giết người có tình tiết định khung giảm nhẹ của tội giết người (Điều 101 BLHS năm 1985) được tách thành hai tội danh riêng là tội giết con mới đẻ (Điều 94 BLHS năm 7 nghiªn cøu - trao ®æi 1999) và tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 95 BLHS năm 1999) v.v..(8) Biểu hiện thứ ba của việc phân hoá trách nhiệm hình sự trong luật là việc khắc phục tình trạng điều luật chỉ có một khung hình phạt duy nhất. Trong BLHS năm 1985, hầu hết các tội phạm đều có nhiều khung hình phạt khác nhau. Bên cạnh đó, vẫn còn một số tội phạm chỉ có một khung hình phạt duy nhất. Đây là một trong những hạn chế của BLHS năm 1985 đã được bộc lộ trong thực tiễn áp dụng. Trong BLHS năm 1999 hầu như các tội này đã được xây dựng với 2 khung hình phạt khác nhau. Ví dụ: Trong chương các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm danh dự của con người của BLHS năm 1985 có 5 tội chỉ có 1 khung hình phạt. Trong BLHS năm 1999, tất cả các tội này đều được xây dựng với 2 khung hình phạt khác nhau.(9) Biểu hiện thứ tư của việc phân hoá trách nhiệm hình sự trong luật là sự cụ thể hoá ở mức tối đa các tình tiết định khung của từng tội phạm. Cùng với việc tách tội danh, tách khung hình phạt, nhiều loại tình tiết định khung hình phạt mới đã được quy định bổ sung vào trong BLHS năm 1999. Đó là những tình tiết định khung tăng nặng hình phạt chưa được quy định trong BLHS năm 1985. Những tình tiết này có thể được quy định ở một tội danh hoặc ở nhiều tội danh khác nhau. Ví dụ: Tình tiết giết trẻ em; giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; giết người để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; thuê giết hoặc giết thuê (tội giết người - Điều 93 BLHS) v.v.. 8 3. Các định hướng hoàn thiện luật hình sự Việt Nam Trong 20 năm đổi mới, luật hình sự Việt Nam thực sự đã có những thay đổi phát triển đáng kể. Tuy nhiên, trong sự phát triển đó còn có những hạn chế do yếu kém trong công tác lập pháp. Khi đổi mới để phát triển luật hình sự chúng ta chỉ chú trọng sửa đổi, bổ sung về nội dung của các quy định mà ít quan tâm đến kĩ thuật xây dựng các quy định đặc biệt là kĩ thuật xây dựng các cấu thành tội phạm để đảm bảo tính thống nhất, rõ ràng của các cấu thành tội phạm nói riêng cũng như của các quy định nói chung.(10) Chúng ta thường quan tâm nhiều hơn đến việc bổ sung quy định mà ít quan tâm đến việc rà soát để loại bỏ kịp thời những quy định không còn phù hợp. Khi bổ sung hay sửa đổi các quy định chúng ta thường chỉ chú ý nhiều đến bức xúc của thực tế, đến “vấn đề cụ thể” mà ít chú ý đến lí luận, đến “tổng thể”. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của luật hình sự. Trong thời gian tới, để thúc đẩy sự phát triển hơn nữa của luật hình sự chúng ta cần phải có những thay đổi nhất định trong việc sửa đổi, bổ sung BLHS. Trước hết, việc sửa đổi, bổ sung BLHS phải dựa trên cơ sở thực tiễn của tình hình tội phạm nhưng cũng phải dựa cả trên những tri thức khoa học luật hình sự. Chúng ta không thể giải quyết yêu cầu của thực tiễn tách rời với lí luận mà phải vận dụng lí luận để giải quyết. Đó là cơ sở của việc hoàn thiện luật hình sự. Hoàn thiện luật hình sự phải được tiến hành song song cả về nội dung và về hình T¹p chÝ luËt häc sè 01/2007 nghiªn cøu - trao ®æi thức. Trong đó, cần chú ý đặc biệt đến kĩ thuật xây dựng cấu thành tội phạm. Quá trình hoàn thiện luật hình sự cần phải vừa là bổ sung và vừa là loại trừ vừa là hình sự hoá vừa là phi hình sự hoá. Hoàn thiện luật hình sự cần phải được thực hiện thường xuyên, kịp thời nhưng phải có tính đồng bộ. Khi có đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung một vấn đề cần phải cân nhắc hướng sửa đổi, bổ sung không tạo ra sự bất hợp lí mới. Từ yêu cầu trên và đối chiếu với thực tế hiện nay chúng tôi thấy có một số hướng chính trong việc hoàn thiện luật hình sự như sau: - Thay đổi quan niệm về nguồn của luật hình sự. BLHS Việt Nam khẳng định, tội phạm phải được quy định trong BLHS mà không thể được quy định ở các đạo luật khác. Theo chúng tôi, quy định dứt khoát như vậy là không cần thiết. Điều này có thể chỉ phù hợp với những loại tội phạm thông thường. Đối với những loại tội phạm gắn liền với lĩnh vực cụ thể như lĩnh vực môi trường, lĩnh vực tài chính, ngân hàng, lĩnh vực công nghệ thông tin v.v. thì việc quy định những tội này trong chính các đạo luật chuyên ngành thì có thể phù hợp và tốt hơn. Do vậy, nên quan niệm nguồn của luật hình sự có thể là BLHS hoặc đạo luật khác. - Thay đổi quan điểm về chủ thể của trách nhiệm hình sự. Luật hình sự Việt Nam từ trước đến nay vẫn quan niệm chủ thể của tội phạm chỉ có thể là người cụ thể mà không thể là pháp nhân. Do vậy, khi nói đến trách nhiệm hình sự là nói đến trách nhiệm của cá nhân cụ thể. Trong khi đó, luật hình sự của nhiều quốc gia khác lại coi chủ thể T¹p chÝ luËt häc sè 01/2007 của tội phạm có thể là con người và cũng có thể là pháp nhân. Quan niệm này có thể được xem là xu hướng chung. Thực tế của Việt Nam cho thấy, đã có những hành vi nguy hiểm cho xã hội do con người cụ thể thực hiện nhưng hành vi đó phải được xem là hành vi của pháp nhân vì nó được thành viên của pháp nhân thực hiện theo yêu cầu của pháp nhân và vì lợi ích của chính pháp nhân. Hành vi loại này chắc chắn sẽ xảy ra theo hướng gia tăng. Trong những trường hợp như vậy, việc chỉ xử lí cá nhân sẽ không công bằng, sẽ không tương xứng và cũng sẽ không có tác dụng tích cực ngăn ngừa đối với pháp nhân. Việc buộc pháp nhân phải chịu trách nhiệm hình sự trong những trường hợp này là có cơ sở và cần thiết. Pháp nhân cần được coi là có thể trở thành chủ thể của tội phạm. Vấn đề chỉ còn là: Phạm vi những pháp nhân có thể phải chịu trách nhiệm hình sự? Ngoài hai hướng hoàn thiện thuộc Phần chung nêu trên chúng tôi cho rằng, đối với Phần các tội phạm cần tập trung hoàn thiện các vấn đề sau: - Hoàn thiện các cấu thành tội phạm về mặt kĩ thuật để đảm bảo tính thống nhất của cả hệ thống và tính rõ ràng, chính xác của từng cấu thành tội phạm. Việc xây dựng các CTTP đúng yêu cầu sẽ giúp nhà làm luật thể hiện được nội dung quy định đúng theo ý tưởng của mình và nội dung đó cũng dễ dàng được người áp dụng tiếp nhận đúng. Qua xây dựng CTTP theo đúng yêu cầu sẽ giúp phát hiện và khắc phục những mâu thuẫn hoặc hạn chế trong nội dung của những quy định 9 nghiªn cøu - trao ®æi của luật. Trái lại, khi xây dựng CTTP không theo các nguyên tắc và yêu cầu chung sẽ dẫn đến tình trạng nội dung của quy định được thể hiện sai, thể hiện không rõ ràng. Từ đó dẫn đến hiểu sai, hiểu không thống nhất trong áp dụng luật.(11) - Hoàn thiện qua bổ sung tội danh, mô tả cụ thể và phân hóa trách nhiệm hình sự hơn nữa đối với những tội phạm mới được đưa vào BLHS như các phạm vi tính, các tội phạm liên quan đến “rửa tiền” v.v.. - Khắc phục sự bất hợp lí, sự thiếu chính xác, sự chưa đầy đủ của các quy định trong BLHS; - Loại trừ những quy định nhất là các tội danh không còn phù hợp./. (1). Quy định chung về hình phạt tiền được hoàn thiện theo hướng mở rộng phạm vi áp dụng; quy định về nguyên tắc tổng hợp hình phạt được hoàn thiện theo hướng tăng giới hạn tối đa của hình phạt chung; quy định về điều kiện cho hưởng án treo được hoàn thiện theo hướng chặt chẽ hơn nhằm hạn chế sự lạm dụng trong thực tiễn áp dụng… (2). Ví dụ: Ở tội tham ô tài sản và tội nhận hối lộ, đã có sự lượng hoá dấu hiệu định tội; ở tội làm hàng giả, tội buôn bán hàng giả hay ở tội trốn thuế, mức cao nhất của các khung hình phạt đã được tăng lên; tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được bổ sung hình phạt tử hình; v.v.. (3).Xem: Nguyễn Ngọc Hoà, “Chính sách xử lí tội phạm trong luật hình sự Việt Nam”, Tạp chí luật học, số 3/2005, tr.10. (4). Về hình thức, có thể có ý kiến cho rằng BLHS năm 1999 đã mở rộng phạm vi phải chịu trách nhiệm hình sự của nhóm người này vì Điều 12 đã khẳng định họ phải chịu trách nhiệm hình sự cả về tội đặc biệt nghiêm trọng do vô ý. Theo chúng tôi, về lí thuyết không thể có tội vô ý mà chúng ta lại phải quy định là tội đặc biệt nghiêm trọng (mức cao nhất của khung hình phạt là trên 15 năm tù). Trong BLHS năm 1999 có 3 tội danh thể hiện là tội vô ý và có khung hình phạt của tội đặc biệt nghiêm trọng nhưng cả 3 tội 10 này không thể do người chưa đủ 16 tuổi thực hiện (các điều 216, 229 và 237). (5). Cụ thể: - Trong cả hai bộ luật, tuổi chịu trách nhiệm hình sự tuy cùng được chia thành hai mức: Đủ 16 tuổi trở lên và từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi tròn. Nhưng vấn đề trách nhiệm hình sự ở độ tuổi thứ hai (đủ 14 nhưng chưa đủ 16 tuổi) đã được phân hoá hơn trong BLHS năm 1999. Theo BLHS năm 1985 có 1/4 loại trường hợp chủ thể phải chịu trách nhiệm hình sự ở độ tuổi này (phải chịu trách nhiệm hình sự về tội nghiêm trọng do cố ý; không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội nghiêm trọng do vô ý và tội ít nghiêm trọng). Trong khi đó, theo BLHS năm 1999 có 2/8 loại trường hợp chủ thể phải chịu trách nhiệm hình sự ở độ tuổi này (phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng do cố ý và tội đặc biệt nghiêm trọng (thực ra cũng chỉ trong trường hợp cố ý, vì trường hợp vô ý đã bị loại trừ - x. chú thích 4); không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng do vô ý, tội nghiêm trọng và tội ít nghiêm trọng). - Theo BLHS năm 1985 có 1/2 loại trường hợp chủ thể phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi chuẩn bị phạm tội còn theo BLHS năm 1999 có 2/4 loại trường hợp. - Theo BLHS năm 1985 có 3 mức thời hiệu khác nhau còn theo BLHS năm 1999 có 4 mức thời hiệu khác nhau. (6).Xem: Các điều 131, 154, 200, 202, 227 BLHS năm 1985 và các điều 136, 137, 248, 249, 254, 255, 289, 290 BLHS năm 1999. (7).Xem: Các điều 181, 187 BLHS năm 1985 và các điều 175, 176, 203, 209, 213, 217 BLHS năm 1999. (8).Xem: Các điều 104, 109 BLHS năm 1985 và các điều 99, 105, 106 BLHS năm 1999. (9).Xem: Các điều 102, 105, 106, 108 và 111 BLHS năm 1985 và các điều 96, 100, 101, 103 và 110 BLHS năm 1999. (10).Xem: Nguyễn Ngọc Hoà, “Tội phạm và cấu thành tội phạm”, Nxb. CAND, H., 2006. (11). Về các yêu cầu đối với cấu thành tội phạm có thể xem: Nguyễn Ngọc Hoà, “Kĩ thuật xây dựng cấu thành tội phạm và việc hoàn thiện Bộ luật hình sự”, Tạp chí luật học, số 4/2006. T¹p chÝ luËt häc sè 01/2007
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.