Báo cáo "Kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định chung về thừa kế trong bộ luật dân sự "

pdf
Số trang Báo cáo "Kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định chung về thừa kế trong bộ luật dân sự " 8 Cỡ tệp Báo cáo "Kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định chung về thừa kế trong bộ luật dân sự " 224 KB Lượt tải Báo cáo "Kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định chung về thừa kế trong bộ luật dân sự " 0 Lượt đọc Báo cáo "Kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định chung về thừa kế trong bộ luật dân sự " 1
Đánh giá Báo cáo "Kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định chung về thừa kế trong bộ luật dân sự "
4.1 ( 14 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

®Æc san vÒ söa ®æi, bæ sung bé luËt d©n sù ThS. NguyÔn Minh TuÊn * 1. Nhận xét về các quy định chung trong phần thừa kế Trong các quy định về thừa kế, những quy định chung đóng vai trò quan trọng, quy định về các nguyên tắc xử lí các vấn đề về thừa kế, xác định tư cách chủ thể của những người thừa kế, là cơ sở để phân chia di sản theo di chúc và theo pháp luật. Những quy định chung đã phát huy hiệu quả điều chỉnh các quan hệ thừa kế phát sinh trước và sau khi Bộ luật dân sự (BLDS) có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, qua áp dụng để giải quyết các tranh chấp về thừa kế, còn có một số bất cập cần phải sửa đổi, bổ sung để các quy định này phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của nước ta. + Về quyền thừa kế của cá nhân Quan hệ thừa kế phát sinh kể từ thời điểm mở thừa kế nên người được thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật có các quyền, nghĩa vụ do pháp luật quy định. Người thừa kế có quyền nhận hoặc từ chối nhận di sản. Nếu nhận di sản thì phải thực hiện nghĩa vụ của người để lại thừa kế trong phạm vi di sản nhận. Như vậy, quyền thừa kế hiểu theo nghĩa hẹp là quyền của cá nhân được thừa hưởng di sản của người chết để lại. Từ phân tích trên đối chiếu với Điều 634 BLDS ta thấy có một số bất cập sau. Điều 634 BLDS quy định: "Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình, để lại tài sản của mình cho người thừa 68 kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật". Theo điều luật trên, quyền thừa kế của cá nhân gồm có các quyền sau đây: - Quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình cho người khác hưởng. Theo quy định về giao dịch, hành vi lập di chúc là hành vi pháp lí đơn phương của người có tài sản nhằm chuyển dịch tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Sự kiện chết là điều kiện làm phát sinh hiệu lực của giao dịch này nên không thể coi việc lập di chúc là quyền thừa kế của người có tài sản. Vì khi lập di chúc chưa phát sinh quan hệ thừa kế. Ngược lại, khi người lập di chúc chết mới phát sinh quan hệ thừa kế. - Quyền thừa kế của cá nhân là quyền để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật. Như đã phân tích ở phần trên, quyền được hưởng di sản của người thừa kế là quyền dân sự của cá nhân do pháp luật quy định. Vì người có tài sản không định đoạt tài sản của mình trước khi chết nên pháp luật quy định những người có quan hệ gia đình với người chết sẽ được hưởng di sản theo một trình tự nhất định. Do vậy, thừa kế theo pháp luật là quyền của cá nhân được hưởng di sản của người khác do pháp luật quy định mà không * Giảng viên chính Khoa luật dân sự Trường đại học luật Hà Nội T¹p chÝ luËt häc ®Æc san vÒ söa ®æi, bæ sung bé luËt d©n sù phải là do người chết tạo cho người thừa kế. - Cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Khi mở thừa kế, những người thừa kế của người chết có quyền nhận hoặc từ chối nhận di sản của người chết. Đây chính là quyền thừa kế của cá nhân mà pháp luật cần phải bảo hộ. Điều luật trên quy định quyền của cá nhân trong việc lập di chúc để lại tài sản của mình cho người khác và cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Ngoài ra, điều luật còn quy định cá nhân có quyền để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật. Trong điều luật này chưa xác định rõ quyền thừa kế của cá nhân gồm những nội dung nào. Do vậy, đã quy định vượt quá giới hạn của quan hệ thừa kế sang hệ giao dịch. + Về quyền bình đẳng về thừa kế của cá nhân Điều 635 quy định: "Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật". Trong điều luật này có hai ý, thứ nhất là cá nhân có quyền định đoạt tài sản, thứ hai là cá nhân có quyền hưởng di sản. Tuy nhiên, ý thứ nhất của điều luật này không thuộc phạm vi điều chỉnh của quan hệ thừa kế như đã trình bày về sự bất cập của Điều 634 ở phần trên cho nên khi sửa Điều 634 thì phải sửa Điều 635 cho phù hợp. + Về di sản Điều 637 quy định:“1- Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác. 2. Quyền sử dụng đất cũng thuộc di sản thừa kế”. Theo quy định tại Điều 172 BLDS, tài sản T¹p chÝ luËt häc bao gồm vật có thực, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản. Như vậy, quyền sử dụng đất cũng là quyền tài sản hay cụ thể hơn là tài sản. Do đó, khoản 2 quy định quyền sử dụng đất cũng thuộc di sản thừa kế là không cần thiết. Tuy nhiên, trước năm 1992, pháp luật quy định quyền sử dụng đất không là di sản thừa kế nên trong BLDS, Nhà nước ta muốn khẳng định quyền sử dụng đất được thừa kế theo quy định của BLSD và các quy định của Luật đất đai. Đến nay, không cần thiết phải quy định riêng quyền sử dụng đất là di sản thừa kế. Quyền sử dụng đất là tài sản đặc biệt và được chuyển dịch nên nó cũng giống như các quyền tài sản khác là di sản thừa kế. Theo quy định của Điều 637 thì di sản còn thiếu một số loại tài sản. Đó là những tài sản phát sinh sau khi người để lại thừa kế chết như tiền bồi thường thiệt hại khi người để lại thừa kế có tham gia vào hợp đồng bảo hiểm tính mạng mà rủi ro bị chết. Ngoài ra, các quyền, lợi ích hợp pháp của người để lại thừa kế trong các giao dịch cũng có thể là di sản thừa kế... + Việc thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết trong cùng một thời điểm Điều 644 quy định những người có quyền thừa kế của nhau như vợ và chồng, cha, mẹ và các con, ông, bà và các cháu, anh chị em ruột với nhau. Trong những trường hợp rủi ro như bão lụt, động đất, những người này không may chết cùng trong một tai nạn mà không thể xác định được người nào chết sau thì pháp luật suy đoán là họ chết cùng một thời điểm. Mục đích của việc này nhằm không làm phát sinh quan hệ thừa kế của họ với nhau, do vậy di sản của 69 ®Æc san vÒ söa ®æi, bæ sung bé luËt d©n sù mỗi người được chia cho những người thừa kế của họ. Trong thực tiễn có nhiều trường hợp xảy ra sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của người thừa kế. Ngược lại, nếu pháp luật cho phép họ được thừa kế di sản của nhau thì sẽ dẫn đến hậu quả là di sản của mỗi người được chia cho người thừa kế của họ, trong đó có người thừa kế đã chết cùng thời điểm và như vậy phải mở thừa kế liên tục để chia di sản của mỗi người cho nhau. Phép chia này được thực hiện đến vô cùng với số lượng di sản nhỏ đến vô cực. Cuối cùng sẽ không thể thực hiện được việc chia di sản thừa kế của mỗi người cho những người thừa kế theo pháp luật của họ. Bởi lẽ đó, pháp luật đã dự liệu trường hợp những người có quyền thừa kế của nhau mà chết cùng một thời điểm hoặc coi như chết cùng một thời điểm thì không được thừa kế di sản của nhau. Tuy nhiên, quy định này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc thừa kế thế vị được quy định tại Điều 680 BLDS. Hiện nay, vấn đề thừa kế thế vị có nhiều quan điểm trái ngược nhau. Thứ nhất, nếu những người có quyền thừa kế của nhau mà chết cùng một thời điểm hoặc được coi là chết cùng một thời điểm thì không có thừa kế thế vị. Ví dụ như cha và con chết cùng một thời điểm thì cháu không thế vị để nhận di sản của ông. Quan điểm này cho rằng đây là một trong những trường hợp rất ít khi xảy ra và nếu có xảy ra thì coi như trường hợp ngoại lệ mà không nhất thiết phải quy định về thừa kế thế vị. Thứ hai, mặc dù Điều 680 BLDS quy định về thừa kế thế vị xảy ra trong trường hợp con chết trước cha hoặc mẹ thì cháu thay thế vị trí của cha hoặc mẹ nhận di sản của ông hoặc bà. Trường hợp cháu chết trước thì chắt thay thế 70 nhận di sản của cụ. Mặc dù pháp luật quy định như vậy nhưng trong thực tế người ta có thể áp dụng tập quán (Điều14 BLDS) để giải quyết và cho phép các cháu được thay thế vị trí của bố hoặc mẹ nhận di sản của ông bà. Thứ ba, quy định như Điều 680 BLDS hoàn toàn không hợp lí, bởi lẽ sau đây: Ở Việt Nam thường xuyên xảy ra thiên tai và đã có nhiều trường hợp cả gia đình chết cùng một thời điểm. Hoặc những năm qua tai nạn giao thông đã gây ra hậu quả đáng thương đối với nhiều gia đình, trong đó có trường hợp cha, mẹ và những người thân trong gia đình chết trong cùng một tai nạn. Thực tế xảy ra như vậy mà pháp luật không dự liệu các trường hợp cụ thể để bảo vệ quyền lợi của những người thừa kế thì đây sẽ là khiếm khuyết lớn của các nhà lập pháp. Cho nên, trong trường hợp này rất cần thiết phải điều chỉnh quan hệ thừa kế thế vị khi cha hoặc mẹ chết cùng thời điểm với ông hoặc bà. + Từ chối nhận di sản Việc nhận di sản thừa kế hay từ chối (khước từ) là quyền của người thừa kế theo di chúc và theo pháp luật. Nếu kể từ thời điểm mở thừa kế đến thời hạn nhất định mà người thừa kế không từ chối nhận di sản thì mặc nhiên được coi là đã nhận di sản, họ có các quyền và nghĩa vụ của người chết để lại. Khi người thừa kế nhận di sản thì nghĩa vụ của người chết để lại được chuyển cho người thừa kế theo trình tự do pháp luật quy định. Như vậy, nghĩa vụ này đã trở thành nghĩa vụ của người thừa kế, vì vậy, họ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc thực hiện nghĩa vụ trong phạm vi di sản được hưởng. Ngược lại, nếu sau khi mở thừa kế, người thừa kế từ chối T¹p chÝ luËt häc ®Æc san vÒ söa ®æi, bæ sung bé luËt d©n sù nhận di sản thì phần di sản mà họ không nhận đó sẽ được chia đều cho những người thừa kế khác cùng hàng. Trường hợp người thừa kế nhường cho một người thừa kế khác cùng hàng hưởng phần di sản của mình thì trường hợp này không thể coi là đã từ chối nhận di sản. Bởi vì, nếu người thừa kế từ chối nhận di sản, có nghĩa từ chối quyền thừa kế của mình và từ thời điểm từ chối đó, người thừa kế không có quyền nhận di sản. Cho nên người thừa kế không thể nhường quyền thừa kế của mình cho người khác. Ngược lại, người thừa kế không trực tiếp nhận di sản mà nhường cho người thừa kế khác, trường hợp này phải xác định là người thừa kế đã nhận di sản và chuyển cho người thừa kế khác. Xác định hành vi của người thừa kế từ chối hay nhận di sản có ý nghĩa về mặt lí luận và thực tiễn. Nếu người thừa kế từ chối thì họ không phải thực hiện nghĩa vụ của người chết. Ngược lại, họ không từ chối thì phải thực hiện nghĩa vụ của người để lại di sản. Vì vậy, chủ nợ sẽ có quyền yêu cầu người thừa kế đó phải thực hiện nghĩa vụ của người để lại thừa kế mặc dù người thừa kế đã nhường phần di sản của mình cho người thừa kế khác. Trường hợp này nghĩa vụ tài sản của người thừa kế chưa được chuyển cho người thừa kế khác, vì chưa có sự đồng ý của người chủ nợ (người có quyền), cho nên người thừa kế đã nhường phần di sản của mình cho người thừa kế khác phải thực hiện nghĩa vụ đó. Khoản 1 Điều 645 quy định người thừa kế không được từ chối nhận di sản nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ của mình với người khác. Tuy nhiên, nếu người thừa kế có T¹p chÝ luËt häc nghĩa vụ đối với người khác mà họ tuyên bố từ chối nhận di sản để trốn tránh thực hiện nghĩa vụ đó thì chủ nợ bằng cách nào có thể thu hồi được nợ từ phần di sản mà người thừa kế đã từ chối nhận di sản. Chủ nợ có quyền yêu cầu toà án chia di sản của người chết để thu hồi nợ của mình từ người thừa kế đang có nghĩa vụ với họ hay không? Người chủ nợ không có quyền yêu cầu chia di sản thừa kế. Vì vậy, khoản 1 Điều 645 BLDS chưa đảm bảo được quyền của chủ nợ đối với người thừa kế từ chối nhận di sản, cho nên pháp luật cần quy định cho phép chủ nợ có quyền yêu cầu thanh toán nghĩa vụ từ phần di sản mà con nợ đã từ chối nhận. Khoản 2 Điều 645 quy định về thời hạn từ chối nhận di sản là 6 tháng. Trong thời hạn này, người thừa kế đã làm văn bản để từ chối nhận di sản thì họ có quyền huỷ bỏ việc từ chối đó hay không. Theo quy định tại Điều 645 BLDS thì người thừa kế đã từ chối nhận di sản, không được phép nhận di sản nữa. Tuy nhiên, trong Phần thừa kế không có quy định cho phép người thừa kế huỷ bỏ việc từ chối nhận di sản khi di sản chưa được chia. Đây là một hạn chế về quyền định đoạt của cá nhân trong quan hệ thừa kế và không phù hợp với nguyên tắc của giao dịch dân sự, đã tước đi quyền huỷ giao dịch mà họ đã thực hiện. Trong khi đó, cũng là hành vi pháp lí đơn phương như hứa thưởng hoặc thi có giải thì người đã tuyên bố hứa thưởng, người mở cuộc thi có giải, pháp luật quy định cho họ có quyền huỷ việc hứa thưởng, huỷ tuyên bố cuộc thi có giải. + Thời hiệu khởi kiện về thừa kế Điều 648 quy định: "Thời hiệu khởi kiện về 71 ®Æc san vÒ söa ®æi, bæ sung bé luËt d©n sù thừa kế là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế". Thực tiễn cho thấy trong giao lưu dân sự, một quan hệ dân sự không thể tồn tại mãi, nó sẽ luôn thay đổi để phù hợp với nhu cầu của cá nhân. Do vậy, khi có tranh chấp xảy ra việc chứng minh về các quyền dân sự sẽ rất phức tạp. Thậm chí có những trường hợp không thu thập đủ chứng cứ để chứng minh về quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại. Mặt khác, quan hệ dân sự là các quan hệ tài sản cần phải được ổn định thì người có tài sản mới có thể sử dụng được tài sản của mình có hiệu quả. Vì vậy, pháp luật quy định một thời hạn nhất định phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội để cá nhân, tổ chức thực hiện các quyền dân sự của mình. Hết thời hạn đó mà họ không thực hiện quyền của mình thì Nhà nước không bảo hộ các quyền dân sự nữa. Vì lẽ đó, Điều 648 BLDS quy định thời hiệu về thừa kế là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này, người thừa kế sẽ mất quyền khởi kiện. Như vậy, sau 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế mà những người thừa kế không khởi kiện yêu cầu chia di sản thì khối di sản đó thuộc quyền sở hữu của ai? Vấn đề này luật không quy định. Nếu hết thời hiệu thừa kế mà người thừa kế đang quản lí di sản thì di sản thuộc về người đó, suy đoán như vậy sẽ trái với Điều 255 BLDS là quyền sở hữu phát sinh theo thời hiệu đối với bất động sản là 30 năm. Ngược lại, nếu áp dụng Điều 247 BLDS - xác lập quyền sở hữu đối với vật vô chủ, vật không xác định được ai là chủ sở hữu, trường hợp di sản là bất động sản thì thuộc về Nhà nước. Di sản là động sản, thuộc về người thừa kế. Đây chính là mâu thuẫn cơ bản về thời hiệu thừa kế và thời hiệu hưởng quyền dân sự. 72 2. Phương hướng hoàn thiện các quy định chung về thừa kế 2.1. Quyền thừa kế của cá nhân Qua phân tích như trên, thấy rằng quyền hưởng di sản của cá nhân chính là quyền thừa kế của cá nhân. Cho nên cần phải sửa đổi Điều 634 cho phù hợp với lí luận chung. Điều luật này có thể được sửa đổi như sau. "Cá nhân có quyền hướng di sản theo di chúc và theo pháp luật quy định". Trong điều luật này phải dùng từ “và” mà không dùng từ "hoặc”. Bởi vì, một người có thể vừa hưởng thừa kế theo di chúc và hưởng theo pháp luật. Đó là trường hợp người lập di chúc định đoạt một phần tài sản của mình, phần còn lại sẽ được chia theo pháp luật. Như vậy, nếu người thừa kế theo pháp luật được hưởng một phần di sản theo di chúc, phần còn lại chia theo pháp luật thì họ tiếp tục được hưởng di sản chia theo pháp luật. Nếu trong điều luật trên dùng từ hoặc thì họ chỉ được hưởng theo di chúc mà không được hưởng theo pháp luật và ngược lại. 2.2. Quyền bình đẳng về thừa kế của cá nhân Như đã trình bày, quyền để lại tài sản của mình cho người khác không phải là quyền thừa kế của cá nhân. Đây chính là một quyền năng cơ bản của quyền sở hữu, là quyền tham gia giao dịch của người có tài sản. Theo quy định của Điều 635 thì cá nhân có quyền bình đẳng trong quan hệ thừa kế. Như vậy, Điều 634 và Điều 635 trong BLDS khẳng định pháp luật của Nhà nước ta bảo hộ quyền thừa kế của cá nhân, mọi công dân có quyền bình đẳng về quyền thừa kế. Vì vậy, có thể gộp hai điều luật này thành một điều luật mới như sau: "Mọi cá nhân đều có quyền bình đẳng trong việc nhận T¹p chÝ luËt häc ®Æc san vÒ söa ®æi, bæ sung bé luËt d©n sù di sản theo di chúc và theo pháp luật quy định" 2.3. Di sản Di sản là những tài sản của người chết để lại sau khi thanh toán các chi phí và các nghĩa vụ của người để lại thừa kế, phần còn lại được chia cho người thừa kế. Tài sản là di sản có ba loại, những tài sản đã thuộc quyền sở hữu của người để lại thừa kế, quyền yêu cầu người khác phải thực hiện nghĩa vụ và các loại tài sản khác phát sinh sau khi người để lại thừa kế chết. Vậy có thể quy định về di sản như sau: "Di sản bao gồm tài sản thuộc quyền sở hữu của người chết, quyền tài sản mà người chết chưa yêu cầu và các tài sản khác do pháp luật quy định". Trong điều luật trên, tài sản thuộc quyền sở hữu của người chết gồm các vật, giấy tờ có giá trị và các quyền tài sản khác như quyền sử dụng đất (tài sản đặc biệt) thuộc quyền sở hữu (vật quyền) của người chết. Các quyền tài sản khác (trái quyền) chưa yêu cầu như quyền đòi nợ, quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, thậm chí quyền yêu cầu trả tiền cấp dưỡng, lương hưu mà cá nhân, tổ chức chưa thực hiện khi người để lại di sản còn sống. Ngoài ra, còn một số tài sản khác do pháp luật quy định như tiền bảo hiểm tính mạng của người để lại thừa kế khi họ tham gia vào hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. 2.4. Quyền và nghĩa vụ của người thừa kế Người thừa kế theo di chúc có thể là cá nhân, tổ chức, tuy nhiên người thừa kế theo pháp luật là cá nhân. Những chủ thể này phải còn năng lực chủ thể vào thời điểm mở thừa kế thì sẽ được hưởng di sản của người để lại thừa kế. Trong Điều 638 BLDS quy định về người thừa kế và Điều 639 quy định thời điểm làm T¹p chÝ luËt häc phát sinh quyền nghĩa vụ của người thừa kế. Điều 645 quy định về quyền từ chối nhận di sản của người thừa kế. Ba điều luật này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau được thể hiện như khi mở thừa kế thì những người nào được hưởng di sản, nếu họ nhận di sản thì quyền, nghĩa vụ của họ được phát sinh từ khi nào. Trường hợp người thừa kế từ chối nhận di sản thì họ không phải thực hiện nghĩa vụ của người để lại thừa kế. Tuy nhiên, Điều 639 chưa quy định cụ thể các quyền các nghĩa vụ của người thừa kế. Do vậy, cần phải cụ thể hoá các quyền và nghĩa vụ đó. Hay nói cách khác là cần thiết gộp hai Điều 638 và 639 thành Điều 638 mới và xây dựng Điều 639 mới là "từ chối nhận di sản". Điều 638 mới có nội dung gồm, khoản 1 và 2 của Điều 638 cũ được giữ nguyên và bổ sung các khoản 3, 4, 5. Điều 638. Quyền và nghĩa vụ của người thừa kế ... 3. Kể từ thời điểm mở thừa kế, người thừa kế có quyền nhận di sản. 4. Việc nhận di sản có thể thực hiện bằng cách thông báo cho những người thừa kế, người quản lí di sản hoặc cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc người thừa kế thực hiện các hành vi thể hiện ý chí của mình nhận di sản. 5. Những hành vi sau đây được coi là nhận di sản: a) Người thừa kế nhường quyền nhận di sản cho người thừa kế khác; b) Người thừa kế bán quyền nhận di sản của mình cho người khác; c) Hết thời hạn từ chối nhận di sản; d) Người thừa kế chết sau thời điểm mở 73 ®Æc san vÒ söa ®æi, bæ sung bé luËt d©n sù thừa kế. Việc cụ thể hoá các hành vi nhận di sản của người thừa kế như trên là rất cần thiết. Bởi vì, nếu người thừa kế đã nhận di sản thì họ có quyền yêu cầu những người có nghĩa vụ đối với người để lại thừa kế phải thực hiện cho mình nghĩa vụ đó. Mặt khác, họ có quyền sử dụng di sản được thừa kế và thu hoa lợi, lợi tức, đồng thời họ phải gánh chịu các nghĩa vụ của người chết để lại tương ứng với phần di sản mà họ được hưởng hoặc họ phải bồi thường thiệt hại do di sản thừa kế gây thiệt hại cho người khác khi họ đã nhận di sản. 2.5. Từ chối nhận di sản Từ chối nhận di sản (hay còn gọi là khước từ nhận di sản) là quyền của người thừa kế theo pháp luật và theo di chúc. Người thừa kế từ chối nhận di sản sẽ làm phát sinh các hậu quả pháp lí là phần di sản lẽ ra người thừa kế sẽ được nhận, được chia đều cho những người thừa kế khác. Tuy nhiên, việc từ chối nhận di sản có thể làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người khác như chủ nợ của người đã từ chối nhận di sản, vì người thừa kế từ chối nhận di sản cho nên chủ nợ có thể không thu hồi được nợ. Vì những lí do trên, pháp luật cần thiết phải quy định chặt chẽ việc từ chối nhận di sản và hậu quả của nó. Quy định như Điều 645 BLDS chưa thực sự đầy đủ nên khi áp dụng trong thực tế có nhiều vấn đề gặp khó khăn. Do đó, Điều 645 BLDS sẽ sửa đổi, bổ sung thêm khoản 3, 4 như sau. + Điều 645. Từ chối nhận di sản ... 3. Trường hợp người thừa kế từ chối nhận di sản mà không thực hiện nghĩa vụ tài sản với 74 người khác thì người có quyền được phép yêu cầu toà án cho nhận di sản thay người thừa kế đó trong phạm vi khoản nợ. 4. Trong thời hạn từ chối nhận di sản, người thừa kế đã từ chối nhận di sản có quyền huỷ bỏ việc từ chối đó. Thông thường, khi chia di sản người thừa kế không có mặt tại địa điểm chia thừa kế thì phần di sản của họ sẽ được xử lí theo quy chế tài sản không có người quản lí và sẽ được giao cho người thừa kế khác quản lí. Như vậy, chủ nợ không thể thu hồi được nợ khi di sản đang trong sự quản lí của người thừa kế khác. Ngược lại, nếu người thừa kế cố tình không trả nợ bằng cách từ chối nhận di sản mà pháp luật không quy định cho chủ nợ có quyền yêu cầu toà án cho phép chủ nợ nhận phần di sản của con nợ là người thừa kế đã từ chối nhận di sản thì có nghĩa là họ không đòi được nợ, như vậy pháp luật có quy định là người thừa kế không có quyền từ chối nhận di sản nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ cũng không có ý nghĩa pháp lí. Vì vậy, pháp luật nên quy định cho phép chủ nợ có quyền nhận di sản thay cho người thừa kế đã từ chối nhận di sản. Khoản 4 cho phép người đã từ chối nhận di sản có quyền huỷ việc từ chối đó. Bởi vì, từ chối nhận di sản là hành vi pháp lí đơn phương (giao dịch). Người thừa kế thực hiện hành vi này nhằm mục đích tạo điều kiện cho những người thừa kế khác sẽ được hưởng phần di sản mà lẽ ra mình được hưởng. Tuy nhiên, sau khi người thừa kế đã từ chối nhận di sản nhưng vì lí do nào đó mà họ lại muốn nhận di sản thì họ có thể huỷ việc từ chối đó. Việc huỷ giao dịch mà người thừa kế đã thực hiện không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của T¹p chÝ luËt häc ®Æc san vÒ söa ®æi, bæ sung bé luËt d©n sù những người thừa kế khác. 2.6. Thời hiệu khởi kiện về thừa kế Theo quy định trong BLDS, thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế. Trong thời hạn này người thừa kế có quyền yêu cầu chia di sản, công nhận hiệu lực pháp luật của di chúc, công nhận tư cách thừa kế và không công nhận quyền thừa kế của người thừa kế khác... Thực tế ở Việt Nam, đặc biệt là tại các vùng nông thôn, miền núi, vấn đề tranh chấp về di sản rất ít khi xảy ra. Do nhiều nguyên nhân như trong gia đình Việt Nam có truyền thống đoàn kết giữa các thành viên nên việc phân chia tài sản của gia đình cũng như chia di sản thừa kế chủ yếu được thực hiện theo thoả thuận của mọi người. Mặt khác, việc phân chia di sản hoặc giao cho người thừa kế nào quản lí di sản còn phụ thuộc vào phong tục tập quán của từng vùng, từng miền. Ngoài ra, trong việc thờ cúng ông bà, cha mẹ được thực hiện qua nhiều đời, nhiều thế hệ, nếu pháp luật quy định thời hiệu quá ngắn (10 năm) sẽ không phù hợp với phong tục tập quán, với điều kiện kinh tế-xã hội của Việt Nam cho nên cần phải quy định lâu hơn nữa để phù hợp với thời hiệu xác lập quyền sở hữu bất động sản là 30 năm. Mặt khác, cần quy định các quyền cụ thể của người thừa kế để họ biết mà thực hiện các quyền đó trong từng thời gian phù hợp. Khi mở thừa kế, quyền quan trọng của người thừa kế là nhận di sản. Người thừa kế có quyền yêu cầu chia di sản trừ một số trường hợp pháp luật quy định khác. Trường hợp người để lại thừa kế lập di chúc cho người khác hưởng, người được chỉ định trong di chúc yêu cầu toà án công nhận di chúc có hiệu T¹p chÝ luËt häc lực pháp luật mà không yêu cầu chia di sản vì nhiều nguyên nhân như trường hợp người thừa kế theo di chúc muốn xác định quyền của mình được hưởng di sản để cho những người thừa kế khác biết, tránh việc những người thừa kế theo pháp luật tẩu tán tài sản hoặc sử dụng tài sản không đạt hiệu quả mà người thừa kế theo di chúc không có quyền gì đối với họ. Hoặc có những trường hợp, người thừa kế chỉ yêu cầu toà án công nhận mình là người thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản (công nhận con ngoài giá thú, con nuôi...) để họ thực hiện các quyền khác như quyền thoả thuận quản lí di sản, quyền được hưởng hoa lợi từ di sản. Trong trường hợp có người thừa kế vi phạm khoản 1 Điều 646 BLDS, những người thừa kế khác không yêu cầu chia di sản nhưng họ yêu cầu toà án bác quyền thừa kế của người vi phạm để giao di sản cho người thừa kế cùng hàng khác quản lí sử dụng. Như vậy, pháp luật cần phải quy định rõ quyền khởi kiện của người thừa kế, tạo cơ sở pháp lí để họ thực hiện quyền thừa kế di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Điều 648 có thể được sửa đổi như sau: Điều 648. Thời hiệu thừa kế 1. Thời hiệu khởi kiện về thừa kế bất động sản là 30 năm, đối với động sản là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế. 2. Trong thời hạn trên, người thừa kế có các quyền sau đây: a) Chia di sản; b) Công nhận quyền thừa kế theo di chúc, theo pháp luật; c) Bác quyền thừa kế của người thừa kế; d) Yêu cầu quản lí, sử dụng di sản./. 75
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.