Báo cáo khóa luận tốt nghiệp: Một số giải pháp nhằm giúp cho học sinh, sinh viên trường Cao đẳng Cần Thơ học tập tốt và yêu thích môn học Giáo dục quốc phòng an ninh

ppt
Số trang Báo cáo khóa luận tốt nghiệp: Một số giải pháp nhằm giúp cho học sinh, sinh viên trường Cao đẳng Cần Thơ học tập tốt và yêu thích môn học Giáo dục quốc phòng an ninh 24 Cỡ tệp Báo cáo khóa luận tốt nghiệp: Một số giải pháp nhằm giúp cho học sinh, sinh viên trường Cao đẳng Cần Thơ học tập tốt và yêu thích môn học Giáo dục quốc phòng an ninh 330 KB Lượt tải Báo cáo khóa luận tốt nghiệp: Một số giải pháp nhằm giúp cho học sinh, sinh viên trường Cao đẳng Cần Thơ học tập tốt và yêu thích môn học Giáo dục quốc phòng an ninh 0 Lượt đọc Báo cáo khóa luận tốt nghiệp: Một số giải pháp nhằm giúp cho học sinh, sinh viên trường Cao đẳng Cần Thơ học tập tốt và yêu thích môn học Giáo dục quốc phòng an ninh 19
Đánh giá Báo cáo khóa luận tốt nghiệp: Một số giải pháp nhằm giúp cho học sinh, sinh viên trường Cao đẳng Cần Thơ học tập tốt và yêu thích môn học Giáo dục quốc phòng an ninh
5 ( 22 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

TÊN ĐỀ TÀI "Một số giải pháp nhằm giúp cho học sinh, sinh viên trường Cao Đẳng Cần Thơ học tập tốt và yêu thích môn học GDQP -AN". PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Có một thực tế hết sức khó khăn đòi hỏi chúng ta cần có những giải pháp hiệu quả trong công tác giáo dục quốc phòng nói chung và bộ môn GDQP - AN ở các trường học nói riêng, đó là việc dạy và học c òn nhiều trì trệ, kém hiệu quả; học sinh, sinh viên chưa ý thức được vai trò quan trọng và thiết thực của bộ môn nên học tập qua loa, chưa đạt hiệu quả tích cực, thậm chí không có hứng thú yêu thích đối với môn học này. Song song đó việc trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như việc đào tạo cán bộ giảng dạy đúng chuyên môn nghiệp vụ và thật sự có tâm huyết với công tác GDQP - AN còn chưa được đầu tư đúng mức. Mặc dù nhiều năm trở lại đây các cấp chính quyền nhà nước cũng như Bộ GD & ĐT đã có nhiều cải cách tiến bộ, sâu rộng hơn cho công tác GDQP - AN nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều bất cập. Chính vì thế tôi luôn cảm thấy trăn trở khi giảng dạy bộ môn này, với tâm huyết của bản thân và những gì đã tích lũy được qua quá trình học tập chuyên môn nghiệp vụ tôi đã quyết định lựa chọn một đề tài nghiên cứu mà theo tôi sẽ rất có ý nghĩa cho việc dạy và học bộ môn GDQP - AN: "Một số giải pháp nhằm giúp cho học sinh, sinh viên trường Cao Đẳng Cần Thơ học tập tốt và yêu thích môn học GDQP -AN". Với mong muốn đóng góp một phần nào đó những kinh nghiệm của mình cho sự phát triển chung của việc dạy và học QP - AN, đề tài hi vọng được quý thầy cô đón nhận và đóng góp ý kiến để ngày một thêm hoàn thiện, để bộ môn GDQP - AN thật sự trở thành nền tảng cho thế hệ trẻ trên con đường xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. 2. Lịch sử nghiên cứu của đề tài: Có thể khẳng định "Một số giải pháp nhằm giúp cho học sinh, sinh viên trường Cao Đẳng Cần Thơ học tập tốt và yêu thích môn học GDQP -AN" là một trong số những đề tài đầu tiên nghiên cứu về vấn đề này. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài: Việc nghiên cứu đề tài này là nhằm mục đích tìm hiểu về thực trạng công tác dạy và học GDQP trong trường CĐ Cần Thơ, đánh giá nguyên nhân và những kết quả đã đạt được từ đó rút ra những nội dung trọng tâm cần phải thực hiện trong việc nâng cao chất lượng công tác GDQP-AN, đề ra một số giải pháp thiết thực giúp cho HSSV học tập tốt và ngày càng yêu thích bộ môn nhiều hơn. Đồng thời đề xuất những giải pháp khả thi để thực hiện tốt những nội dung công tác GDQP-AN tại trường, biện pháp nâng cao hiệu quả và hứng thú học tập môn học GDQP – AN, xây dựng một thái độ học tập tích cực hơn, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là việc thực hiện nhiệm vụ GDQP – AN, công tác giảng dạy, học tập môn GDQP – AN tại trường CĐ Cần thơ. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tập trung nghiên cứu về những nội dung liên quan đến công tác GDQP – AN, cụ thể như: Hoạt động giảng dạy, học tập môn GDQP – AN ở trường. Hiệu quả học tập, thái độ, tinh thần học tập của HSSV trường CĐCT. 5. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài này mang tính lý luận cũng như thực tiễn cao, vì vậy trong quá trình thực hiện nghiên cứu; đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học. Trước hết là các phương pháp nghiên cứu lí thuyết như: phân tích, tổng hợp, phân loại, đánh giá, hệ thống Bên cạnh những phương pháp nghiên cứu lí thuyết là sử dụng các phương pháp nghiên cứu thực tiễn như: quan sát, điều tra, khảo sát thực tế, tổng kết kinh nghiệm, thực nghiệm … 6. Đóng góp của đề tài: Với việc hoàn thành công tác nghiên cứu đề tài này, thiết nghĩ sẽ đóng góp được một số giải pháp nâng cao chất lượng và hứng thú học tập môn học GDQP – AN, chất lượng công tác GDQP – AN, mà cụ thể là nâng cao chất lượng dạy học cũng như nhận thức của HS, SV đối với môn học GDQP - AN tại trường CĐ Cần thơ nói riêng và nâng cao hiệu quả môn học cho các cơ sở đào tạo khác. 7. Cấu trúc của đề tài: Đề tài gồm có: PHẦN MỞ ĐẦU PHẦN NỘI DUNG: Gồm có 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu Chương 2: Thực trạng học tập môn GDQP – AN của HS, SV tại trường CĐ Cần Thơ. Chương 3: Một số giải pháp giúp HSSV học tập tốt và yêu thích môn học GDQP - AN ở trường CĐ Cần Thơ PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC PHẦN NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Những quy định cơ bản của luật GDQP – AN: 1.1.1. Bố cục Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh: Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh gồm 8 chương, 47 điều. 1.1.2. Nội dung cơ bản của Luật Giáo dục quốc phòng • • • • • • • • Chương I. Những quy định chung; Chương này gồm 9 điều (từ Điều 1 đến Điều 9). Chương II. Giáo dục quốc phòng và an ninh trong nhà trường; Chương này gồm 4 điều (từ Điều 10 đến Điều 13). Chương III. Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh; Chương này gồm 04 điều (từ Điều 14 đến Điều 18). Chương IV. Phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho toàn dân; Chương này gồm 04 điều (từ Điều 19 đến Điều 22). Chương V. Giáo viên, giảng viên, báo cáo viên, tuyên truyền viên giáo dục quốc phòng an ninh; Chương này gồm 06 điều (từ Điều 23 đến Điều 28). Chương VI. Kinh phí giáo dục quốc phòng và an ninh; Chương này gồm 03 điều (từ Điều 29 đến Điều 31). Chương VII. Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức về giáo dục quốc phòng và an ninh; Chương này gồm 14 điều (từ Điều 32 đến Điều 45). Chương VIII. Điều khoản thi hành; Chương này gồm 02 điều (Điều 46 và Điều 47). 1.2. Chương trình môn học GDQP – AN: 1.2.1. Đặc điểm môn học “Giáo dục cho công dân về kiến thức quốc phòng và an ninh để phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống dựng nước và giữ nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, nâng cao ý thức, trách nhiệm, tự giác thực hiện nhiệm vụ quốc phòng và an ninh, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa 1.2.2. Chương trình môn học GDQP - AN (Ban hành kèm theo Thông tư số: 31/2012/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) a) Đối tượng áp dụng b) Mục tiêu đào tạo c) Số lượng học phần, tín chỉ d) Đánh giá kết quả học tập e) Nội dung chương trình • • • Học phần 1: Đường lối quân sự của Đảng Học phần 2: Công tác quốc phòng, an ninh Học phần 3: Quân sự chung và chiến thuật, kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK(CKC) 1.3. Lý luận về việc dạy và học GDQP - AN: 1.3.1. Giáo dục quốc phòng - an ninh là môn học được luật pháp quy định • GDQP-AN là môn học có Chỉ thị của Bộ Chính trị chỉ đạo, môn học duy nhất được luật pháp quy định. Điều 17 chương III Luật Nghĩa vụ quân sự 1991 quy định • Qua mỗi giai đoạn cách mạng và sự phát triển của giáo dục đào tạo chương trình Huấn luyện quân sự phổ thông cho HS,SV đã được đổi mới nhiều lần cả nội dung và hình thức giảng dạy. • Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2014. Đây là đạo luật quan trọng, là cơ sở pháp lý cao nhất để thực hiện giáo dục quốc phòng và an ninh thống nhất trên phạm vi toàn quốc, qua đó góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức và của mọi công dân đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. 1.3.2. GDQP - AN là một nội dung quan trọng trong mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường • Môn học GDQP - AN tạo điều kiện cho sinh viên có thể học tập theo năng lực của mình, tích luỹ kiến thức theo học phần, chứng chỉ. Sinh viên khi đã tích luỹ đủ học phần, chứng chỉ được dự thi lấy chứng chỉ môn học GDQP - AN theo Nghị định của Chính phủ, quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo. • Việc đánh giá kết quả học tập đã được thực hiện theo quy chế chung của các cấp học và quy chế môn học GDQP-AN . 1.3.3. Giáo dục quốc phòng góp phần giáo dục toàn diện con người mới xã hội chủ nghĩa Luật Giáo dục 1998 đã xác định : “Mục tiêu đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và CNXH; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. 1.4. Cơ sở lý luận về phương pháp dạy học tích cực giúp HS, SV học tập tốt và yêu thích môn học GDQP - AN. Phương pháp dạy học GDQP – AN là một nhân tố cơ bản của quá trình dạy học ở trường cao đẳng, đại học, nó có quan hệ chặt chẽ với nội dung dạy học, nội dung dạy học quy định phương pháp nhưng ngược lại phương pháp có vai trò quan trọng giúp giảng viên, học sinh sinh viên dạy và học đạt hiệu quả thực hiện mục tiêu yêu cầu đề ra. 1.4.1. Đặc điểm của phương pháp dạy học GDQP – AN ở cao đẳng, đại học: * Giải thích thuật ngữ: • Học tập tốt: Đối với môn GDQP – AN đặc thù là môn học đòi hỏi nhiều kỹ năng cả về lý thuyết lẫn thực hành. Chính vì vậy, khi đặt ra tiêu chí đánh giá đạt được mức độ tốt phải đảm bảo các nguyên tắc: đạt kết quả học tập (điểm trung bình) từ khá trở lên; có kỹ năng ứng dụng tốt vào rèn luyện thể chất và tu dưỡng nhân cách, ứng dụng vào thực tế cuộc sống; hình thành được các kỹ năng kỹ xảo nhất định qua quá trình học tập thực hành; quá trình học tập không có sự đối phó, tích cực học tập, nghiên cứu. • Yêu thích môn học: tiêu chí đánh giá HSSV yêu thích môn GDQP – AN là dựa vào hứng thú học tập của HS, SV chủ yếu dựa vào sự đánh giá trực tiếp của giáo viên mức độ chuyên cần của HS, SV không bỏ giờ bỏ buổi, không vi phạm nội quy, …; HS, SV không có thái độ xem nhẹ và không chán nãn khi học tập bộ môn; thái độ tích cực muốn học và rèn luyện; thậm chí có nhu cầu học và thấy đam mê. 1.4.2. Một số phương pháp tích cực hóa hoạt động dạy học và giúp học sinh sinh viên yêu thích bộ môn GDQP – AN a) Quan điểm dạy học tích cực: Thuyết kiến tạo kiến thức b) Một số phương pháp cụ thể: - Phương pháp đàm thoại - Phương pháp trực quan - Phương pháp học hợp tác - Phương pháp đóng vai Trên đây là những cơ sở lý luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài “Một số giải pháp nhằm giúp cho HS, SV trường Cao Đẳng Cần Thơ học tập tốt và yêu thích môn học GDQP – AN”. Từ những lý luận này người viết nhận ra nhiệm vụ cần thiết phải khảo sát thực trạng của trường Cao Đẳng Cần Thơ để có những giải pháp khả thi và hiệu quả nhất nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn, đồng thời thu hút sự hứng thú của HSSV trong thời đại hiện nay đối với môn học GDQP – AN. Vận dụng những lý thuyết cơ bản vào thực tế dù rất khó khăn, song với những gì tích lũy được từ kinh nghiệm và tâm huyết với nghề người viết tin tưởng có thể góp phần cải thiện ít nhiều những tồn tại về việc dạy và học GDQP – AN trong tình hình chung. c. Xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc cho toàn dân. - luôn nêu cao cảnh giác, củng cố QP, bảo vệ ANCT, TTATXH và các thành quả CM. - Giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc XHCN cho các tầng lớp nhân dân. d. Xây dựng cơ sở chính trị - xã hội vững mạnh về mọi mặt. - Chú trọng XD khối đại đoàn kết toàn dân tộc vững mạnh. - Nâng cao trình độ chính trị, tư tưởng, phẩm chất đậo đức, lối sống của Đảng viên, năng lực lãnh đạo của tổ chức Đảng ở các cấp, nhất là ở cơ sở. - Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở sơ sở . - Duy trì nghiêm kỷ luật của Đảng ở các cấp. e. Chăm lo xây dựng LLVT ở địa phương vững mạnh. - Xây dựng LLDQTV, DBĐV phải rộng khắp và đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. - Bảo đảm triển khai thế trận phòng thủ ở các địa phương, cơ sở. - Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa số lượng và chất lượng nhưng lấy chất lượng là chính. - Ơ’ mỗi địa phương phải chú trọng kết hợp phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc và XD LLVT ở cơ sở. g. Xây dựng, luyện tập các phương án, các tình huống chống “DBHB”, BLLĐ của địch. - Xây dựng đầy đủ và luyện tập các phương án chống “DBHB”, BLLĐ sát với thực tế của từng địa phương, cơ quan, đơn vị … - Xử lý bạo loạn phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của chính quyền, các ngành quân đội và công an tham mưu. h. Đẩy manh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân lao động. - Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là điều kiện để tăng năng suất lao động và nâng cao đời sống nhân dân, đẩy nhanh tốc độ phát triển đất nước. - Chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân không những là thực hiện mục tiêu của CNXH mà còn tạo nên sức mạnh thế trận “lòng dân” trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. “DBHB” là gì? CNĐQ và các thế lực thù địch sử dụng “DBHB”, BLLĐ để chống phá các nước XHCN như thế nào? 2. Phân tích âm mưu, thủ đoạn của chiến lược “DBHB” đối với cách mạng Việt Nam? CÂU HỎI KIỂM TRA Trước âm mưu, thủ đoạn “DBHB”, BLLĐ của CNĐQ và các thế lực thù địch, anh (chị) đề nghị những giải pháp gì để phòng, chống chiến lược “DBHB”, BLLĐ ở Việt Nam hiện nay? Liên hệ trách nhiệm của bản thân? Bài 2: NỘI DUNG CHUẨN BỊ • Vấn đề 1: Trong phòng chống địch tiến công hỏa lực bằng VKCNC bằng biện pháp thụ động, tại sao phải tổ chức bố trí lực lượng phân tán, có khả năng tác chiến độc lập? Anh (chị) hiểu như thế nào về tổ chức bố trí lực lượng phân tán, có khả năng tác chiến độc lập? • Vấn đề 2: Anh (chị) hiểu vấn đề phòng thủ dân sự như thế nào với phòng chống tiến công hỏa lực bằng VKCNC của địch trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc? Liên hệ trách nhiệm bản thân? -----------------------------------------
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.