Báo cáo "Khái quát về chế định giám đốc thẩm trong luật tố tụng hình sự Việt Nam từ sau Cách mạng tháng tám năm 1945 đến nay "

pdf
Số trang Báo cáo "Khái quát về chế định giám đốc thẩm trong luật tố tụng hình sự Việt Nam từ sau Cách mạng tháng tám năm 1945 đến nay " 8 Cỡ tệp Báo cáo "Khái quát về chế định giám đốc thẩm trong luật tố tụng hình sự Việt Nam từ sau Cách mạng tháng tám năm 1945 đến nay " 171 KB Lượt tải Báo cáo "Khái quát về chế định giám đốc thẩm trong luật tố tụng hình sự Việt Nam từ sau Cách mạng tháng tám năm 1945 đến nay " 0 Lượt đọc Báo cáo "Khái quát về chế định giám đốc thẩm trong luật tố tụng hình sự Việt Nam từ sau Cách mạng tháng tám năm 1945 đến nay " 1
Đánh giá Báo cáo "Khái quát về chế định giám đốc thẩm trong luật tố tụng hình sự Việt Nam từ sau Cách mạng tháng tám năm 1945 đến nay "
4.6 ( 8 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

nghiªn cøu - trao ®æi Ths. Phan ThÞ Thanh Mai * au Cách mạng tháng Tám và trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Nhà nước ta đã bãi bỏ những luật lệ của chế độ thực dân phong kiến, kịp thời ban hành một số văn bản pháp luật mới. Đặc điểm chung của các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự trong thời kỳ này là mang tính chất cấp bách, phù hợp với hoàn cảnh thời chiến, tập trung cho việc thực hiện chuyên chính, chống kẻ thù của dân tộc và bảo vệ chính quyền cách mạng, việc thực hiện các nguyên tắc pháp lý dân chủ trong tố tụng hình sự còn bị hạn chế. Thời kỳ này, những quy định về việc xét xử còn đơn giản, ngay cả nguyên tắc hai cấp xét xử còn chưa được quy định thống nhất và bảo đảm thực hiện. Những quy định này mặc dù đáp ứng được yêu cầu cách mạng trước mắt nhưng đó cũng là một trong những nguyên nhân làm cho một số vụ án được giải quyết không đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Do hoàn cảnh lịch sử và điều kiện thời chiến như đã nêu trên, các văn bản pháp luật trong thời kỳ này không đề cập việc xét lại các bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Việc không quy định thủ tục xét lại các bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật dẫn đến việc một số vụ án bị giải quyết sai mà không có cơ chế để khắc phục hậu quả. Để phục vụ cho cải cách ruộng đất, ngày S T¹p chÝ luËt häc sè 3/2005 12/4/1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh về việc thành lập toà án nhân dân đặc biệt và ngày 11/5/1953 Chính phủ ra Nghị định số 264/TTg hướng dẫn việc luận tội và hình phạt, về tổ chức toà án nhân dân đặc biệt. Cho phép lập toà án nhân dân đặc biệt ở cấp huyện, việc giải quyết chống án của can phạm chỉ ở cấp uỷ ban kháng chiến hành chính liên khu hoặc uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh và giao cho uỷ ban kháng chiến hành chính xã thi hành án tử hình… Việc quy định thủ tục pháp lý quá đơn giản trong xét xử, duyệt án, thi hành án là một trong những nguyên nhân dẫn đến những hậu quả sai lầm nghiêm trọng trong giai đoạn cao trào thực hiện cải cách ruộng đất. Nhiều vụ án hình sự có liên quan đến chính sách cải cách ruộng đất, phân hoá địa chủ cường hào đã phát hiện những sai lầm nghiêm trọng. Sau khi hoà bình được lập lại ở miền Bắc, Đảng và Nhà nước ta tiến hành củng cố, từng bước hoàn thiện tổ chức các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương và chủ trương mở rộng dân chủ. Tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp được hoàn thiện từng bước, các nguyên tắc pháp lý dân chủ được quan tâm, đảm bảo thực hiện hơn. Trong * Giảng viên chính Khoa luật hình sự Trường Đại học Luật Hà Nội 33 nghiªn cøu - trao ®æi kháng chiến và nhất là sau khi hoà bình được lập lại đã có rất nhiều đơn yêu cầu, khiếu nại của cá nhân và đơn vị xin minh xét, trong đó phần lớn là xin xét lại những điều oan ức trong cải cách ruộng đất và trong chỉnh đốn tổ chức. Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta đã kiên quyết tiến hành sửa sai và đưa ra nhiều chính sách cụ thể. Việc thực hiện những chính sách này đã khắc phục phần nào hậu quả do việc xét xử sai lầm nhưng không thể làm thay đổi hiệu lực pháp lý của các bản án và thực tế là “kết quả sửa sai còn hạn chế, công tác trả tự do bị kéo dài và chưa chu đáo, còn lầm lẫn giữa trả tự do và khoan hồng, ân xá… Khi đưa người được trả tự do về xã, nhiều nơi không làm đúng thủ tục minh oan vì vậy có người tuy được trả tự do nhưng vẫn còn nhiều thắc mắc, bị nhân dân thành kiến, thậm chí có người phải chết đói”.(1) Nhiều người gửi đơn khiếu nại, tố cáo đến các cơ quan pháp luật, cơ quan Đảng, Nhà nước yêu cầu được xem xét lại bản án đã có hiệu lực pháp luật đối với họ hoặc thân nhân của họ vì bị kết án oan hoặc không đúng pháp luật. Chỉ tính riêng số đơn gửi Hồ Chủ tịch cũng là rất nhiều:“ Số đơn gửi đến ngày càng nhiều, có tháng tới trên 80 cái đơn…”.(2) Trước tình hình đó, để thực hiện chủ trương sửa sai của Đảng đồng thời tham khảo pháp luật của các nước XHCN lúc bấy giờ, Chính phủ đã giao cho Bộ tư pháp nghiên cứu và ra Thông tư số 312 ngày 12/2/1958 yêu cầu các cấp toà án phải xem xét giải quyết các khiếu nại và có kế hoạch khắc phục sai lầm trong bản án đã xét xử.(3) Tại Hội nghị tư pháp toàn quốc họp ở Hà Đông vào cuối tháng 11 năm 1958, trong khi kiểm điểm về đường lối truy tố, xét xử, các TAND đã phát hiện một số 34 án hình sự đã bị xử sai, kết án oan người vô tội hoặc tội nặng xử nhẹ, tội nhẹ xử nặng cần phải có biện pháp pháp lý để khắc phục nhằm đảm bảo pháp chế, đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Sau hội nghị, Bộ tư pháp đã hội ý thống nhất với TANDTC ra Thông tư số 002-TT ngày 13/1/1959 về thủ tục xử lại và Thông tư số 04-TT ngày 3/2/1959 về thủ tục xét lại những vụ án hình sự đã có hiệu lực pháp luật, nay thấy là xử không đúng, can phạm hiện còn đang bị giam. Các thông tư này đã quy định những nội dung cụ thể sau: Đối tượng để xét lại là các vụ án hình sự đã có hiệu lực pháp luật nay thấy xử không đúng, can phạm còn đang bị giam trong những trường hợp xử oan; tội nhẹ xử nặng; tội nặng xử nhẹ. Thông tư số 04/TT ngày 3/2/1959 quy định đó là những trường hợp có bằng chứng rõ ràng là can phạm không phạm tội hoặc những bằng chứng buộc tội nay xét ra không đủ để kết luận một cách chắc chắn là can phạm đã phạm tội; có sự chênh lệch quá đáng giữa hình phạt đã tuyên và hình phạt lẽ ra phải tuyên; can phạm có tội nhưng chưa đáng xử hoặc xử phạt quá nặng,(4) đó là những sai lầm ở mức độ nghiêm trọng. Những vụ án này cũng chỉ xem xét lại nếu can phạm còn đang bị giam, những trường hợp khác không thuộc đối tượng của việc xét lại. Căn cứ pháp lý để đưa các bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật ra để xét lại là báo cáo của toà án tỉnh, thành phố, khu tự trị sau khi có sự đồng ý của uỷ ban hành chính cùng cấp lên TANDTC mà chưa phải là kháng nghị của những người có thẩm quyền. Do tính chất quan trọng của việc xét lại các vụ án đã có hiệu lực pháp luật và do trình T¹p chÝ luËt häc sè 3/2005 nghiªn cøu - trao ®æi độ chuyên môn của các thẩm phán các toà án ở địa phương còn nhiều hạn chế, thẩm quyền xét lại các vụ án đã có hiệu lực pháp luật chỉ tập trung vào TANDTC, các toà án khác không tiến hành thủ tục này. Khi xét lại, TANDTC có quyền giữ nguyên bản án hoặc tiêu án để xét xử lại, có thể tiêu án toàn bộ hoặc đối với từng phần của vụ án.(5) Thông tư số 002-TT ngày 13/1/1959 về thủ tục xử lại và Thông tư số 04-TT ngày 3/2/1959 về thủ tục xét lại những vụ án hình sự đã có hiệu lực pháp luật, nay thấy là xử không đúng, can phạm hiện còn đang bị giam mặc dù còn đơn giản nhưng đã quy định một số những vấn đề cơ bản, làm cơ sở, nền tảng cho việc xây dựng và phát triển chế định giám đốc thẩm sau này. Ngày 31/12/1959, Quốc hội thông qua Hiến pháp mới thay cho Hiến pháp năm 1946. Căn cứ vào các quy định của Hiến pháp năm 1959 về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của TAND và VKSND, Quốc hội đã thông qua Luật tổ chức TAND ngày 14/7/1960, Luật tổ chức VKSND ngày 15/7/1960 và Pháp lệnh ngày 23/6/1961 quy định cụ thể về tổ chức của TANDTC và tổ chức của các TAND địa phương. Những đạo luật này tiếp tục ghi nhận thủ tục xét lại bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật nếu phát hiện có sai lầm. Trên cơ sở các đạo luật trên, TANDTC đã ban hành một số văn bản pháp luật nhằm hướng dẫn cụ thể việc xét lại các bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật phát hiện có sai lầm như Thông tư số 2397-TC ngày 22/12/1961 của TANDTC hướng dẫn thi hành những quy định của Luật tổ chức TAND ngày 14/7/1960 và Pháp lệnh ngày 23/6/1961 về tổ chức nội bộ T¹p chÝ luËt häc sè 3/2005 của các TAND địa phương; Công văn số 1326-TC ngày 6/10/1962 của TANDTC về biện pháp giải quyết án phát hiện có sai lầm khi chưa hết hạn kháng cáo (nhưng viện kiểm sát không kháng nghị, bị cáo và các đương sự khác không kháng cáo); Thông tư số 146 - TATC ngày 8/3/1968 của TANDTC quy định các TAND các cấp gửi các quyết định và các bản án có hiệu lực pháp luật lên TANDTC và đặc biệt là Thông tư số 6 - TC ngày 23/7/1964 của TANDTC giải thích thêm về trình tự giám đốc xét xử. Qua việc nghiên cứu các văn bản pháp luật nói trên, có thể rút ra những nhận xét sau: Trong giai đoạn này, những quy định pháp luật về trình tự xét lại bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật lần đầu tiên được luật hoá và được gọi là trình tự giám đốc xét xử. Các quy định của pháp luật về trình tự giám đốc xét xử trong giai đoạn này tiếp tục kế thừa những thành quả về lập pháp của giai đoạn trước. Về thẩm quyền giám đốc xét xử, vẫn giữ nguyên quy định, việc xét lại các bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật vẫn tập trung vào TANDTC để đảm bảo cho việc đưa ra xử lại những vụ án đó được thận trọng. Trong giai đoạn này cũng chưa có sự phân biệt giữa thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm. Ngoài việc kế thừa một số nội dung cơ bản của những quy phạm pháp luật trong thời kỳ trước, những quy phạm pháp luật về giám đốc xét xử trong thời kỳ này đã có sự phát triển thêm một bước mới, hợp lý và cụ thể hơn: Các văn bản thời kỳ này đã xác định đối tượng xét lại không phải là vụ án mà là bản án đã có hiệu lực pháp luật và mở rộng phạm vi đối tượng giám đốc thẩm là các bản án đã có 35 nghiªn cøu - trao ®æi hiệu lực pháp luật nhưng phát hiện có sai lầm, việc thay đổi trong quy định của pháp luật này đã xác định đúng bản chất của giám đốc thẩm là việc toà án cấp trên kiểm tra lại tính hợp pháp và có căn cứ của các bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực của toà án cấp dưới. Phạm vi đối tượng không còn bị hạn chế bởi điều kiện “can phạm còn đang bị giam” và cũng không bị hạn chế chỉ trong những sai lầm khi áp dụng luật hình sự “xử oan; tội nhẹ xử nặng; tội nặng xử nhẹ” như quy định của Thông tư số 04 - TT ngày 3/2/1959 của Bộ tư pháp. Trước đây, việc xét lại bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật dựa vào báo cáo của toà án tỉnh, thành phố, khu tự trị sau khi có sự đồng ý của uỷ ban hành chính cùng cấp lên TANDTC mà chưa phải là kháng nghị của những người có thẩm quyền. Theo quy định mới, chủ thể quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc là Chánh án TANDTC và Viện trưởng VKSNDTC. Quy định này phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của toà án, viện kiểm sát đồng thời thể hiện rõ nét mối quan hệ phối hợp và chế ước giữa toà án và viện kiểm sát trong việc xét lại các bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Quyền hạn của Hội đồng giám đốc thẩm được mở rộng, theo quy định của Thông tư số 06 - TC ngày 23/7/1964 của TANDTC, khi xét kháng nghị theo trình tự giám đốc xét xử, tuỳ từng trường hợp, Uỷ ban thẩm phán và các toà chuyên trách TANDTC có thể ra những quyết định: Bác kháng nghị và giữ nguyên bản án hoặc quyết định của các cơ quan xét xử cũ; huỷ bỏ bản án hoặc quyết định sơ thẩm và mọi bản án và quyết định sơ thẩm tiếp theo, đình chỉ vụ án hoặc chuyển vụ án về để điều tra lại 36 hoặc xét xử lại theo trình tự sơ thẩm; huỷ bỏ bản án hoặc quyết định phúc thẩm và mọi bản án và quyết định đưa ra xét theo trình tự phúc thẩm một lần nữa; huỷ bỏ bản án hoặc quyết định của toà chuyên trách trước đây để xét xử lại theo trình tự giám đốc thẩm và y án hoặc sửa đổi bản án và quyết định sơ thẩm hoặc phúc thẩm; sửa chữa bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật (trừ trường hợp cần phải xử lý theo hướng nặng hơn).(6) Ngoài những bổ sung, thay đổi cơ bản trên, các văn bản pháp luật trong thời kỳ này còn bổ sung thêm những quy định cụ thể về thành phần của toà án trong việc xét xử theo trình tự giám đốc, việc xét xử lại theo trình tự sơ thẩm hoặc phúc thẩm sau khi bản án bị tiêu để điều tra, xét xử lại, việc giam giữ can phạm trong trường hợp bản án bị tiêu... Sau khi giải phóng miền Nam, nước ta bước vào thời kỳ hàn gắn vết thương chiến tranh và hoàn thành thống nhất nước nhà về mặt nhà nước. Trước đó, thể chế chính trị và tổ chức hành chính giữa hai miền vẫn chưa được thống nhất. Tại miền Nam, hệ thống toà án, viện kiểm sát được tổ chức riêng theo Sắc lệnh số 01/SL/76 ngày 15/3/1976. Sắc lệnh này cũng quy định về thủ tục xét lại bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Theo sắc lệnh này: “TAND phúc thẩm có quyền xét xử lại các bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng phát hiện có sai lầm” và “khi xét xử lại các bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng phát hiện có sai lầm, Hội đồng xử án của TAND phúc thẩm gồm có ba hoặc năm thẩm phán”.(7) Sau khi Việt Nam đã thống nhất về mặt nhà nước, việc xét lại bản án và quyết định đã T¹p chÝ luËt häc sè 3/2005 nghiªn cøu - trao ®æi có hiệu lực pháp luật theo trình tự giám đốc được áp dụng trong cả nước. Ngày 18/12/1980, Quốc hội thông qua hiến pháp mới. Căn cứ vào các quy định tại chương X của Hiến pháp mới về toà án và Viện kiểm sát, Quốc hội thông qua Luật tổ chức TAND ngày 3/7/1981 và Luật tổ chức VKSND ngày 4/7/1981; Pháp lệnh tổ chức TAQS và Pháp lệnh tổ chức VKSQS ngày 21/12/1985. Các đạo luật đánh dấu sự phát triển mới về tổ chức và thẩm quyền của các cơ quan toà án, viện kiểm sát và tiếp tục quy định về thủ tục xét lại các bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Qua nghiên cứu những quy định của pháp luật về giám đốc thẩm trong giai đoạn này, có thể rút ra một số nhận xét: Các quy định pháp luật về giám đốc thẩm trong thời kỳ này tiếp tục kế thừa một số những quy định về giám đốc thẩm trong thời kỳ trước như những quy định về quyền hạn của toà án cấp giám đốc thẩm; thành phần hội đồng giám đốc thẩm; thủ tục phiên toà giám đốc thẩm, việc xét xử lại theo trình tự sơ thẩm hoặc phúc thẩm sau khi bản án bị huỷ để điều tra, xét xử lại, việc giam giữ can phạm trong trường hợp bản án bị huỷ... Ngoài những điểm kế thừa, các quy định pháp luật về giám đốc thẩm trong thời kỳ này đã tiếp tục phát triển và hoàn thiện một bước quan trọng cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh mới. Trong giai đoạn này, lần đầu tiên có sự phân biệt giữa thủ tục giám đốc thẩm và thủ tục tái thẩm. Điều 12 Luật tổ chức toà án nhân dân năm 1981 quy định: “Những bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật được xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm nếu T¹p chÝ luËt häc sè 3/2005 thấy có vi phạm pháp luật, hoặc được xét lại theo thủ tục tái thẩm nếu phát hiện những tình tiết mới”. Việc phân biệt thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm cũng dẫn đến một số khác biệt khác trong việc giải quyết vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm như quy định về thời hạn, thủ tục, thẩm quyền kháng nghị… Quy định của các văn bản pháp luật trong thời kỳ này đã mở rộng phạm vi chủ thể có quyền kháng nghị giám đốc thẩm. Ngoài việc giữ nguyên quyền kháng nghị của Chánh án TANDTC và Viện trưởng VKSNDTC, pháp luật thời kỳ này còn quy định thêm quyền kháng nghị giám đốc thẩm của Phó Chánh án TANDTC, của chánh án TAND tỉnh thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương và của chánh án TAQS quân khu và cấp tương đương. Thẩm quyền giám đốc thẩm cũng được mở rộng, trước đây theo quy định tại Điều 1 Pháp lệnh ngày 23/6/1961 quy định cụ thể về tổ chức của TANDTC và tổ chức của các TAND địa phương thì tổ chức của TANDTC không có Hội đồng thẩm phán. Việc xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm chỉ thuộc thẩm quyền của Uỷ ban thẩm phán TANDTC và các toà chuyên trách của TANDTC. Đến giai đoạn này, thẩm quyền giám đốc thẩm đã được mở rộng thêm hai cấp. Thứ nhất, quy định thẩm quyền giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán TANDTC. Thứ hai, mở rộng thẩm quyền giám đốc thẩm xuống uỷ ban thẩm phán của các TAND cấp tỉnh và các TAQS cấp quân khu.(8) Việc mở rộng thẩm quyền giám đốc thẩm cũng như thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm trong giai đoạn này là căn cứ vào yêu cầu thực tế nhằm giảm bớt công việc cho Toà 37 nghiªn cøu - trao ®æi án nhân dân tối cao đồng thời cũng căn cứ vào sự phát triển, hoàn thiện của pháp luật, sự phát triển về tổ chức và chuyên môn của toà án cấp tỉnh. Công cuộc đổi mới đất nước theo hướng xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, theo định hướng XHCN, vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước đã đưa đến những thành tựu lớn trong việc ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, ngoài những mặt tích cực cũng đã làm xuất hiện những hiện tượng tiêu cực mới, bất công xã hội tăng lên, pháp luật, kỷ cương có lúc có nơi bị buông lỏng, tình hình tội phạm diễn biến phức tạp, còn nhiều vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tố tụng hình sự dẫn đến tình trạng oan sai, vi phạm quyền và lợi ích của người dân trong điều tra, truy tố, xét xử…(9) Trong tình hình đó, những văn bản pháp luật tố tụng hình sự đơn lẻ đã ban hành thể hiện sự không toàn diện, không đồng bộ và có nhiều quy định không còn phù hợp, không thực sự đáp ứng được yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm trong tình hình mới. Mặt khác, Bộ luật hình sự đã được ban hành năm 1985 cũng đòi hỏi phải có một hệ thống các văn bản pháp luật tố tụng hình sự hoàn chỉnh, thống nhất và đồng bộ nhằm thực hiện các quy định của Bộ luật hình sự, giải quyết tốt các vụ án hình sự cả về nội dung và hình thức. Để đáp ứng yêu cầu trên, ngày 28/6/1988, tại kỳ họp thứ ba, khoá VIII, Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam đã thông qua BLTTHS, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1989 (gọi tắt là BLTTHS năm 1988). BLTTHS năm 1988 ra đời đánh dấu sự 38 phát triển của pháp luật tố tụng hình sự. Bộ luật này là thành tựu khoa học lớn, là kết quả của quá trình kế thừa và phát triển các kinh nghiệm và kiến thức trong quá trình xây dựng và phát triển khoa học luật tố tụng hình sự. Lần đầu tiên các quy phạm pháp luật về giám đốc thẩm được pháp điển hoá và được quy định chi tiết ở chương XXIX, gồm 19 điều, từ Điều 241 đến Điều 259 Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988. Trong Bộ luật này, các quy định về giám đốc thẩm đã được quy định một cách có hệ thống, đầy đủ và khoa học, về cơ bản đã đáp ứng yêu cầu của thực tiễn xét xử trong thời kỳ mới. Nghiên cứu những quy định của BLTTHS năm 1988 về giám đốc thẩm, có thể rút ra một số nhận xét: BLTTHS năm 1988 đã kế thừa những quy định pháp luật trong thời kỳ trước, giữ nguyên một số quy định về những vấn đề cơ bản như tiếp tục phân biệt thủ tục giám đốc thẩm và thủ tục tái thẩm; xác định tính chất của giám đốc thẩm là xét lại bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật trong việc xử lý vụ án; giữ nguyên quy định về thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm; duy trì quy định về thẩm quyền giám đốc thẩm gồm bốn cấp ở toà án cấp tỉnh, Toà hình sự TANDTC, Hội đồng thẩm phán TANDTC, Ủy ban thẩm phán TANDTC; quyền hạn của hội đồng giám đốc thẩm vẫn bao gồm bốn quyền: Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật; huỷ bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án; huỷ bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại hoặc xét T¹p chÝ luËt häc sè 3/2005 nghiªn cøu - trao ®æi xử lại; sửa bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Mặc dù không có những thay đổi lớn nhưng BLTTHS đã sửa đổi và bổ sung thêm những quy định quan trọng nhằm phát triển và hoàn thiện pháp luật về giám đốc thẩm: BLTTHS năm 1988 đã quy định cụ thể về các căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Việc quy định những căn cứ cụ thể này đã cụ thể hoá khái niệm “vi phạm pháp luật”, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng pháp luật, hạn chế việc giải thích và áp dụng pháp luật không thống nhất. BLTTHS năm 1988 cũng quy định thêm về quyền của người bị kết án, của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và mọi công dân trong việc phát hiện những vi phạm phạn luật trong các bản án và quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật và trách nhiệm của toà án, viện kiểm sát trong việc phát hiện và thông báo những vi phạm này với những người có quyền kháng nghị. Ngoài ra, BLTTHS năm 1988 còn quy định cụ thể về thủ tục, thời hạn kháng nghị; thủ tục, thời hạn phiên toà giám đốc thẩm; quy định cụ thể về các quyết định giám đốc thẩm và việc điều tra lại, xét xử lại vụ án sau khi bản án bị huỷ để điều tra hoặc xét xử lại. Qua mười lăm năm thực hiện, BLTTHS năm 1988 (đã được sửa đổi, bổ sung vào những năm 1990, 1992, 2000) nói chung và các quy định về giám đốc thẩm nói riêng đã bộc lộ những thiếu sót, nhược điểm, không còn phù hợp với tình hình xã hội đã có nhiều thay đổi, không phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của cải cách kinh tế, cải cách hành chính, cải cách tư pháp. Vì vậy, việc sửa đổi một cách T¹p chÝ luËt häc sè 3/2005 cơ bản, toàn diện BLTTHS hiện hành là yêu cầu cấp thiết để đáp ứng được những đòi hỏi của thực tiễn đấu tranh phòng và chống tội phạm trong tình hình mới. Để thể chế hoá chủ trương của Đảng về cải cách tư pháp đồng thời để cụ thể hoá các quy định của Hiến pháp năm 1992, đảm bảo tính đồng bộ và thống nhất với các văn bản pháp luật mới được ban hành có những nội dung liên quan đến tố tụng hình sự như BLHS năm 1999, Luật tổ chức TAND năm 2002, Luật tổ chức VKSND năm 2002, ngày 26/11/2003, Quốc hội nước Cộng hoà xã XHCN Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ tư đã thông qua BLTTHS, có hiệu lực ngày 1/7/2004. Trong Bộ luật này, thủ tục giám đốc thẩm được quy định ở phần thứ sáu, chương XXX, gồm 18 điều, từ Điều 272 đến Điều 289, trong đó, chỉ giữ nguyên bốn điều, bỏ một điều quy định trong luật cũ, các điều luật còn lại đều được sửa đổi, bổ sung. Nghiên cứu những quy định của BLTTH năm 2003 về giám đốc thẩm, có thể rút ra một số nhận xét sau: Những quy định về giám đốc thẩm trong BLTTHS năm 2003 đã kế thừa và phát triển một số những quy định trong BLTTHS năm 1988 về căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm; thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm; thời hạn giám đốc thẩm và phạm vi giám đốc thẩm. BLTTHS năm 2003 đã giữ nguyên nội dung nhưng có sự sửa đổi về kỹ thuật lập pháp để đảm bảo tính chính xác, rõ ràng, cụ thể hơn đối với một số điều về việc phát hiện bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật cần xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm; thành phần 39 nghiªn cøu - trao ®æi hội đồng giám đốc thẩm: Huỷ bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án; huỷ bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại. Một số các điều luật khác về giám đốc thẩm trong BLTTHS năm 2003 vẫn giữ nội dung như trong BLTTHS năm 1988 nhưng có bổ sung thêm những nội dung mới như quy định về tạm đình chỉ thi hành bản án hoặc quyết định bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm; việc gửi quyết định này cho các cơ quan hữu quan; việc giao quyết định giám đốc thẩm và về thời hạn chuyển hồ sơ cho viện kiểm sát và toà án để điều tra hoặc xét xử lại. Ngoài những điểm kế thừa và những sửa đổi, bổ sung như đã trình bày, BLTTHS năm 2003 đã có những thay đổi và bổ sung cơ bản về một số vấn đề quan trọng của giám đốc thẩm, đó là những vấn đề sau: Quyết định của Hội đồng thẩm phán TANDTC không bị kháng nghị giám đốc thẩm; bỏ một cấp giám đốc thẩm đó là Uỷ ban thẩm phán TANDTC; bổ sung quy định về thẩm quyền giám đốc thẩm đối với những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật về cùng một vụ án hình sự thuộc thẩm quyền giám đốc thẩm của các cấp khác nhau; không quy định hội đồng giám đốc thẩm được quyền sửa án; bổ sung quy định về việc chuẩn bị phiên toà giám đốc thẩm và thủ tục phiên toà giám đốc thẩm; quy định rõ thời điểm phát sinh hiệu lực của các bản án và người quyết định, làm cơ sở cho việc xác định thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm. Những sửa đổi, bổ sung này đã giải quyết được một số những vướng mắc về mặt lý luận cũng như thực tiễn áp dụng BLTTHS năm 1988, thể chế hoá chủ trương, đường lối của 40 Đảng về cải cách tư pháp và nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm trong thời kỳ mới. Pháp luật tố tụng hình sự về giám đốc thẩm của Nhà nước ta kể từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay được hình thành và từng bước phát triển, vận động theo những quy luật khách quan, vừa kế thừa vừa phát triển vừa mang tính tất yếu, phổ biến vừa mang tính đặc thù, phù hợp với thực tế khách quan ở từng giai đoạn lịch sử khác nhau. Cùng với sự phát triển của dân tộc, pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về giám đốc thẩm cũng từng bước phát triển và ngày càng hoàn thiện, góp phần vào công cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm./. (1). Đảng Cộng sản Việt Nam, “Văn kiện Đảng toàn tập, năm 1958”, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2002, tập 19, tr. 14 -15. (2).Đảng Cộng sản Việt Nam, “Văn kiện Đảng toàn tập, năm 1956”, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2002, tập 17, tr. 264. (3).Xem: Nguyễn Văn Hiện “Sự hình thành, phát triển và hoàn thiện pháp luật của Việt Nam quy định thủ tục xét lại bản án, quyết định hình sự đã có hiệu lực pháp luật từ năm 1945 đến nay”, Tạp chí Toà án nhân dân, số 6 năm 1997, tr. 15. (4), (5). Toà án nhân dân tối cao, “Luật lệ về tư pháp”, Hà Nội 1962, tr. 711, 713. (6). Toà án nhân dân tối cao, “Luật lệ về tư pháp” Hà Nội 1965, tr. 12. (7). Toà án nhân dân tối cao, “Hệ thống hoá luật lệ về tố tụng hình sự 1974 - 1978”, Hà Nội 1979, tập 2, tr. 41. (8). Văn phòng Quốc hội và Hội đồng Nhà nước, “Tổ chức Nhà nước nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Hà Nội 1987, tr. 240. (9).Xem: Trần Quang Tiệp, “Lịch sử luật tố tụng hình sự Việt Nam”, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2003, tr. 146. T¹p chÝ luËt häc sè 3/2005
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.