Báo cáo "Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của các quy phạm về miễn hình phạt trong pháp luật hình sự Việt Nam"

pdf
Số trang Báo cáo "Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của các quy phạm về miễn hình phạt trong pháp luật hình sự Việt Nam" 4 Cỡ tệp Báo cáo "Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của các quy phạm về miễn hình phạt trong pháp luật hình sự Việt Nam" 101 KB Lượt tải Báo cáo "Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của các quy phạm về miễn hình phạt trong pháp luật hình sự Việt Nam" 0 Lượt đọc Báo cáo "Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của các quy phạm về miễn hình phạt trong pháp luật hình sự Việt Nam" 1
Đánh giá Báo cáo "Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của các quy phạm về miễn hình phạt trong pháp luật hình sự Việt Nam"
4.3 ( 6 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

nhµ n−íc vµ ph¸p luËt n−íc ngoµi PGS.TS. Th¸i VÜnh Th¾ng * 1. Khái quát về hệ thống pháp luật Hồi giáo Đây là hệ thống pháp luật tồn tại ở các nước Irak, Egypte, Syrie, Iran, Arập-xêút, Soudan, Koweit, Indonesia, Malaysia, Philippines, Án Độ, Afghanistan, Jordanie, Pakistan, Thổ Nhĩ Kì,… Có khoảng 800 triệu người theo đạo Islam và khoảng 30 quốc gia Hồi giáo. Đây là hệ thống pháp luật có mối quan hệ mật thiết với đạo Islam. Luật Hồi giáo khác với các hệ thống pháp luật chúng ta đã nghiên cứu không phải là một ngành khoa học độc lập, nó chỉ là một mặt, một khía cạnh của đạo Hồi. Ở đâu đạo Hồi không tồn tại thì ở đó không có pháp luật Hồi giáo. Đây là hệ thống pháp luật pha trộn giữa quy phạm tôn giáo, đạo đức và pháp luật. Pháp luật Hồi giáo hình thành từ thế kỉ thứ VII khi nhà tiên tri Môhamét, một thương gia thành phố Mécca bắt đầu truyền đi bức thông điệp từ thánh Ala, Mohamet và những người theo ông ta đã rời Mecca năm 622 và quay trở lại 8 năm sau đó để trị vì vùng này và lập nên một đế chế tôn giáo. Ngày Mohamét rời Mecca được gọi là ngày hijra - ngày bắt đầu lịch Hồi giáo mà phần lớn các nước Trung Đông sử dụng. Trong khi châu Âu còn đang chìm đắm trong đêm trường trung cổ thì nền văn hoá Hồi giáo đã phát triển mạnh mẽ. Các nhà toán học, triết học, các nhà văn Hồi giáo đã có những đóng góp to lớn vào sự phát triển của nền văn hoá nhân loại. 68 Đạo Hồi và luật Hồi giáo đã tồn tại hơn 1300 năm và phát triển ảnh hưởng của mình từ bán đảo Ảrập đến châu Phi, châu Á. Ngày nay, các nước từ Philippines đến các nước thuộc Liên Xô cũ như Adec-bai-gian, Uzbekistan, Kirgistan, Kazastan, vẫn còn theo truyền thống văn hoá và pháp luật Hồi giáo. Pháp luật Hồi giáo vẫn chi phối, điều chỉnh các quan hệ xã hội ở phần lớn các nước Ảrập. Thuật ngữ "Hồi giáo" (Islam, Musulman) có nghĩa là "sự khuất phục", sự "hiến dâng". Người Hồi giáo phục tùng ý chí của thánh Ala, người duy nhất có quyền phán xử điều đúng, sai. Đạo hồi chính là những lời răn dạy của thánh Ala mà Môhamét đã tìm ra và truyền lại cho người đời. Đó là tập hợp những giáo lí về đạo đức cũng như những quy tắc của cuộc sống mà con người phải theo. Tư tưởng pháp luật Hồi giáo khác hẳn với tư tưởng pháp luật phương Tây. Trong khi phần lớn các nước phương Tây coi pháp luật là sự thể hiện ý chí của nhân dân thông qua cơ quan lập pháp của mình thì pháp luật Hồi giáo lại nói là ý chí của thánh Ala qua sự phát hiện tuyệt vời của nhà tiên tri Môhamét - sứ giả trung thành của thánh Ahla. 2. Các nguồn luật a. Kinh Coran - là một cuốn thánh kinh bao gồm 6327 câu thơ. Chỉ có khoảng 200 * Giảng viên chính Khoa hành chính - nhà nước Trường Đại học Luật Hà Nội t¹p chÝ luËt häc sè 1/2006 nhµ n−íc vµ ph¸p luËt n−íc ngoµi câu thơ (khoảng hơn 3%) của cuốn sách đó có liên quan đến pháp luật mà chủ yếu là các vấn đề về gia đình và thừa kế. b. Sunna - Các phong tục tập quán mang tính truyền thống. Có thể so sánh coi Coran như là kinh cựu ước và Sunna là kinh tân ước. c. Ijam - Sự thoả thuận, nhất trí của người có thẩm quyền. d. Quiyas - Suy đoán tương tự pháp luật. Trong 4 nguồn luật nói trên thì Coran và Sunna là nguồn luật chính còn Ijam và Quiyas là nguồn phụ. 3. Các đặc điểm cơ bản của pháp luật Hồi giáo Theo kinh Coran (người Musulman còn gọi là Chariat) hành vi của con người được chia làm 5 loại: - Hành vi bắt buộc phải làm (obligatoire) như nghĩa vụ chăm sóc con cái, nghĩa vụ đóng thuế. - Hành vi nên làm (recommandés) ví dụ thăm một người bạn bị ốm, giúp người nghèo khó v.v.. - Hành vi làm cũng được, không làm cũng được (Indiffrerentes). Đây là các hành vi không đáng kể, không cần phải lưu ý như tham dự các trò vui, tiêu khiển có tính lành mạnh. - Hành vi đáng chê trách (blâmables) như sai giờ hẹn, chậm trễ, nói lời không tế nhị, thiếu lễ phép, đi đứng không đúng tác phong. - Hành vi cấm (interdites): Giết người, cướp của, lừa đảo, trộm cắp. Đây được coi là nguyên tắc cơ bản để đánh giá hành vi của con người về phương diện pháp luật cũng như đạo đức. Luật hình sự Khái niệm tội phạm trong luật Hồi giáo nếu t¹p chÝ luËt häc sè 1/2006 xét về phương diện hình phạt bao gồm 2 loại: - Tội phạm có thể trả bằng tiền; - Tội phạm phải trả bằng thân thể hoặc cuộc sống của mình. Theo mức độ nặng nhẹ của tội phạm kinh thánh Coran xác định 3 loại tội phạm: a. Hudud: Tội phạm chống loại chúa bao gồm 7 tội: Ngoại tình (kể cả thông dâm), vu cáo, uống rượu (là nơi công cộng cũng như ở nhà riêng), tội trộm, cướp đường, phản đạo, vi phạm kinh thánh. - Trong bảy tội phạm nói trên thì ba tội phạm đầu bao gồm: ngoại tình, vu cáo và uống rượu sẽ bị đánh bằng roi. - Tội trộm và cướp đường bị phạt đóng đinh vào thánh giá hoặc cắt tay, chân. - Tội phản đạo, vi phạm kinh thánh sẽ bị hình phạt chặt đầu. b. Quesas: Là các tội phạm đòi hỏi sự trả thù của người bị hại hoặc gia đình người bị hại. Đó là các loại tội phạm: giết người (cố ý hoặc vô ý); gây thương tích (cố ý hoặc vô ý); cưỡng dâm. c. Các tội Ta'azir: Bao gồm các hành vi như ăn thịt lợn, đưa lời khai man trá , hối lộ, làm gián điệp, nói năng tục tỉu, mặc quần áo khiêu dâm, vi phạm luật lệ giao thông. Hình phạt cho loại tội phạm này tuỳ theo thẩm phán, có thể phạt tiền, phạt tù nhưng nhẹ hơn hai loại tội phạm trên. Khác với các hệ thống pháp luật khác, thông thường coi tội phạm giết người là tội phạm nặng nhất trong pháp luật Hồi giáo các tội phạm chống lại chúa là tội phạm nặng nhất, còn tội phạm giết người và gây thương tích được coi là các tội phạm chống lại cá nhân chứ không phải chống lại chúa nên được coi là ít nghiêm trọng hơn Hudud. Nếu 69 nhµ n−íc vµ ph¸p luËt n−íc ngoµi các tội trộm cắp, cướp của bị hình phạt chặt tay, chân người vợ ngoại tình bị xử tử hình thì hình phạt ở đây được quan niệm là phải trả bằng thân thể hoặc cuộc sống của mình, vì vậy không thể chuộc bằng tiền. Nhưng nếu phạm tội giết người thì tuỳ theo tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ mà xử tử hình hoặc chuộc tiền, tài sản. Theo luật Hồi giáo, giết một người đàn ông có thể chuộc bằng 100 con lạc đà, giết một người đàn bà có thể chuộc bằng 50 con lạc đà. Ngay cả thời hiện đại ở Arập - Xêút (cho đến năm 1988) để được chuộc tội, người phạm tội phải trả 32.000 USD cho mạng một người đàn ông Hồi giáo, 16.000 USD cho mạng một người đàn bà Hồi giáo và một người đàn ông không phải là dân Hồi giáo; 8.000 USD cho mạng một người đàn bà không phải là người Hồi giáo. Luật dân sự Hệ thống luật nghĩa vụ rất phát triển. Nghĩa vụ xuất phát từ hợp đồng chia làm 2 loại. Sự phân biệt hai loại này được xác định trên cơ sở có hay không sự chuyển giao tài sản (là đối tượng hợp đồng). a) Nhóm thứ nhất liên quan đến việc có chuyển giao tài sản là đối tượng của giao dịch dân sự: - Hợp đồng trao đổi; - Hợp đồng cho vay; - Hợp đồng mua bán. b) Nhóm thứ hai là nhóm không cần chuyển giao tài sản. - Hợp đồng vận chuyển hàng hoá; - Hợp đồng uỷ thác. Kinh Coran đòi hỏi các bên tham gia hợp đồng lập thành văn bản và phải có ít nhất hai người đàn ông hay một người đàn ông và một người đàn bà làm chứng (Kinh Coran 70 câu 2282). Về thừa kế, người làm di chúc chỉ có quyền định đoạt 1/3 tài sản của mình. Người thừa kế chỉ hưởng quyền chứ không thừa kế nghĩa vụ. Tài sản phân chia đều cho những người được thừa kế không phân biệt hàng thừa kế thứ nhất, thứ hai như con hay cháu đều hưởng như nhau. Luật hôn nhân và gia đình - Luật Hồi giáo tạo cho người đàn ông có uy thế tuyệt đối trong gia đình. Cho đến ngày nay, kinh Coran vẫn cho phép người đàn ông có 4 vợ và không hạn chế nàng hầu. Trong hôn nhân không cần thiết sự đồng ý của người phụ nữ. Người phụ nữ trước khi lấy chồng không được phép gặp gỡ, nói chuyện với những người đàn ông khác: Ra đường phụ nữ phải đeo mạng đen che mặt (nhiều quốc gia Hồi giáo đã bỏ quy định này). Cũng theo kinh Coran người phụ nữ phải giữ trinh tiết trước khi lấy chồng. Sau đêm tân hôn người vợ mới cưới có thể bị đuổi khỏi nhà chồng nếu người chồng mới cưới phát hiện cô dâu đã không còn trinh tiết. Nhiều nước Hồi giáo sử dụng tập quán pháp trong hôn nhân. Ví dụ, con gái lấy chồng phải có của hồi môn của cha mẹ mang đến cho gia đình chồng. Vì lí do này mà nhiều gia đình nghèo khổ con gái không thể lấy được chồng. Ở một số quốc gia Hồi giáo còn tồn tại tập quán "cướp dâu" và được thừa nhận như một tập quán pháp luật. Theo tập quán pháp này nếu người con trai muốn cưới một cô gái làm vợ nhưng bị cha mẹ cô gái đó khước từ (với nhiều lí do khác nhau) thì người con trai đó có thể "cướp dâu". Nếu người con trai giữ được cô gái đó qua đêm tại nhà mình và có người làm chứng thì hôm sau anh ta có quyền đến nhà bố mẹ cô dâu để xin cưới. Và t¹p chÝ luËt häc sè 1/2006 nhµ n−íc vµ ph¸p luËt n−íc ngoµi trong trường hợp này bố mẹ cô dâu không thể khước từ. Trên thực tế cô gái có thể thỏa thuận ngầm với người con trai để cho việc "cướp dâu" đó có thể tiến hành trót lọt. Cũng như ở nhiều nước theo các tôn giáo khác, các nước Hồi giáo thường cho rằng hôn nhân phải môn đăng hộ đối nghĩa là gia đình cô dâu, chú rể phải tương xứng nhau về mặt địa vị và tài sản. Nếu không tìm được người môn đăng hộ đối, ở một số nước Hồi giáo người ta cho phép con cô, con cậu có thể kết hôn với nhau để giữ tài sản cho dòng họ (mẹ của chú rể là chị (hoặc em) của bố cô dâu hoặc ngược lại). Luật tố tụng (hình sự và dân sự) Các toà án ở các nước theo đạo Hồi là các toà án Hồi giáo truyền thống giải quyết các vụ án hình sự cũng như dân sự. Các thẩm phán trong các toà án Chariat gọi là quadis được trải qua một khoá đào tạo tôn giáo cũng như pháp luật. Thủ tục tố tụng được quy định trong kinh Coran. Trước toà, đương sự phải có hai người đàn ông làm chứng. Nếu chỉ có một người làm chứng thì đương sự có thể thề trước thánh Ala. Lời thề trước thánh Ala được coi là bằng chứng trung thực. Luật nhà nước Cho đến ngày nay, một số quốc gia theo đạo Hồi như Arập-Xêút vẫn còn tồn tại chế độ quân chủ chuyên chế. Nhiều quốc gia Hồi giáo trong bộ máy nhà nước chỉ có 2 nhánh: hành pháp và tư pháp, không có nghị viện lập pháp. Người theo đạo Hồi quan niệm chỉ có thánh Ala mới có quyền làm ra luật để quy định cách ứng xử của dân chúng trong xã hội. Nhà vua là người duy nhất nắm trong tay quyền lực chính trị. Ông bổ nhiệm các thẩm phán, các quan chức cao cấp trong chính t¹p chÝ luËt häc sè 1/2006 phủ, các thống đốc và các sĩ quan cao cấp trong quân đội (từ đại tá trở lên). Nhà vua là người có quyền xét xử (tư pháp) cao nhất, là người có quyền ân xá. Mặc dù không có văn bản pháp luật nào hạn chế quyền lực của nhà vua nhưng quyền lực của nhà vua cũng bị hạn chế bởi các quy định của kinh Coran đòi hỏi khi nhà vua trị vì phải tham khảo ý kiến nhân dân và cần phải được sự ủng hộ của các học giả tôn giáo. Nhà vua có một hội đồng tư vấn bao gồm các nhà lãnh đạo thế tục và tôn giáo để giúp đỡ và cố vấn cho nhà vua. Ngoài ra, ông còn có một hội đồng bộ trưởng để xây dựng và quản lí việc thực hiện các chính sách của chính phủ. 4. Sự cải cách của luật Hồi giáo trong thế giới hiện đại Những gì mà chúng ta đã xem xét về luật Hồi giáo có thể cho chúng ta một ấn tượng là luật Hồi giáo đã cổ hủ, lạc hậu không phù hợp với thời đại mới. Tuy nhiên, thực tế cho thấy luật Hồi giáo vẫn tiếp tục tồn tại như một hệ thống pháp luật lớn trong thế giới hiện đại với hơn 800 triệu người musulman (Islam). Do ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản và tư tưởng của các hệ thống pháp luật khác từ thế kỉ XIX đến nay nhiều quốc gia Hồi giáo với những giai đoạn và mức độ khác nhau xuất hiện ba xu hướng phát triển: - Phương Tây hoá pháp luật; - Pháp điển hoá pháp luật; - Loại bỏ dần các quy định cổ hủ, lạc hậu. Đặc biệt, trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá hiện nay ba xu hướng trên đây càng ngày càng phát triển, nhiều quốc gia Hồi giáo đã biến hệ thống pháp luật của họ thành hệ thống pháp luật pha trộn./. 71
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.