Báo cáo " Hoàn thiện quy định của bộ luật tố tụng hình sự về thủ tục rút gọn "

pdf
Số trang Báo cáo " Hoàn thiện quy định của bộ luật tố tụng hình sự về thủ tục rút gọn " 6 Cỡ tệp Báo cáo " Hoàn thiện quy định của bộ luật tố tụng hình sự về thủ tục rút gọn " 136 KB Lượt tải Báo cáo " Hoàn thiện quy định của bộ luật tố tụng hình sự về thủ tục rút gọn " 0 Lượt đọc Báo cáo " Hoàn thiện quy định của bộ luật tố tụng hình sự về thủ tục rút gọn " 0
Đánh giá Báo cáo " Hoàn thiện quy định của bộ luật tố tụng hình sự về thủ tục rút gọn "
4.3 ( 6 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

nghiªn cøu - trao ®æi ts. vò gia l©m * T hủ tục rút gọn là một trong những thủ tục đặc biệt quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 (BLTTHS). Điểm khác biệt giữa thủ tục rút gọn so với thủ tục thông thường là: Thủ tục này chỉ được áp dụng trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm với quy định về thời hạn điều tra, truy tố và xét xử đã được rút ngắn đáng kể, một số thủ tục tố tụng đã được giản lược để việc tiến hành tố tụng được nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo các điều kiện cần thiết để giải quyết vụ án đúng đắn, khách quan. Quy định thủ tục rút gọn là cơ sở pháp lí để các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết nhanh chóng một số lượng lớn những vụ án về các tội phạm ít nghiêm trọng, phạm tội quả tang, chứng cứ đơn giản rõ ràng, việc điều tra truy tố, xét xử không mất nhiều thời gian mà từ trước đến nay vẫn được giải quyết theo thủ tục thông thường, góp phần hạn chế lượng án tồn đọng hàng năm tại các cơ quan tiến hành tố tụng. Tuy nhiên, qua nghiên cứu các quy định của BLTTHS về thủ tục rút gọn, chúng tôi thấy vẫn còn một số vấn đề cần trao đổi để tiếp tục hoàn thiện chế định pháp luật này. 1. Cần sửa đổi quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về việc quyết định áp dụng thủ tục rút gọn Theo quy định tại Điều 318 BLTTHS, 46 khi xét xử những vụ án có các điều kiện quy định tại Điều 319 Bộ luật này(1) thì việc điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm được áp dụng theo quy định của Chương 34 - Thủ tục rút gọn đồng thời theo những quy định khác của Bộ luật không trái với những quy định của Chương này. Về việc quyết định áp dụng thủ tục rút gọn, khoản 1 Điều 320 BLTTHS quy định: “Sau khi khởi tố vụ án, theo đề nghị của cơ quan điều tra hoặc xét thấy vụ án có đủ các điều kiện quy định tại Điều 319 của Bộ luật này, viện kiểm sát có thể ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn…” Quy định như trên có nghĩa là chỉ khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự, dựa vào các tài liệu đã thu thập được, viện kiểm sát mới có căn cứ để xem xét, xác định vụ án có đủ điều kiện để áp dụng thủ tục rút gọn hay không? Thông thường, đối với những vụ án loại này, cùng với việc ra quyết định khởi tố vụ án, cơ quan có thẩm quyền đã có đủ căn cứ để ra ngay quyết định khởi tố bị can, do đó càng tạo điều kiện thuận lợi cho việc quyết định áp dụng hay không áp dụng thủ tục rút gọn. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1 Điều 320 BLTTHS, chỉ cần có quyết định khởi tố vụ án là viện kiểm sát đã * Giảng viên chính Khoa luật hình sự Trường Đại học Luật Hà Nội t¹p chÝ luËt häc sè 8/2009 nghiªn cøu - trao ®æi có thể xem xét để quyết định áp dụng thủ tục rút gọn mà chưa cần phải có quyết định khởi tố bị can. Còn trong khoản 2 Điều 320 lại quy định: "Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn phải được gửi cho cơ quan điều tra và bị can hoặc người đại diện hợp pháp của họ trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn”. Theo quy định tại Điều 126 BLTTHS, quyết định khởi tố bị can phải được gửi cho viện kiểm sát để xét phê chuẩn, nếu viện kiểm sát không phê chuẩn thì không thể tiến hành điều tra đối với bị can vì thực tế sẽ không có bị can. Như vậy, trong khoảng thời hạn 24 giờ từ thời điểm ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn, liệu có hoàn thành được thủ tục khởi tố bị can, phê chuẩn quyết định khởi tố bị can để có thể giao quyết định áp dụng thủ tục rút gọn cho bị can, đại diện hợp pháp của họ như quy định của điều luật hiện hành không? Theo chúng tôi, điều này là khó thực hiện và cũng không cần thiết phải làm như vậy mà nên quy định sau khi có quyết định khởi tố vụ án, cơ quan điều tra ra ngay quyết định khởi tố bị can rồi mới đề nghị viện kiểm sát áp dụng thủ tục rút gọn. Nghĩa là trước khi ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn, ngoài quyết định khởi tố vụ án đã có quyết định khởi tố bị can, viện kiểm sát quyết định áp dụng thủ tục rút gọn đồng thời với việc phê chuẩn quyết định khởi tố bị can. Do vậy, khoản 1 Điều 320 BLTTHS cần phải được bổ sung theo hướng là sau khi ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, cơ quan điều tra đề nghị viện kiểm sát ra quyết định áp t¹p chÝ luËt häc sè 8/2009 dụng thủ tục rút gọn. Ngoài ra, vì thời hạn điều tra theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 321 BLTTHS chỉ có 12 ngày kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án, chứ không phải từ ngày viện kiểm sát quyết định áp dụng thủ tục rút gọn. Vì vậy, cần phải quy định thời hạn rất ngắn cho viện kiểm sát nghiên cứu quyết định khởi tố vụ án và các tài liệu liên quan để quyết định có hay không áp dụng thủ tục rút gọn, nhằm đảm bảo đủ thời gian để tiến hành điều tra, xác định chính xác tội phạm, người phạm tội. Theo chúng tôi cần bổ sung vào Điều 320 BLTTHS một khoản quy định thời hạn viện kiểm sát xem xét, quyết định áp dụng hoặc không áp dụng thủ tục rút gọn theo đề nghị của cơ quan điều tra, thời hạn này là 24 giờ kể từ khi nhận được đề nghị của cơ quan điều tra cùng các tài liệu khác có liên quan. Việc áp dụng thủ tục rút gọn, ngoài việc đơn giản hoá quá trình tố tụng còn rút ngắn thời hạn tiến hành tố tụng nhằm giúp cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án giải quyết nhanh chóng vụ án. Vì vậy, cần thiết phải có quy định phù hợp giúp bị can, bị cáo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, nhất là đảm bảo quyền bào chữa. Bị can, người đại diện hợp pháp của họ cần được giải thích rõ ràng và kịp thời về thủ tục rút gọn để họ biết được những điểm khác biệt giữa thủ tục rút gọn so với thủ tục thông thường, nắm được quyền và nghĩa vụ của mình để thực hiện. Nếu cơ quan điều tra không giải thích đầy đủ về thủ tục rút gọn thì bị can, người đại diện hợp pháp của bị can 47 nghiªn cøu - trao ®æi không thể biết rằng trong khoảng thời hạn rất ngắn của thủ tục này, cơ quan tiến hành tố tụng sẽ giải quyết tất cả những vấn đề của vụ án có liên quan đến quyền lợi của họ. Do đó, nếu không đồng ý với quyết định áp dụng thủ tục tố tụng này, họ không biết mình có quyền khiếu nại đối với quyết định áp dụng thủ tục rút gọn của viện kiểm sát để yêu cầu huỷ bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn nhằm bảo vệ quyền lợi của bị can. Bên cạnh đó, khi được giải thích về quyền và nghĩa vụ theo thủ tục rút gọn, họ sẽ sớm có thời gian chuẩn bị về tâm lí cũng như những điều kiện để bảo vệ quyền và lợi ích của mình trước các cơ quan tiến hành tố tụng. Vấn đề đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị cáo là vấn đề quan trọng không chỉ đặt ra trong các thủ tục tố tụng thông thường mà ở thủ tục đặc biệt như thủ tục rút gọn lại càng cần được đảm bảo. Muốn thực hiện được điều này cần bổ sung vào khoản 2 Điều 320 BLTTHS quy định việc khi nhận được quyết định áp dụng thủ tục rút gọn, cơ quan điều tra phải giải thích cho bị can, người đại diện hợp pháp của họ các quy định của thủ tục rút gọn cũng như quyền và nghĩa vụ của bị can để họ có thể thực hiện sớm các quyền của mình nhất là quyền lựa chọn người bào chữa. 2. Cần sửa đổi quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về việc tạm giữ, tạm giam để điều tra, truy tố theo thủ tục rút gọn Việc áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn liên quan trực tiếp tới quyền tự do thân thể và các quyền lợi khác của bị can, bị cáo. Quy định về việc áp dụng biện pháp tạm 48 giữ, tạm giam theo thủ tục rút gọn về căn cứ, thẩm quyền và thủ tục áp dụng cũng giống như theo thủ tục chung. Tuy nhiên, quy định về thời hạn, thủ tục tạm giữ, tạm giam có điểm khác biệt là phù hợp với đặc điểm của thủ tục rút gọn. Điều 322 BLTTHS quy định: “1. Căn cứ, thẩm quyền và thủ tục tạm giữ, tạm giam được áp dụng theo quy định của Bộ luật này; 2. Thời hạn tạm giữ không được quá ba ngày, kể từ ngày cơ quan điều tra nhận người bị bắt; 3. Thời hạn tạm giam để điều tra, truy tố không được quá mười sáu ngày”. Quy định như trên có nghĩa là các căn cứ, thẩm quyền, thủ tục áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam theo thủ tục rút gọn phải tuân thủ các quy định tại Điều 79, Điều 86 và Điều 88 BLTTHS. Tuy nhiên, để phù hợp với thời hạn điều tra, truy tố và tính chất của thủ tục rút gọn, BLTTHS quy định thời hạn tạm giữ, tạm giam theo thủ tục này ngắn hơn so với thời hạn tạm giữ, tạm giam theo thủ tục thông thường. Theo quy định hiện hành, khi khởi tố về hình sự một người nào đó, muốn tạm giam họ thì lệnh tạm giam phải được viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn nhưng khi áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam theo thủ tục rút gọn, thời hạn mà viện kiểm sát phê chuẩn quyết định tạm giam của cơ quan điều tra là bao nhiêu lâu lại chưa được quy định rõ trong điều luật? Bởi vì thời hạn tạm giam theo thủ tục rút gọn được rút ngắn hơn so với trường hợp bình thường trong khi đó thời hạn để viện kiểm sát phê t¹p chÝ luËt häc sè 8/2009 nghiªn cøu - trao ®æi chuẩn hay không phê chuẩn quyết định tạm giam của cơ quan điều tra theo như quy định hiện hành vẫn là 3 ngày. Nếu áp dụng đúng thời hạn này, cơ quan điều tra sẽ phải chờ đợi viện kiểm sát hoàn trả hồ sơ sau khi kết thúc việc xét phê chuẩn thì sẽ mất rất nhiều thời gian, họ không thể chủ động điều tra vụ án đó trong thời hạn tối đa chỉ có 12 ngày kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án. Do đó, chúng tôi cho rằng cần quy định cụ thể hơn về thời hạn mà viện kiểm sát phê chuẩn quyết định tạm giam theo thủ tục rút gọn là bao nhiêu giờ (hay bao nhiêu ngày). Theo chúng tôi, để việc áp dụng biện pháp này được kịp thời, chính xác cần bổ sung thêm quy định cho cơ quan điều tra nếu thấy có căn cứ thì ra lệnh tạm giam đối với bị can ngay sau khi ra quyết định khởi tố bị can đồng thời gửi cùng với quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và công văn đề nghị áp dụng thủ tục rút gọn cho viện kiểm sát xem xét quyết định trong cùng thời hạn là 24 giờ kể từ khi nhận được đề nghị áp dụng thủ tục rút gọn và các quyết định kèm theo. Đối với các biện pháp ngăn chặn khác như: cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh hay đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm theo thủ tục rút gọn, chúng tôi cho rằng nên tiếp tục áp dụng theo quy định chung của BLTTHS. Để minh hoạ cho những lập luận trên, chúng tôi nêu một trường hợp cụ thể mà vụ án đã giải quyết theo thủ tục rút gọn như sau: Ngày 15/4/2006 tại trước cửa nhà số 140 Trường Chinh - phường Quán Trữ - quận KA - thành phố HP, Trần Văn Nam sinh t¹p chÝ luËt häc sè 8/2009 ngày 13/8/1984 đã có hành vi trộm cắp xe đạp bị bắt quả tang, vật chứng được thu giữ, Trần Văn Nam bị cơ quan điều tra ra lệnh tạm giữ. Ngày 15/4 cơ quan cảnh sát điều tra (CSĐT) công an quận KA đã yêu cầu Hội đồng định giá tài sản quận KA tiến hành định giá giá trị chiếc xe đạp là vật chứng của vụ án. Ngày 16/4/2006 Hội đồng định giá kết luận chiếc xe đạp mà Nam trộm cắp trị giá 600.000 đồng. Ngày 17/4/2006 cơ quan CSĐT công an quận KA đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh tạm giam mười sáu ngày đối với bị can Trần Văn Nam. Cùng với việc chuyển cho Viện kiểm sát nhân dân quận KA các quyết định này, cơ quan CSĐT công an quận KA còn làm công văn đề nghị viện kiểm sát nhân dân quyết định áp dụng thủ tục rút gọn. Ngày 17/4/2006 Viện kiểm sát quận nhân dân KA ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn, quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can và phê chuẩn lệnh tạm giam bị can. Ngày 26/4/2006 cơ quan CSĐT công an quận KA ra quyết định đề nghị truy tố và chuyển hồ sơ vụ án cùng đề nghị truy tố cho viện kiểm sát nhân dân quận KA. Ngày 27/4/2006 Viện kiểm sát nhân dân quận KA ra quyết định truy tố theo thủ tục rút gọn đối với Trần Văn Nam. Ngày 03/5/2006 Toà án nhân dân quận KA ra quyết định đưa vụ án ra xét xử đối với Trần Văn Nam và ngày 9/5/2006 Toà án nhân dân quận KA đã mở phiên toà xét xử vụ án (tổng cộng thời gian từ khi cơ quan CSĐT công an quận KA ra quyết định khởi tố vụ án đến khi Toà án quận KA mở phiên toà xét xử là 25 ngày).(2) 49 nghiªn cøu - trao ®æi Từ những lí do đã phân tích trên đây và cũng để đảm bảo sự thống nhất trong các quy định pháp luật về thủ tục rút gọn, chúng tôi đề xuất sửa đổi, bổ sung Điều 320 và Điều 322 BLTTHS như sau: “Điều 320. Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn 1. Sau khi khởi tố vụ án, khởi tố bị can, theo đề nghị của cơ quan điều tra hoặc xét thấy vụ án có đủ các điều kiện quy định tại Điều 319 của Bộ luật này, viện kiểm sát có thể ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn. 2. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được đề nghị của cơ quan điều tra, viện kiểm sát phải ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn, phê chuẩn quyết định khởi tố bị can và lệnh tạm giam bị can (nếu có). Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn phải được gửi cho cơ quan điều tra và bị can hoặc người đại diện hợp pháp của họ trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định. 3. Sau khi nhận được quyết định áp dụng thủ tục rút gọn, cơ quan điều tra phải giải thích cho bị can và người đại diện hợp pháp (nếu có) của bị can các quy định về thủ tục rút gọn. Bị can hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại quyết định áp dụng thủ tục rút gọn trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được quyết định. Khiếu nại được gửi đến viện kiểm sát đã ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn và phải được giải quyết trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại”. “Điều 322. Tạm giữ, tạm giam để điều tra, truy tố. 50 1. Căn cứ, thẩm quyền và thủ tục tạm giữ, tạm giam được áp dụng theo quy định của Bộ luật này. 2. Thời hạn tạm giữ không được quá ba ngày, kể từ ngày cơ quan điều tra nhận người bị bắt. 3. Ngay sau khi có quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, nếu xét thấy có căn cứ, cơ quan điều tra ra lệnh tạm giam đối với bị can và gửi lệnh này cùng với quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can để viện kiểm sát xét phê chuẩn. Thời hạn tạm giam để điều tra, truy tố không được quá mười sáu ngày”. 3. Cần quy định mở rộng phạm vi áp dụng thủ tục rút gọn hơn so với quy định hiện hành Quy định tại Điều 318 và khoản 5 Điều 324 BLTTHS đã khẳng định thủ tục rút gọn chỉ được áp dụng ở giai đoạn xét xử sơ thẩm. Hiện nay, có nhiều ý kiến cho rằng thủ tục rút gọn nên được áp dụng cả ở giai đoạn phúc thẩm đối với vụ án đã được áp dụng thủ tục rút gọn ở giai đoạn sơ thẩm. Theo chúng tôi, các ý kiến này cần phải xem xét, cân nhắc để kịp thời có sự thay đổi, bổ sung vào BLTTHS vì một số lí do sau: Thứ nhất, việc bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị không làm cho tính chất của vụ án phức tạp thêm so với thời điểm viện kiểm sát ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn vì chỉ khi vụ án đảm bảo các điều kiện quy định tại Điều 319 BLTTHS, cơ quan điều tra mới đề nghị áp dụng thủ tục rút gọn và viện kiểm sát phải nghiên cứu kĩ trước khi ra quyết định áp t¹p chÝ luËt häc sè 8/2009 nghiªn cøu - trao ®æi dụng. Việc kháng cáo của bị cáo, kháng nghị của Viện kiểm sát trong thủ tục này có thể sẽ ít xảy ra vì sự việc phạm tội đã rõ ràng, đa số các trường hợp bị cáo đã nhận tội hoặc có đầy đủ chứng cứ xác định tội phạm, người phạm tội do người này bị bắt quả tang đồng thời viện kiểm sát đã cân nhắc kĩ càng trước và sau khi quyết định áp dụng thủ tục rút gọn đối với vụ án; Thứ hai, việc xét xử phúc thẩm trong trường hợp này cũng không đòi hỏi nhiều thời gian như trong các vụ án áp dụng thủ tục tố tụng thông thường ở giai đoạn sơ thẩm. Bởi lẽ, trong quá trình tố tụng ở giai đoạn sơ thẩm, nếu có những tình tiết diễn biến làm phức tạp thêm tính chất của vụ án thì các cơ quan tiến hành tố tụng ở cấp sơ thẩm đã có những quyết định cần thiết để có thể quyết định không tiếp tục áp dụng thủ tục rút gọn đối với vụ án này nữa; Thứ ba, giả sử có những sai lầm hoặc vi phạm ở cấp sơ thẩm khiến vụ án bị xét xử sai thì việc làm rõ để sửa chữa những sai lầm ấy cũng không mất nhiều thời gian so với trường hợp thông thường do những điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn đối với vụ án cho phép nhanh chóng xác định các tình tiết thực tế của nó. Mặt khác, khi xét xử phúc thẩm nếu toà án cấp phúc thẩm xét thấy có sự vi phạm nghiêm trọng các quy định của BLTTHS về các điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn cũng như các quy định chung khác, làm cho việc xét xử vụ án không chính xác, khách quan, hội đồng xét xử có quyền ra quyết định huỷ bản án sơ thẩm, trả hồ sơ cho cấp sơ thẩm điều tra lại để xét xử vụ án theo t¹p chÝ luËt häc sè 8/2009 thủ tục thông thường. Vì vậy chúng tôi đề nghị bổ sung Điều 318 BLTTHS như sau: “Điều 318. Phạm vi áp dụng thủ tục rút gọn … Trong trường hợp bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đã xét xử theo thủ tục rút gọn bị kháng cáo, kháng nghị thì việc xét xử phúc thẩm cũng cần rút ngắn về thời gian so với thủ tục thông thường”. Chúng tôi cũng đề nghị bỏ quy định ở khoản 5 Điều 324 BLTTHS: “Việc xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm đối với vụ án đã xét xử sơ thẩm theo thủ tục rút gọn được tiến hành theo thủ tục chung” và tách khoản này ra thành hai khoản khác nhau với nội dung như sau: “Điều 324. Việc xét xử ... 5. Việc xét xử phúc thẩm đối với vụ án đã xét xử sơ thẩm theo thủ tục rút gọn được tiến hành trong thời hạn mười ngày kể từ khi nhận hồ sơ vụ án; phiên toà phúc thẩm được tiến hành theo thủ tục chung. 6. Việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với vụ án đã xét xử sơ thẩm, phúc thẩm theo thủ tục rút gọn được tiến hành theo thủ tục chung”./. (1).Xem: Điều 319 BLTTHS quy định bốn điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn gồm: Người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang; sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng; tội phạm đã thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng; người phạm tội có căn cước, lai lịch rõ ràng. (2).Xem: Hồ sơ vụ án Trần Văn Nam - Trộm cắp tài sản - Toà án nhân dân quận KA - Thành phố Hải Phòng xử ngày 9/5/2006 - Án có hiệu lực pháp luật. 51
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.