Báo cáo " Hoàn thiện một số quy định về hình phạt và quyết định hình phạt của Bộ luật hình sự năm 1999 nhằm đảm bảo hơn nữa nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự "

pdf
Số trang Báo cáo " Hoàn thiện một số quy định về hình phạt và quyết định hình phạt của Bộ luật hình sự năm 1999 nhằm đảm bảo hơn nữa nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự " 6 Cỡ tệp Báo cáo " Hoàn thiện một số quy định về hình phạt và quyết định hình phạt của Bộ luật hình sự năm 1999 nhằm đảm bảo hơn nữa nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự " 168 KB Lượt tải Báo cáo " Hoàn thiện một số quy định về hình phạt và quyết định hình phạt của Bộ luật hình sự năm 1999 nhằm đảm bảo hơn nữa nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự " 0 Lượt đọc Báo cáo " Hoàn thiện một số quy định về hình phạt và quyết định hình phạt của Bộ luật hình sự năm 1999 nhằm đảm bảo hơn nữa nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự " 13
Đánh giá Báo cáo " Hoàn thiện một số quy định về hình phạt và quyết định hình phạt của Bộ luật hình sự năm 1999 nhằm đảm bảo hơn nữa nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự "
4.3 ( 6 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

nghiªn cøu - trao ®æi TS. Hå Sü S¬n * 1. Đặt vấn đề Trong lĩnh vực luật hình sự, nhân đạo đã, đang và sẽ là một trong những nguyên tắc cơ bản của ngành luật này. Tuy nhiên, nội dung của nguyên tắc nhân đạo vẫn được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Trong khi đó, BLHS năm 1999 hiện hành của nước ta mặc dù đã khắc phục rất nhiều khiếm khuyết cả về mặt nội dung, cả về mặt kĩ thuật lập pháp của BLHS năm 1985 song vẫn còn nhiều hạn chế vốn là hậu quả của nhận thức chưa thống nhất về các nguyên tắc của luật hình sự, trong đó có nguyên tắc nhân đạo. Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự vì vậy cũng bị chi phối bởi những điểm hạn chế đó. Tình trạng xử nặng quá hoặc nhẹ quá, áp dụng các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không đúng, áp dụng án treo một cách tuỳ tiện... một phần xuất phát từ nhận thức không chính xác về nội dung của nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự. Bởi tính chất đặc trưng của luật hình sự mà các biện pháp tác động của nó có tính chất nghiêm khắc cao và khi áp dụng bao giờ cũng tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích của người phạm tội - “chủ thể yếu thế” trong quan hệ pháp luật hình sự. Vì vậy, nói đến nhân đạo trong luật hình sự - xu hướng phát triển tất yếu của luật hình sự, là nói đến nhân đạo đối với người phạm tội mà thực chất là nói đến sự khoan hồng của luật hình sự đối với 30 người phạm tội có biểu hiện chủ yếu là giảm bớt trách nhiệm hình sự, hình phạt đối với họ. Việc giảm bớt trách nhiệm hình sự, hình phạt đối với người phạm tội là cần thiết nhằm tạo điều kiện cho họ nhanh chóng cải tạo để trở thành người lương thiện, có ích cho xã hội và ngăn ngừa họ phạm tội mới. Song việc giảm bớt trách nhiệm hình sự, hình phạt đối với người phạm tội không phải là không có giới hạn, bởi muốn hay không muốn, ngoài yêu cầu nhân đạo, luật hình sự còn có những yêu cầu khác mà trước hết là công lí, công bằng xã hội. Việc cân nhắc các yêu cầu đó của luật hình sự để thể hiện các đòi hỏi của nguyên tắc nhân đạo trong các quy định của BLHS, đặc biệt là trong các quy định về đường lối xử lí hình sự, về trách nhiệm hình sự, về hình phạt và về quyết định hình phạt cho thấy nhân đạo vẫn là vấn đề cần được bàn luận trên nhiều phương diện, trong đó có phương diện thể hiện trong luật. Với tính cách là nguyên tắc cơ bản của luật hình sự, nhân đạo được thể hiện xuyên suốt các quy định của BLHS, đặc biệt là trong bốn nhóm quy phạm về đường lối xử lí hình sự, trách nhiệm hình sự, hình phạt và quyết định hình phạt. Như vậy, về nguyên tắc, bàn về hoàn thiện pháp luật hình sự nhằm đảm bảo hơn nữa nguyên tắc nhân đạo, còn phải đề cập tất cả các quy phạm của * Viện nhà nước và pháp luật Viện khoa học xã hội Việt Nam T¹p chÝ luËt häc sè 4/2008 nghiªn cøu - trao ®æi BLHS, đặc biệt là các quy phạm thuộc bốn nhóm quy phạm nêu trên. Bài viết không thể phân tích một cách đầy đủ các quy định đó mà chỉ giới hạn ở việc thông qua phân tích thực trạng quy định trách nhiệm hình sự, hình phạt đối với tội cố ý và tội vô ý; mối tương quan của các loại hình phạt chính được quy định đối với các tội phạm; hiệu ứng trái chiều của xu hướng tăng mức tổng hợp hình phạt tù; cơ sở của việc giảm hình phạt tử hình... chỉ ra những hạn chế của việc thể hiện nguyên tắc nhân đạo chỉ trong các quy định của BLHS năm 1999 về hình phạt và quyết định hình phạt nhằm góp ý kiến cho việc chuẩn bị sửa đổi, bổ sung một cách toàn diện nhằm tăng cường hiệu lực và hiệu quả của nó đối với việc đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới. 2. Những hạn chế trong các quy định về hình phạt và quyết định hình phạt của BLHS năm 1999 và hướng khắc phục nhằm đảm bảo hơn nữa nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự 2.1. Trong tinh thần phân hoá tội phạm nhằm thực hiện nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự không thể không nói tới sự phân hoá tội phạm theo hình thức lỗi. Theo hình thức lỗi, nhà làm luật quy định các tội mà lỗi cố ý hoặc vô ý là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm được quy định ở Phần các tội phạm của BLHS. Trên cơ sở đó, nhà làm luật quy định mức hình phạt đối với tội vô ý giảm nhẹ hơn nhiều so với tội cố ý có các dấu hiệu khác tương ứng. Điều đó là hoàn toàn hợp lí bởi xét trên nhiều phương diện, lỗi vô ý bao giờ cũng ít nguy hiểm hơn so với lỗi cố ý. Tuy nhiên, nhìn vào các quy định tại Phần các T¹p chÝ luËt häc sè 4/2008 tội phạm của BLHS, chúng ta thấy có khá nhiều bất hợp lí trong hình phạt được quy định đối với người phạm tội vô ý so với tội cố ý. Chẳng hạn, hình phạt được quy định tại khoản 1 Điều 98 đối với tội vô ý làm chết người là phạt tù từ sáu tháng đến năm năm, trong khi đó hình phạt được quy định tại khoản 1 Điều 95 “Tội giết người trong trạng thái bị kích động mạnh” là phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Tương tự, theo khoản 2 Điều 98 nói trên, người phạm tội bị phạt tù từ ba năm đến mười năm, trong khi đó theo khoản 2 Điều 95, người phạm tội bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm. Sự bất hợp lí lớn hơn có thể thấy tại khoản 1 Điều 177 “Tội vi phạm các quy định về cung ứng điện” và khoản 1 Điều 145 “Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản” và tại nhiều điều luật khác của Phần các tội phạm của BLHS năm 1999. Rõ ràng, so với hình phạt được quy định đối với tội cố ý, hình phạt đối với tội vô ý được quy định như vậy là bất hợp lí nếu nhìn từ thái độ tâm lí của người phạm tội đối với hành vi và đối với hậu quả của hành vi do mình gây ra. Hơn thế nữa, trong BLHS, có một số tội có lỗi vô ý song nhà làm luật chỉ quy định đối với chúng một loại hình phạt chính là hình phạt tù. Chẳng hạn, hình phạt được quy định tại Điều 218 “Tội đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường không không bảo đảm an toàn”. Điều đáng nói nữa là trong khá nhiều điều luật, nhà làm luật quy định dấu hiệu thiệt hại nghiêm trọng là dấu hiệu định tội của một số tội có lỗi vô ý. Chẳng hạn, khoản 1 Điều 244 “Tội vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” quy định: “1. Người nào vi phạm quy định về xây dựng trong các lĩnh 31 nghiªn cøu - trao ®æi vực khảo sát, thiết kế, thi công, sử dụng nguyên liệu, vật liệu, máy móc, nghiệm thu công trình hay các lĩnh vực khác nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 220 của Bộ luật này gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác thì bị…”. Tương tự, dấu hiệu thiệt hại nghiêm trọng là dấu hiệu định tội của những tội có lỗi vô ý được nhà làm luật quy định trong rất nhiều điều luật khác thuộc Phần các tội phạm của BLHS năm 1999 như Điều 145 “Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản”, Điều 287 “Tội vô ý làm lộ bí mật công tác, tội làm mất tài liệu bí mật công tác”… Cần lưu ý rằng trong điều kiện hiện nay, việc coi thiệt hại nghiêm trọng là dấu hiệu định tội của một số tội có lỗi vô ý giống như dấu hiệu định tội trước đây đã được quy định trong BLHS năm 1985, khi đó dựa theo tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội, tội phạm được phân loại thành tội ít nghiêm trọng và tội nghiêm trọng là chưa hợp lí nếu xét từ góc độ tăng cường nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự. Từ những điều phân tích nêu trên, thiết nghĩ, để tăng cường đảm bảo hơn nữa nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự, cần thu hẹp phạm vi và mức độ xử lí hình sự đối với các tội vô ý theo hướng quy định thêm các dấu hiệu cấu thành tội phạm; nâng mức độ thiệt hại về sức khoẻ hoặc về tài sản lên cao hơn so với mức độ thiệt hại được quy định như hiện nay để định tội hoặc quy định chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với một số trường hợp phạm tội vô ý khi có đơn đề nghị của người bị hại. Và đặc biệt là quy định chế tài lựa chọn đối với tất cả các tội vô ý. 32 2.2. Để có thể thực hiện các nguyên tắc của luật hình sự, trong đó có nguyên tắc nhân đạo, nhà làm luật quy định trách nhiệm hình sự mà hình phạt là hình thức chủ yếu và phổ biến nhất của nó. Nếu tính tỉ trọng và mối tương quan giữa các loại hình phạt chính (trừ hình phạt trục xuất được quy định để áp dụng đối với người nước ngoài phạm tội, chúng ta thấy trên tổng số 264 tội phạm được quy định tại Phần các tội phạm của BLHS năm 1999, hình phạt cảnh cáo chiếm 14,01%, hình phạt tiền chiếm 25,75%, hình phạt cải tạo không giam giữ chiếm 55,30%, hình phạt tù có thời hạn chiếm 100%, hình phạt tù chung thân chiếm 21,59%, hình phạt tử hình chiếm 11,36%, còn trên tổng số 6 loại hình phạt chính được quy định kèm theo tội phạm, tỉ lệ đó như sau: hình phạt cảnh cáo chiếm 6,15%, hình phạt tiền chiếm 11,30%, hình phạt cải tạo không giam giữ chiếm 24,25%, hình phạt tù có thời hạn chiếm 43,85%, hình phạt tù chung thân chiếm 9,4% và hình phạt tử hình chiếm 4,98%. Nhìn vào cơ cấu chung của tổng số các tội phạm được quy định trong Phần các tội phạm cũng như của tổng số sáu loại hình phạt chính trên đây, chúng ta thấy hình phạt tiền chiếm tỉ lệ khá khiêm tốn. Trong khi đó, trong thời kì đổi mới, việc mở rộng phạm vi quy định và áp dụng hình phạt tiền với tư cách là hình phạt chính đối với các tội mà đối với chúng không nhất thiết phải quy định và áp dụng hình phạt tù có thời hạn vẫn có thể đạt được mục đích là cần thiết. Thế nhưng, BLHS năm 1999 đã thu hẹp đáng kể phạm vi loại tội áp dụng hình phạt này so với BLHS năm 1985. Nếu như theo BLHS năm 1985, T¹p chÝ luËt häc sè 4/2008 nghiªn cøu - trao ®æi hình phạt tiền được quy định và áp dụng đối với mọi loại tội thuộc mức độ nghiêm trọng khác nhau thì theo BLHS năm 1999, hình phạt này chỉ được quy định và áp dụng đối với một loại tội ít nghiêm trọng khi hình phạt này là hình phạt chính. Thiết nghĩ, trong điều kiện nền kinh tế thị trường, việc mở rộng hình phạt tiền thay cho hình phạt tù đối với một số tội, theo chúng tôi vẫn đảm bảo được tính nghiêm minh của pháp luật lại vừa đảm bảo hơn nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự. Vì vậy, cần quy định hình phạt tiền với tính cách là hình phạt chính đối với nhiều loại tội hơn nữa. Thiết nghĩ, hình phạt tiền được quy định và áp dụng với tư cách là hình phạt chính không chỉ đối với các tội phạm xâm phạm trật tự quản lí kinh tế, trật tự công cộng, trật tự quản lí hành chính mà còn đối với cả các tội phạm về môi trường, các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình, các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân… 2.3. Cũng từ các chỉ số nêu trên, chúng ta thấy tỉ lệ hình phạt tù có thời hạn là rất cao. Hình phạt này được quy định trong tất cả các chế tài và con số những chế tài lựa chọn hầu như rất ít. Mặc dù Điều 47 BLHS năm 1999 quy định khả năng các toà án được vận dụng việc chuyển loại hình phạt song điều đó chỉ xảy ra đối với trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ. Chúng tôi cho rằng cách quy định như hiện nay của các chế tài ở Phần các tội phạm của BLHS năm 1999 là một trong những hạn chế cần được khắc phục để đảm bảo nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự. Nên chăng, cần hạn chế quy định hình phạt tù đối với các tội có lỗi vô ý. Đề nghị này xuất phát từ một điều đã được T¹p chÝ luËt häc sè 4/2008 khoa học luật hình sự khẳng định là trong những trường hợp, khi mà mục đích của hình phạt vẫn có thể đạt được mà không cần cách li người phạm tội ra khỏi môi trường bình thường của xã hội thì cần quy định cũng như áp dụng các loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù. Các công trình nghiên cứu xã hội học luật hình sự đã làm sáng tỏ rằng: “sau khi chấp hành xong một năm hình phạt tù có 86% người bị kết án đã ngừng mối liên hệ với những tập thể lao động trước đây của mình và sau ba năm thì có đến 97%. Ở những người như vậy, tái phạm chiếm tỉ lệ cao hơn ở những người bị kết án còn giữ được mối liên hệ trước đây. Và khoảng cách trong quan hệ gia đình cũng đóng vai trò phủ định như vậy. Việc nghiên cứu cho thấy rằng, trong số những người bị kết án đã li dị trong thời gian chấp hành hình phạt, thực hiện tội phạm mới là 24%, còn trong số những người giữ được mối quan hệ bình thường với gia đình, thực hiện tội phạm mới chỉ có 7%”.(1) Với nội dung là cách li và hạn chế tự do đối với người bị kết án, ngoài những tác dụng mà nhà làm luật mong muốn, hình phạt tù đặc biệt là hình phạt tù có thời hạn dài có khả năng gây những hiệu ứng trái chiều, bởi việc hạn chế lâu dài các chức năng xã hội bình thường của một con người làm tê liệt, làm lãng quên các thói quen xã hội có ích ở họ như học tập, quan hệ cha con, mẹ con, vợ chồng, bạn bè, nghề nghiệp… mà việc khôi phục lại các quan hệ đó là cả một sự khó khăn đáng kể. Trong khi đó, trong BLHS năm 1999 có một số điều luật chỉ quy định một loại hình phạt chính là hình phạt tù và trong tất cả các chế tài lựa chọn của các điều luật 33 nghiªn cøu - trao ®æi đều có hình phạt tù. Mặc dù, luật hình sự cho phép toà án được chuyển sang quyết định hình phạt thuộc loại nhẹ hơn hoặc quy định các chế tài lựa chọn mà bên cạnh hình phạt tù có thời hạn là các hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù song khả năng người phạm tội bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn là rất lớn. Từ đó có thể thấy rằng việc nhà làm luật quy định hình phạt tù trong hầu hết tất cả các điều luật thuộc Phần các tội phạm của bộ luật hình sự, cũng như chỉ quy định loại hình phạt duy nhất là hình phạt tù đối với một số tội phạm và hơn thế nữa đã nâng mức tổng hợp hình phạt tù trong trường hợp phạm nhiều tội đến 30 năm tù là không đảm bảo nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự. Thiết nghĩ, tính hiệu quả của hình phạt mà chúng ta đang nói ở đây là hình phạt tù, không hoàn toàn ở tính nghiêm khắc và đặc biệt là ở thời hạn dài của nó. Vì rằng việc cải tạo giáo dục người phạm tội với thời hạn dài trong trại giam sẽ làm tăng khả năng khó hoà nhập sau này của họ với cộng đồng xã hội, làm tăng khả năng ngừng liên hệ của họ với các tập thể lao động trước đây, cũng như làm tăng tình trạng li dị của họ trong quan hệ hôn nhân và gia đình. Đối với những trường hợp này, khả năng tái phạm là khá lớn. Do vậy, thiết nghĩ, để hợp lí hơn và nhân đạo hơn đối với người phạm tội, cần giảm dần số điều luật quy định hình phạt tù, tăng số điều luật quy định chế tài lựa chọn, trong đó cùng với hình phạt tù là các loại hình phạt khác nhẹ hơn hình phạt tù. Đồng thời, cần nghiên cứu và sửa đổi mức tổng hợp tối đa hình phạt tù đối với trường hợp phạm nhiều tội theo hướng rút ngắn hơn so với quy định của pháp luật hình sự hiện 34 hành. Chúng tôi cho rằng sẽ là hợp lí nếu rút ngắn mức tổng hợp hình phạt tù tối đa hiện nay là 30 năm xuống còn 20 năm như BLHS năm 1985 đã quy định. 2.4. Nhân đạo trong luật hình sự hoàn toàn xa lạ với những hình phạt có tính nghiêm khắc cao, đặc biệt là với hình phạt tử hình. Bởi vậy, nhằm thể hiện tinh thần nhân đạo của luật hình sự Việt Nam, nhà làm luật nước ta đã giảm từ 43 điều luật của BLHS năm 1985 xuống còn 29 điều luật của BLHS hiện hành quy định áp dụng hình phạt tử hình. Cần lưu ý rằng bởi tính chất nghiêm khắc đặc biệt của hình phạt tử hình nên việc quy định và áp dụng loại hình phạt này đối với người phạm tội không phải là việc làm nhân đạo mà là việc làm cần thiết bắt buộc nhằm bảo vệ xã hội khỏi sự xâm phạm của các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Lịch sử xã hội loài người chứng minh rằng xã hội càng phát triển thì phạm vi quy định và áp dụng hình phạt tử hình càng bị thu hẹp. Chẳng phải ngẫu nhiên mà ngày nay đã có nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ loại bỏ hình phạt tử hình ra khỏi hệ thống hình phạt của mình. Ở những quốc gia còn giữ lại hình phạt tử hình trong hệ thống hình phạt của mình thì loại hình phạt này thường được quy định cho các tội phạm có tính chất và mức độ đặc biệt nguy hiểm cho xã hội như các tội xâm phạm an ninh quốc gia, giết người, hiếp dâm, cướp tài sản… Đối với các tội xâm phạm sở hữu, xâm phạm trật tự quản lí kinh tế, liên quan đến tham nhũng… đều không có chế tài tử hình. Ở nước ta, việc nghiên cứu về sự cần thiết loại bỏ hình phạt tử hình đối với các tội phạm có tính chất kinh tế ngày càng trở nên T¹p chÝ luËt häc sè 4/2008 nghiªn cøu - trao ®æi cấp thiết, đặc biệt là trong điều kiện kinh tế - xã hội đứng trước xu thế hội nhập mạnh mẽ như hiện nay. Trong số 29 tội bị quy định mức hình phạt cao nhất là tử hình có 5 tội sau đây cần được nghiên cứu để loại bỏ hình phạt tử hình đối với chúng. Đó là tội buôn lậu (Điều 153); tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 157); tội tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả (Điều 180); tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139); tội đưa hối lộ (Điều 289 BLHS năm 1999). Các tội phạm trên đây có thể kiểm soát được bằng sự nỗ lực quản lí của Nhà nước với sự giúp đỡ của xã hội và mọi công dân. Khi Nhà nước tăng cường quản lí kinh tế - xã hội một cách có hiệu quả, chắc chắn hạn chế được sự gia tăng của các loại tội này. Mặt khác, phần lớn các tội phạm trong số đó có thể khắc phục hậu quả bằng tài sản. Nếu người phạm tội bị tử hình thì việc khắc phục hậu quả do tội phạm gây ra khó mà đạt được kết quả. Do vậy, đối với những người thực hiện những tội phạm trên đây việc quy định và áp dụng mức cao nhất của khung hình phạt là hình phạt tù chung thân vừa đảm bảo việc khắc phục hậu quả do tội phạm gây ra, vừa đủ mức răn đe, phòng ngừa tội phạm. Rõ ràng, việc loại bỏ hình phạt tử hình đối với các tội phạm có tính chất kinh tế hoặc các tội có thể kiểm soát được bởi sự nỗ lực quản lí của Nhà nước là cần thiết và đáp ứng được các yêu cầu nhân đạo cũng như các yêu cầu khác của luật hình sự./. (1).Xem: Võ Khánh Vinh, “Xã hội học pháp luật”, T¹p chÝ luËt häc sè 4/2008 KIỂM SOÁT CỦA QUỐC GIA... (tiếp Nxb. Công theo trangan8)nhân dân, Hà Nội, 2003, tr. 139. trừ trường hợp có căn cứ rõ ràng cần phải kiểm tra và về nguyên tắc, các quốc gia không được có sự phân biệt đối xử trong kiểm tra, kiểm soát tàu thuyền. Tuy vậy, cũng có những trường hợp cá biệt khi xem xét vấn đề này. Chẳng hạn như theo Bản ghi nhớ khu vực Paris và Tokyo, một tàu có thể bị kiểm tra hai lần trong vòng sáu tháng nếu như tàu đó có tiền lệ xấu liên quan đến an toàn hoặc ô nhiễm hàng hải. Mặt khác, tàu thuyền cũng có thể chỉ phải bị kiểm tra hai năm một lần nếu như tàu thuyền đó có những tiền lệ tốt trong an toàn hàng hải và bảo vệ môi trường. Sẽ không có sự phân biệt quốc tịch tàu thuyền khi kiểm tra, kiểm soát bởi vì các quốc gia thường thoả thuận những chiến dịch ở những khoảng thời gian khác nhau nhằm vào tàu thuyền mang một số quốc tịch nhất định. Những tàu thuyền này thường là những tàu thuyền có tiền lệ xấu về an toàn hàng hải và ô nhiễm môi trường. Tóm lại, cơ chế kiểm soát của quốc gia có cảng ngày càng trở thành phổ biến ở các khu vực trên thế giới và vai trò của nó ngày càng được đánh giá cao. Trong điều kiện việc thực thi pháp luật của các quốc gia mà tàu mang quốc tịch và quốc gia ven biển đang chưa có hiệu quả thì cơ chế kiểm soát này đã và đang trở thành công cụ hữu hiệu để đối phó với tàu thuyền kém chất lượng. Tuy nhiên, cơ chế kiểm soát của quốc gia có cảng không thay thế cho việc kiểm soát của quốc gia ven biển và quốc gia mà tàu mang quốc tịch. Do đó, cần phải có cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các cơ chế này nhằm mục đích nâng cao an toàn hàng hải và đảm bảo môi trường trong các hoạt động hàng hải./. 35
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.