Báo cáo Giảm nghèo ở Việt Nam: Thành tựu và thách thức

pdf
Số trang Báo cáo Giảm nghèo ở Việt Nam: Thành tựu và thách thức 96 Cỡ tệp Báo cáo Giảm nghèo ở Việt Nam: Thành tựu và thách thức 1,004 KB Lượt tải Báo cáo Giảm nghèo ở Việt Nam: Thành tựu và thách thức 0 Lượt đọc Báo cáo Giảm nghèo ở Việt Nam: Thành tựu và thách thức 2
Đánh giá Báo cáo Giảm nghèo ở Việt Nam: Thành tựu và thách thức
4 ( 3 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 96 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

GIẢM NGHÈO Ở VIỆT NAM: THÀNH TỰU VÀ THÁCH THỨC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM GIẢM NGHÈO Ở VIỆT NAM: THÀNH TỰU VÀ THÁCH THỨC HÀ NỘI, 3/2011 Lời cảm ơn Báo cáo này do nhóm nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (VASS) bao gồm Nguyễn Thắng (Trưởng nhóm), Nguyễn Thị Thu Phương, Trần Ngô Minh Tâm, Lê Đặng Trung và Nguyễn Thị Thu Hằng (Trung tâm Phân tích và Dự báo CAF), xây dựng với sự hỗ trợ chuyên môn và hậu cần của Trần Thị Lan Anh, Phạm Minh Thái, Nguyễn Thị Vân Hà, Nguyễn Thị Thanh Tú, Nguyễn Thủy Chung, Nguyễn Thị Nguyệt Anh và Nguyễn Thị Hải Oanh. Báo cáo này chủ yếu dựa trên các kết quả nghiên cứu được thực hiện trong khuôn khổ Đánh giá nghèo 2008-2010 do Viện Khoa học Xã hội Việt Nam điều phối dưới sự chỉ đạo của Giáo sư Đỗ Hoài Nam, Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, và với sự tham gia của các viện nghiên cứu cũng như các nhà nghiên cứu và các chuyên gia độc lập trong và ngoài Viện Khoa học Xã hội Việt Nam. Các cơ quan thực hiện Đánh giá nghèo có sự tham gia của người dân năm 2008 bao gồm Viện Dân tộc học và Viện Kinh tế Việt Nam (cả hai đều thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam), Viện Khoa học Lao động và Xã hội (thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội), Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp (thuộc Viện nghiên cứu Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp Nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) và Trung tâm Phát triển và Hội nhập (một tổ chức phi chính phủ của Việt Nam). Tác giả của các báo cáo kỹ thuật đầu vào cho Đánh giá nghèo 2008 - 2010 gồm có Bob Baulch (chuyên gia độc lập), Bùi Trinh (Tổng cục Thống kê), Chế Tương Như (Đại học Quốc gia Úc – ANU), Paulette Castel (chuyên gia độc lập), Đặng Văn Kỳ (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), Hoàng Thị Thanh Hương (Đại học Kinh tế Quốc dân - NEU), Tom Kompas (ANU), Lê Thúc Dục (CAF), Nguyễn Ngọc Anh (Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Phát triển - DEPOCEN), Nguyễn Việt Cường (NEU), Nguyễn Tam Giang (chuyên gia độc lập), Nguyễn Quang Hà (Bộ Lâm nghiệp Việt Nam), Nguyễn Thị Thanh Hà (CAF), Nguyễn Thị Minh Hòa (CAF), Nguyễn Đức Nhật (DEPOCEN), Nguyễn Thị Thu Phương (CAF), Phạm Thái Hưng (NEU), Phạm Thị Ánh Tuyết (CAF), Phạm Văn Hà (Học viện Tài chính, Bộ Tài chính), Phùng Đức Tùng (Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn Đông Dương), Tô Trung Thành (NEU), Vũ Hoàng Đạt (CAF) và Vũ Hoàng Linh (IRC). Công tác biên tập do Nguyễn Thu Hương (CAF) và Lê Nguyệt Hàn Giang (thực tập viên, CAF) thực hiện. 5 Đánh giá nghèo này đã nhận được sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính từ một số đối tác phát triển quốc tế của Việt Nam như Ngân hàng Thế giới, Cơ quan Phát triển Quốc tế của Úc (AusAID), Quĩ Ford Foundation, Bộ Phát triển Quốc tế của Anh (DFID), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), v.v… Nhóm xây dựng báo cáo đã nhận được sự hỗ trợ chuyên môn của Martin Rama, Valerie Kozel, Carrie Tuck, Francisco Ferreira, và James Anderson thuộc Ngân hàng Thế giới, cũng như những ý kiến đóng góp quí báu từ Nguyễn Tiến Phong, Trợ lý Đại diện và Trưởng ban Xã hội và Giảm nghèo (UNDP tại Việt Nam); Deepak Mishra, Chuyên gia Kinh tế trưởng (Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam); và Francois Roubaud, Chuyên gia Cao cấp (Viện nghiên cứu Phát triển, Thể chế và Phân tích dài hạn, Pháp). Chúng tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các đại biểu tham dự ba cuộc hội thảo tham vấn ở cấp vùng với các nhà hoạch định chính sách và các nhà nghiên cứu của Việt Nam được tổ chức tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng Tám năm 2010, cũng như các đại biểu tham gia hội thảo tổ chức tại văn phòng của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam vào ngày 28 tháng Mười năm 2010 và hội thảo với các đối tác phát triển quốc tế của Việt Nam tổ chức tại Viện Khoa học Xã hội Việt Nam vào ngày 29 tháng Mười Một năm 2010. 6 Mục lục Lời cảm ơn............................................................................................................................... 5 Mục lục.................................................................................................................................... 7 Danh mục các từ và chữ viết tắt........................................................................................... 9 Danh mục bảng, hình và hộp............................................................................................. 13 Tóm tắt tổng quan................................................................................................................ 15 Lời nói đầu............................................................................................................................ 27 Chương I. Xu hướng gần đây trong công cuộc giảm nghèo ở Việt Nam...................... 31 1. Thành tựu ấn tượng, song tiến độ không đồng đều............................................... 31 2. Động thái nghèo và các hàm ý chính sách về giảm nghèo.................................... 46 Chương II. Giảm nghèo trong bối cảnh kinh tế mới trong giai đoạn sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)............................................. 53 1. Bối cảnh kinh tế mới trong giai đoạn sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)..................................... 53 2. Duy trì ổn định kinh tế vĩ mô để giảm nghèo bền vững . ..................................... 55 2.1. Tình hình kinh tế vĩ mô trong giai đoạn sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)............................. 55 2.2. Tác động của bất ổn kinh tế vĩ mô đến người nghèo và người có thu nhập thấp................................................................................... 57 2.3. Các biện pháp duy trì ổn định kinh tế vĩ mô vì mục tiêu tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo bền vững................................................... 62 3. Củng cố an sinh xã hội nhằm giảm nghèo bền vững............................................. 65 3.1. Các biến cố các hộ gia đình Việt Nam đang đối mặt....................................... 65 7 3.2. Hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam: Hiệu quả và Các biện pháp cải tiến nhằm giảm nghèo bền vững.................. 67 4. Mở rộng cơ hội cho người nghèo và người thu nhập thấp được tham gia và được hưởng lợi tối đa từ tiến trình tăng trưởng kinh tế.................................... 74 4.1. Cải thiện khả năng di chuyển của người lao động........................................... 74 4.2. Cải thiện năng suất nông nghiệp và tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực cho sản xuất nông nghiệp................................................................. 77 5. Giảm nghèo cho nhóm đồng bào các dân tộc thiểu số.......................................... 83 Chương III. Những thách thức ở phía trước.................................................................... 87 Tài liệu tham khảo............................................................................................................... 91 Phụ lục: Mô tả đặc điểm dân số theo động thái nghèo................................................... 94 8 Danh mục các từ và chữ viết tắt ADB Asian Development Bank – Ngân hàng Phát triển Châu Á ANU Australian National University – Đại học Quốc gia Úc AusAID Australian Agency for International Development – Cơ quan Phát triển Quốc tế của Úc CAR Capital Adequacy Ratio – Hệ số an toàn vốn CAF Centre for Analysis and Forecasting – Trung tâm Phân tích và Dự báo CEMA Committee on Ethnic Minority Affairs -Ủy ban Dân tộc CGE Computable General Equilibrium – Mô hình cân bằng tổng thể khả tính CPI Consumer Price Index – Chỉ số giá tiêu dùng DEPOCEN Development and Policies Research Center – Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Phát triển DFID Department for International Development – Bộ Phát triển Quốc tế của Anh DIAL Développement, Institutions & Analyses de Long terme – Viện nghiên cứu Phát triển, Thể chế và Phân tích dài hạn ECD Early Childhood Development – Phát triển Đầu đời EM Ethnic Minority – Dân tộc thiểu số EVN Vietnam Electricity – Điện lực Việt Nam FDI Foreign Direct Investment – Đầu tư trực tiếp nước ngoài FII Foreign Indirect Investment – Đầu tư gián tiếp nước ngoài GDP Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm quốc nội GSO General Statistical Office – Tổng cục Thống kê ICOR Incremental Capital Output Ratio – Tỷ lệ tăng vốn trên sản phẩm đầu ra IMF International Monetary Fund – Quỹ Tiền tệ Quốc tế 9 IRC Indochina Research and Consulting – Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn Đông Dương LMP Labor Market Program/Policy – Chương trình/Chính sách thị trường lao động MDGs/VDGs Millennium Development Goals/Vietnam Development Goals – Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ/Mục tiêu phát triển của Việt Nam MOLISA Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs – Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội MPI Ministry of Planning and Investment – Bộ Kế hoạch và Đầu tư MRD Mekong River Delta – Đồng bằng sông Cửu Long NEU National Economics University – Đại học Kinh tế Quốc dân NGO Non-Government Organization – Tổ chức phi chính phủ NTP PR National Targeted Program for Poverty Reduction – Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo ODA Official Development Assistance – Hỗ trợ phát triển chính thức PCE Per Capita Expenditure – Chi tiêu bình quân đầu người PMUB Participatory Monitoring of Urban Poverty – Giám sát nghèo đô thị có sự tham gia của người dân PPA Participatory Poverty Assessment – Đánh giá nghèo có sự tham gia của người dân RIM Rapid Impact Monitoring – Đánh giá nhanh tác động RRD Red River Delta – Đồng bằng sông Hồng SBV State Bank of Vietnam – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam SEDP Socio-Economic Development Plan – Kế hoạch Phát triển kinh tế – xã hội SIDA Sweden International Development Agency – Cơ quan Phát triển Quốc tế Thụy Điển SMEs Small and Medium sized Enterprises – Doanh nghiệp vừa và nhỏ SOEs State-Owned Enterprises – Doanh nghiệp nhà nước TOT Terms of Trade – Giá cánh kéo TFP Total Factor Productivity – Năng suất tổng hợp UN United Nations – Liên Hiệp Quốc UNDP United Nations Development Program – Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc 10
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.