Báo cáo " Đổi mới phương pháp thảo luận các môn học Mác - Lê Nin trong Trường Đại học Luật Hà Nội"

pdf
Số trang Báo cáo " Đổi mới phương pháp thảo luận các môn học Mác - Lê Nin trong Trường Đại học Luật Hà Nội" 6 Cỡ tệp Báo cáo " Đổi mới phương pháp thảo luận các môn học Mác - Lê Nin trong Trường Đại học Luật Hà Nội" 139 KB Lượt tải Báo cáo " Đổi mới phương pháp thảo luận các môn học Mác - Lê Nin trong Trường Đại học Luật Hà Nội" 0 Lượt đọc Báo cáo " Đổi mới phương pháp thảo luận các môn học Mác - Lê Nin trong Trường Đại học Luật Hà Nội" 0
Đánh giá Báo cáo " Đổi mới phương pháp thảo luận các môn học Mác - Lê Nin trong Trường Đại học Luật Hà Nội"
4.3 ( 16 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

®µo t¹o TS. NguyÔn ThÞ HiÒn * Đ ổi mới phương pháp giảng dạy các môn học Mác-Lênin đang là vấn đề được sự quan tâm đặc biệt của các cấp, ngành giáo dục, đào tạo. Đổi mới phương pháp giảng dạy của các môn học Mác-Lênin có nội dung rất rộng, bài này chỉ đề cập vấn đề đổi mới thảo luận các môn học MácLênin ở Trường đại học luật hiện nay. 1.Vai trò của việc thảo luận các môn học Mác-Lênin Do đặc thù về đối tượng nghiên cứu và học tập của các môn học Mác-Lênin nên trong cơ cấu chương trình đào tạo cho các hệ đào tạo đại học và cao đẳng, thời lượng thảo luận của các môn học này luôn được bố trí bắt buộc theo tỉ lệ nhất định so với giảng dạy lí thuyết, theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo lâu nay thường chiếm 1/3 tổng số giờ quy định cho mỗi môn học. Có sự khác biệt giữa thảo luận với giảng lí thuyết, semina hoặc báo cáo chuyền đề. Giảng lí thuyết có mục tiêu là cung cấp những kiến thức ban đầu của môn học cho nên dù phương pháp nào thì cũng không loại bỏ được hoàn toàn tính chất độc thoại một cách chủ động. Trong khi đó thảo luận có mục tiêu là khắc sâu những quan điểm phổ biến, làm rõ ràng thêm những vấn đề vốn trừu tượng thuộc phạm vi nghiên cứu của môn học, do đó có thể chủ động tăng T¹p chÝ luËt häc sè 2/2004 cường tính chất đối thoại giữa người học và người dạy. Do tính trừu tượng của môn học, nếu chỉ qua nghe giảng và đọc tài liệu nhận thức sẽ rất hạn chế, nhiều vấn đề sinh viên mới tiếp xúc sẽ gặp khó khăn trong việc hiểu bài. Thảo luận làm cho sinh viên nhận thức nội dung bài học được sâu sắc, chính xác, giáo viên nắm được mức độ tiếp thu bài của sinh viên và kịp thời khắc phục những nhận thức lệch lạc, bổ sung những khía cạnh chưa có điều kiện đi sâu khi lên lớp. Nó làm cho nội dung giờ học Mác-Lênin thêm sinh động, phong phú, kích thích sự tìm tòi suy nghĩ, khắc phục tình trạng độc thoại. Thảo luận gây được sự hứng thú say mê trong học tập, tập cho sinh viên chủ động nhận thức, gắn lí luận với vấn đề kinh tế, chính trị xã hội trong thực tiễn. Thảo luận chưa đi vào giải quyết vấn đề thực tế đặt ra như semina nhưng nó làm cơ sở nhận thức để góp phần giải quyết vấn đề, góp phần bồi dưỡng tư tưởng chính trị, nhân cách sống đúng đắn cho sinh viên v.v.. Quá trình học tập, nghiên cứu các môn học Mác-Lênin vừa là quá trình cung cấp kiến thức khoa học vừa là quá trình thực * Giảng viên chính Bộ môn Mác-Lênin Trường đại học luật Hà Nội 75 ®µo t¹o hiện chức năng giáo dục chính trị tư tưởng. Việc xác định rõ vai trò của hoạt động thảo luận các môn học Mác-Lênin đã khẳng định sự cần thiết của hoạt động này. 2. Tình hình thực tế của hoạt động thảo luận các môn học Mác-Lênin trong Trường đại học luật hiện nay Nói chung, các giờ thảo luận đã được bảo đảm tiến hành đều đặn, đúng thời lượng như quy định của Bộ giáo dục và đào tạo cho nhóm các trường khoa học xã hội và nhân văn. Cách thức thảo luận cũng có sự đa dạng đối với tất cả các lớp, các giáo viên. Quy mô thảo luận thực hiện theo từng lớp (khoảng từ 65 đến 80 sinh viên). Tuy vậy, để nâng cao hiệu quả giờ thảo luận các môn học Mác-Lênin, chúng ta cũng cần xem xét sâu hơn về những cách thức đang thực hiện, chỉ ra mặt tích cực và hạn chế của nó. Từ đó tìm ra những cách thức mới phù hợp hơn. Trong thời gian 2 đến 3 tiết cho một buổi, hoạt động thảo luận được tiến hành theo hai cách thức chủ yếu như sau: Cách thứ nhất: Giáo viên nêu ra câu hỏi hoặc sinh viên nêu lên những thắc mắc hay vấn đề cần đi sâu, làm rõ để cả lớp tham gia thảo luận dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Để tham gia thảo luận, sinh viên có thể chuẩn bị từ trước hoặc được dành một số thời gian suy nghĩ nhất định ngay tại lớp. Với cách thảo luận này thì những sinh viên chăm học, ham hiểu biết sẽ chăm chú theo dõi và nhiệt tình tham gia phát biểu ý kiến, say sưa tranh luận. Giáo viên sẽ bổ sung kiến thức còn thiếu cho sinh viên, làm rõ những điểm nhận thức còn sai lệch, 76 khẳng định những quan điểm đúng đắn, chính thống... Điều dễ nhận thấy của cách thảo luận trên là chỉ cần ít giáo viên và cũng giảm bớt được một số chi phí khác. Tuy vậy, cách thảo luận này cũng có nhiều hạn chế. Đa số sinh viên chỉ đọc lại phần ghi chép bài giảng hay đọc giáo trình. Mặt khác, đối với những sinh viên lần đầu tiếp xúc với một số môn học Mác-Lênin có tính trừu tượng cao thì việc học để hiểu bài không phải dễ dàng chứ chưa nói đến đọc thêm tài liệu tham khảo mở rộng kiến thức. Có những buổi thảo luận trở thành buổi giáo viên phải gần như là giảng lại bài. Nhiều trường hợp sinh viên đưa ra không ít thắc mắc mà lí giải những thắc mắc đó lại nằm ngay trong nội dung của bài giảng, nên thời gian lẽ ra dành cho tranh luận giữa sinh viên với nhau thì lại chỉ đủ để cho giáo viên giải đáp thắc mắc của sinh viên. Việc mong muốn tăng cường tính đối thoại, giảm tính độc thoại trong giảng dạy các môn MácLênin khó được cải thiện, tính tích cực của sinh viên trong quá trình tiếp nhận kiến thức không có điều kiện để phát huy ở mức cao. Khi cả lớp thảo luận chung một câu hỏi, nếu quy mô lớp lớn, giáo viên sẽ gặp khó khăn trong việc kiểm soát sự chuẩn bị và sự tập trung của từng sinh viên, sẽ có tình trạng sinh viên ỷ lại vào nhau. ý kiến thắc mắc của một vài sinh viên nhiều khi không phải là sự quan tâm của đa số nên không khí của buổi thảo luận dễ trở nên nhàm chán và sinh viên đến lớp trong giờ thảo luận chỉ nhằm đối phó với kiểm tra học trình hay điểm danh. Số sinh viên hiểu bài thì cho rằng thảo luận chỉ là nhắc lại bài T¹p chÝ luËt häc sè 2/2004 ®µo t¹o giảng cũ nên cũng không hứng thú tham gia; số không hiểu bài càng ngại tham gia vì sợ bị giáo viên chỉ định phát biểu. Đây cũng là lí do dẫn đến tình trạng một số sinh viên bỏ giờ, vắng mặt trong các buổi thảo luận. Tiến hành thảo luận theo cách trên còn có nhược điểm là dung lượng kiến thức mà sinh viên tiếp thu được bị hạn chế vì số lượng vấn đề được đưa ra trong buổi thảo luận không được nhiều. Trước đây đã có trường hợp giáo viên lấy luôn câu hỏi trong ngân hàng đề thi do Bộ giáo dục và đào tạo quy định để làm câu hỏi thảo luận, có nhiều câu trùng với đề mục trong bài giảng nên sinh viên không cần động não, khi được chỉ định phát biểu thì nhìn bài đọc nếu câu hỏi thảo luận rút ra từ ngân hàng đề. Hiện nay, tuy không còn áp dụng ngân hàng đề thi công khai, thống nhất cho tất cả các trường nhưng vì một vài giáo viên vẫn dùng những câu hỏi thảo luận từ ngân hàng đề thi cũ nên có hiện tượng sinh viên lớp trên đã phô tô các câu hỏi đó kèm phần trả lời, quảng cáo đó là đáp án đề thi. Cách thức thảo luận thứ hai: Cả lớp vẫn thảo luận chung một vấn đề nhưng chia làm hai nhóm, từng nhóm trao đổi bàn bạc thống nhất ý kiến với nhau. Quá trình thảo luận là quá trình tranh luận giữa hai nhóm và cuối cùng thì giáo viên nêu ý kiến giải đáp, kết luận. Cách thức “chung đề, chia nhóm này” có ưu điểm là giáo viên đỡ vất vả hơn, tính tích cực của sinh viên ít nhiều được kích thích do có sự phấn đấu cạnh tranh giữa hai nhóm, ý thức tập thể cũng được tăng cường. Song do vẫn thảo luận chung một vấn đề nên về cơ bản cách thức T¹p chÝ luËt häc sè 2/2004 thứ hai cũng có những hạn chế giống như cách thức thứ nhất. Đó là chưa nói tranh luận theo cách này không tránh khỏi gây nên sự ồn ào, ảnh hưởng đến các lớp khác bên cạnh vì nhóm quá đông. Ngoài hai cách thảo luận trên, có tổ bộ môn cũng dùng hình thức kết hợp giữa thảo luận với tổ chức các buổi semina. Những chuyên đề semina được chuẩn bị công phu, có chất lượng tốt sẽ được nâng cấp thành những đề tài nhỏ để tổ chức các buổi hội thảo cho sinh viên cả khoá. Tuy vậy, những hoạt động như thế không có điều kiện tiến hành thường xuyên và đều đặn nên hình thức thảo luận thuần tuý vẫn là hoạt động chủ yếu, phổ biến và mang tính bắt buộc trong quá trình giảng dạy các môn học MácLênin của trường. 3. Các biện pháp nâng cao hiệu quả giờ thảo luận các môn học Mác-Lênin Do đặc thù nghề nghiệp trong tương lai, yêu cầu đối với sinh viên luật là phải nhận thức một cách sâu sắc những kiến thức mà các môn học Mác-Lênin trang bị. Để nâng cao hiệu quả của hoạt động thảo luận các môn Mác-Lênin trong Trường đại học luật Hà Nội, cần thực hiện nhiều biện pháp. Bước đầu xin đề cập một số biện pháp sau: 3.1. Cải tiến cách thức tổ chức cho sinh viên thảo luận trên lớp Để kích thích tinh thần thi đua, nhu cầu được thể hiện hiểu biết của cá nhân sinh viên, cần duy trì cách thức chia nhóm thảo luận. Vấn đề quan trọng ở đây là số lượng sinh viên trong mỗi nhóm là bao nhiêu thì phù hợp. Câu trả lời chính xác cần phải được rút ra qua thực tế nhưng nói chung là 77 ®µo t¹o không nên chia nhóm thảo luận có quy mô lớn quá. Để tiện lợi cho việc trao đổi bàn bạc mỗi nhóm nên từ 4-5 sinh viên, quy mô nhóm như vậy là phù hợp với vị trí ngồi học trong lớp gồm các sinh viên trên cùng một hay hai dãy bàn kề nhau tuỳ theo sự bố trí của phòng học. Căn cứ vào số lượng sinh viên thông thường của một lớp thảo luận hiện nay thì với quy mô nhóm như trên mỗi lớp sẽ có từ 15 đến 25 nhóm. Mỗi nhóm được nhận một câu hỏi riêng. Cá nhân trong từng nhóm phải chuẩn bị ý kiến của mình một cách độc lập trong thời gian quy định (có thể khoảng 7-10 phút), sau đó bàn bạc thống nhất ý kiến nội dung trả lời của cả nhóm. Các nhóm cử đại diện trình bày ý kiến đã thống nhất của cả nhóm trước lớp và cuối cùng giáo viên nhận xét, đánh giá phần trình bày của mỗi nhóm và cho điểm. Với cách thảo luận “nhiều nhóm, nhiều câu hỏi" này, khắc phục được nhược điểm của các cách thức thảo luận đã nêu trên mà trước hết là mở rộng được dung lượng kiến thức cần trao đổi trong một buổi thảo luận, có thể giải quyết được vài chục câu hỏi một cách thấu đáo. Và một điều quan trọng khác là bắt buộc mọi người đều phải động não, khắc phục tính chây lười, ỷ lại trong các giờ thảo luận của không ít sinh viên hiện nay. Qua việc bao quát lớp học trong lúc sinh viên tự chuẩn bị nội dung trả lời giáo viên sẽ kiểm tra được mức độ tập trung làm việc của từng sinh viên một cách tương đối sát sao. Thêm nữa, việc chỉ định đại diện nhóm lên trình bày sẽ bắt buộc từng sinh viên phải chuẩn bị nghiêm túc nội dung kiến thức của mỗi câu hỏi, qua đó nâng cao hiểu biết cho 78 sinh viên. Việc đánh giá nỗ lực chuẩn bị của cả nhóm bằng điểm số trên lớp và có thể dùng điểm đó thay điểm kiểm tra học trình vừa có tác dụng tạo không khí thi đua học tập vừa thúc đẩy sự đào sâu suy nghĩ hơn nữa của sinh viên. Tuy cách thức thảo luận “nhiều nhóm, nhiều câu hỏi “ có những ưu điểm cơ bản nói trên nhưng chúng ta cũng cần chú ý tìm cách hạn chế một số vấn đề có thể nảy sinh. Trước hết là việc chia nhiều nhóm thảo luận dễ gây tình trạng ồn ào trong khi các nhóm chuẩn bị để thống nhất ý kiến. Việc sử dụng điểm cho từng nhóm để làm điểm kiểm tra học trình cũng không phải bao giờ cũng đánh giá thật sát nỗ lực của từng cá nhân. Nhưng xét về tổng thể thì với cách thức thảo luận này cái lợi vẫn là cơ bản. Trước hết, đây là điều kiện tốt nhất để đề cập hầu hết những nội dung cơ bản của bài đã học và khắc phục được những nhận thức lệch lạc, từ đó sinh viên hiểu chính xác, sâu sắc, nhận thức rõ hơn mối liên hệ giữa lí luận và thực tiễn. Mặc dù điểm cho các nhóm không bảo đảm đánh giá hoàn toàn chính xác nỗ lực của từng cá nhân nhưng về thực chất điểm kiểm tra học trình chỉ để xác định điều kiện dự thi, không phải là điểm chính thức giá đánh kết quả nhận thức của mỗi sinh viên nên cũng không đặt ra yêu cầu cao đối với nó. Bởi vậy, cách thức thảo luận "nhiều nhóm, nhiều câu hỏi" vẫn là cách thức có nhiều ưu điểm và cơ bản đã khắc phục được những hạn chế của cách thảo luận hiện hành. Tất nhiên, để phát huy được ưu điểm của cách thức thảo luận này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, đặc biệt T¹p chÝ luËt häc sè 2/2004 ®µo t¹o và trước hết là sự nỗ lực của những người tham gia thảo luận, cả từ phía sinh viên và giáo viên hướng dẫn. 3.2. Nâng cao chất lượng của câu hỏi thảo luận Muốn đạt hiệu quả và có không khí thảo luận sôi động thì hệ thống câu hỏi (hệ thống vấn đề) thảo luận phải có tính gợi mở phong phú, sâu sắc. Tính gợi mở của câu hỏi hay vấn đề thảo luận phải theo cả chiều sâu lẫn chiều rộng (sự liên kết giữa các khái niệm, những phạm trù từ trừu tượng đến cụ thể). Nội dung câu hỏi buộc người trả lời không thể bê nguyên xi những điều đã ghi được để trả lời mà phải vận dụng những kiến thức đã học được để giải quyết, lí giải thực tế, nghĩa là thể hiện mức độ hiểu về vấn đề đã được học và qua sự vận dụng đó sẽ càng hiểu chính xác đầy đủ hơn. Câu hỏi đưa ra không phải là yêu cầu nhắc lại nội dung lí thuyết đã được học mà lấy những vấn đề cụ thể trong thực tiễn để kiểm tra xem sinh viên vận dụng lí giải đã chính xác chưa. Chẳng hạn, khi thảo luận phần kinh tế hàng hoá trong chương trình kinh tế chính trị học, để sinh viên nhận thức đầy đủ, chính xác các khái niệm hàng hoá, sản phẩm, không yêu cầu thuộc lòng nội dung định nghĩa hàng hoá, định nghĩa sản phẩm mà yêu cầu phải kiểm tra được mức độ hiểu nội dung định nghĩa đó thế nào qua hiện tượng thực tiễn, ví dụ, ta có thể đưa ra câu hỏi: “Nông sản do người nông dân làm ra có phải là hàng hoá không”. Câu hỏi thảo luận cũng cần nghiên cứu làm sao để góp phần rèn luyện tư duy khái quát cho sinh viên. Có thể tập cho sinh viên biết liên kết nhiều vấn đề nhỏ T¹p chÝ luËt häc sè 2/2004 để rút ra hay làm sáng tỏ vấn đề lớn hơn. Đơn cử như trong thảo luận của môn kinh tế chính trị có thể thay những câu hỏi có tính chất yêu cầu trình bày về lợi nhuận, lợi tức thương nghiệp, lợi tức, địa tô, lợi nhuận bình quân, lợi nhuận độc quyền trong nền kinh tế TBCN hay trong nền kinh tế của CNTB tự do cạnh tranh... bằng yêu cầu duy nhất là trình bày (giới thiệu) các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư trong nền kinh tế TBCN. Trong một số trường hợp có thể cho sinh viên làm các bài tập ứng dụng lại là cách tốt nhất để họ nhận thức sâu sắc thêm phần lí thuyết. Để có hệ thống câu hỏi thảo luận có chất lượng cao thì điều kiện cần vẫn là giáo viên phải nắm chắc chương trình của môn học, nắm chắc mối liên hệ giữa các khái niệm, các phạm trù về mặt lí thuyết với những biểu hiện và yêu cầu nhận thức chúng trong thực tiễn xã hội. Từ đó ta khẳng định rằng cần có quá trình tích luỹ kiến thức chuyên môn sâu rộng cho giáo viên mới có thể thực hiện thảo luận các môn Mác-Lênin đạt kết quả cao. Bởi vậy, sẽ là không hiệu quả khi cho rằng chỉ nên bố trí giáo viên tập sự phụ trách các buổi thảo luận trên lớp. 3.3. Kết cấu lại cho hợp lí thời lượng thảo luận và cải tiến phương pháp giảng dạy phù hợp với đặc thù của một số môn học Hiện nay, các môn học thuộc Bộ môn Mác-Lênin trong Trường đại học luật Hà Nội chia thành 3 nhóm: Nhóm 1: Triết học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học; nhóm 2: Logic học, xã hội học; nhóm 79 ®µo t¹o 3: Lịch sử Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đối với các môn thuộc nhóm 1, do đặc thù là những môn học có tính trừu tượng cao nên nhóm này cần bảo đảm thời lượng và sử dụng cách thức thảo luận “nhiều nhóm, nhiều câu hỏi”. Việc học tập, nghiên cứu các môn này đòi hỏi phải sử dụng phương pháp tư duy trừu tượng trên cơ sở khái quát hoá, trừu tượng hoá nhiều hiện tượng tự nhiên, xã hội, nhiều quá trình kinh tế cụ thể trên nhiều phạm vi... Do đó, đảm bảo thời lượng, duy trì hoạt động thảo luận nghiêm túc và hiệu quả cao là yêu cầu bắt buộc để nâng cao nhận thức của sinh viên. Đối với các môn thuộc nhóm hai: Ngoài thời gian giảng lí thuyết, muốn để sinh viên hiểu sâu bài giảng thì khâu quan trọng là sinh viên phải biết vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các bài tập, thực hành các thao tác về một nội dung công việc dưới sự hướng dẫn của giáo viên (ví dụ, làm các bài tập về luận 3 đoạn, thực hành các khâu, trình tự, các thao tác điều tra xã hội học (xây dựng bảng hỏi, thu thập và xử lí thông tin...).Vì vậy, hoạt động thảo luận của các môn này không phải chủ yếu là học sinh phát biểu ý kiến tranh luận dưới dạng trả lời các câu hỏi mà là thực hành các nội dung nói trên. Để hoạt động thực hành của sinh viên có hiệu quả, thành thạo trong làm bài tập, dù không bố trí thời gian thảo luận nhưng cần bố trí thời gian để sinh viên được làm quen với các bài tập, với các kĩ năng nói trên. Đối với các môn thuộc nhóm 3: Đây là những kiến thức mang tính lịch sử cụ thể, là môn học nghiên cứu về lịch sử, tư tưởng. Nội dung nghiên cứu học tập các môn này 80 luôn gắn liền với các sự kiện lịch sử cách mạng của đất nước theo dòng thời gian trong hơn hai phần ba thế kỉ qua và đã được nghiên cứu tổng kết, đánh giá khá sâu sắc, chính xác. Hoạt động thảo luận cần dành phần thích đáng vào việc tham quan các bảo tàng lịch sử, bảo tàng cách mạng, bảo tàng Hồ Chí Minh, bảo tàng quân đội, tìm đọc các tài liệu về lịch sử cách mạng, về cuộc đời, thân thế sự nghiệp của Bác, xem phim tư liệu... để mở rộng hiểu biết và làm cho môn học được sinh động, tăng cường bồi dưỡng kiến thức thực tiễn lịch sử cho sinh viên. 3.4. Tổ chức quy mô lớp học cho phù hợp Với quy mô lớp học trên 100 sinh viên và quy mô lớp thảo luận từ 65 - 80 sinh viên thì không thể bảo đảm hiệu quả đối với một lớp thảo luận. Nếu quy mô lớp thảo luận thu nhỏ hơn, từ 30 đến 40 sinh viên thì sẽ có lợi về nhiều mặt, như việc kiểm soát của giáo viên đối với sự chuẩn bị của sinh viên dễ dàng hơn, không mất thời gian nhiều cho việc di chuyển micro, quá trình giao tiếp thuận lợi, ý kiến phát biểu của sinh viên và giải đáp của giáo viên cũng tăng sự tập trung chú ý. Tóm lại, để hoạt động thảo luận các môn học thuộc Bộ môn Mác-Lênin đạt hiệu quả, chúng ta cần không ngừng tìm tòi, đổi mới cách thức thảo luận cho phù hợp với đặc thù của từng môn học. Điều này đòi hỏi sự nỗ lực đồng bộ của các cấp quản lí, của đội ngũ giáo viên và của tập thể sinh viên. Những đề xuất trên chỉ là suy nghĩ bước đầu, vấn đề này cần có quá trình bổ sung, hoàn thiện với sự đóng góp xây dựng của những người thật sự tâm huyết./. T¹p chÝ luËt häc sè 2/2004
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.