Báo cáo "Đánh dấu số lần vi phạm trên giấy phép lái xe - biện pháp cần thiết trong xử lí vi phạm hành chính về giao thông đường bộ "

pdf
Số trang Báo cáo "Đánh dấu số lần vi phạm trên giấy phép lái xe - biện pháp cần thiết trong xử lí vi phạm hành chính về giao thông đường bộ " 6 Cỡ tệp Báo cáo "Đánh dấu số lần vi phạm trên giấy phép lái xe - biện pháp cần thiết trong xử lí vi phạm hành chính về giao thông đường bộ " 132 KB Lượt tải Báo cáo "Đánh dấu số lần vi phạm trên giấy phép lái xe - biện pháp cần thiết trong xử lí vi phạm hành chính về giao thông đường bộ " 0 Lượt đọc Báo cáo "Đánh dấu số lần vi phạm trên giấy phép lái xe - biện pháp cần thiết trong xử lí vi phạm hành chính về giao thông đường bộ " 0
Đánh giá Báo cáo "Đánh dấu số lần vi phạm trên giấy phép lái xe - biện pháp cần thiết trong xử lí vi phạm hành chính về giao thông đường bộ "
4.1 ( 4 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

®Æc san vÒ xö lÝ vi ph¹m hµnh chÝnh x ã hội phát triển, đòi hỏi pháp luật phải được tôn trọng, trật tự pháp luật được xác lập trên các lĩnh vực phải đồng bộ và phù hợp với yêu cầu thực tiễn trong từng giai đoạn phát triển khác nhau của đời sống xã hội. Việt Nam là đất nước đang trên đà phát triển mạnh mẽ về mọi mặt đời sống kinh tế, chính trị, xã hội. Sự phát triển cũng đã và đang đặt ra nhiều thử thách to lớn cho Nhà nước trong việc xác lập, duy trì và bảo vệ trật tự pháp luật trên các lĩnh vực, nhất là các lĩnh vực trật tự công cộng. Trật tự pháp luật về giao thông nói chung và trật tự pháp luật về giao thông đường bộ nói riêng là một trong những lĩnh vực trật tự công cộng nhạy cảm nhất ở nước ta hiện nay. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế-xã hội, giao thông đường bộ không chỉ là yếu tố thiết yếu phục vụ cho các hoạt động lưu thông hàng hoá, thương mại mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới các hoạt động xã hội khác như các hoạt động giao lưu dân sự, hợp tác quốc tế… và thể hiện lối sống trong hoạt động công cộng của xã hội. Xuất phát từ tầm quan trọng của giao thông đường bộ đối với đời sống kinh tế - xã hội, ngày 29/6/2001, Quốc hội đã thông qua Luật giao thông đường bộ; ngày 19/02/2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 14/2003/NĐ-CP 28 Ths. NguyÔn m¹nh hïng * quy định chi tiết một số điều của Luật giao thông đường bộ về một số quy tắc giao thông đường bộ; về tín hiệu của xe ưu tiên; về tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao, diễu hành, lễ hội trên đường bộ; về trách nhiệm của các bộ, ngành, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ. Những văn bản pháp luật này đã góp phần không nhỏ vào việc xác lập trật tự giao thông đường bộ, có ý nghĩa quan trọng trong việc phục vụ và thúc đẩy các hoạt động kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà tình trạng vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ, tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông vẫn xảy ra một cách phổ biến, đã và đang là vấn đề được Đảng, Nhà nước và xã hội quan tâm đặc biệt. Ngày 19/11/2002, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 13/2002/NQ-CP quy định về các giải pháp kiềm chế gia tăng và tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông; ngày 19/02/2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 15/2003/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với các * Giảng viên Khoa hành chính - nhà nước Trường đại học luật Hà Nội t¹p chÝ luËt häc ®Æc san vÒ xö lÝ vi ph¹m hµnh chÝnh hành vi vi phạm quy định về quy tắc giao thông đường bộ, các điều kiện bảo đảm an toàn giao thông của kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm khác về giao thông đường bộ (Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 05/4/2003). Theo các văn bản pháp luật này, mọi vi phạm hành chính về giao thông đường bộ đều được quy định tương ứng với các hình thức và mức xử phạt cụ thể; các cơ quan nhà nước, cán bộ có thẩm quyền, có trách nhiệm phát hiện kịp thời, xử lí nghiêm minh, đúng pháp luật mọi vi phạm hành chính. Bên cạnh những biện pháp xử lí vi phạm hành chính đã được quy định chung trong Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính ngày 02/7/2002, Nghị quyết số 13 và Nghị định số 15 nêu trên còn quy định về một biện pháp mới, góp phần thiết thực trong việc kiềm chế gia tăng, tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông nhằm quản lí người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới. Đó là biện pháp “đánh dấu số lần vi phạm trên giấy phép lái xe”. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì hậu quả của việc áp dụng biện pháp này là: “Nếu giấy phép lái xe bị đánh dấu 3 lần vi phạm thì hết giá trị sử dụng, nếu bị đánh dấu 2 lần thì phải thi lại luật giao thông đường bộ khi đổi giấy phép lái xe” (khoản 7 Điều 3 Nghị định số 15). Việc quy định và áp dụng biện pháp nêu trên đã có ảnh hưởng mạnh mẽ tới dư luận và ý thức chấp hành pháp luật của người điều khiển các phương tiện giao thông cơ T¹p chÝ luËt häc giới. Vì đây là biện pháp mới trong xử lí vi phạm hành chính cho nên việc xem xét một cách toàn diện từ góc độ pháp luật, thực tiễn áp dụng và yêu cầu của công tác quản lí nhà nước về tính chất, nội dung và cách thức tổ chức thực hiện biện pháp này là rất cần thiết. Thứ nhất, về tính chất, nội dung của biện pháp đánh dấu số lần vi phạm trên giấy phép lái xe. Việc xác định tính chất, nội dung của biện pháp này rất cần thiết cho việc tổ chức thực hiện đúng pháp luật, bảo đảm yêu cầu quản lí nhà nước và các quyền, lợi ích hợp pháp của người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Một trong những nguyên tắc quan trọng trong xử lí vi phạm hành chính là: “Việc xử lí vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết định hình thức, biện pháp xử lí thích hợp” (khoản 5 Điều 3 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002). Tuy vậy, do tính chất đặc thù của lĩnh vực giao thông và hiệu quả quản lí chưa cao của Nhà nước trong lĩnh vực này nên ở chừng mực nhất định nguyên tắc nêu trên vẫn chưa thể được thực hiện triệt để. Đơn cử việc pháp luật hành chính quy định “tái vi phạm hành chính” là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hành chính. Tuy nhiên, do số người điều kiển phương tiện giao thông là quá lớn, vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông xảy ra thường xuyên với số lượng lớn, thẩm quyền xử phạt 29 ®Æc san vÒ xö lÝ vi ph¹m hµnh chÝnh vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông được quy định thuộc về nhiều cơ quan, cán bộ khác nhau, trong khi đó hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về thông tin vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông chưa được xây dựng, vì vậy, việc xác định tình tiết tái vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông trong nhiều năm qua là không thể thực hiện được. Đứng trước tình hình đó, việc quy định biện pháp đánh dấu số lần vi phạm trên giấy phép lái xe đã phần nào đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lí nhà nước trong lĩnh vực giao thông và có ý nghĩa thiết thực trong việc bảo đảm thực hiện một số quy định của pháp luật về xử lí vi phạm hành chính như việc xác định tình tiết tăng nặng trách nhiệm hành chính (tái vi phạm hành chính), có vi phạm hành chính mới (trong việc áp dụng quy định của pháp luật về thời hiệu, thời hạn xử phạt vi phạm hành chính)… góp phần quan trọng trong việc xử lí nghiêm minh, đúng pháp luật các vi phạm hành chính trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng biện pháp này cũng cần phải được đối chiếu với hàng loạt các quy định khác của pháp luật về xử lí vi phạm hành chính theo những nguyên tắc pháp lí nhất định. Cụ thể là: Nếu biện pháp này chỉ đơn thuần là đánh dấu số lần vi phạm của người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới thì bất luận trong trường hợp nào, nếu người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới vi phạm hành chính thì cũng đều phải bị đánh dấu một lần 30 vi phạm trên giấy phép lái xe. Tuy vậy, theo quy định của Nghị định số 15 thì chỉ một số loại vi phạm hành chính khi được thực hiện thì người điều khiển phương tiện giao thông mới bị đánh dấu số lần vi phạm trên giấy phép lái xe. Những loại vi phạm đó được quy định tại các khoản 4, 5, 6, 7, 8 Điều 9; khoản 4, 5, 6, 7 Điều 10; khoản 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 20; khoản 3, 4, 5 Điều 21; khoản 4, 7 Điều 25; khoản 4, 5 Điều 28; khoản 2, 3, 4 Điều 29; khoản 1, 2 Điều 30; khoản 1, 2 Điều 31; khoản 2, 3 Điều 33; khoản 2, 3 Điều 37; khoản 1 Điều 40 Nghị định số 15. Theo các điều khoản này thì việc đánh dấu số lần vi phạm trên giấy phép lái xe chỉ áp dụng đối với người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới vi phạm tương đối nghiêm trọng quy định sử dụng giấy phép lái xe. Biện pháp này có thể được áp dụng trong trường hợp không áp dụng biện pháp tước quyền sử dụng giấy phép lái xe nhưng phần lớn các trường hợp được áp dụng kèm theo biện pháp tước quyền sử dụng giấy phép lái xe có thời hạn và nhìn chung không được áp dụng trong trường hợp người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới bị áp dụng biện pháp tước quyền sử dụng giấy phép lái xe không thời hạn. Như vậy, việc áp dụng biện pháp đánh dấu số lần vi phạm trên giấy phép lái xe tương tự như áp dụng biện pháp tước quyền sử dụng giấy phép lái xe nhưng ở trường hợp vi phạm có tính chất, mức độ thấp hơn (vi phạm tương đối nghiêm trọng quy tắc sử dụng giấy phép lái xe). t¹p chÝ luËt häc ®Æc san vÒ xö lÝ vi ph¹m hµnh chÝnh Mặt khác, hậu quả của việc áp dụng biện pháp đánh dấu số lần vi phạm trên giấy phép lái xe cũng tương tự như việc áp dụng biện pháp tước quyền sử dụng giấy phép lái xe. Từ những lí do trên, nhiều người lầm tưởng biện pháp đánh dấu số lần vi phạm trên giấy phép lái xe là biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đặc biệt. Tính chất đặc biệt của biện pháp này là không hạn chế ngay lập tức quyền điều khiển phương tiện giao thông cơ giới sau mỗi lần vi phạm bị đánh dấu trên giấy phép của người vi phạm. Tuy vậy, nếu xác định biện pháp nêu trên là biện pháp xử phạt vi phạm hành chính thì không chỉ trái với Điều 12 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002 (theo Điều này thì chỉ các biện pháp cảnh cáo, phạt tiền, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, tịch thu tang vật phương tiện vi phạm hành chính và trục xuất mới được xác định là biện pháp (hình thức) xử phạt vi phạm hành chính) mà còn trái với các quy định của pháp luật về hình thức và thủ tục xử phạt vi phạm hành chính là việc xử phạt vi phạm hành chính phải được thể hiện bằng quyết định xử phạt vi phạm hành chính (thể hiện bằng văn bản) được ban hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Ngoài ra, quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định số 15 cũng có thể dẫn đến việc xác định nhầm là biện pháp này có thể trực tiếp hạn chế quyền điều khiển phương tiện giao thông của người vi phạm. Xét về phương diện lí luận, việc cấp giấy phép lái xe cho người điều khiển phương tiện giao T¹p chÝ luËt häc thông cơ giới chỉ là việc cơ quan có thẩm quyền chính thức công nhận năng lực hành vi hành chính của các cá nhân này trong việc điều khiển các phương tiện đó. Việc người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới vi phạm hành chính nhiều hay ít không mặc nhiên làm hạn chế năng lực hành vi nêu trên. Do vậy, trong trường hợp có vi phạm hành chính, năng lực hành vi nêu trên chỉ bị hạn chế nếu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế mang tính chất trừng phạt đối với người vi phạm (biện pháp xử phạt vi phạm hành chính). Như vậy, việc xác định biện pháp đánh dấu số lần vi phạm trên giấy phép lái xe là biện pháp cưỡng chế nhà nước trực tiếp hạn chế quyền điều khiển phương tiện giao thông cơ giới của người vi phạm cũng đồng nghĩa với việc xác định đó là biện pháp xử phạt vi phạm hành chính. Tất nhiên, nhận định này là chưa thực sự chuẩn xác như đã phân tích ở trên. Từ những nhận định trên, việc mất giá trị sử dụng giấy phép lái xe sau khi bị đánh dấu phải được thể hiện bằng quyết định chính thức, công khai của cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về việc tước quyền sử dụng giấy phép đó (không thời hạn) do người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đã nhiều lần vi phạm quy tắc sử dụng giấy phép này. Vì vậy, xét về tính chất, nội dung biện pháp đánh dấu số lần vi phạm trên giấy phép lái xe không phải là biện pháp cưỡng chế nhà nước trực tiếp hạn chế quyền điều khiển phương tiện giao 31 ®Æc san vÒ xö lÝ vi ph¹m hµnh chÝnh thông cơ giới của người vi phạm hay là biện pháp xử phạt vi phạm hành chính mà chỉ là biện pháp do cơ quan, người có thẩm quyền thực hiện nhằm chính thức ghi nhận số lần vi phạm tương đối nghiêm trọng quy tắc sử dụng giấy phép lái xe cơ giới của người vi phạm làm cơ sở pháp lí cần thiết cho việc quyết định tước quyền sử dụng giấy phép lái xe không thời hạn (sau 3 lần đánh dấu). Tóm lại, khi xem xét các trường hợp áp dụng biện pháp đánh dấu số lần vi phạm trên giấy phép lái xe và hậu quả của việc áp dụng biện pháp này, cho chúng ta thấy đây là biện pháp nghiệp vụ pháp lí do người có thẩm quyền thực hiện nhằm ghi nhận số lần người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới vi phạm tương đối nghiêm trọng quy tắc sử dụng giấy phép lái xe, làm cơ sở pháp lí cần thiết cho việc quyết định áp dụng biện pháp tước quyền sử dụng giấy phép lái xe không thời hạn. Thứ hai, về cách thức tổ chức thực hiện biện pháp đánh dấu số lần vi phạm trên giấy phép lái xe. Việc tổ chức thực hiện biện pháp đánh dấu số lần vi phạm trên giấy phép lái xe như thế nào là rất cần thiết. Vì nếu thực hiện một cách tuỳ tiện biện pháp này thì có thể làm sai lệch nội dung, tính chất pháp lí của nó đồng thời có thể xâm hại trái pháp luật tới các quyền và lợi ích hợp pháp của người điều khiển phương tiện giao thông. Do đó, việc tổ chức thực hiện biện pháp đánh dấu số lần vi phạm trên giấy phép lái xe cần chú ý một số vấn đề sau: 32 - Về xử lí các giấy phép lái xe bị đánh dấu từ 2 lần trở xuống thì người có thẩm quyền thực hiện việc đánh dấu có trách nhiệm thông báo bằng văn bản với cơ quan đã cấp giấy phép bị đánh dấu trong một khoảng thời gian nhất định kể từ khi đánh dấu (3 ngày) về thời gian đánh dấu và thứ tự lần đánh dấu, làm cơ sở cần thiết để các cơ quan này cấp lại giấy phép, trong trường hợp người vi phạm xin cấp lại giấy phép vì lí do “mất giấy phép lái xe”. - Về xử lí các giấy phép lái xe bị đánh dấu 3 lần vi phạm. Trong trường hợp này, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính không được mặc nhiên coi những giấy phép bị đánh dấu 3 lần vi phạm thì hết giá trị sử dụng mà cần coi việc đánh dấu 3 lần vi phạm chỉ là một căn cứ pháp lí để quyết định áp dụng biện pháp xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép không thời hạn. Trong trường hợp áp dụng biện pháp tước quyền sử dụng giấy phép lái xe không thời hạn, người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thông báo với cơ quan đã cấp giấy phép theo thủ tục chung do pháp luật quy định. - Về cách thức đánh dấu: Có quan điểm cho rằng chỉ cần đánh một dấu nhỏ đủ để người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính nhận thấy và người vi phạm hành chính không thể tẩy xoá. Quan niệm này chưa đủ, vì nếu như vậy thì đối với những giấy phép lái xe nào đã bị đánh dấu 3 lần vi phạm thì hết giá trị sử dụng hoặc đã bị đánh dấu 2 lần vi phạm thì phải thi lại luật giao t¹p chÝ luËt häc ®Æc san vÒ xö lÝ vi ph¹m hµnh chÝnh thông đường bộ khi đổi giấy phép lái xe mà không phân biệt thời gian đánh dấu là không phù hợp với nhiều quy định trong Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002. Trước hết là các quy định tại khoản 1 Điều 11 Pháp lệnh này về thời hạn được coi là chưa bị xử lí vi phạm hành chính. Cụ thể là: “Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu qua một năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt thì được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính”. Do đó, kí hiệu việc đánh dấu lần vi phạm còn phải thể hiện rõ thời gian đánh dấu. Xét về phương diện lí luận, những vi phạm hành chính đã bị xử phạt và được coi là chưa bị xử phạt theo quy định của pháp luật thì lần vi phạm đã bị xử phạt đó không được tính làm căn cứ để xác định tình tiết tái vi phạm hành chính cũng như là không được coi là căn cứ pháp lí để xử lí các vi phạm sau đó. Vì vậy, việc xác định cụ thể thời điểm đánh dấu vi phạm cũng lại là vấn đề quan trọng. Có 3 thời điểm có thể đánh dấu lần vi phạm đó là khi phát hiện vi phạm, khi ra quyết định xử phạt hoặc khi chấp hành xong quyết định xử phạt. Theo khoản 1 Điều 11 Pháp lệnh nêu trên thì thời điểm bị đánh dấu số lần vi phạm được thể hiện trên giấy phép là ngày người vi phạm chấp hành xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Do vậy, giấy phép lái xe cần phải được tạm giữ cho tới thời điểm quyết định xử phạt chấp hành T¹p chÝ luËt häc xong. Việc tạm giữ này cũng phù hợp với khoản 3 Điều 57 Pháp lệnh nêu trên: “… người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ… giấy phép lái xe… cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt”. Như vậy, trong quá trình xử phạt vi phạm hành chính, người có thẩm quyền chỉ quyết định áp dụng biện pháp tước quyền sử dụng giấy phép lái xe không thời hạn trên cơ sở giấy phép đó đã bị đánh dấu 3 lần, nếu 3 lần đánh dấu đó không thuộc trường hợp quá thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 1 Điều 11 Pháp lệnh. Tóm lại, đánh dấu số lần vi phạm trên giấy phép lái xe là biện pháp cần thiết trong xử phạt vi phạm hành chính về giao thông có ý nghĩa quan trọng trong việc kiềm chế gia tăng, tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông nhằm quản lí người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Tuy nhiên, xuất phát từ yêu cầu quản lí nhà nước và phù hợp với những nguyên tắc pháp lí được quy định trong Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002, cần xác định đây là biện pháp nghiệp vụ pháp lí do người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thực hiện nhằm ghi nhận số lần người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ vi phạm tương đối nghiêm trọng quy tắc sử dụng giấy phép lái xe, làm cơ sở pháp lí cần thiết cho việc quyết định áp dụng biện pháp tước quyền sử dụng giấy phép lái xe không thời hạn./. 33
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.