Báo cáo "Đặc điểm của quy chế xác định tài sản doanh nghiệp phá sản trong luật phá sản doanh nghiệp của Việt Nam và những đề xuất sửa đổi "

pdf
Số trang Báo cáo "Đặc điểm của quy chế xác định tài sản doanh nghiệp phá sản trong luật phá sản doanh nghiệp của Việt Nam và những đề xuất sửa đổi " 6 Cỡ tệp Báo cáo "Đặc điểm của quy chế xác định tài sản doanh nghiệp phá sản trong luật phá sản doanh nghiệp của Việt Nam và những đề xuất sửa đổi " 168 KB Lượt tải Báo cáo "Đặc điểm của quy chế xác định tài sản doanh nghiệp phá sản trong luật phá sản doanh nghiệp của Việt Nam và những đề xuất sửa đổi " 0 Lượt đọc Báo cáo "Đặc điểm của quy chế xác định tài sản doanh nghiệp phá sản trong luật phá sản doanh nghiệp của Việt Nam và những đề xuất sửa đổi " 8
Đánh giá Báo cáo "Đặc điểm của quy chế xác định tài sản doanh nghiệp phá sản trong luật phá sản doanh nghiệp của Việt Nam và những đề xuất sửa đổi "
4.1 ( 14 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

X©y dùng ph¸p luËt ThS. Tr−¬ng Hång H¶i * T ừ khi Luật phá sản doanh nghiệp được Quốc hội thông qua ngày 30/12/1993 đến nay đã gần 10 năm áp dụng. Bên cạnh những vai trò tích cực không thể phủ nhận thì đồng thời, từ nội dung điều chỉnh cũng như thực tiễn áp dụng đã bộc lộ không ít bất cập. Để góp phần vào việc đánh giá cũng như đề xuất sửa đổi luật phá sản doanh nghiệp hiện hành, bài viết này phân tích về vấn đề xác định tài sản của doanh nghiệp phá sản, một trong những nội dung phức tạp của pháp luật phá sản và hiện đang còn nhiều cách quan niệm khác nhau trong giới nghiên cứu cũng như quản lí. 1. Đặc điểm của quy chế xác định khối tài sản phá sản trong Luật phá sản doanh nghiệp của Việt Nam Việc xác định khối tài sản của doanh nghiệp là vấn đề mấu chốt của Luật phá sản bởi suy cho cùng một doanh nghiệp có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật phá sản hay không chính là việc có hay không việc mất khả năng thanh toán nợ đến hạn. Đồng thời, việc giải quyết phá sản thực chất cũng chính là việc xử lí các mối quan hệ tài sản giữa doanh nghiệp đó với các chủ nợ. Mặt khác, việc xác định tình trạng tài sản của doanh nghiệp còn có ý nghĩa quan trọng trong việc lựa chọn các giải pháp thậm chí như ở một số nước còn là sự lựa chọn mô hình tố tụng phá T¹p chÝ luËt häc sè 1/2004 sản thích hợp. Tuỳ thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, truyền thống pháp luật khác nhau mà trong luật phá sản của các nước trên thế giới, việc xác định khối tài sản phá sản có đặc điểm, khuynh hướng khác nhau. Thứ nhất, việc xác định khối tài sản phá sản được căn cứ vào thời điểm tiến hành các thủ tục giải quyết phá sản. Trong luật phá sản của các nước, thời điểm được xác định có hai trường hợp là: - Khối tài sản phá sản chỉ được thừa nhận đến thời điểm mở thủ tục giải quyết việc phá sản doanh nghiệp (như được quy định trong luật phá sản của Nhật Bản); - Khối tài sản phá sản còn bao gồm cả những tài sản phát sinh trong quá trình giải quyết phá sản (như được quy định trong luật phá sản của Hoa Kì, Đức, Nga, Trung Quốc,…). Thứ hai, việc xác định khối tài sản phá sản có tính đến phạm vi không gian (nguyên tắc hiệu lực lãnh thổ) mà tài sản của doanh nghiệp đang hiện hữu. Trong luật phá sản của đa số các nước hoặc không có sự giới hạn hoặc không có sự quy định về vấn đề này. Ngược lại, luật phá sản của một số nước lại chỉ thừa nhận những tài sản của doanh nghiệp * Giảng viên chính Bộ môn luật kinh tế Học viện tài chính 59 X©y dùng ph¸p luËt hiện đang nằm trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó (ví dụ: Luật phá sản của Nhật Bản). Thứ ba, việc xác định khối tài sản phá sản có tính đến loại hình tài sản hay nguồn tài sản. Ví dụ: Trong luật phá sản của Hoa Kì, tài sản của doanh nghiệp được xem xét đó là loại tài sản hiện có tại thời điểm mở thủ tục, hay tài sản có được do xiết nợ trong quá trình tiến hành thủ tục tố tụng… Trong luật phá sản của các nước như Nga, Đức tài sản của doanh nghiệp được phân loại là bất động sản hay động sản, tài sản hữu hình hay tài sản vô hình…, tính chất sở hữu của nguồn tài sản (ví dụ: Tài sản của tư nhân hay tài sản công) cũng là căn cứ quan trọng để đánh giá khối tài sản trong luật phá sản của nhiều nước. Thứ tư, khối tài sản phá sản cũng được xác định trên cơ sở loại trừ (tức không thuộc khối tài sản phá sản). Có các dạng loại trừ khá phổ biến trong luật phá sản của các nước là: + Thời điểm phát sinh tài sản (luật phá sản Nhật Bản); + Phạm vi không gian tài sản tồn tại (luật phá sản Nhật Bản); + Tính chất sở hữu của tài sản (luật phá sản Trung Quốc, Nga, Đức); + Giá trị tài sản, mục đích, công dụng của tài sản (luật phá sản Hoa Kì, Đức). Khối tài sản phá sản quy định trong Luật phá sản doanh nghiệp của Việt Nam được xác định là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp hoặc thuộc quyền quản lí của doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp nhà nước), bao gồm: - Tài sản cố định và tài sản lưu động của doanh nghiệp đang hiện có ở doanh nghiệp; - Tiền hoặc tài sản góp vốn, liên doanh, 60 liên kết với cá nhân, doanh nghiệp hoặc tổ chức khác; - Tiền hoặc tài sản của doanh nghiệp mà cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp khác đang nợ hoặc chiếm đoạt; - Tài sản mà doanh nghiệp đang cho thuê hoặc cho mượn; - Các quyền về tài sản. Tài sản của doanh nghiệp tư nhân còn bao gồm cả tài sản mà chủ doanh nghiệp tư nhân không trực tiếp dùng vào hoạt động kinh doanh (Điều 19 Luật phá sản doanh nghiệp). So sánh với luật phá sản của nhiều nước (ví dụ: Luật phá sản của Hoa Kì, Nhật Bản, Nga,…) cách xác định về khối tài sản của doanh nghiệp mắc nợ như trên trong Luật phá sản doanh nghiệp của Việt Nam nhìn chung có sự tương đồng khá cơ bản thể hiện trên các mặt: Về phạm vi khối tài sản phá sản bao gồm các bộ phận chính như tài sản hiện có tại doanh nghiệp, tài sản thuộc sở hữu (hoặc quản lí) của doanh nghiệp đang đầu tư, cho vay, cho thuê mượn trong các doanh nghiệp, cá nhân khác và các quyền về tài sản. Về căn cứ chứng minh tình hình tài sản là các tài liệu kế toán cũng như các giấy tờ khác chứng nhận về tài sản của doanh nghiệp theo pháp luật kế toán và các quy định khác có liên quan. Về khối tài sản của doanh nghiệp cũng như trong luật phá sản của các nước, trong Luật phá sản doanh nghiệp của Việt Nam, khối tài sản không chỉ bao gồm tài sản thực có tại thời điểm mở thủ tục giải quyết yêu cầu phá sản mà còn cả những tài sản và quyền tài sản phát sinh trong quá trình giải T¹p chÝ luËt häc sè 1/2004 X©y dùng ph¸p luËt quyết vụ việc. Tuy nhiên, quy định về khối tài sản phá sản trong Luật phá sản doanh nghiệp của Việt Nam cho thấy có một số khác biệt là: - Việc xác định khối tài sản phá sản theo phương pháp liệt kê các loại hình tài sản (tài sản cố định, tài sản lưu động, tiền hoặc tài sản góp vốn liên doanh…). Cách thức này có ưu điểm là giúp cho cơ quan tố tụng cũng như các bên có liên quan đánh giá được cụ thể về tình hình tài sản của doanh nghiệp, thế nhưng trên thực tế sự liệt kê đó khó có thể bao hàm được tính toàn vẹn của khối tài sản và cũng do đó tạo ra sự khó khăn cho việc tính toán, kiểm soát và tiến hành phân chia số tài sản này. - Việc xác định khối tài sản không có những quy định rõ ràng và thống nhất những loại tài sản thuộc diện loại trừ như trong luật phá sản của nhiều quốc gia. - Cách quan niệm về khối tài sản phá sản thể hiện trong Luật phá sản doanh nghiệp của Việt Nam cũng cho thấy không có sự phân biệt rõ các khái niệm “Tài sản của doanh nghiệp” (Điều 19) và “Tài sản còn lại của doanh nghiệp” (Điều 38, 39). Vấn đề đặt ra là tài sản còn lại của doanh nghiệp mắc nợ có phải là hệ quả từ việc tính toán các khoản đã được loại trừ từ khối tài sản của doanh nghiệp? Các chuyên gia pháp lí hiện vẫn đang có sự lúng túng khi xác định sự khác biệt này. Có quan điểm cho rằng tài sản còn lại được hiểu chính là tài sản của doanh nghiệp ở thời điểm doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản bao gồm tài sản thuộc quyền sở hữu (hoặc quyền quản lí đối với doanh nghiệp nhà nước) của doanh nghiệp (được liệt kê tại Điều 19 của T¹p chÝ luËt häc sè 1/2004 Luật phá sản doanh nghiệp).(1) Theo quan điểm này thì ngay trong quyết định mở thủ tục tuyên bố phá sản đã ấn định thời điểm phải ngừng thanh toán nợ và thẩm phán ra quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo toàn tài sản của doanh nghiệp. Pháp luật cũng quy định khi phân chia tài sản còn lại theo danh sách chủ nợ phải có cả tên của chủ nợ có đảm bảo và chủ nợ không có đảm bảo. Quan điểm khác lại cho rằng tài sản còn lại của của doanh nghiệp không bao gồm tài sản có đảm bảo. Thời điểm ấn định thanh toán nợ chẳng qua chỉ là biện pháp nhằm để hạn chế tình trạng tẩu tán tài sản. Việc định giá các tài sản trong bảng kê tài sản chỉ mang tính chất tạm thời và tương đối để xác định các khoản nợ phải trả, phải thu của doanh nghiệp mắc nợ. Bởi vì, nếu quan niệm tài sản còn lại bao gồm cả tài sản của doanh nghiệp phá sản đã được dùng để đảm bảo nghĩa vụ thì trong trường hợp các tài sản không phải là tài sản bảo đảm có được sử dụng để thanh toán thuế không? Rõ ràng nếu sử dụng tài sản bảo đảm để trang trải cho các chủ nợ không có đảm bảo thì quyền thu nợ theo tài sản đảm bảo của chủ nợ có đảm bảo là không hiện thực. - Một đặc điểm cũng đáng chú ý trong việc xác định tài sản của doanh nghiệp mắc nợ theo Luật phá sản doanh nghiệp của Việt Nam là cách phân biệt tính chất sở hữu của tài sản. Ở đây chúng tôi muốn đề cập việc xác định khối tài sản của doanh nghiệp nhà nước thông qua chế định “quyền quản lí tài sản”. Song khác với tiêu chí sở hữu trong việc phân loại tài sản như trong luật phá sản của một số nước, chẳng hạn trong luật phá sản của Hoa Kì chủ yếu với ý nghĩa là sự loại trừ những tài 61 X©y dùng ph¸p luËt sản của các cá nhân nhằm bảo hộ các nhu cầu sinh hoạt tối thiểu hoặc các khoản tài chính mang tính nhân đạo xã hội hay các khoản tài sản loại trừ liên quan đến các công trình sản xuất, hạ tầng quan trọng đối với đời sống công cộng như trong luật phá sản doanh nghiệp của Nga… Sự phân biệt tính chất tài sản trong cấu trúc tài sản doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam cho thấy có nhiều điểm tương đồng với luật phá sản doanh nghiệp của Trung Quốc, đó là việc quy định mang nặng dấu ấn của sự bảo hộ đối với phần tài sản thuộc quyền sở hữu nhà nước. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là phạm vi đối tượng của việc xử lí phá sản trong luật phá sản doanh nghiệp của Trung Quốc chỉ giới hạn đối với các doanh nghiệp nhà nước để có thể nhận thức rõ hơn về vấn đề mang tính so sánh này. Với các quy định về khối tài sản của doanh nghiệp trong Luật phá sản doanh nghiệp của Việt Nam được áp dụng trong thời gian qua đang nổi lên một số vấn đề cần giải quyết là: - Việc xác định tài sản của hợp tác xã. Tài sản của hợp tác xã có nguồn gốc hình thành chính là tài sản do xã viên đóng góp, tài sản phát sinh trong hoạt động của hợp tác xã và tài sản do Nhà nước trợ cấp. Thế nhưng trong Luật hợp tác xã có quy định là trong mọi trường hợp, đối với tài sản có nguồn gốc từ Nhà nước, không được chia cho xã viên mà phải chuyển giao cho chính quyền địa phương. Như vậy, phần tài sản này không thể được xem là một bộ phận của khối tài sản phá sản. Quy định này đã tạo ra sự mâu thuẫn với nguyên tắc hợp tác xã là loại chủ thể chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ bằng toàn 62 bộ số tài sản thuộc sở hữu của mình (nguyên tắc trách nhiệm hữu hạn về tài sản). - Việc xác định tài sản của công ti bot. Tài sản của loại công ti này có đặc điểm là không thể “hiện kim” trước mắt mà chỉ thu hồi dần cho tới lúc đến hạn chuyển giao cho Nhà nước. Thời gian này kéo dài có khi đến hàng chục năm. Do đó, việc định giá hay để thanh toán từ tài sản của công ti là cực kì khó khăn. Thêm nữa trong trường hợp công ti bị tuyên bố phá sản thì ai là người quản lí và tiếp tục khai thác nhằm thu hồi tài sản trong nhiều năm để trang trải cho các chủ nợ? - Trường hợp các doanh nghiệp nhà nước, bên cạnh số tài sản có nguồn gốc từ liên doanh, góp vốn thì bộ phận tài sản chủ yếu vẫn là nguồn vốn do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lí, sử dụng. Thế nhưng trên thực tế có nhiều tài sản như trụ sở, nhà xưởng, đất đai tuy đã thực tế giao cho doanh nghiệp nhưng chưa hoàn tất thủ tục. Khi thấy doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản mà không có khả năng phục hồi, cơ quan quản lí cấp trên quyết định thu hồi số tài sản đó để cấp cho cho các đơn vị khác hoặc không cho phép hoàn tất thủ tục. Rõ ràng với cách thực hiện quyền sở hữu như thế đã không tạo ra được cơ sở ổn định và an toàn cho việc xác định thực trạng tài sản của doanh nghiệp. - Đối với các công ti trách nhiệm hữu hạn, trường hợp trong hồ sơ thành lập công ti có nhiều thành viên nhưng tài sản thực chất chỉ thuộc một thành viên. Khi công ti làm ăn thua lỗ và bị khởi kiện yêu cầu giải quyết phá sản mới phát sinh tranh chấp giữa các thành viên với nhau. Thực tế này đã đặt ra rất nhiều khó khăn cho việc xác định quyền về tài sản cũng T¹p chÝ luËt häc sè 1/2004 X©y dùng ph¸p luËt như sự định giá tài sản của công ti và của các thành viên công ti.(2) - Đối với các doanh nghiệp tư nhân, xuất phát từ nguyên tắc chịu trách nhiệm vô hạn của loại doanh nghiệp này, Luật phá sản doanh nghiệp quy định tài sản của doanh nghiệp tư nhân bao gồm cả những tài sản không trực tiếp dùng vào hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, việc giải quyết tài sản của doanh nghiệp tư nhân trong thủ tục phá sản hiện nay đang có nhiều quan điểm khác nhau. Ví dụ: Trường hợp những quyền lợi về tài sản từ tài sản riêng của người chồng (hoặc vợ) hay của người giám hộ tài sản của trẻ vị thành niên… có được nhập vào khối tài sản phá sản để phân chia hay không?(3) - Việc xác định tài sản của doanh nghiệp phá sản hiện nay cũng đang đặt ra vấn đề định giá giá trị quyền sử dụng đất. Theo pháp luật Việt Nam, đất đai là tài sản thuộc quyền sở hữu toàn dân, các doanh nghiệp sử dụng đất đai với cơ chế bao gồm những thủ tục, trình tự chặt chẽ không như các loại tài sản thông thường khác. Song tính đặc thù này cũng đã tạo ra những trở ngại cho việc xác định tài sản cũng như việc thực hiện một số biện pháp để thu hồi tài sản. Ví dụ: Khi xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp để bán đấu giá, tổ quản lí tài sản phải tiến hành kê biên tài sản. Thế nhưng việc kê biên tài sản là giá trị quyền sử dụng đất lại chưa có những quy định cụ thể như: Ai có quyền định giá giá trị quyền sử dụng đất; giá đất được quy định theo cơ sở nào (giá khung của Nhà nước hay giá thị trường); vai trò của doanh nghiệp trong việc định giá đất; thành phần chuyên gia định giá đất; quy chế thu hồi đất;(4)… T¹p chÝ luËt häc sè 1/2004 2. Những giải pháp hoàn thiện quy chế pháp lí xác định khối tài sản phá sản Từ những vấn đề nêu trên về đặc điểm cũng như hiện trạng áp dụng quy chế pháp lí về việc xác định khối tài sản phá sản trong Luật phá sản doanh nghiệp của Việt Nam, để góp phần hoàn thiện quy chế này, tôi xin được nêu một số những giải pháp chủ yếu sau: Thứ nhất, cần quy định rõ về thời điểm xác định khối tài sản. Như đã đề cập, trên thế giới hiện nay có hai cách xác định thời điểm đó là thời điểm mở thủ tục giải quyết phá sản và một thời điểm nhất định trong quá trình giải quyết phá sản. Quy định của Luật phá sản doanh nghiệp của Việt Nam có nhiều nét tương đồng với khuynh hướng xem khối tài sản của doanh nghiệp phá sản bao gồm cả những tài sản phát sinh trong quá trình giải quyết phá sản. Điều này được coi là thích hợp với bối cảnh mà cơ chế kỉ luật tín dụng cũng như kỉ luật hợp đồng còn thấp, tình hình tài chính doanh nghiệp còn nhiều bất cập. Với việc mở rộng thời điểm xác định khối tài sản phá sản đã tạo ra những cơ hội nhất định cho việc thu hồi tài sản của doanh nghiệp mắc nợ. Tuy nhiên, Luật phá sản doanh nghiệp sửa đổi cần thiết phải có sự ấn định rõ khoảng thời gian bao lâu sau ngày mở thủ tục phá sản để giảm bới khó khăn cho công việc đánh giá tình hình tài sản của doanh nghiệp như hiện nay. Thứ hai, cần có sự quy định rõ về những tài sản thuộc diện loại trừ. Những quy định về diện những tài sản loại trừ khỏi khối tài sản phá sản trong Luật phá sản doanh nghiệp của Việt Nam có đặc điểm là không rõ ràng và nhất là không có nguyên tắc nhất quán. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến không ít 63 X©y dùng ph¸p luËt khó khăn cho việc thu hồi và đánh giá hiện trạng tài sản của doanh nghiệp mắc nợ. Ở đây có một số tiêu chí có thể được vận dụng từ kinh nghiệm của các nước như đã đề cập: + Tính chất sở hữu của tài sản: Trước hết cần sự quy định thống nhất và minh bạch về quy chế tài sản nói chung trong doanh nghiệp nhà nước, điều này sẽ góp phần giải quyết triệt để sự lẫn lộn giữa cái gọi là tài sản thuộc quyền sở hữu nhà nước và tài sản của doanh nghiệp nhà nước như hiện nay trong quy trình xử lí phá sản. Đối với những tài sản thuộc sở hữu chung (ví dụ: Sở hữu cộng đồng) có liên quan đến doanh nghiệp phá sản cũng cần được quy định cụ thể. + Công dụng và giá trị của tài sản: Trong Luật phá sản doanh nghiệp của Việt Nam chỉ đề cập vấn đề này trong việc xử lí khối tài sản của doanh nghiệp tư nhân cho dù trong thực tiễn giải quyết phá sản các doanh nghiệp lại liên quan đến hàng loạt các đối tượng mà quyền và lợi ích tài sản của họ là vấn đề cũng hết sức nhạy cảm (ví dụ: Một số khoản trợ cấp đối với người lao động trong doanh nghiệp hoặc những tài sản gắn liền và đảm bảo cho nhu cầu sinh hoạt tối thiểu của người lao động). + Phạm vi không gian lãnh thổ của tài sản: Vấn đề đặt ra là tài sản của doanh nghiệp hiện đang nằm ngoài phạm vi lãnh thổ Việt Nam có nên đưa và phạm vi khối tài sản phá sản hay không? Các quy định của Nhật Bản là đáng cân nhắc. Tuy nhiên, chúng ta cũng không loại trừ những khả năng có được từ triển vọng thông qua các nỗ lực mở rộng mối quan hệ hợp tác quốc tế, nhất là trong lĩnh vực xây dựng pháp luật cũng như hỗ trợ tư pháp để giải quyết hiệu quả vấn đề này. 64 - Cần có sự quy định thống nhất các khái niệm như “tài sản của doanh nghiệp” và “tài sản còn lại của doanh nghiệp”. Với cách quy định như hiện tại có thể hiểu là: Các khái niệm trên được sử dụng để chỉ (hay xác định) khối tài sản của doanh nghiệp tương ứng với từng giai đoạn tố tụng (tức trước và sau thời điểm thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản). Thế nhưng trong các quy định về việc xác định khối tài sản phá sản lại hoàn toàn không thể hiện điều đó. Mặt khác, nếu chúng ta có hướng chấp nhận việc cải cách thủ tục tố tụng phá sản với việc thừa nhận có loại thủ tục thanh lí như trong hầu hết luật phá sản của các nước trên thế giới thì cách quan niệm như trong Luật phá sản doanh nghiệp hiện tại càng tỏ ra không thích hợp. Theo ý kiến chúng tôi cần thống nhất các khái niệm nêu trên thông qua một khái niệm thống nhất, ví dụ: Có thể gọi là “khối tài sản phá sản” nhằm chỉ đề cập sự xác định đến một phạm vi thống nhất của các loại hình tài sản của doanh nghiệp mắc nợ./. (1). Những quan điểm đề cập trong bài viết được trích từ kỉ yếu trong các hội thảo, toạ đàm về Luật phá sản doanh nghiệp của Việt Nam thuộc khuôn khổ Dự án Jika (Nhật Bản), Nhà pháp luật Việt - Pháp, Văn phòng Hội đồng tư vấn chung ADB, Viện KAS (CHLB Đức). (2).Xem: Nguyễn Văn Dũng, "Luật phá sản doanh nghiệp - Những nội dung chủ yếu và một số đề xuất kiến nghị", H. 2001. (3).Xem: Nguyễn Việt Vương, "Trình tự, thủ tục pháp lí của việc tuyên bố phá sản doanh nghiệp", Luận văn thạc sĩ luật, Viện nghiên cứu nhà nước và pháp luật, TP. Hồ Chí Minh, 1996. (4).Xem: Nguyễn Thị Mai, "Giải quyết phá sản, những vấn đề pháp luật về đất đai Việt Nam và hướng hoàn thiện", H. 2001. T¹p chÝ luËt häc sè 1/2004
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.