Báo cáo "Chính sách xử lý tội phạm trong Luật hình sự Việt Nam "

pdf
Số trang Báo cáo "Chính sách xử lý tội phạm trong Luật hình sự Việt Nam " 6 Cỡ tệp Báo cáo "Chính sách xử lý tội phạm trong Luật hình sự Việt Nam " 113 KB Lượt tải Báo cáo "Chính sách xử lý tội phạm trong Luật hình sự Việt Nam " 0 Lượt đọc Báo cáo "Chính sách xử lý tội phạm trong Luật hình sự Việt Nam " 2
Đánh giá Báo cáo "Chính sách xử lý tội phạm trong Luật hình sự Việt Nam "
4 ( 3 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

nghiªn cøu - trao ®æi Pgs.ts. nguyÔn ngäc hoµ * 1. Là bộ phận cấu thành quan trọng của chính sách hình sự, chính sách xử lý tội phạm bao gồm chính sách xử lý chung cho tất cả các loại tội phạm và chính sách xử lý đối với nhóm tội phạm hoặc loại tội phạm cụ thể. Trong đó chính sách xử lý chung có tính ổn định tương đối còn chính sách xử lý những nhóm tội hoặc loại tội phạm cụ thể có tính linh hoạt hơn, có thể thay đổi theo tình hình kinh tế - xã hội cũng như tình hình tội phạm. Chính sách xử lý tội phạm tuy giữ vị trí quan trọng trong chính sách hình sự nhưng nó chỉ có ý nghĩa thực tiễn một cách đầy đủ khi được thực hiện trong sự thống nhất với các bộ phận khác của chính sách hình sự. Chính sách xử lý tội phạm phải được đặt trong sự thống nhất với chính sách đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung cũng như với các chính sách kinh tế - xã hội với ý nghĩa là các biện pháp phòng ngừa tội phạm nói riêng. Trong BLHS, nội dung của chính sách xử lý tội phạm được ghi nhận trong những điều luật cụ thể. Tuy nhiên, những điều luật này mới chỉ thể hiện nội dung chủ yếu của chính sách xử lý tội phạm nói chung. Chính sách xử lý tội phạm đối với những tội phạm hoặc nhóm tội phạm nhất định cũng như đối với nhóm đối tượng phạm tội nhất định còn có thể được thể hiện trong những văn bản khác ngoài BLHS. 2. Điều luật thể hiện một cách tổng quát T¹p chÝ luËt häc sè 3/2005 chính sách xử lý tội phạm là Điều 3 BLHS. Theo đó: “1. Mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật. 2. Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội. Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, lưu manh, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả nghiêm trọng. Khoan hồng đối với người tự thú, thành khẩn khai báo, tố giác người đồng phạm, lập công chuộc tội, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra. 3. Đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng, đã hối cải, thì có thể áp dụng hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù, giao họ cho cơ quan, tổ chức hoặc gia đình giám sát, giáo dục. 4. Đối với người bị phạt tù thì buộc họ phải chấp hành hình phạt trong trại giam, phải lao động, học tập để trở thành người có ích cho xã hội; nếu họ có nhiều tiến bộ thì xét để giảm việc chấp hành hình phạt. * Trường Đại học Luật Hà Nội 9 nghiªn cøu - trao ®æi 5. Người đã chấp hành xong hình phạt được tạo điều kiện làm ăn, sinh sống lương thiện, hoà nhập với cộng đồng, khi có đủ điều kiện do luật định thì được xoá án tích”. Nội dung trên đây của điều luật thể hiện rõ 4 yêu cầu của chính sách xử lý tội phạm theo luật hình sự Việt Nam. Đó là: - Xử lý tội phạm phải tuân thủ pháp chế (đúng luật); - Xử lý tội phạm phải đảm bảo sự bình đẳng (không phân biệt người phạm tội là ai); - Xử lý tội phạm phải có sự phân hoá (nghiêm trị kết hợp với khoan hồng); - Xử lý tội phạm phải thể hiện tính giáo dục và tính nhân đạo. Bốn yêu cầu trên đây không chỉ được thể hiện và cụ thể hoá trong các điều luật tiếp theo của BLHS mà còn là yêu cầu đối với cả việc xử lý tội phạm trong thực tiễn áp dụng luật hình sự. 3. Xử lý tội phạm đòi hỏi trước hết phải đúng luật. Theo nghĩa rộng, xử lý tội phạm đúng luật bao gồm xác định đúng tội danh của hành vi phạm tội, xác định đúng người đã thực hiện hành vi đó và xác định đúng mức độ trách nhiệm hình sự của người phạm tội. Theo nghĩa hẹp, xử lý tội phạm đúng luật là xác định đúng mức độ trách nhiệm hình sự. Giữa việc xác định đúng mức độ trách nhiệm hình sự và việc xác định đúng tội danh của hành vi phạm tội, xác định đúng người đã thực hiện hành vi đó có quan hệ chặt chẽ với nhau. Chỉ có thể xác định đúng mức độ trách nhiệm hình sự trên cơ sở xác định đúng tội danh của hành vi phạm tội và xác định đúng người đã thực hiện hành vi đó. Để có thể xử lý tội phạm được đúng luật 10 thì các yêu cầu được đặt ra là: - Luật thực định phải cụ thể, rõ ràng đảm bảo hạn chế tối đa khả năng phát sinh việc hiểu không đúng và khả năng tạo cớ cho việc lạm dụng sự không rõ ràng của luật để làm sai; - Luật thực định phải được giải thích chính thức một cách kịp thời, khắc phục những hạn chế của luật; - Chủ thể áp dụng luật để xử lý tội phạm phải có đủ trình độ chuyên môn, có bản lĩnh chính trị, có trách nhiệm công tác và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. 4. Điều 52 Hiến pháp năm 1992 của nước CHXHCN Việt Nam quy định: “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”. Cụ thể hoá nguyên tắc hiến định này, BLHS Việt Nam khẳng định: “Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội”. Luật hình sự với các quy định về tội phạm và các quy định về hình phạt có giá trị như nhau đối với tất cả mọi người nói chung và đặc biệt đối với tất cả những người đã có hành vi phạm tội nói riêng. Theo đó, việc xử lý tội phạm (có xử lý về hình sự hay không và mức độ xử lý như thế nào) hoàn toàn không bị chi phối bởi giới tính, bởi dân tộc, bởi tín ngưỡng, tôn giáo, bởi thành phần, địa vị xã hội của người có hành vi phạm tội. Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật cũng có nghĩa bình đẳng trong việc phải gánh chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội đã thực hiện của mình. Tuân thủ nguyên tắc này, BLHS khi xác định khái niệm tội phạm nói chung và các tội phạm cụ thể cũng như khi quy định T¹p chÝ luËt häc sè 3/2005 nghiªn cøu - trao ®æi dấu hiệu định khung hình phạt và các dấu hiệu tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đều không đề cập vấn đề nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội của người phạm tội. Như vậy, theo các quy định của luật thì việc xử lý tội phạm hoàn toàn có tính vô tư, khách quan không có sự thiên vị (để xử nhẹ) cũng như sự định kiến (để xử nặng). Điều này cũng đòi hỏi phải được thể hiện trong thực tiễn áp dụng luật. Chỉ có như vậy thì nguyên tắc bình đẳng trong xử lý tội phạm mới có ý nghĩa thực sự. Ở đây cần phân biệt giữa nguyên tắc này với việc quy định chủ thể đặc biệt cũng như việc quy định những đặc điểm nhất định về nhân thân là dấu hiệu định khung hình phạt hoặc dấu hiệu tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.(1) Trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng cũng như chống diễn biến hoà bình hiện nay, nguyên tắc bình đẳng trong xử lý tội phạm càng đặc biệt có ý nghĩa quan trọng. Một mặt, nguyên tắc này thể hiện thái độ không khoan nhượng trong xử lý tội phạm tham nhũng dù chủ thể thực hiện là ai, ở bất kể cương vị công tác nào. Chúng ta không vì chức vụ mà không xử lý về hình sự cũng như xử lý nhẹ hơn người khác. Mặt khác, nguyên tắc này cũng khẳng định: Việc xử lý về hình sự chỉ được đặt ra cho người có hành vi phạm tội được quy định trong luật mà không thể được đặt ra vì bất kỳ lý do nào khác như lý do tín ngưỡng, tôn giáo và những lý do này cũng không thể làm tăng mức độ xử lý khi có hành vi phạm tội... 5. Nguyên tắc mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật không loại trừ việc T¹p chÝ luËt häc sè 3/2005 xử lý tội phạm phải có sự phân hoá vì các trường hợp phạm tội đều có sự khác nhau ở nhiều khía cạnh. Đây là một nguyên tắc khác của luật hình sự - Nguyên tắc phân hoá trách nhiệm hình sự. Trong xây dựng luật, nguyên tắc này được thể hiện trực tiếp ở nhiều nhóm điều luật khác nhau của BLHS.(2) Tuy nhiên, trong chính sách xử lý tội phạm, nguyên tắc phân hoá này được thể hiện ở chỗ phải có sự phân biệt trong xử lý đối với những đối tượng phạm tội khác nhau - có đối tượng phải nghiêm trị và có đối tượng cần phải được khoan hồng. BLHS hiện hành xác định đối tượng phải bị nghiêm trị là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, lưu manh, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả nghiêm trọng; còn đối tượng cần được khoan hồng là người tự thú, thành khẩn khai báo, tố giác người đồng phạm, lập công chuộc tội, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra. Chính sách nghiêm trị kết hợp với khoan hồng trên đây vừa là đòi hỏi phải được cụ thể hoá ở mức độ tối đa trong các điều luật cụ thể đồng thời cũng là đòi hỏi có tính định hướng đối với người áp dụng luật. Trong BLHS, chính sách nghiêm trị kết hợp với khoan hồng được thể hiện trực tiếp tại nhiều điều luật Phần chung cũng như nhiều điều luật Phần các tội phạm. Chính sách khoan hồng được thể hiện chủ yếu qua các điều luật Phần chung BLHS như các điều luật sau: - Điều 19 quy định: “Người tự ý nửa 11 nghiªn cøu - trao ®æi chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm;...”; - Điều 25 quy định: “... Trong trường hợp trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội đã tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm, thì cũng có thể được miễn trách nhiệm hình sự.”; - Điều 46 quy định: “... 1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: a) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm; b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả; ... o) Người phạm tội tự thú; p) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; q) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm; r) Người phạm tội đã lập công chuộc tội”; - Điều 54 quy định: “Người phạm tội có thể được miễn hình phạt trong trường hợp phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, đáng được khoan hồng đặc biệt, nhưng chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự”. - Điều 57 quy định: “ 1. Đối với người bị kết án cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, chưa chấp hành hình phạt mà lập công lớn... và nếu người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành toàn bộ hình phạt. 12 3. Đối với người bị kết án về tội ít nghiêm trọng đã được hoãn chấp hành hình phạt theo quy định tại Điều 61 của Bộ luật này, nếu trong thời gian được hoãn đã lập công, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, toà án có thể quyết định miễn chấp hành hình phạt. 4. Đối với người bị kết án phạt tù về tội ít nghiêm trọng đã được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này, nếu trong thời gian được tạm đình chỉ mà đã lập công, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát, Toà án có thể quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại”. Ngoài những điều luật Phần chung đã nêu, một số điều luật trong Phần các tội phạm BLHS cũng trực tiếp thể hiện chính sách khoan hồng trong xử lý tội phạm. Ví dụ: - Điều 80 quy định: “3. Người đã nhận làm gián điệp, nhưng không thực hiện nhiệm vụ được giao và tự thú, thành khẩn khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì được miễn trách nhiệm hình sự”; - Điều 289 quy định: “... 6. Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ. Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ”. Chính sách nghiêm trị được thể hiện trước hết qua việc quy định dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng của các tội phạm T¹p chÝ luËt häc sè 3/2005 nghiªn cøu - trao ®æi cụ thể. Trong Phần các tội phạm BLHS, mỗi tội phạm cụ thể đều được quy định một hoặc nhiều khung hình phạt tăng nặng để áp dụng cho những trường hợp phạm tội thoả mãn dấu hiệu định khung tăng nặng. Ví dụ: - Điều 93 quy định về tội giết người đã xác định những trường hợp phải xử nặng. Trong đó có trường hợp giết người có tính côn đồ; giết người thuộc trường hợp có tổ chức hoặc tái phạm nguy hiểm; - Điều 153 quy định về tội buôn lậu đã xác định những trường hợp phải xử nặng. Trong đó có trường hợp buôn lậu có tổ chức, có tính chuyên nghiệp, tái phạm nguy hiểm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng...; - Điều 278 quy định về tội tham ô đã xác định những trường hợp phải xử nặng. Trong đó có trường hợp tham ô có tổ chức, dùng thủ đoạn xảo quyệt ... Ngoài ra, chính sách nghiêm trị còn được thể hiện bổ sung qua việc quy định các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong Phần chung của BLHS. Cụ thể, Điều 48 quy định: “... 1. Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự: a) Phạm tội có tổ chức; b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp; c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; d) Phạm tội có tính chất côn đồ; g) ... , tái phạm nguy hiểm; k) Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng; m) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, ... ;” 6. Xử lý tội phạm theo luật hình sự phải có mục đích giáo dục và có tính nhân đạo. Thể hiện tinh thần này, BLHS khi quy định T¹p chÝ luËt häc sè 3/2005 về mục đích của hình phạt đã khẳng định: “Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Hình phạt còn nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm” (Điều 27). Như vậy, việc xử lý tội phạm ngoài mục đích trừng trị còn có mục đích giáo dục riêng và giáo dục chung.(3) Để có thể đạt được mục đích giáo dục chung chính sách xử lý tội phạm đòi hỏi phải phát hiện kịp thời mọi hành vi phạm tội và nhanh chóng xử lý nghiêm minh. Xử lý nghiêm minh không chỉ là đòi hỏi của mục đích giáo dục chung mà cũng là đòi hỏi của mục đích giáo dục riêng. Xử lý nghiêm minh đòi hỏi phải là xử lý đúng luật, bao gồm định tội danh đúng luật, xác định khung hình phạt đúng luật và xác định hình phạt cụ thể đúng luật. Để có cơ sở cho việc xử lý tội phạm được nghiêm minh BLHS đã quy định tương đối cụ thể và rõ ràng các vấn đề về tội phạm và hình phạt. Trong đó có quy định về các căn cứ quyết định hình phạt: “Khi quyết định hình phạt, Toà án căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự” (Điều 45 BLHS). Theo đó việc xử lý tội phạm đòi hỏi hình phạt được tuyên phải tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của 13 nghiªn cøu - trao ®æi hành vi phạm tội và phù hợp với nhân thân người phạm tội mà trước hết là phù hợp với khả năng giáo dục của họ.(4) Mục đích giáo dục của việc xử lý tội phạm đòi hỏi việc xử lý tội phạm phải có tính nhân đạo. Tính nhân đạo này trước hết phải được thể hiện trong luật, ở nội dung, phạm vi và điều kiện áp dụng các loại hình phạt trong hệ thống hình phạt cũng như ở nội dung các quy định về quyết định hình phạt, về việc chấp hành hình phạt. Đồng thời tính nhân đạo trong xử lý tội phạm cũng đòi hỏi các cơ quan áp dụng luật để xử lý tội phạm cũng như các cơ quan thực hiện việc thi hành án cũng phải xuất phát và dựa trên tư tưởng nhân đạo. Trong BLHS hiện hành, tính nhân đạo của chính sách xử lý tội phạm đã được thể hiện (và phần nào rõ hơn so với BLHS năm 1985). Cụ thể: Hệ thống hình phạt được quy định không chỉ có hình phạt tước tự do mà có nhiều hình phạt chính là hình phạt không tước tự do (cảnh cáo, cải tạo không giam giữ, phạt tiền) và những hình phạt này được quy định cho các tội phạm cụ thể với phạm vi rộng hơn. Tính nhân đạo của chính sách xử lý tội phạm còn được thể hiện trong các quy định riêng cho những đối tượng đặc biệt là người chưa thành niên, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ, người già. Cụ thể: Không áp dụng hình phạt tù chung thân đối với người phạm tội là người chưa thành niên; không áp dụng hình phạt tử hình đối với người phạm tội là phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, khi 14 phạm tội hoặc khi bị xét xử; người phạm tội là người già được quy định là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.(5) Ngoài ra, BLHS còn có một số chế định khác mà các chế định đó cũng thể hiện rõ tính nhân đạo trong chính sách xử lý tội phạm. Đó là chế định án treo (miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện); chế định giảm mức hình phạt đã tuyên (do có tiến bộ trong khi chấp hành hình phạt); chế định hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù (do bị bệnh nặng, do có thai ... ) và chế định xoá án tích.(6) (1).Xem: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hoà, “BLHS năm 1999 với việc quy định đặc điểm về nhân thân là dấu hiệu định tội”, Tạp chí Luật học số 6 năm 2001, tr. 19 và các trang tiếp theo (Website: luathinhsu -hoa.org.vn) (2). Về vấn đề này xem thêm: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hoà, “Nguyên tắc phân hoá TNHS trong BLHS năm 1999”, Tạp chí Luật học số 2 năm 2000, tr. 40 và các trang tiếp theo (Website: Luathinhsu-hoa.org.vn) (3).Về mục đích của hình phạt xem thêm: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hoà, “Mục đích của hình phạt”, Tạp chí luật học số 2 năm 1999, tr.9 (Website: Luathinhsuhoa.org.vn). (4). Về việc quyết định hình phạt xem thêm: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hoà, “Quyết định hình phạt trong luật hình sự Việt Nam”, Tạp chí luật học số 1 năm 1993, tr. 16 (Website: Luathinhsu-hoa.org.vn). (5).Xem các điều của BLHS: Điều 34 - tù chung thân; Điều 35 - tử hình; Điều 46 - Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và các điều của Chương X - Những quy định đ ối với người chưa thành niên phạm tội. (6).Xem các điều của BLHS: Điều 60 - Án treo; Điều 58 - Giảm mức hình phạt đã tuyên; Điều 61 - Hoãn chấp hành hình phạt tù; Điều 62 - Tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù; các điều của Chương IX - Xoá án tích. T¹p chÝ luËt häc sè 3/2005
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.