Báo cáo " Chất lượng giáo dục pháp luật và các tiêu chí đánh giá "

pdf
Số trang Báo cáo " Chất lượng giáo dục pháp luật và các tiêu chí đánh giá " 6 Cỡ tệp Báo cáo " Chất lượng giáo dục pháp luật và các tiêu chí đánh giá " 151 KB Lượt tải Báo cáo " Chất lượng giáo dục pháp luật và các tiêu chí đánh giá " 0 Lượt đọc Báo cáo " Chất lượng giáo dục pháp luật và các tiêu chí đánh giá " 2
Đánh giá Báo cáo " Chất lượng giáo dục pháp luật và các tiêu chí đánh giá "
4.7 ( 19 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Nghiªn cøu - trao ®æi NguyÔn Thu Thuû * G iáo dục pháp luật là hoạt động có tổ chức của chủ thể giáo dục tác động lên đối tượng giáo dục một cách có hệ thống và thường xuyên nhằm mục đích hình thành ở họ tri thức pháp lí, tình cảm và hành vi phù hợp với các đòi hỏi của hệ thống pháp luật hiện hành.(1) Với vị trí là cầu nối đưa pháp luật vào cuộc sống, một trong những mắt xích có ý nghĩa đặc biệt của việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, giáo dục pháp luật có vai trò quan trọng trong việc nâng cao ý thức pháp luật cho công dân, góp phần tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lí nhà nước, quản lí xã hội. Trong thời gian qua công tác giáo dục pháp luật đã được triển khai rộng khắp trên cả nước, tuy nhiên hoạt động này còn bộc lộ nhiều hạn chế cần khắc phục. Để có được giải pháp hữu hiệu cho việc nâng cao chất lượng, hiệu quả của giáo dục pháp luật cần phải có sự phân tích đánh giá chất lượng giáo dục pháp luật một cách chính xác. Điều này chỉ có thể thực hiện nếu có được cơ sở khoa học cho việc đánh giá chất lượng giáo dục pháp luật. Xuất phát từ quan điểm đó, bài viết này sẽ tập trung phân tích những tiêu chí cơ bản để đánh giá chất lượng giáo dục pháp luật. Chúng ta đều biết chất lượng luôn chiếm vị trí hàng đầu trong hầu hết các kế hoạch, nghị sự và việc nâng cao chất lượng có thể được coi là vấn đề quan trọng đối với bất kì hoạt động nào. Trong cuộc sống hàng ngày T¹p chÝ luËt häc sè 5/2006 chúng ta thường xem chất lượng như là một yếu tố tất nhiên. Chúng ta đặc biệt nhận thức rõ về chất lượng khi thiếu nó. Nói cách khác chúng ta chỉ có thể nhận thấy vai trò quan trọng của “chất lượng” khi bắt đầu thất vọng, không hài lòng và bị tốn kém cả về thời gian cũng như chi phí do thiếu “chất lượng” trong những vấn đề mà chúng ta quan tâm. Trong tiếng Việt thì chất lượng có nghĩa là “cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, một sự vật, sự việc”.(2) Chất lượng giáo dục pháp luật là một phạm trù “động”, “đa chiều”. Tính động của chất lượng giáo dục pháp luật được thể hiện ở chỗ chất lượng giáo dục pháp luật sẽ rất khác nhau khi xem xét nó trong những bối cảnh khác nhau. Cùng một quá trình giáo dục pháp luật với một kết quả nhất định nhưng nếu đặt nó trong những điều kiện và hoàn cảnh khác nhau thì chất lượng giáo dục pháp luật có thể không giống nhau. Chất lượng giáo dục pháp luật có thể được xem xét từ nhiều khía cạnh khác nhau tuỳ thuộc vào mục đích đánh giá chất lượng. Chất lượng giáo dục pháp luật có thể được xem xét từ khía cạnh sư phạm bởi vì giáo dục pháp luật là một hoạt động mang tính sư phạm, hoạt động giáo dục pháp luật nhằm cung cấp tri thức, nâng cao nhận thức về pháp luật của các chủ thể pháp luật nói * Trường Đại học Luật Hà Nội 61 Nghiªn cøu - trao ®æi chung và được thực hiện với những hình thức và phương pháp cụ thể. Xét ở khía cạnh này, chất lượng được đánh giá thông qua mức độ trùng khớp của hoạt động giáo dục với mục tiêu đã định sẵn.(3) Mặt khác, chất lượng giáo dục pháp luật có thể được tiếp cận từ khía cạnh pháp lí bởi mục đích, nội dung và vai trò của nó. Ở khía cạnh này, chất lượng giáo dục pháp luật lại tập trung vào kết quả của quá trình này. Để đánh giá chất lượng của bất kì một sự vật, hiện tượng hay một quá trình nào, người ta cũng phải có những tiêu chí nhất định. Nhờ những tiêu chí đó, người ta có thể xác định được chính xác “phẩm chất”, “giá trị” của đối tượng. Vì vậy, không thể dùng một phép đo đơn giản để đánh giá và đo lường chất lượng trong giáo dục pháp luật. Xuất phát từ những lập luận trên, có thể đi đến nhận định rằng chất lượng giáo dục pháp luật là khái niệm dùng để chỉ tính phù hợp của toàn bộ quá trình giáo dục pháp luật với mục đích của nó và được đánh giá theo những tiêu chí (tiêu chuẩn) nhất định. Nói đến tiêu chí là nói đến “tính chất, dấu hiệu để dựa vào đó mà phân biệt, đánh giá, xếp loại một vật, một khái niệm”.(4) Các tiêu chí đánh giá chất lượng của các sự vật hiện tượng nói chung và của giáo dục pháp luật nói riêng là cơ sở để xác định được các mức độ chất lượng của đối tượng được đánh giá mà cụ thể ở đây là chất lượng giáo dục pháp luật. Xuất phát từ tính chất, đặc điểm của giáo dục pháp luật, chất lượng giáo dục pháp luật có thể được đánh giá dựa vào những tiêu chí cơ bản sau: 62 1. Tiêu chí về nội dung giáo dục pháp luật Nội dung giáo dục pháp luật chính là những tri thức pháp lí cần được truyền đạt đến đối tượng của giáo dục pháp luật. Mục tiêu giáo dục pháp luật bị chi phối bởi chủ thể giáo dục, đối tượng giáo dục nhưng đồng thời nó chi phối nội dung giáo dục. Nội dung giáo dục pháp luật thể hiện mục tiêu giáo dục và tác động đến hình thức, phương pháp giáo dục. Khi xây dựng nội dung giáo dục pháp luật cần quan tâm đến phạm vi, mức độ kiến thức, thời lượng để đảm bảo tính “toàn diện”, tính “vừa sức” trong giáo dục pháp luật, tránh được sự “quá tải”. Đây là vấn đề cần được giải quyết một cách đầy đủ và thấu đáo.(5) Nội dung giáo dục pháp luật cần được xây dựng sao cho vừa có phần cứng mang tính nguyên tắc, tương đối ổn định, vừa có phần mềm mang tính linh hoạt, đảm bảo cả hai yêu cầu của quá trình giáo dục là tính hệ thống và tính cập nhật.(6) Nội dung giáo dục pháp luật có thể chia làm 3 cấp độ: - Những nội dung pháp luật tối thiểu cho mọi công dân. - Những nội dung pháp luật mở rộng và chuyên sâu theo nhu cầu ngành nghề. - Những nội dung pháp luật chuyên ngành cho những người hành nghề pháp luật.(7) Trên cơ sở đó, tiêu chí về nội dung giáo dục pháp luật cần phải xem xét ở các phương diện cơ bản sau: + Mức độ phù hợp của nội dung tri thức pháp luật với đối tượng giáo dục pháp luật; lượng tri thức pháp luật phù hợp với khả năng nhận thức, tâm lí và nhu cầu của đối tượng giáo dục, đáp ứng được đòi hỏi của mục tiêu giáo dục pháp luật. + Mức độ thống nhất về nội dung giáo T¹p chÝ luËt häc sè 5/2006 Nghiªn cøu - trao ®æi dục pháp luật giữa các cấp độ giáo dục và mức độ thống nhất giữa nội dung giáo dục pháp luật dành cho các đối tượng. Nói cách khác nội dung được xây dựng từ đơn giản đến phức tạp và không bị trùng lặp giữa các cấp độ khác nhau. + Nội dung giáo dục pháp luật được bổ sung, cập nhật hoặc sửa đổi phù hợp với sự thay đổi của pháp luật hiện hành. 2. Tiêu chí về chủ thể thực hiện giáo dục pháp luật Chủ thể giáo dục pháp luật là những người mà theo chức năng, nhiệm vụ hay trách nhiệm xã hội thực hiện công tác giáo dục pháp luật. Qua nghiên cứu lí luận và thực tiễn có hai loại chủ thể giáo dục pháp luật là chủ thể chuyên nghiệp và chủ thể không chuyên nghiệp. Hai loại chủ thể giáo dục pháp luật này có vị trí, nhiệm vụ, yêu cầu trình độ và kĩ năng giáo dục pháp luật khác nhau và từ đó có các hình thức, phương pháp và phương thức tiến hành giáo dục pháp luật khác nhau. - Chủ thể chuyên nghiệp là những người mà chức năng, nhiệm vụ chủ yếu, trực tiếp của họ là thực hiện nhiệm vụ giáo dục pháp luật: Ví dụ như giáo viên giảng dạy pháp luật trong các nhà trường, cán bộ thực hiện công tác giáo dục pháp luật ở các cơ quan tư pháp, báo cáo viên, tuyên truyền viên giáo dục trong hệ thống cơ quan nhà nước, các cán bộ, chuyên gia làm công tác nghiên cứu pháp luật tại các cơ quan nhà nước, tổ chức nghề nghiệp pháp luật. - Chủ thể không chuyên nghiệp là những người mà tuy chức năng chính không phải là giáo dục pháp luật nhưng thông qua các hoạt T¹p chÝ luËt häc sè 5/2006 động chuyên môn, nghiệp vụ để thực hiện các mục đích giáo dục pháp luật cụ thể gắn liền với mục đích của hoạt động chuyên môn chính: Ví dụ như đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân, cán bộ ở các cơ quan hành pháp, tư pháp, các luật sư, công chứng viên...(8) Chủ thể giáo dục pháp luật rộng hơn, đa dạng hơn so với chủ thể giáo dục khác. Đặc trưng của pháp luật là những quy phạm có tính khuôn mẫu, mực thước được xác định cụ thể do vậy để thực hiện được các chức năng, nhiệm vụ được giao và góp phần thực hiện các mục tiêu giáo dục pháp luật đạt hiệu quả, các chủ thể giáo dục pháp luật phải nắm vững tri thức pháp luật, biết cách truyền tải tri thức và là tấm gương sáng trong việc tuân thủ pháp luật. Tiêu chí về chủ thể được xem xét ở các phương diện sau: + Mức độ tương thích giữa trình độ chuyên môn của chủ thể giáo dục pháp luật với mục tiêu giáo dục pháp luật, nhu cầu của đối tượng giáo dục pháp luật. Yêu cầu về trình độ chuyên môn pháp luật của chủ thể giáo dục pháp luật rất đa dạng, tuỳ thuộc vào cấp độ về nội dung cũng như nhu cầu của đối tượng giáo dục pháp luật. Vì vậy, khi xem xét vấn đề này cần phải đặt trong từng mối quan hệ cụ thể và từng trường hợp cụ thể. + Khả năng sử dụng một cách có hiệu quả các phương pháp giáo dục pháp luật phù hợp với từng đối tượng cụ thể mà mình là người trực tiếp tiến hành truyền đạt tri thức pháp luật. 3. Tiêu chí về hình thức, phương pháp giáo dục pháp luật Mỗi loại đối tượng lại có nhu cầu hiểu 63 Nghiªn cøu - trao ®æi biết pháp luật khác nhau, trong đó có nhu cầu hiểu biết pháp luật chung cho mọi công dân và nhu cầu hiểu biết pháp luật riêng phục vụ cho từng loại đối tượng. Do đó muốn đạt được chất lượng giáo dục pháp luật cao, chủ thể giáo dục pháp luật phải nghiên cứu và nắm chắc đặc điểm đối tượng giáo dục của mình, phải xây dựng nội dung và lựa chọn hình thức, phương pháp giáo dục khoa học, phù hợp với từng đối tượng cụ thể. Mục đích giáo dục pháp luật chỉ có thể đạt được khi sử dụng tổng hợp nhiều hình thức giáo dục khác nhau. Hình thức giáo dục là hình thức tổ chức hoạt động phối hợp giữa người giáo dục và người được giáo dục. Hình thức giáo dục pháp luật là các dạng hoạt động cụ thể để tổ chức quá trình giáo dục pháp luật, để thể hiện nội dung pháp luật. Các hình thức giáo dục pháp luật rất đa dạng phong phú như: Giáo dục pháp luật trực tiếp (tuyên truyền miệng); giáo dục pháp luật trong nhà trường; giáo dục pháp luật qua phương tiện thông tin đại chúng; giáo dục pháp luật qua sinh hoạt câu lạc bộ; giáo dục pháp luật qua hoạt động tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lí; giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử ở toà án và hoạt động hoà giải ở cơ sở...(9) Cùng với hình thức tổ chức giáo dục, phương pháp giáo dục là một trong những yếu tố của giáo dục pháp luật. Phương pháp giáo dục có ý nghĩa rất lớn đến giáo dục pháp luật tức là cùng một nội dung giáo dục nhưng nếu có phương pháp giáo dục phù hợp với khả năng tiếp cận của đối tượng giáo dục thì kết quả thu được sẽ cao, tạo điều kiện cho việc đạt được mục đích một cách nhanh 64 chóng. Phương pháp giáo dục pháp luật là cách thức, biện pháp tổ chức quá trình giáo dục đưa tri thức pháp luật đến với người được giáo dục để thực hiện mục đích giáo dục. Các phương pháp giáo dục pháp luật có thể là phương pháp giáo dục pháp luật gắn liền với quá trình dạy học; phương pháp giáo dục pháp luật gắn liền với ngành nghề đào tạo; phương pháp giáo dục pháp luật gắn liền với nghiên cứu khoa học; phương pháp tổ chức các hoạt động xã hội.(10) Tiêu chí về hình thức và phương pháp giáo dục pháp luật cần được xem xét dưới các khía cạnh cơ bản sau: + Phương pháp và hình thức giáo dục pháp luật phải phù hợp với từng đối tượng giáo dục pháp luật cụ thể. + Hình thức giáo dục pháp luật được tổ chức hợp lí phù hợp với nội dung chương trình giáo dục pháp luật. + Phương pháp giáo dục pháp luật linh hoạt, sáng tạo, dễ gây ấn tượng, tạo sự chú ý cao, làm cho đối tượng giáo dục dễ hiểu, dễ nhớ (mô hình, sơ đồ, bảng biểu, băng hình...). + Hình thức, phương pháp giáo dục pháp luật phải bám sát yêu cầu của thực tiễn kinh tế - xã hội và sự phát triển của khoa học công nghệ: sử dụng công nghệ mới có các thiết bị máy móc hỗ trợ. 4. Tiêu chí về kết quả hoạt động giáo dục pháp luật được thể hiện ở nhận thức của đối tượng Đối tượng giáo dục pháp luật là những người tiếp nhận tri thức và thông tin pháp luật. Đối tượng giáo dục pháp luật là những cá nhân công dân hay những nhóm, cộng đồng xã hội, trong đó cán bộ, công chức, viên chức nhà T¹p chÝ luËt häc sè 5/2006 Nghiªn cøu - trao ®æi nước vừa là đối tượng vừa là chủ thể giáo dục pháp luật.(11) Nhận thức của đối tượng giáo dục pháp luật là nhân tố quan trọng để đánh giá chất lượng của giáo dục pháp luật. Để nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật việc kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục pháp luật là rất cần thiết nhằm động viên, khuyến khích, đối tượng giáo dục pháp luật học tập và rèn luyện theo các chuẩn mực đã quy định của pháp luật, qua đó tự kiềm chế những hành vi sai trái so với những chuẩn mực này. Công việc kiểm tra, đánh giá kết quả tiếp thu giáo dục pháp luật của đối tượng để khẳng định đối tượng đã thu được khối lượng kiến thức pháp luật gì, họ hiểu gì về pháp luật và hiểu như thế nào về pháp luật. Qua đó, chúng ta có thể thấy được một phần khối lượng kiến thức pháp luật mà đối tượng giáo dục pháp luật thu được, các kĩ năng pháp luật của đối tượng theo đúng mục tiêu giáo dục pháp luật. Kết quả kiểm tra, đánh giá chứng tỏ đối tượng là người đạt được các yêu cầu của mục tiêu giáo dục pháp luật. Tiêu chí này nhằm thúc đẩy việc sử dụng các phương pháp kiểm tra, đánh giá chính xác, khách quan và công bằng đối với đối tượng giáo dục pháp luật. Tiêu chí về nhận thức của đối tượng giáo dục pháp luật được xác định ở mức độ tri thức pháp luật mà đối tượng tiếp thu được qua hoạt động giáo dục pháp luật trong những điều kiện, hoàn cảnh, thời gian, không gian nhất định. Tuy nhiên, khi đánh giá chất lượng giáo dục pháp luật theo tiêu chí này cần phải có sự so sánh mức độ tri thức pháp luật mà đối tượng tiếp nhận có được so với mục tiêu của giáo dục pháp luật đặt ra cho đối tượng T¹p chÝ luËt häc sè 5/2006 này trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể cũng như với những điều kiện cụ thể. Để xác định được mức độ nhận thức của đối tượng giáo dục pháp luật một cách chính xác đòi hỏi phải có những phương pháp kiểm tra, đánh giá hữu hiệu. Các phương pháp đó phải đáp ứng một số yêu cầu cơ bản sau: - Phương pháp kiểm tra đánh giá phải đa dạng. Sử dụng các phương pháp kiểm tra, đánh giá khác nhau để đánh giá khách quan kết quả tiếp thu giáo dục pháp luật của đối tượng giáo dục pháp luật. - Phương pháp kiểm tra đánh giá phải có độ chính xác, khoa học về nội dung. - Phương pháp kiểm tra đánh giá phải sát với thực tế, phù hợp với tri thức pháp luật đã xác định trong nội dung giáo dục pháp luật. 5. Tiêu chí về những điều kiện hỗ trợ, phục vụ cho công tác giáo dục pháp luật Tổ chức và quản lí là lĩnh vực quan trọng hàng đầu để đảm bảo chất lượng giáo dục pháp luật. Tổ chức và quản lí tốt hoạt động giáo dục pháp luật có thể đảm bảo cho hoạt động này có chất lượng. Ngược lại, tổ chức và quản lí kém sẽ làm tiêu tán nguồn lực, dẫn đến chất lượng giáo dục pháp luật không đạt yêu cầu đặt ra. Mặt khác, cơ sở vật chất để thực hiện nhiệm vụ giáo dục pháp luật cũng là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục pháp luật.(12) Ngoài ra, hoạt động quan hệ quốc tế phục vụ cho giáo dục pháp luật và nghiên cứu khoa học tạo nguồn lực cho các hoạt động giáo dục pháp luật, tăng tiềm lực tài chính tạo điều kiện tốt để nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật. Tiêu chí về những điều kiện hỗ trợ giáo 65 Nghiªn cøu - trao ®æi dục pháp luật có thể được xem xét ở những vấn đề cơ bản sau: - Kế hoạch của công tác giáo dục pháp luật bao gồm kế hoạch về tổ chức, triển khai các hoạt động cụ thể, kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tham gia vào quá trình giáo dục pháp luật, kế hoạch kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động giáo dục pháp luật. - Phương tiện hỗ trợ công tác giáo dục pháp luật như phương tiện thông tin, tuyên truyền, phương tiện in ấn, phát hành tài liệu giáo dục pháp luật... - Cơ sở pháp lí của hoạt động giáo dục pháp luật mà cụ thể là văn bản pháp luật có liên quan trực tiếp đến công tác tổ chức và những vấn đề khác của hoạt động giáo dục pháp luật. - Nguồn lực về tài chính cho các hoạt động nằm trong mục tiêu, kế hoạch của hoạt động giáo dục pháp luật nhằm đáp ứng đầy đủ về cơ sở vật chất để phục vụ cho hoạt động giáo dục pháp luật. Giáo dục pháp luật với ý nghĩa là một dạng giáo dục đặc thù, có vị trí độc lập tương đối, được hiểu là hoạt động cung cấp tri thức pháp luật, bồi dưỡng tình cảm, thái độ đúng đắn với pháp luật một cách có định hướng, có tình cảm, có chủ định lên mỗi thành viên của xã hội nhằm hình thành một cách bền vững ý thức pháp luật và những thói quen tích cực trong mọi hành vi xử sự của công dân trong đời sống xã hội. Để đánh giá một cách chính xác chất lượng của giáo dục pháp luật, ngoài những tiêu chí nêu trên cần phải lưu ý đến các nhân tố khác cũng ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động này như bối cảnh kinh tế, xã hội, chính trị cũng 66 như các hoạt động giáo dục khác như giáo dục đạo đức, giáo dục văn hoá,... ./. (1).Xem: Đinh Xuân Thảo (1996), “Giáo dục pháp luật trong các trường đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề (không chuyên luật) ở nước ta hiện nay”, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, tr. 11. (2).Xem: Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng, 2003, tr. 144. (3).Xem: “Kiểm định chất lượng trong giáo dục đại học”, Nguyễn Đức Chính (Chủ biên), Nxb. Đại học quốc gia, H. 2002, tr. 29. (4).Xem: Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng, 2003, tr. 990. (5).Xem: Vũ Thị Hồng Vân (2005), “Hoàn thiện chương trình giáo dục pháp luật trong các trường cao đẳng kĩ thuật ở Việt Nam hiện nay”, luận văn thạc sĩ luật, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, H, tr. 73. (6).Xem: Vũ Thị Hồng Vân (2005), “Hoàn thiện chương trình giáo dục pháp luật trong các trường cao đẳng kĩ thuật ở Việt Nam hiện nay”, Luận văn thạc sĩ luật, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, H, tr. 36. (7).Xem: Đinh Xuân Thảo (1996), “Giáo dục pháp luật trong các trường đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề (không chuyên luật) ở nước ta hiện nay”, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, H, tr. 31. (8).Xem: Đề tài khoa học cấp bộ: “Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xây dựng chương trình quốc gia về phổ biến, giáo dục pháp luật trong giai đoạn tới” của Bộ tư pháp, H. 2004, tr. 97. (9). “Sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật” thuộc Dự án VIE/98/001 về “tăng cường năng lực pháp luật tại Việt Nam - giai đoạn II” của Bộ tư pháp, H. 2002, tr. 23. (10).Xem: Đề tài khoa học cấp bộ: “Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xây dựng chương trình quốc gia về phổ biến, giáo dục pháp luật trong giai đoạn tới” của Bộ tư pháp, H. 2004, tr. 97, 101, 102. (11).Xem: Trần Ngọc Đường, Dương Thanh Mai: “Bàn về giáo dục pháp luật”. Nxb. CTQG, H.1995, tr. 44. (12).Xem: Đề tài khoa học cấp bộ: “Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xây dựng chương trình quốc gia về phổ biến, giáo dục pháp luật trong giai đoạn tới” của Bộ tư pháp, H. 2004, tr. 45. T¹p chÝ luËt häc sè 5/2006
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.