Báo cáo "Cần xác định nội dung cụm từ "những người có quyền thừa kế di sản của nhau" trong Điều 644 Bộ luật dân sự "

pdf
Số trang Báo cáo "Cần xác định nội dung cụm từ "những người có quyền thừa kế di sản của nhau" trong Điều 644 Bộ luật dân sự " 4 Cỡ tệp Báo cáo "Cần xác định nội dung cụm từ "những người có quyền thừa kế di sản của nhau" trong Điều 644 Bộ luật dân sự " 138 KB Lượt tải Báo cáo "Cần xác định nội dung cụm từ "những người có quyền thừa kế di sản của nhau" trong Điều 644 Bộ luật dân sự " 0 Lượt đọc Báo cáo "Cần xác định nội dung cụm từ "những người có quyền thừa kế di sản của nhau" trong Điều 644 Bộ luật dân sự " 2
Đánh giá Báo cáo "Cần xác định nội dung cụm từ "những người có quyền thừa kế di sản của nhau" trong Điều 644 Bộ luật dân sự "
4.6 ( 8 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

nghiªn cøu - trao ®æi TS. Ph¹m V¨n tuyÕt * iều 644 Bộ luật dân sự quy định: "Trong trường hợp những người có quyền thừa kế di sản của nhau đều chết trong cùng một thời điểm hoặc được coi là chết trong cùng một thời điểm do không thể xác định được người nào chết trước thì họ không được thừa kế di sản của nhau và di sản của mỗi người do người thừa kế của người đó hưởng”. Để hiểu đúng được nội dung của điều luật trên, cần xác định ba vấn đề sau đây: - Thứ nhất, như thế nào là những người có quyền thừa kế di sản của nhau? Vấn đề này có nhiều quan điểm khác nhau, chúng tôi sẽ trình bày và bình luận ở phần cuối của bài viết. - Thứ hai, như thế nào thì được coi là chết cùng thời điểm và thời điểm đó được xác định theo đơn vị thời gian nào? Theo quy định của điều luật trên thì "được coi là chết cùng thời điểm" được xác định theo một trong hai trường hợp. Trường hợp thứ nhất: Khi những người đó đều chết mà có đủ căn cứ cho thấy họ chết vào cùng một lúc. Chẳng hạn, hai người chết cùng lúc khi một quả bom phát nổ hoặc hai người bị trọng thương trong một vụ tại nạn được đưa vào bệnh viện để cấp cứu nhưng không cứu được và họ đều chết. Hồ sơ bệnh án của hai người cho thấy họ chết vào cùng một lúc. Trường hợp thứ hai: Khi những người đó đều đã chết mà không có căn cứ để có thể xác định được ai chết trước. Trường hợp này Đ 42 được hiểu là trong số những người đã chết thì thực tế có thể có người chết trước, người chết sau nhưng vì không thể xác định được ai chết trước nên buộc phải xác định họ chết cùng thời điểm. Chẳng hạn, hai người bị biệt tích trong một vụ đắm tàu và toà án ra quyết định tuyên bố là đã chết đối với họ theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan. Bộ luật dân sự của nước ta không quy định về đơn vị thời gian để xác định thời điểm chết và cũng chưa có văn bản dưới luật để hướng dẫn thi hành BLDS về vấn đề này nên không có căn cứ pháp lý để nói rằng đơn vị thời gian để xác định thời điểm chết là ngày, giờ, phút hay giây. Nếu thời điểm chết được xác định theo đơn vị thời gian là ngày thì được coi là chết cùng thời điểm khi những người đó chết trong cùng một ngày, nếu xác định theo giờ thì được coi là chết cùng thời điểm khi những người đó chết trong cùng một giờ, nếu xác định theo phút, theo giây thì chỉ được coi là chết cùng nếu họ chết cùng phút, cùng giây. Vì pháp luật chưa quy định cụ thể về đơn vị thời gian nên tuỳ vào từng trường thực tế mà xác định thời điểm chết của một người có thể theo phút, thậm chí theo giây. Tuy nhiên, như vậy sẽ hết sức khó khăn cho người giải quyết tranh chấp vì ranh giới giữa hai khoảnh khắc này là rất mong manh. Vì thế, cần * Giảng viên chính Khoa luật dân sự Trường Đại học Luật Hà Nội T¹p chÝ luËt häc sè 2/2005 nghiªn cøu - trao ®æi có sự quy định cụ thể của pháp luật về đơn vị thời gian để xác định thời điểm chết của một người. Theo chúng tôi, đơn vị thời gian để xác định thời điểm chết của một người nên được xác định theo ngày. Trong những trường hợp có thể xác định được chính xác thì mới được xác định theo phút. - Thứ ba, thừa kế giữa những người này được giải quyết như thế nào? Theo quy định của BLDS thì trong mỗi hàng thừa kế có những cặp quan hệ mà trong đó cứ người này chết thì người kia được hưởng di sản mà người chết để lại và ngược lại. Chẳng hạn, trong quan hệ giữa cha và con thì nếu cha chết, con sẽ là người thừa kế ở hàng thứ nhất của cha để hưởng di sản và ngược lại, nếu con chết, cha sẽ là người thừa kế ở hàng thứ nhất của con để hưởng di sản (chúng tôi tạm gọi những cặp quan hệ này là thừa kế hai chiều hay thừa kế đối nhau). Giả sử trong thực tế đã xảy ra trường hợp hai cha con cùng chết trong cùng một thời điểm thì cha hưởng di sản của con và con lại hưởng di sản của cha. Cứ như vậy, họ hưởng di sản lẫn của nhau nên việc dịch chuyển di sản giữa hai người đó trong trường hợp này sẽ không có hồi kết thúc. Vì vậy, có thể nói, Điều 644 BLDS dự liệu để điều chỉnh thực tế này nhằm chấm dứt tình trạng nói trên. Với mục đích đó, Điều 644 đã quy định những người đó nếu chết cùng thời điểm sẽ không được hưởng di sản của nhau nữa và di sản của người nào sẽ được chia cho những người thừa kế của người đó. Cũng nhằm dự liệu để điều chỉnh thực tế trên, nội dung các điều 720, 721, 722 BLDS của nước Cộng hoà Pháp đã quy định như sau: “Nếu những người là thừa kế của nhau chết trong cùng một sự kiện mà không thể xác định T¹p chÝ luËt häc sè 2/2005 được ai là người bị chết trước, việc suy đoán người chết sau được xác định theo các tình tiết thực tế và nếu không, theo sức lực về độ tuổi (tráng niên) hoặc theo giới tính. Nếu những người đó đều dưới 15 tuổi, người hơn tuổi được coi là chết sau, nếu họ đều trên 60 tuổi thì người ít tuổi hơn được coi là chết sau. Nếu những người đó có người dưới 15 tuổi có người trên 60 tuổi thì người ít tuổi hơn được coi là chết sau. Nếu những người đó cùng tuổi hoặc hơn kém nhau không quá một năm thì nam giới được coi là chết sau”.(1) Như vậy, cũng nhằm điều chỉnh để chấm dứt tình trạng không có hồi kết thúc trong việc hưởng di sản giữa những người thừa kế có quyền hưởng di sản của nhau khi họ chết trong cùng một thời điểm hoặc đều đã chết mà không thể xác định được ai chết trước nhưng BLDS của nước ta quy định khác với BLDS của nước Cộng hoà Pháp. Nếu các điều 720, 721, 722 BLDS của nước Cộng hoà Pháp định ra các căn cứ để xác định người chết trước, chết sau trong từng trường hợp và theo đó việc hưởng di sản thừa kế của những người này được xác định theo quy định chung của thừa kế theo luật thì Điều 644 BLDS nước ta không cho phép suy đoán người chết trước, chết sau mà chỉ quy định họ không được hưởng di sản của nhau nữa. Quy định tại Điều 644 BLDS nước ta ngắn gọn mà vẫn đạt được mục đích đặt ra là chấm dứt tình trạng thừa kế không hồi kết (BLDS của nước Cộng hoà Pháp phải quy định trong ba điều luật nhưng cũng chỉ nhằm mục đích như vậy).(2) Tuy nhiên, hiện nay còn có nhiều cách hiểu khác nhau về nội dung của Điều 644, đặc biệt về cụm từ “Những người có quyền thừa kế di sản của nhau”. Vì vậy, chúng tôi xin nêu các cách hiểu về cụm từ trên và đưa 43 nghiªn cøu - trao ®æi ra quan điểm của mình với mong muốn có được cách hiểu thống nhất. Với cụm từ “những người có quyền thừa kế di sản của nhau”, hiện nay có thể hiểu theo ba cách: Cách thứ nhất: Theo cách hiểu này thì những người có quyền thừa kế di sản của nhau là những người mà giữa họ có mối liên hệ với nhau về việc hưởng di sản của nhau. Vì thế, những người này có thể được xác định theo hai căn cứ: - Theo quy định của pháp luật: Là những người mà giữa họ có một trong ba mối quan hệ với nhau về hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng, bao gồm: Vợ với chồng; cha, mẹ với các con; anh, chị ruột với em ruột; cô ruột, chú ruột, bác ruột, cậu ruột, dì ruột với các cháu của họ. - Theo ý chí của chủ thể: Là những người mà bằng ý chí của mình (thể hiện trong di chúc), họ để lại di sản cho nhau. Chẳng hạn, A và B là hai người bạn, họ cam kết với nhau rằng người nào chết sau sẽ hưởng di sản của người chết trước, theo đó A lập di chúc với nội dung là toàn bộ di sản của mình sẽ để lại cho B nếu A chết trước. B cũng lập di chúc với nội dung là toàn bộ di sản của B sẽ để lại cho A nếu B chết trước. Trong trường hợp này A sẽ là người có quyền hưởng di sản của B nếu B chết trước, B sẽ là người có quyền hưởng di sản của A nếu A chết trước nên họ cũng được coi là những người có quyền hưởng di sản thừa kế của nhau (quyền được hưởng theo di chúc). Cách thứ hai: Những người có quyền thừa kế di sản của nhau là những người mà giữa họ có mối liên hệ với nhau về việc hưởng di sản của nhau trong những trường hợp được pháp luật xác định, bao gồm: 44 - Tại hàng thừa kế thứ nhất có hai cặp là giữa vợ với chồng và giữa cha mẹ với con. - Tại hàng thừa kế thứ hai có hai cặp là giữa anh, chị ruột với em ruột và giữa ông bà với cháu trong trường hợp cha, mẹ của cháu đã chết trước ông bà. - Tại hàng thừa kế thứ ba có hai cặp là giữa cô ruột, dì ruột, chú ruột, bác ruột, cậu ruột với một bên cháu ruột của những người đó và giữa các cụ với chắt trong trường hợp ông, bà, cha mẹ của chắt đã chết trước các cụ. Như vậy, cách hiểu thứ hai này thì cụm từ “những người có quyền thừa kế di sản của nhau” không bao gồm những người được hưởng di sản của nhau theo di chúc. Cách thứ ba: Những người có quyền thừa kế di sản của nhau chỉ là những người có mối liên hệ với nhau về việc hưởng di sản được luật xác định và chỉ là những người trong cùng một hàng thừa kế. Vì vậy, ở đây chỉ bao gồm các cặp thừa kế luôn luôn mang tính hai chiều: - Tại hàng thừa kế thứ nhất có hai cặp là giữa vợ với chồng và giữa cha, mẹ với con. - Tại hàng thừa kế thứ hai chỉ có một cặp là giữa anh, chị ruột với em ruột (ông bà được hưởng di sản của cháu ở hàng thứ hai nếu cháu chết trước nhưng cháu không đứng hàng thừa kế thứ hai để hưởng di sản của ông bà nếu ông, bà chết trước mà chỉ được hưởng di sản của ông bà theo thế vị nên không phải là cặp luôn luôn được hưởng di sản của nhau). Như vậy, cách hiểu thứ ba này cho rằng cụm từ “những người có quyền thừa kế di sản của nhau” không bao gồm những người được hưởng di sản theo di chúc đồng thời cũng không bao gồm các cặp thừa kế giữa ông bà với cháu cũng như giữa các cụ với chắt. Mỗi cách hiểu mà chúng tôi đã nêu đều có T¹p chÝ luËt häc sè 2/2005 nghiªn cøu - trao ®æi những cơ sở lý luận nhất định. Tuy nhiên, cần phải có cách nhìn thống nhất và mang tính bao quát hơn. Nếu cho rằng cháu không luôn luôn là người được hưởng di sản của ông bà, chắt không luôn luôn là người được hưởng di sản của cụ nên những người đó không phải là những cặp thừa kế có quyền thừa kế di sản của nhau thì giải thích như thế nào đối với những trường hợp cha, mẹ của cháu hoặc của chắt đã chết trước ông bà hoặc các cụ? Chúng tôi cho rằng bình thường thì cháu không được hưởng di sản của ông bà, chắt không được hưởng di sản của các cụ nên giữa họ không phải là cặp những người có quyền thừa kế di sản của nhau. Tuy vậy, nếu cha mẹ của họ chết trước ông bà, các cụ thì họ trở thành người có quyền hưởng di sản của ông, bà, các cụ nếu những người này chết trước họ (hưởng theo thế vị) và trong trường hợp này thì việc thừa kế tài sản giữa họ với ông, bà, các cụ đã có tính hai chiều. Chẳng hạn, nếu xét quan hệ thừa kế giữa ông M với cháu của ông ta là K trong trường hợp cha của K đã chết trước ông M thì chúng ta sẽ thấy: Ông M luôn là người được hưởng di sản của K ở hàng thừa kế thứ hai, ngược lại, K luôn là người được hưởng di sản của ông M với tư cách là người thay thế vị trí của cha mình (thế vị). Nếu hai người này (ông M và cháu K) chết cùng một thời điểm mà không áp dụng Điều 644 BLDS thì không thể giải quyết dứt điểm việc thừa kế trong trường hợp đó được. Mặt khác, dù không phải theo luật định và không phải là phổ biến nhưng nếu hai người để lại di chúc cho nhau hưởng di sản (ví dụ về trường hợp có quyền hưởng di sản của nhau theo ý chí đã nêu trong cách hiểu thứ nhất) thì mỗi người trong số họ đều là người có quyền hưởng di sản của bên kia (luật đã thừa nhận cá nhân có quyền để lại thừa kế và nhận thừa kế T¹p chÝ luËt häc sè 2/2005 theo di chúc) và việc thừa kế giữa họ, vì thế, cũng có tính hai chiều. Trường hợp này nếu không áp dụng Điều 644 BLDS cũng không thể giải quyết dứt điểm được. Để xác định chuẩn nội dung cụm từ “những người có quyền thừa kế di sản của nhau” cần phải xuất phát từ mục đích của điều luật. Cần phải nhắc lại một lần nữa rằng mục đích của Điều 644 là nhằm giải quyết dứt điểm việc hưởng di sản của những người được thừa kế di sản của nhau khi quan hệ thừa kế giữa họ mang tính hai chiều. Chính vì vậy mà chúng tôi cho rằng tất cả những người mà vào thời điểm mở thừa kế đối với di sản của họ (thời điểm họ chết hoặc bị coi là đã chết theo tuyên bố của toà án) họ đang có quan hệ thừa kế lẫn nhau mang tính hai chiều thì đều phải áp dụng Điều 644 BLDS. Vì thế, cụm từ trên cần được hiểu là bao gồm các cặp thừa kế di sản của nhau sau đây: 1. Thừa kế giữa vợ và chồng (ở hàng thừa kế thứ nhất); 2. Thừa kế giữa cha, mẹ và con (ở hàng thừa kế thứ nhất); 3. Thừa kế giữa anh, chị ruột với em ruột (ở hàng thừa kế thứ hai); 4. Thừa kế giữa ông, bà với cháu (ông, bà ở hàng thứ hai để thừa kế di sản của cháu, cháu thế vị cha hoặc mẹ để hưởng di sản của ông, bà); 5. Thừa kế giữa cụ với chắt (cụ đứng ở hàng thừa kế thứ ba để hưởng di sản của chắt, chắt thế vị cha hoặc mẹ của chắt để hưởng di sản của cụ); 6. Thừa kế giữa những người đã lập di chúc để cho nhau hưởng di sản của nhau./. (1).Xem: Bộ luật dân sự của nước Cộng hoà Pháp. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 2001. (2). Hai trường hợp này có hậu quả pháp lý khác nhau nhưng chúng tôi sẽ đề cập trong 1 bài viết khác. 45
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.