Báo cáo "Các quy định về cá nhân trong bộ luật dân sự "

pdf
Số trang Báo cáo "Các quy định về cá nhân trong bộ luật dân sự " 4 Cỡ tệp Báo cáo "Các quy định về cá nhân trong bộ luật dân sự " 151 KB Lượt tải Báo cáo "Các quy định về cá nhân trong bộ luật dân sự " 0 Lượt đọc Báo cáo "Các quy định về cá nhân trong bộ luật dân sự " 0
Đánh giá Báo cáo "Các quy định về cá nhân trong bộ luật dân sự "
4.7 ( 19 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

®Æc san vÒ söa ®æi, bæ sung bé luËt d©n sù ThS. Lª §×nh NghÞ * 1. Điều 23 có quy định về người không có năng lực hành vi, quy định tại ®iều luật này tương ứng với việc phân biệt các mức độ năng lực hành vi của cá nhân, theo đó thì người dưới 6 tuổi không có năng lực hành vi dân sự và mọi giao dịch dân sự của người dưới 6 tuổi do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện. Thiết nghĩ Điều 23 nên sửa từ “không có” thành “chưa có” bởi lẽ người dưới 6 tuổi có khả năng có năng lực hành vi dân sự khi họ đạt đến độ tuổi nhất định do pháp luật quy định. Mặt khác, cũng tại ®iều này nên thay cụm từ “chưa đủ 6 tuổi” thành cụm từ “dưới 6 tuổi” thì câu văn sẽ trong sáng hơn. Như vậy, Điều 23 nên sửa như sau: “Điều 23: Người chưa có năng lực hành vi dân sự. Người dưới 6 tuổi thì chưa có năng lực hành vi dân sự. Mọi giao dịch dân sự của người dưới 6 tuổi đều phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện”. 2. Điều 24 có quy định về “Mất năng lực hành vi dân sự” của cá nhân. Vấn đề này đã được đề cập trong giáo trình luật dân sự của Trường ®ại học luật Hà Nội, chúng tôi đồng ý với các quan điểm cho rằng không nên dùng từ “mất”. Khái niệm từ “mất” thường được hiểu là không còn nữa, tuy nhiên với người “mất năng lực T¹p chÝ luËt häc hành vi dân sự” theo quy định của BLDS thì họ có thể có lại năng lực hành vi khi căn cứ để tuyên bố họ mất năng lực hành vi dân sự không còn nữa. Do vậy, theo chúng tôi nên thay từ “mất” bằng từ “tạm dừng”. Tất nhiên có quan điểm cho rằng nếu nói “tạm dừng” thì có thể lại bắt buộc phải có lại, điều này theo chúng tôi là không nhất thiết. Chỉ có thể có lại năng lực hành vi dân sự khi thoả mãn điều kiện do pháp luật quy định. Như vậy, Điều 24 nên sửa như sau: “Điều 24: Tạm dừng năng lực hành vi dân sự 1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, toà án ra quyết định tuyên bố tạm dừng năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định có thẩm quyền. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người tạm dừng năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền và lợi ích liên quan, toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tạm dừng năng lực hành vi dân sự. 2. Mọi giao dịch dân sự của người bị * Trường đại học luật Hà Nội 35 ®Æc san vÒ söa ®æi, bæ sung bé luËt d©n sù tạm dừng năng lực hành vi dân sự đều do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện”. Để có cơ sở pháp lí áp dụng một cách thống nhất liên quan đến việc toà án ra quyết định tuyên bố tạm dừng năng lực hành vi dân sự của cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần có văn bản hướng dẫn cụ thể. Trong văn bản hướng dẫn này cần quy định rõ tổ chức giám định có thẩm quyền nào sẽ có thẩm quyền kết luận về tình trạng không nhận thức, làm chủ được hành vi của người có thể bị tuyên bố tạm dừng năng lực hành vi dân sự. Ngoài ra, khi không còn căn cứ thì nhất thiết phải có kết luận của tổ chức giám định có thẩm quyền về tình trạng đã nhận thức, làm chủ được hành vi của người bị toà án ra quyết định tuyên bố tạm dừng năng lực hành vi dân sự, khi đó toà án mới có thể ra quyết định huỷ bỏ quyết định tạm dừng năng lực hành vi dân sự. 3. Chương 2, mục 2 Phần thứ nhất quy định về quyền nhân thân. Về cơ bản, các quy định về quyền nhân thân trong phần này đã cụ thể hoá được các quyền công dân được Nhà nước ta thừa nhận, tuy nhiên, theo chúng tôi cần có sự sửa đổi, bổ sung trong một số quy định sau đây: - Điều 34 của BLDS có quy định về quyền đối với bí mật đời tư. Đây là quy định hết sức cần thiết, đặc biệt trong xu thế các quyền của cá nhân phải được tuyệt đối tôn trọng, trong đó có những vấn đề thuộc về riêng tư của mỗi con người. Mặc dù Điều 34 quy định: “Quyền đối với bí mật 36 đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ”, tuy nhiên cũng tại điều luật này lại không hề đưa ra khái niệm thế nào là bí mật đời tư. Thời gian vừa qua, có nhiều vụ việc có liên quan đến những vấn đề thuộc về bí mật đời tư gây nhiều tranh cãi, chẳng hạn một người gửi thư cho người khác thì người được nhận bức thư có quyền công bố bức thư đó không? Xuất phát từ lí do như vậy mà Điều 34 cần thiết phải bổ sung khái niệm về bí mật đời tư. Theo quan điểm của chúng tôi, khoản 1 Điều 34 nên sửa như sau: “Điều 34. Quyền đối với bí mật đời tư 1. Bí mật đời tư của cá nhân là những thông tin liên quan đến bản thân cá nhân đó mà người này không muốn tiết lộ cho người khác biết. Quyền đối với bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ”. - Điều 32 BLDS có quy định về quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể. Quy định này hết sức cần thiết, tránh các hành vi trái pháp luật của người khác xâm phạm tới tính mạng, sức khoẻ, thân thể của con người. Tuy nhiên, có vấn đề đặt ra là nếu là một cá nhân bình thường, họ có đầy đủ năng lực hành vi dân sự thì họ có toàn quyền định đoạt đối với các bộ phận trên cơ thể của họ hay không? Hiện nay, trên thế giới đã xuất hiện nhiều vấn đề liên quan đến lĩnh vực tế nhị này như cho (hoặc bán) trứng, tinh trùng, hiến tặng (hoặc bán) các cơ quan nội tạng, dùng cơ thể của mình để cho một số hãng dược phẩm thử nghiệm thuốc, chuyển đổi giới T¹p chÝ luËt häc ®Æc san vÒ söa ®æi, bæ sung bé luËt d©n sù tính, mang thai hộ (hoặc mang thai thuê)... Đây là lí do mà chúng tôi muốn bàn: Có nên quy định trong BLDS về quyền của cá nhân đối với cơ thể của họ không? Theo quan điểm của chúng tôi, cần thiết phải quy định về quyền của cá nhân đối với cơ thể của họ. Quy định này nhằm tạo điều kiện cho cá nhân thực hiện quyền định đoạt của mình đối với các bộ phận trên cơ thể của họ nhưng cũng phải có những cơ sở để hạn chế tình trạng lạm quyền để thực hiện những công việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội, đi ngược lại với thuần phong, mĩ tục của dân tộc (ví dụ như làm nghề mại dâm). Do đó, theo chúng tôi nên bổ sung Điều 32a như sau: “Điều 32a. Quyền của cá nhân đối với cơ thể 1. Cá nhân có quyền đối với cơ thể cũng như các bộ phận trên cơ thể của họ. 2. Việc thực hiện quyền của các nhân liên quan đến cơ thể, các bộ phận trên cơ thể của mình không được trái pháp luật và không được trái đạo đức xã hội”. 4. Điều 49 BLDS có quy định về nơi cư trú của người chưa thành niên. Việc xác định nơi cư trú của cá nhân có ý nghĩa rất lớn đối với cá nhân trong giao dịch dân sự cũng như trong các quan hệ khác. Nếu người chưa thành niên còn cả cha mẹ nhưng cha mẹ lại có nơi cư trú khác nhau vì nhiều nguyên nhân thì cần phải lựa chọn cho người chưa thành niên có một nơi cư trú nhất định, tuy nhiên phải đảm bảo thuận lợi cho người chưa thành niên đó trong việc học tập, sinh hoạt, vui chơi, giải T¹p chÝ luËt häc trí... Do đó, theo chúng tôi thì khoản 1 của điều luật này cần được sửa đổi như sau: “Điều 49: Nơi cư trú của người chưa thành niên 1. Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ nhưng phải vì lợi ích tốt nhất cho người chưa thành niên đó”... 5. Điều 70 quy định về người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên. Chúng ta biết rằng nếu một người chưa thành niên thì đương nhiên em cña họ cũng sẽ là người chưa thành niên. Do đó, để đảm bảo sự logic của điều luật thì khoản 2 của điều này không thể đưa “em” của người chưa thành niên vào khi lấy căn cứ anh, chị, em không có điều kiện để xác định ông bà nội ngoại là người giám hộ. Khoản 2 của Điều 70 bỏ từ “em”, như vậy sẽ sửa như sau: “... 2. Trong trường hợp không có anh, chị ruột hoặc anh chị ruột không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì ông, bà nội, ông, bà ngoại có đủ điều kiện phải là người giám hộ”. 6. Điều 72 quy định thủ tục cử người giám hộ. Thông thường khi chúng ta dùng thuật ngữ “cử” thì thường nói tới một chủ thể có thẩm quyền nhất định trong một lĩnh vực cụ thể và theo đó họ cử người khác làm một công việc gì đó (thường nói tới từ “cử” là chúng ta hiểu trong một quan hệ hành chính, mệnh lệnh). Trở lại quy định tại Điều 72 thì khi không có người giám hộ 37 ®Æc san vÒ söa ®æi, bæ sung bé luËt d©n sù đương nhiên, những người thân thích của người được giám hộ cử một người trong số họ làm người giám hộ, nếu những người thân thích không cử được ai trong số họ thì họ cử người khác làm người giám hộ. Theo tôi, chúng ta không nên sử dụng thuật ngữ “cử” trong ngữ cảnh này mà nên dùng thuật ngữ “đề nghị”. Như vậy, đoạn 1 của Điều 72 sẽ sửa như sau: “Điều 72. Cử người giám hộ Trong trường hợp người chưa thành niên, người bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình không có người giám hộ đương nhiên theo quy định tại Điều 70 và Điều 71 của Bộ luật này thì những người thân thích của người đó cử một người trong số họ làm người giám hộ; nếu không có ai trong số người thân thích có đủ điều kiện làm người giám hộ thì họ có thể đề nghị người khác làm người giám hộ...”. 7. Theo quy định tại Điều 92 thì khi một người bị tuyên bố là đã chết thì tài sản của người này sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế. Tuy nhiên khi người bị tuyên bố là đã chết còn sống và trở về thì họ có quyền yêu cầu người thừa kế trả lại tài sản hiện còn. Thực tế thì khi một người được hưởng di sản của người chết, họ có thể đưa di sản đó vào chúng tôi nên bổ sung vào Điều 93 một khoản mới như sau: “Điều 93. Huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết ... 3. Mọi giao dịch dân sự giữa người thứ ba với người thừa kế di sản của người bị toà án ra quyết định tuyên bố là đã chết có liên quan đến di sản mà người này được hưởng vẫn phát sinh hiệu lực pháp lí”. 8. Một người bị toà án ra quyết định tuyên bố là đã chết cũng như ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố là đã chết sẽ ảnh hưởng rất lớn tới những người khác trong quan hệ với người này. Để thuận tiện cho những người khác khi họ biết thông tin liên quan đến người bị tuyên bố chết, thiết nghĩ cần có quy định cụ thể trong việc công khai thông tin về người bị tuyên bố là đã chết cho người khác biết. Tuy nhiên, BLDS cũng chỉ quy định mang tính định hướng, còn cụ thể của sự thông báo rộng rãi, đăng báo như thế nào thì cần có văn bản hướng dẫn cụ thể về tuyên bố mất tích, tuyên bố chết. Theo chúng tôi, nên bổ sung một điều luật mới quy định về vấn đề này. Cụ thể: “Điều 93a. Thông báo về tuyên bố chết, huỷ bỏ quyết định tuyên bố chết. Quyết định tuyên bố là đã chết đối với một người cũng như quyết định về việc làm đối tượng trong giao dịch dân sự với người khác (cho thuê, cầm cố, thế chấp...) huỷ bỏ quyết định này của toà án phải được niêm yết tại nơi cư trú cuối cùng của và như vậy thì việc giải quyết quan hệ này người bị tuyên bố và phải được thông báo sẽ rất phức tạp. Để tránh sự xáo trộn của các quan hệ xã hội đã được thiết lập, theo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của pháp luật”./. 38 T¹p chÝ luËt häc
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.