Báo cáo " Các nhân tố quyết định nhu cầu và mức độ quy định tội phạm trong luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 2009 "

pdf
Số trang Báo cáo " Các nhân tố quyết định nhu cầu và mức độ quy định tội phạm trong luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 2009 " 7 Cỡ tệp Báo cáo " Các nhân tố quyết định nhu cầu và mức độ quy định tội phạm trong luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 2009 " 170 KB Lượt tải Báo cáo " Các nhân tố quyết định nhu cầu và mức độ quy định tội phạm trong luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 2009 " 0 Lượt đọc Báo cáo " Các nhân tố quyết định nhu cầu và mức độ quy định tội phạm trong luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 2009 " 1
Đánh giá Báo cáo " Các nhân tố quyết định nhu cầu và mức độ quy định tội phạm trong luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 2009 "
4 ( 13 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

nghiªn cøu - trao ®æi TS. Hå Sü S¬n * P háp luật hình sự là công cụ hữu hiệu mà bất kì nhà nước nào cũng sử dụng để đấu tranh, phòng ngừa và chống tội phạm. Khả năng đấu tranh, phòng ngừa và chống tội phạm của pháp luật hình sự phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có việc đánh giá đúng đắn và xác định chính xác những hành vi nguy hiểm đáng kể cho xã hội để quy định chúng là tội phạm. Việc quy định tội phạm được khoa học pháp lí hình sự gọi là tội phạm hoá (criminalisation) và một bộ phận của quá trình tội phạm hoá đó là hình sự hoá (penalisation) được coi là vấn đề trung tâm của việc bảo vệ các quan hệ xã hội bằng các biện pháp pháp lí hình sự. Cố nhiên, vấn đề quan trọng được đặt ra và cần được giải quyết một cách thấu đáo ở đây thứ nhất là trong điều kiện xã hội nhất định thì những hành vi nguy hiểm nào cho xã hội cần phải tội phạm hoá và tại sao phải tội phạm hoá chúng; thứ hai, nhu cầu và mức độ tội phạm hoá bị quy định bởi những nhân tố nào? Vậy, nhà làm luật Việt Nam đã giải quyết vấn đề đó như thế nào khi tiến hành tội phạm hoá một loạt hành vi nguy hiểm cho xã hội thành những tội danh cụ thể trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự được Quốc hội thông qua ngày 19/6/2009? Bài viết dưới đây nhằm mục đích trả lời cho những câu hỏi đó. t¹p chÝ luËt häc sè 1/2010 1. Nhu cầu tội phạm hoá và thực trạng tội phạm hoá trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 2009 Cũng như các hiện tượng xã hội khác, tội phạm hoá là hiện tượng động. Điều đó có nghĩa là những hành vi nguy hiểm cho xã hội đã được tội phạm hoá thành những tội danh cụ thể có thể bị đưa ra khỏi phạm vi tác động của luật hình sự, tức không còn bị coi là tội phạm. Bên cạnh đó, sẽ có những hành vi vi phạm pháp luật đã phát triển đến mức phổ biến, có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội phải được tội phạm hoá, tức phải được nâng lên “hạng tội phạm”. Vấn đề là ở chỗ tất cả các quá trình xã hội bao giờ cũng có mặt tích cực và tiêu cực hay nói cách khác, trong mọi quá trình xã hội luôn tiềm ẩn những mâu thuẫn nội tại nhất định. Thêm vào đó, hoạt động của con người vốn gắn với những tiêu chí lợi ích nhất định cũng làm cho các mâu thuẫn đó bộc lộ và diễn biến phức tạp, dẫn tới những hậu quả khác nhau. Trong quá trình xây dựng nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, xuất hiện ngày càng nhiều và có lúc rất phức tạp hiện tượng như gian lận thuế, xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, vi phạm các quy định về quản lí đất đai với nhiều hình thức tinh vi khác nhau, mua, bán, * Viện nhà nước và pháp luật Viện Khoa học xã hội Việt Nam 35 nghiªn cøu - trao ®æi sử dụng trái phép hoá đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước. Trong lĩnh vực chứng khoán có không ít hành vi có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội phát triển đến mức phổ biến như công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật khi chào bán, niêm yết hoặc giao dịch chứng khoán; sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán; gian lận, lừa đảo trong giao dịch chứng khoán; thao túng giá chứng khoán v.v.. Thực trạng tương tự cũng xảy ra trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Những hành vi có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội như: truy cập bất hợp pháp vào mạng viễn thông, mạng vi tính, mạng internet hoặc thiết bị số của người khác; sử dụng mạng viễn thông, mạng máy tính, mạng internet hoặc thiết bị số để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản xảy ra ngày càng nhiều. Lĩnh vực giáo dục và đào tạo trong những năm gần đây cũng chứng kiến hàng loạt các hành vi có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội như thi hộ, gian lận kết quả thi v.v.. Thực tiễn đấu tranh, phòng ngừa và chống tội phạm cũng cho thấy có nhiều hành vi vi phạm pháp luật nhưng không bị xử lí hình sự vì Bộ luật hình sự chưa quy định như: tài trợ cho hoạt động khủng bố, buôn bán nam giới, mua, bán rác thải y tế hoặc chất thải công nghiệp chưa qua xử lí, nuôi nhốt động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ… gây ra những bức xúc lớn trong xã hội. Ngoài ra, trong một số lĩnh vực như: chứng khoán, sở hữu trí tuệ, bản quyền tác giả… cũng có khá nhiều hành vi có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội cần phải tội phạm hoá để xử lí bằng các biện pháp pháp lí hình sự. 36 Trên tinh thần đó, trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự được Quốc hội thông qua ngày 19/6/2009, nhà làm luật nước ta đã tội phạm hoá một loạt hành vi nguy hiểm đáng kể cho xã hội thành những tội danh cụ thể như: tội in, phát hành, mua bán trái phép hoá đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước (Điều 164a); tội vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan (Điều 170a); tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán (Điều 181a); tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán (Điều 181b); tội thao túng giá chứng khoán (Điều 181c); tội vi phạm quy định về chất thải nguy hại (Điều 182a); tội vi phạm quy định về phòng ngừa sự cố môi trường (Điều 182b); tội truy cập bất hợp pháp vào mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet hoặc thiết bị số của người khác (Điều 226a); tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (Điều 226b); tội khủng bố (Điều 230a); tội tài trợ khủng bố (Điều 230b)... Nhà làm luật cũng đã sửa đổi, bổ sung các dấu hiệu vào một số tội cho phù hợp với tình hình mới, chẳng hạn như: tội trốn thuế (Điều 161); tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 171); tội vi phạm các quy định về quản lí đất đai (Điều 174)… Cùng với việc quy định mới tội phạm, nhà làm luật nước ta đã đưa hành vi sử dụng trái phép chất ma tuý vốn đã được quy định là tội phạm tại Điều 199 của Bộ luật hình sự năm 1999 ra khỏi phạm vi tác động của luật hình sự, tức không còn coi nó là tội phạm. t¹p chÝ luËt häc sè 1/2010 nghiªn cøu - trao ®æi 2. Những nhân tố quyết định nhu cầu và mức độ tội phạm hoá trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 2009 Từ những hành vi được tội phạm hoá, sửa đổi, bổ sung hoặc được phi tội phạm hoá đã nêu trên đây, có thể thấy việc sử dụng pháp luật hình sự để đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm trước hết bao giờ cũng xuất phát từ nhu cầu bảo vệ các quan hệ phát triển tiến bộ của xã hội Việt Nam. “Nhà làm luật”, đúng như C. Mác đã nhận xét: “không làm ra luật, không sáng chế ra các luật lệ mà chỉ hình thức hoá chúng”.(1) Do vậy, việc đánh giá được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi này hay hành vi khác là vô cùng quan trọng đối với việc tội phạm hoá nhưng chưa phải là tất cả. Cho nên, ngoài việc đánh giá tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi với tính cách là căn cứ quan trọng nhất của tội phạm hoá cần phải xem xét một cách kĩ lưỡng và đầy đủ các nhân tố khác mà ở mức độ này hay mức độ khác quyết định nhu cầu và mức độ tội phạm hoá các hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm các lĩnh vực quan hệ tương ứng của đời sống xã hội. Vậy, đó là những nhân tố nào? Đây là vấn đề có nội hàm lớn song cần phải được giải quyết một cách rõ ràng và có cơ sở khoa học. Nghiên cứu những nhân tố có vai trò quyết định nhu cầu và mức độ tội phạm hoá mà nhà làm luật Việt Nam đã cân nhắc trong lần sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự ngày 19/6/2009, chúng tôi cho rằng: Thứ nhất, nhu cầu và mức độ tội phạm hoá trước hết được quyết định bởi tính nguy hiểm cho xã hội ngày càng cao của các hành vi xâm hại các quan hệ xã hội thuộc lĩnh vực t¹p chÝ luËt häc sè 1/2010 tương ứng của đời sống xã hội và sự thay đổi trong tính chất của tính nguy hiểm cho xã hội của các hành vi xâm hại đó. Tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi thể hiện ở tính chất nguy hiểm và ở mức độ nguy hiểm của nó cho xã hội. Mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi được phản ánh qua nhiều thông số, trong đó có hậu quả mà nó gây ra hoặc đe doạ gây ra cho xã hội. Trong điều kiện đổi mới, mở cửa, tăng cường hợp tác và hội nhập quốc tế, mặt trái của nền kinh tế thị trường, tính chất và mức độ nguy hiểm của các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực công nghệ thông tin, đặc biệt là trong các lĩnh vực ngân hàng, bưu chính viễn thông, thương mại điện tử, văn hoá-nghệ thuật, sở hữu trí tuệ… ngày càng nghiêm trọng. Chẳng hạn trong lĩnh vực ngân hàng, lợi dụng chủ trương hiện đại hoá và tăng cường giao dịch một cửa, một số người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng sự quản lí lỏng lẻo của một số ngân hàng để lập chứng từ giả, sử dụng máy tính quản lí quá trình giao dịch thanh toán chiếm đoạt tiền của Nhà nước; truy cập vào mạng máy tính rút tiền tham ô; giả mạo chữ kí của chủ tài khoản vào tài khoản “ma”, từ đó dùng thẻ ATM rút tiền tham ô lên tới hàng trăm tỉ đồng. Trong lĩnh vực bưu chính viễn thông cũng vậy, ngày càng xuất hiện nhiều và lan rộng một số dạng hành vi mới như lắp đặt, thuê kênh riêng, sử dụng dịch vụ viễn thông, thiết bị kĩ thuật công nghệ cao để trộm cắp tiền cước điện thoại viễn thông quốc tế với số lượng đặc biệt lớn. Các dạng hành vi nguy hiểm mới cho xã hội như: lấy cắp thông tin của các doanh nghiệp, vô ý làm lộ bí mật thông tin, làm biến dạng các dữ liệu thương mại điện tử, tấn công từ chối 37 nghiªn cøu - trao ®æi dịch vụ, giả mạo chữ kí điện tử… trong lĩnh vực thương mại điện tử cũng xuất hiện ngày càng phổ biến và gây ra những thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng. Cố nhiên, để xảy ra tình trạng đó, lỗi không phải do sự đổi mới, hội nhập và hợp tác quốc tế hay nền kinh tế thị trường mà là do các mâu thuẫn xã hội nảy sinh trong quá trình phát triển xã hội chưa được giải quyết một cách thoả đáng, hợp lí. Chính sự đổi mới, sự hội nhập và hợp tác quốc tế của nền kinh tế thị trường tạo ra chiếc chìa khoá cho việc giải quyết nhiều vấn đề của đời sống xã hội. Tuy nhiên, chừng nào các mâu thuẫn đó đang tồn tại thì việc đấu tranh với các hành vi lợi dụng công nghệ cao bằng cả các biện pháp pháp lí hình sự là vô cùng cần thiết. Thứ hai, trong số những nhân tố quyết định nhu cầu và mức độ tội phạm hoá có yêu cầu của chính sách đối nội và đối ngoại của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Một trong những biểu hiện của nhân tố này là nhu cầu tội phạm hoá các hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm hại môi trường như mua, bán, tái chế rác thải y tế nguy hại hoặc chất thải công nghiệp chưa qua xử lí để sản xuất vật dụng tiêu dùng... Chúng ta thấy rằng ở khía cạnh chính trị trong nước, pháp luật hình sự được coi là một trong những phương tiện, thông qua đó Nhà nước thực hiện chức năng bảo vệ môi trường với tư cách là một trong những chức năng độc lập của mình. Trong quan hệ chính trị, việc khẳng định sự tồn tại của chức năng này thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước trước các công dân của mình trong việc bảo đảm sự bình yên về sinh thái cho cuộc sống của các thế hệ hôm nay và mai sau. Việc thừa nhận 38 quyền của công dân được sống trong môi trường trong lành gắn chặt với việc thực hiện chức năng của Nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Vì vậy, bảo vệ môi trường bằng pháp luật hình sự vừa là phương tiện thực hiện chiến lược, chương trình, chính sách bảo vệ môi trường quốc gia, vừa là một trong những bảo đảm cho việc thực hiện quyền của công dân được sống trong môi trường trong lành. Ở khía cạnh đối ngoại, pháp luật hình sự Việt Nam còn được coi là phương tiện để thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường đã được quy định trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc gia nhập vì một số điều ước quy định các quốc gia thành viên phải quy định và áp dụng các biện pháp trách nhiệm hình sự đối với các hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm môi trường. Thứ ba, vị trí và vai trò của các biện pháp pháp luật hình sự trong hệ thống các biện pháp bảo vệ các quan hệ xã hội cũng góp phần quyết định nhu cầu và mức độ tội phạm hoá. Vấn đề là ở chỗ nói đến vai trò của các biện pháp pháp lí đối với đấu tranh, phòng ngừa và chống tội phạm, trước hết không thể không nói đến các biện pháp pháp lí hình sự. Mặc dù quan trọng như vậy song các biện pháp pháp lí hình sự không phải là “liều thuốc vạn năng” hay là “liều thuốc đặc trị” đối với tội phạm. Chẳng hạn, trong lĩnh vực chứng khoán, khả năng của các biện pháp pháp lí hình sự có tính hạn chế khách quan bởi: 1). Các biện pháp pháp lí hình sự ít có khả năng khắc phục được nguyên nhân của các hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm hại các quan hệ xã hội trong lĩnh vực này; 2). Phương pháp mà luật hình sự sử dụng như t¹p chÝ luËt häc sè 1/2010 nghiªn cøu - trao ®æi cải tạo, trừng trị… tự nó hạn chế phạm vi tác động của pháp luật hình sự. Bên cạnh đó, có không ít các biện pháp mang tính tổ chức, tính pháp lí, tính giáo dục… tạo ra cơ sở tốt cho việc phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm các quy định của Nhà nước về quản lí hoạt động chứng khoán và tạo ra “cái nền” cần thiết cho việc quy định tội phạm một cách có căn cứ những hành vi nguy hiểm nhất cho xã hội trong lĩnh vực chứng khoán, trong đó có các hành vi xâm phạm hoạt động chào bán, niêm yết, giao dịch chứng khoán. Vì vậy, khi xác định nhu cầu và mức độ quy định tội phạm, ở mức độ rất lớn, nhà làm luật nước ta tính đến trạng thái, sự phát triển và khả năng tác động của các biện pháp pháp lí thuộc các ngành luật khác mà trước hết là luật hành chính, luật môi trường, luật kinh tế, luật dân sự, luật hôn nhân và gia đình… đối với các hành vi vi phạm pháp luật. Thứ tư, các yếu tố thuộc về tội phạm học như: thực trạng, cơ cấu, diễn biến của tình hình vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực quan hệ xã hội tương ứng có vai trò nhất định trong việc xác định nhu cầu và mức độ tội phạm hoá. Chẳng hạn, trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999, các loại hành vi săn bắt trái phép động vật hoang dã quý hiếm, đánh bắt cá trái phép, săn bắt trái phép trong rừng… xảy ra ngày càng nhiều và hết sức phức tạp. Kết quả là các hành vi vi phạm pháp luật môi trường đó được tội phạm hoá thành các tội cụ thể trong Chương “Các tội phạm về môi trường” của Bộ luật hình sự năm 1999. Thế nhưng trong quá trình phát triển xã hội, với sự tác động mạnh mẽ của tiến bộ khoa học công nghệ, xuất hiện ngày t¹p chÝ luËt häc sè 1/2010 càng nhiều loại hành vi nguy hại mới xâm hại các yếu tố cụ thể của môi trường như: mua, bán rác thải y tế hoặc chất thải công nghiệp chưa qua xử lí để sản xuất vật liệu tiêu dùng… Ngay cả những người thực hiện các loại hành vi mua bán rác thải y tế hoặc chất thải công nghiệp chưa qua xử lí đó ngày càng sử dụng nhiều hơn các thủ đoạn tinh vi gây tác hại to lớn hơn cho môi trường. Tính chất nghiêm trọng của các thiệt hại do các hành vi trên gây ra cho môi trường ngày càng lớn. Việc đấu tranh phòng ngừa, chống các hành vi gây ô nhiễm môi trường đã nêu trên bằng các biện pháp pháp lí hình sự là cần thiết. Điều đó lí giải vì sao trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 2009 nhà làm luật đã tiến hành tội phạm hoá thêm một loạt hành vi xâm hại môi trường. Thứ năm, trạng thái của ý thức pháp luật về các lĩnh vực tương ứng của đời sống xã hội cũng là nhân tố quan trọng mà nhà làm luật trong khi xác định nhu cầu và mức độ tội phạm hoá không thể không cân nhắc. Vấn đề là ở chỗ chỉ khi nào số đông trong xã hội thừa nhận hành vi nào đó cần phải bị trừng trị bằng các biện pháp pháp luật hình sự thì việc quy định hành vi đó là tội phạm mới cần thiết và có hiệu quả. Không phải ngẫu nhiên mà C. Mác đã nhấn mạnh: “dân chúng chỉ nhìn thấy hình phạt chứ không nhận ra tội phạm và chính vì thế, dân chúng sẽ thấy hình phạt khi không có tội phạm, sẽ không nhận ra tội phạm khi có hình phạt”.(2) Trở lại với vấn đề về vai trò của ý thức pháp luật đối với việc tội phạm hoá, có thể thấy đa số người dân Việt Nam đòi hỏi phải tăng cường việc bảo vệ môi trường, đặc biệt là 39 nghiªn cøu - trao ®æi tăng cường bảo vệ môi trường bằng các biện pháp pháp lí hình sự. Song, trong ý thức thông thường của một bộ phận dân cư và của một số cán bộ hoạt động trong các lĩnh vực y tế và kinh tế tồn tại quan niệm mang tính phổ biến về “thu nhập cao” từ việc mua, bán, tái chế rác thải y tế nguy hại cũng như từ mua, bán, tái chế chất rắn nguy hại chưa qua xử lí… Chính trạng thái ý thức pháp luật đó có thể tạo ra những lực cản cho cả việc tuân thủ lẫn việc áp dụng pháp luật hình sự. Vì vậy, trạng thái ý thức pháp luật là một trong những nhân tố quyết định nhu cầu và mức độ tội phạm hoá các hành vi nguy hiểm cho xã hội, trong đó có các hành vi nguy hiểm xâm hại môi trường. Dĩ nhiên, tội phạm hoá đến lượt mình lại giữ vai trò nhất định trong việc giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật và ý thức xã hội trong các lĩnh vực xã hội tương ứng. Thứ sáu, “ngôn ngữ” của luật hình sự hay nói cách khác là quy tắc pháp lí của kĩ thuật lập pháp hình sự là nhân tố có vai trò không nhỏ trong việc xác định nhu cầu và mức độ tội phạm hoá. Vấn đề là ở chỗ các nhu cầu khách quan và điều kiện cần thiết của tội phạm hoá cần phải được nhà làm luật Việt Nam “chuyển tải một cách đúng đắn đến ngôn ngữ của luật hình sự”. Nói cách khác, khi tội phạm hoá, nhà làm luật cần đáp ứng các đòi hỏi và quy tắc pháp lí nhất định của kĩ thuật lập pháp hình sự. Việc tuân thủ các đòi hỏi và quy tắc đó chẳng những cho phép khắc phục những lỗ hổng và những “điều dư thừa” trong việc bảo vệ các quan hệ xã hội bằng các biện pháp pháp lí hình sự, phân biệt được các tội phạm với các vi phạm pháp luật khác, bảo đảm việc không thoát khỏi các biện pháp pháp lí hình sự của tất cả 40 các tội phạm mà còn cho phép phân hoá trách nhiệm hình sự tuỳ thuộc vào tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi và các đặc điểm nhân thân người phạm tội. Chẳng hạn, trong khi chưa định nghĩa một cách rõ ràng thế nào là gây hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường, nhà làm luật cần cân nhắc có sử dụng hay không các yếu tố “đã bị xử lí hành chính mà còn vi phạm” và “gây hậu quả nghiêm trọng” là yếu tố bắt buộc của cấu thành tội phạm. Thực tiễn cho thấy hậu quả do tội phạm môi trường gây ra thường tích luỹ theo thời gian, có thể một vài năm sau, có thể hàng chục năm sau mới phát tán và gây hậu quả. Trong khi đó, phần lớn các trường hợp, vì không có hai yếu tố bắt buộc đó nên khi xảy ra, hành vi không cấu thành tội phạm và như vậy không thể xử lí theo luật hình sự được. Thực tiễn cũng cho thấy những bất cập khác trong việc áp dụng các quy định trong Chương “Các tội phạm về môi trường” của Bộ luật hình sự năm 1999. Chẳng hạn trong Điều 190, nhà làm luật chỉ quy định cấm các hành vi săn bắt, vận chuyển, buôn bán, giết mổ các động vật hoang dã quý hiếm, không có từ nào nói về tàng trữ. Chính vì vậy mà các cơ quan chức năng không xử lí hình sự được đối với hành vi tàng trữ 281 con gấu ở Quảng Ninh mà báo chí đã nhiều lần đề cập. Do vậy, trong lần sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 2009, nhà làm luật nước ta đã bổ sung các hành vi nuôi, nhốt động vật thuộc loài nguy cấp, quý hiếm, được ưu tiên bảo vệ vào Điều 190, nâng chúng lên “hạng tội phạm” về môi trường. Từ đó có thể thấy rằng điều quan trọng không chỉ ở chỗ khi xét thấy cần đấu tranh với hành vi nguy hiểm t¹p chÝ luËt häc sè 1/2010 nghiªn cøu - trao ®æi cho xã hội bằng các biện pháp pháp lí hình sự thì tội phạm hoá hành vi đó mà quan trọng là phải xây dựng cấu thành tội phạm làm sao để có thể đấu tranh được với hành vi đó trên thực tế. Cuối cùng, khi nói về tội phạm hoá để bảo vệ các quan hệ xã hội bằng các biện pháp pháp lí hình sự, thông thường người ta nói về việc mở rộng phạm vi bảo vệ cũng như cần phải quy định các cấu thành tội phạm mới xâm phạm các quan hệ xã hội mà luật hình sự ghi nhận và bảo vệ mà không gắn việc tội phạm hoá với việc hoàn thiện pháp luật hình sự nhằm đấu tranh, phòng ngừa tội phạm có hiệu quả hơn. Cần lưu ý rằng việc khắc phục “những lỗ hổng pháp luật” cũng như việc khắc phục “những dư thừa” của việc tội phạm hoá đã được phát hiện không nằm ngoài quá trình tội phạm hoá. Vấn đề là ở chỗ việc xác định ở mức độ nào đó các nhóm khách thể cần phải bảo vệ bằng các biện pháp pháp lí hình sự không hoàn toàn đồng nghĩa với việc cần và phải mở rộng phạm vi trách nhiệm hình sự mà có thể thu hẹp phạm vi đó bằng cách chuyển một số hành vi phạm tội có tính nguy hiểm cho xã hội không đáng kể sang vi phạm hành chính trong lĩnh vực tương ứng. Chính vì lẽ đó mà khi tiến hành sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự, nhà làm luật nước ta đã thực hiện song song quá trình có tính chất giao thoa, đan xen giữa hai hướng: vừa tội phạm hoá vừa phi tội phạm hoá các hành vi nguy hiểm cho xã hội./. (1).Xem: C. Mác và Ph. Ăngghen, Tuyển tập, Tập 1, tr. 164 (tiếng Nga). (2).Xem: Sđd, tr. 131. t¹p chÝ luËt häc sè 1/2010 PHÁT TRIỂN Xà HỘI VÀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO PHÁP LUẬT… (tiếp theo trang 34) Nghĩa là trong Trường sẽ mở thêm một chuyên ngành pháp luật về phát triển xã hội và quản lí phát triển xã hội. Nếu như Khoa pháp luật kinh tế chú trọng đến các khoa học pháp lí liên quan đến việc quản lí và phát triển kinh tế nhiều hơn thì Khoa pháp luật về các vấn đề xã hội sẽ chú trọng đến các khoa học pháp lí liên quan đến việc quản lí và phát triển xã hội nhiều hơn. Nếu việc thành lập Khoa pháp luật về các vấn đề xã hội chưa chín muồi thì trước mắt cũng nên thành lập các trung tâm nghiên cứu và giảng dạy pháp luật về các vấn đề xã hội như đã nêu trên. Tóm lại, cùng với việc xây dựng nhà nước pháp quyền, củng cố xã hội dân sự thì phát triển xã hội là một trong những vấn đề quan trọng và cần được quan tâm nhiều hơn trên thế giới cũng như ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Đất nước chỉ có thể tồn tại, phát triển nhanh và bền vững, có thể sánh vai cùng nhân loại khi việc quản lí xã hội nói chung, trong đó có quản lí phát triển xã hội nói riêng có hiệu quả để các mặt của đời sống xã hội đều phát triển toàn diện. Buông lỏng quản lí hoặc quản lí không tốt sự phát triển xã hội có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường, thậm chí có thể đưa đất nước, dân tộc đến chỗ hỗn loạn, đói nghèo, suy thoái. Với quy mô, xu hướng và tầm quan trọng như vậy của phát triển xã hội đòi hỏi các cơ sở đào tạo luật trong giai đoạn hiện nay phải chú trọng, mở rộng hơn nữa việc đào tạo pháp luật liên quan đến phát triển xã hội phù hợp, đáp ứng nhu cầu thiết thực của đất nước và nhân loại./. 41
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.