Báo cáo "Bộ luật hình sự với việc quy định dấu hiệu lỗi trong cấu thành tội phạm "

pdf
Số trang Báo cáo "Bộ luật hình sự với việc quy định dấu hiệu lỗi trong cấu thành tội phạm " 5 Cỡ tệp Báo cáo "Bộ luật hình sự với việc quy định dấu hiệu lỗi trong cấu thành tội phạm " 115 KB Lượt tải Báo cáo "Bộ luật hình sự với việc quy định dấu hiệu lỗi trong cấu thành tội phạm " 0 Lượt đọc Báo cáo "Bộ luật hình sự với việc quy định dấu hiệu lỗi trong cấu thành tội phạm " 65
Đánh giá Báo cáo "Bộ luật hình sự với việc quy định dấu hiệu lỗi trong cấu thành tội phạm "
4.4 ( 7 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

nghiªn cøu - trao ®æi pgs.ts. nguyÔn ngäc hoµ * M ặc dù dấu hiệu lỗi có ý nghĩa rất quan trọng nhưng trong Bộ luật hình sự (BLHS), dấu hiệu này hầu như không được phản ánh trong các cấu thành tội phạm (CTTP).(1) Trong tổng số 270 CTTP được quy định trong BLHS chỉ có 20 CTTP thể hiện rõ dấu hiệu lỗi là cố ý hoặc vô ý(2) và 6 CTTP khác có nội dung thể hiện gián tiếp dấu hiệu lỗi là cố ý trực tiếp.(3) Trong tất cả các CTTP còn lại đều không có sự mô tả loại lỗi là cố ý hay vô ý. Việc xác định này hoàn toàn thuộc về cơ quan giải thích, cơ quan áp dụng cũng như người nghiên cứu luật hình sự. Trong thực tế, việc xác định của các cơ quan cũng như cá nhân về dấu hiệu lỗi trong CTTP không xuất phát từ nguyên tắc chung, không dựa vào nội dung mô tả của CTTP mà hoàn toàn phụ thuộc vào cách hiểu tội phạm theo thực tiễn xét xử. Điều này cũng có lí do là bản thân cơ quan lập pháp khi xây dựng CTTP cũng đã không theo nguyên tắc chung. Nếu dựa vào CTTP để xác định dấu hiệu lỗi thì có thể lại không đúng với ý định của nhà làm luật cũng như với thực tiễn. Như vậy, trong việc mô tả và hiểu dấu hiệu lỗi trong CTTP có sự không thống nhất giữa ý định của nhà làm luật với cách thức thể hiện, giữa sự mô tả trong luật với cách hiểu của các cơ quan và cá nhân trong thực tiễn áp dụng cũng như nghiên cứu luật. T¹p chÝ luËt häc sè 1/2004 Luật hình sự quy định hai loại tội là tội cố ý và tội vô ý. Nhưng đối tượng chủ yếu và trước hết của luật hình sự là các tội phạm cố ý. Trong BLHS Việt Nam nói riêng cũng như các bộ luật hình sự các nước nói chung, số tội cố ý được quy định luôn chiếm đa số. Nhiều hành vi của các tội phạm cố ý đã tự thể hiện dấu hiệu lỗi cố ý như hành vi dùng vũ lực, hành vi lừa dối, hành vi đe doạ v.v.. Hơn nữa, khi dấu hiệu lỗi không được mô tả trong CTTP thì phải hiểu lỗi của tội được mô tả trong CTTP đó là lỗi cố ý. Với những lí do như vậy, dấu hiệu lỗi cố ý có thể không được mô tả trong các CTTP nhưng các CTTP bắt buộc phải mô tả dấu hiệu lỗi vô ý vì theo nguyên tắc “... những hành vi do lỗi vô ý chỉ được coi là tội phạm khi điều luật quy định về một cấu thành cụ thể có nói rõ điều đó”.(4) Do tính quan trọng nên nguyên tắc này được quy định trực tiếp trong nhiều BLHS như BLHS CHLB Đức, BLHS Thuỵ Điển.(5) Như vậy, khi mô tả dấu hiệu lỗi trong CTTP cũng như khi giải thích, áp dụng dấu hiệu này của CTTP phải tuân thủ nguyên tắc đầu tiên là nguyên tắc lỗi vô ý phải được mô tả rõ trong CTTP và khi dấu hiệu lỗi không được mô tả thì phải hiểu lỗi trong trường hợp đó là lỗi cố ý. * Trường đại học luật Hà Nội 32 nghiªn cøu - trao ®æi Khi CTTP không mô tả dấu hiệu lỗi thì có các khả năng sau được đặt ra: - Lỗi có thể là cố ý; - Lỗi có thể là cố ý và vô ý; - Lỗi có thể là vô ý. Trong các khả năng trên, chúng ta được phép chọn khả năng nào? Theo nguyên tắc “Mọi nghi ngờ về điều luật đều phải được giải thích theo hướng có lợi cho người phạm tội...”(6) thì chỉ có thể giải thích dấu hiệu lỗi trong trường hợp không được mô tả là lỗi cố ý. Đây là lí do giải thích tại sao luật hình sự phải thừa nhận nguyên tắc “lỗi vô ý phải được mô tả rõ trong CTTP và khi dấu hiệu lỗi không được mô tả thì phải hiểu lỗi trong trường hợp đó là lỗi cố ý”. Nghiên cứu thực trạng xây dựng, giải thích và áp dụng luật hình sự ở Việt Nam cho thấy các hoạt động này đều không xuất phát từ nguyên tắc trên đây. Trong số 20 CTTP có mô tả dấu hiệu lỗi có 12 CTTP mô tả lỗi cố ý và 8 CTTP mô tả lỗi vô ý. Tất cả các CTTP mô tả dấu hiệu lỗi vô ý đều là các CTTP có quan hệ cặp với các CTTP có dấu hiệu lỗi cố ý tương ứng. Cụ thể: CTTP tội vô ý làm chết người có quan hệ cặp với CTTP tội giết người; CTTP tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác có quan hệ cặp với CTTP tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác; CTTP tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản có quan hệ cặp với CTTP tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản; CTTP tội vô ý làm lộ bí mật nhà nước có quan hệ cặp với CTTP tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; CTTP tội vô T¹p chÝ luËt häc sè 1/2004 ý làm lộ bí mật công tác có quan hệ cặp với CTTP tội cố ý làm lộ bí mật công tác; CTTP tội vô ý làm lộ bí mật quân sự có quan hệ cặp với CTTP tội cố ý làm lộ bí mật quân sự; CTTP tội vô ý làm hư hỏng vũ khí quân dụng, phương tiện kĩ thuật quân sự có quan hệ cặp với tội huỷ hoại vũ khí quân dụng, phương tiện kĩ thuật quân sự v.v.. Như vậy, nhà làm luật của chúng ta chỉ mô tả dấu hiệu lỗi vô ý trong CTTP có quan hệ cặp với CTTP cố ý, điều mà nhà làm luật không thể làm khác được. Còn tất cả các CTTP vô ý khác đều không mô tả dấu hiệu lỗi - điều mà đáng lẽ nhà làm luật phải làm. Nếu theo đúng nguyên tắc chung thì trong BLHS chỉ có 8 CTTP vô ý và tất cả các CTTP không mô tả dấu hiệu lỗi phải được hiểu là CTTP cố ý. Tất nhiên, việc giải thích, việc áp dụng luật không thể theo nguyên tắc chung đó khi xác định dấu hiệu lỗi trong CTTP. Chính việc không theo nguyên tắc chung khi xây dựng các CTTP đã buộc cơ quan giải thích, cơ quan áp dụng cũng như người áp dụng không theo nguyên tắc chung khi xác định dấu hiệu lỗi trong CTTP. Việc xác định dấu hiệu lỗi trong hầu hết các CTTP của BLHS chỉ dựa trên quan niệm của thực tiễn xét xử về lỗi của từng loại tội. Đối với những tội phạm “quen biết” của thực tiễn xét xử như tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ v.v. thì vấn đề xác định dấu hiệu lỗi không có khó khăn. Trái lại, đối với những tội “mới” như tội gây ô nhiễm không khí v.v. thì các ý kiến về dấu hiệu lỗi trong CTTP không phải luôn luôn thống nhất với nhau. Trong nhiều trường hợp, do không có cơ sở xác định lỗi nên 33 nghiªn cøu - trao ®æi khung hình phạt đã được sử dụng để suy đoán dấu hiệu lỗi trong CTTP tương ứng là vô ý hay cố ý... Với phân tích trên chúng tôi cho rằng việc hoàn thiện BLHS trong việc xây dựng CTTP phải bắt đầu bằng việc mô tả dấu hiệu lỗi trong tất cả các CTTP vô ý và trong các CTTP cố ý có quan hệ cặp với CTTP vô ý tương ứng (nếu không muốn mô tả dấu hiệu này trong tất cả các CTTP). Khi BLHS đã được hoàn thiện theo hướng này thì việc giải thích, áp dụng luật sẽ không gặp khó khăn trong nhận thức dấu hiệu lỗi của CTTP. Ngoài hạn chế có tính tổng thể đã nêu, BLHS cũng còn nhiều hạn chế cụ thể khác liên quan đến dấu hiệu lỗi trong CTTP. Hạn chế cần được nêu ra đầu tiên ở đây là hạn chế trong việc đặt tội danh. Việc đặt tội danh đòi hỏi trước hết phải rõ ràng về loại tội - cố ý hay vô ý. Thực tế trong BLHS còn nhiều tội danh thể hiện tính đa nghĩa về tính chất lỗi - cố ý và vô ý. Ví dụ: Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trong khi thi hành công vụ; tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật. Ở hai tội danh này có thể hiểu là cố ý gây thương tích... cũng như cố ý làm lây lan nhưng cũng có thể hiểu là vô ý gây thương tích... cũng như vô ý làm lây lan. Đối với những tội danh đa nghĩa về lỗi, nhà làm luật cần sửa đổi để thể hiện rõ tội danh đó thuộc tội cố ý hay vô ý. Nhưng cũng cần chú ý phải mô tả lỗi trong CTTP cho phù hợp với tội danh đã xác định. Bên cạnh đó, những tội danh tuy đơn nghĩa về lỗi nhưng lại có những hạn chế khác. Nhiều tội danh thể hiện là tội cố ý T¹p chÝ luËt häc sè 1/2004 nhưng giữa tội danh, sự mô tả của CTTP cũng như quy định của điều luật nói chung và cách hiểu, cách giải thích cũng như ý định của nhà làm luật không có sự thống nhất với nhau. Có thể nêu ra ở đây một số CTTP thuộc loại này là CTTP tội bức tử, CTTP tội đua xe trái phép, CTTP tội hành nghề mê tín, dị đoan, CTTP tội phá thai trái phép, CTTP tội cản trở giao thông đường bộ (đường thuỷ, đường sắt, đường không). Tội bức tử, xét về bản chất là dạng đặc biệt của tội giết người, trong đó chủ thể đã sử dụng chính nạn nhân như “công cụ sống” để tự tước đoạt tính mạng của chính mình. Xét về hình thức, tội danh bức tử thể hiện rõ lỗi của tội này là lỗi cố ý. Về kĩ thuật lập pháp, sự mô tả trong CTTP cũng thể hiện dấu hiệu lỗi là lỗi cố ý. Thế nhưng từ trước đến nay, trong giải thích của cơ quan xét xử thì dấu hiệu lỗi trong CTTP này là lỗi cố ý gián tiếp hoặc lỗi vô ý.(7) Để đảm bảo tính thống nhất chúng ta phải hiểu dấu hiệu lỗi trong CTTP tội bức tử là lỗi cố ý - cố ý đối với hành vi đối xử tàn ác... và đối với cả hậu quả tự sát của nạn nhân. Chúng ta có thể xem xét lại các khung hình phạt để điều chỉnh cho phù hợp và có thể coi việc nạn nhân chết là dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng. Trường hợp người có hành vi đối xử tàn ác... chỉ có lỗi vô ý với hậu quả tự sát của nạn nhân thì không thuộc phạm vi của tội này mà cấu thành tội hành hạ người khác. Tuy nhiên, cần phải bổ sung dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng cho tội này là dấu hiệu “vô ý làm nạn nhân tự sát”. Tội đua xe trái phép mới được quy định trong BLHS năm 1999. Tội danh này thể 34 nghiªn cøu - trao ®æi hiện là tội cố ý. Nếu theo nguyên tắc chung để giải thích thì dấu hiệu lỗi trong CTTP tội này cũng là lỗi cố ý. Nhưng theo cách hiểu của chúng ta hiện nay và đối chiếu khung hình phạt của tội này với khung hình phạt của tội cố ý gây thương tích thì lỗi của chủ thể đối với hậu quả thương tích ở tội này chỉ có thể là lỗi vô ý. Như vậy, tội đua xe trái phép có hai CTTP - một CTTP là CTTP vật chất và lỗi là lỗi vô ý và một CTTP là CTTP hình thức và lỗi là lỗi cố ý. Để đảm bảo tính thống nhất chúng tôi cho rằng nên giữ nguyên tội danh là tội đua xe trái phép và phải hiểu tội này là tội cố ý. Nhưng trong CTTP phải bỏ dấu hiệu (vô ý gây) hậu quả và bỏ cả dấu hiệu đặc biệt về nhân thân. Những dấu hiệu này cần được quy định là dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng. Tội hành nghề mê tín, dị đoan trước đây có tên gọi là tội hành nghề mê tín, dị đoan gây hậu quả nghiêm trọng. Sự thay đổi này là do trong CTTP có thêm dấu hiệu thay thế cho dấu hiệu hậu quả nghiêm trọng là dấu hiệu về nhân thân xấu của chủ thể. Hai tội danh này thể hiện hai nội dung khác nhau. Tội danh hành nghề mê tín, dị đoan thể hiện nội dung của tội này là việc hành nghề mê tín, dị đoan và lỗi trong việc này chỉ có thể là cố ý; trái lại, tội danh hành nghề mê tín, dị đoan gây hậu quả nghiêm trọng thể hiện nội dung của tội này là việc (vô ý) gây hậu quả nghiêm trọng do hành nghề mê tín, dị đoan... Cách quy định và cách hiểu tội hành nghề mê tín, dị đoan trong BLHS hiện nay cũng tương tự như cách quy định và cách hiểu tội đua xe trái phép nói trên. Do vậy, chúng tôi đề nghị cần sửa tội này theo hướng quay về tội danh T¹p chÝ luËt häc sè 1/2004 trước đây (tội hành nghề mê tín, dị đoan gây hậu quả nghiêm trọng) và trong CTTP bỏ dấu hiệu về nhân thân xấu nhưng bổ sung thêm tập hợp từ “vô ý” trước tập hợp từ “gây hậu quả nghiêm trọng”. Đối với tội phá thai trái phép cũng như đối với các tội cản trở giao thông... thì cách giải quyết cũng tương tự như đối với tội hành nghề mê tín, dị đoan nói trên. Một hạn chế khác là hạn chế trong giải thích và hiểu luật liên quan đến dấu hiệu lỗi. Theo nguyên tắc chung, trong CTTP tội cố ý, dấu hiệu lỗi cố ý bao trùm tất cả các dấu hiệu khác như dấu hiệu hành vi, dấu hiệu hậu quả, dấu hiệu về đặc điểm của đối tượng (nạn nhân hoặc người bị hại) v.v.. nhưng trong thực tế hiểu và giải thích luật thì điều này đã không được chú ý. Biểu hiện rõ nhất là ở các CTTP tội cố ý trong đó mô tả đặc điểm nhất định của đối tượng như CTTP tội giao cấu với trẻ em (Điều 115 BLHS), CTTP tội dâm ô đối với trẻ em (Điều 116 BLHS), CTTP tội mua dâm người chưa thành niên (Điều 256 BLHS) v.v.. Ở các tội phạm này, đặc điểm của đối tượng (trẻ em, người chưa thành niên) là dấu hiệu ảnh hưởng có tính quyết định đến tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Lỗi cố ý của chủ thể đòi hỏi phải bao trùm cả đặc điểm này. Điều đó có nghĩa chủ thể phải biết đặc điểm này. Tất nhiên, việc chứng minh điều này cũng phức tạp nhưng không thể vì phức tạp mà bỏ qua không cần chứng minh lỗi cố ý của chủ thể đối với đặc điểm này của đối tượng. Trong BLHS, các tội danh thể hiện là tội vô ý là các tội danh có thể bắt đầu bằng tập hợp từ “tội vô ý...”, “tội vi phạm quy định 35 nghiªn cøu - trao ®æi về...”, “tội thiếu trách nhiệm...”. Trong đó các tội danh loại thứ hai chiếm số đông. Trước đây, ở các tội danh này cũng như ở một số tội danh khác thuộc tội vô ý đều có đuôi gây hậu quả nghiêm trọng. Từ khi chúng ta cho thêm vào các CTTP dấu hiệu thay thế cho dấu hiệu hậu quả nghiêm trọng là dấu hiệu về nhân thân xấu của chủ thể thì các đuôi này bị bỏ đi cho phù hợp với sự mô tả trong CTTP. Để đảm bảo tính thống nhất và tính rõ ràng, chúng tôi cho rằng cần lấy lại tội danh như trước đây và trong các CTTP phải bỏ dấu hiệu về nhân thân xấu của chủ thể cũng như phải thêm dấu hiệu lỗi vô ý trước tập hợp từ gây hậu quả..../. (1). CTTP trong bài viết này được giới hạn là CTTP cơ bản. (2).Xem: Các điều 98, 104, 105, 106, 108, 109, 117, 118, 143, 145, 165, 169, 224, 263, 264, 286, 287, 327, 328, 335 BLHS. (3).Xem: Các điều 293, 294, 295, 296, 307, 314 BLHS. (4), (6).Xem: Đào Trí Úc, Luật hình sự Việt Nam, Quyển 1, Nxb. Khoa học xã hội, H. 2000, tr. 132, 426. (5).Xem: Điều 15 BLHS CHLB Đức quy định: Chỉ hành vi cố ý mới bị xử phạt nếu luật không quy định rõ hành vi vô ý cũng bị xử phạt; Điều 2 BLHS Thuỵ Điển quy định: Trừ khi có quy định khác, một hành vi được quy định trong Bộ luật này bị coi là tội phạm nếu được thực hiện một cách cố ý... (7).Xem: Nghị quyết số 04/HĐTP ngày 29/11/1986 của Hội đồng thẩm phán TANDTC giải thích mặt chủ quan của tội bức tử: “... tội phạm được thực hiện do cố ý; chủ thể nhận thức rõ hành vi của mình có thể làm cho nạn nhân tự sát, không mong muốn, nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xẩy ra (cố ý gián tiếp) và cũng có thể do cố ý về hành vi, vô ý về hậu quả”. (Hệ thống hoá các văn bản cần thiết cho công tác kiểm sát - Tập I Hình sự, VKSNDTC 1991, tr. 205). Theo đó các giáo trình giảng dạy hiện nay cũng đều giải thích như vậy. T¹p chÝ luËt häc sè 1/2004 c¸c quyÒn hiÕn ®Þnh… (Tiếp trang 26) - Bảo đảm về phương diện pháp luật thực định, gồm: Pháp luật nội dung và pháp luật hình thức, do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện trên cơ sở nhu cầu khách quan của xã hội Việt Nam hoặc các công ước quốc tế mà Nhà nước Việt Nam kí kết hay tham gia. Pháp luật nội dung xác lập quyền, nghĩa vụ của công dân, nhà nước, các tổ chức kinh tế và các tổ chức chính trị xã hội trong lĩnh vực xã hội. Còn pháp luật hình thức quy định trình tự, thủ tục, hình thức thực hiện các quyền và nghĩa vụ ấy. - Bảo đảm về mặt tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước trong lĩnh vực quyền con người, quyền công dân, gồm: Cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước nói chung, cơ cấu tổ chức các cơ quan chuyên trách những vấn đề kinh tế, văn hoá, khoa học, kĩ thuật, xã hội liên quan tới các quyền của công dân; hoạt động pháp luật của nhà nước trên ba lĩnh vực xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật, bảo vệ pháp luật nhằm bảo đảm cho các quyền công dân được thực hiện đúng đắn và đầy đủ trên thực tế; hoạt động của các cơ quan nhà nước trong trường hợp họ tham gia vào các quan hệ pháp luật cụ thể liên quan tới việc thực hiện các quyền của công dân. - Bảo đảm về phương diện hoạt động của các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và của công dân nhằm hiện thực hoá các quyền công dân./. 36
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.