Báo cáo "Bảo đảm sự nhất thể hoá về hình thức, cơ cấu và nội dung một số điều luật tại phần quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài trong bộ luật dân sự "

pdf
Số trang Báo cáo "Bảo đảm sự nhất thể hoá về hình thức, cơ cấu và nội dung một số điều luật tại phần quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài trong bộ luật dân sự " 4 Cỡ tệp Báo cáo "Bảo đảm sự nhất thể hoá về hình thức, cơ cấu và nội dung một số điều luật tại phần quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài trong bộ luật dân sự " 207 KB Lượt tải Báo cáo "Bảo đảm sự nhất thể hoá về hình thức, cơ cấu và nội dung một số điều luật tại phần quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài trong bộ luật dân sự " 0 Lượt đọc Báo cáo "Bảo đảm sự nhất thể hoá về hình thức, cơ cấu và nội dung một số điều luật tại phần quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài trong bộ luật dân sự " 0
Đánh giá Báo cáo "Bảo đảm sự nhất thể hoá về hình thức, cơ cấu và nội dung một số điều luật tại phần quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài trong bộ luật dân sự "
4.4 ( 17 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

®Æc san vÒ söa ®æi, bæ sung bé luËt d©n sù TS. Phïng trung tËp * luật dân sự (BLDS) năm 1995 của nước ta đã được thi hành gần 7 năm. Những quy định trong BLDS là kết quả của quá trình pháp điển hoá pháp luật dân sự ở nước ta dưới chế độ mới, kể từ khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà được thành lập ngày 2/9/1945 đến nay. BLDS năm 1995 đã đóng vai trò quan trọng trong quá trình giữ gìn sự ổn định trong lưu thông dân sự và thúc đẩy mạnh mẽ, có hiệu quả những quan hệ dân sự của công dân Việt Nam nói chung và quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nói riêng. Phần thứ bảy BLDS quy định "Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài" cũng đã góp phần tích cực trong việc điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài và là phần quan trọng trong cơ cấu BLDS của nước ta. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu và áp dụng thì những quy định tại Phần thứ bảy Bộ luật vẫn còn tồn tại những điểm, những yếu tố kể cả về nội dung và hình thức chưa thật sự phù hợp với những quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của Phần này. Từ thực trạng đó, trong nội dung của bài viết này chúng tôi chỉ ra những điểm bất cập đó với mong muốn khi BLDS năm 1995 của nước ta được sửa đổi, bổ sung thì các nhà làm luật có thể tham khảo để xây dựng những điều luật trong Phần này đạt hiệu quả điều chỉnh cao hơn những quy định hiện có. Thêm nữa, với mong muốn những quy định trong BLDS của B ộ T¹p chÝ luËt häc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài sẽ là những quy định chủ đạo, chuẩn mực tạo ra môi trường pháp lí thuận lợi, một mặt chúng góp phần giữ vững những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam trong hội nhập khu vực và quốc tế, mặt khác những quy định đó cũng phản ánh quan điểm và cách nhìn của Đảng và Nhà nước ta trong việc bảo vệ cá nhân và tổ chức nước ngoài tham gia quan hệ dân sự tại Việt Nam và công dân Việt Nam ở nước ngoài. 1. Về Điều 827 Khoản 1 quy định: "Các quy định của pháp luật dân sự Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác". BLDS cụ thể hoá những nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp quy định về lĩnh vực quan hệ pháp luật dân sự và phù hợp với những nguyên tắc chung đó. Những quy định của pháp luật dân sự Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (tính đến thời điểm hiện nay) được coi là có hiệu lực do chính những quy định trong Bộ luật đã phản ánh. Do vậy, Điều 827 Bộ luật quy định về cơ chế áp dụng pháp luật dân sự Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều * Giảng viên chính Khoa luật dân sự Trường đại học luật Hà Nội 49 ®Æc san vÒ söa ®æi, bæ sung bé luËt d©n sù ước quốc tế, tập quán quốc tế và pháp luật nước ngoài phải được coi là chuẩn mực pháp luật cao nhất quy định về vấn đề này. Như vậy, khoản 1 Điều 827 BLDS thừa mệnh đề chú giải mang tính chất loại trừ "trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác". Theo chúng tôi, khoản 1 và khoản 2 Điều 827 BLDS nên nhập làm một, cụ thể như sau: "Các quy định của BLDS Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam kí kết hoặc tham gia có quy định khác". Khoản 1 Điều 827 BLDS được xây dựng theo phương án trên đây sẽ dễ hiểu, rõ ràng và dễ áp dụng. Theo đó khoản 2 của điều luật hiện nay sẽ bị loại bỏ, vì nó mang nặng tính hướng dẫn không cần thiết. 2. Về Điều 830 Điều 830 BLDS có tổng số 43 từ nhưng trong số đó đã có tới 25 từ thừa và mâu thuẫn với các từ còn lại tại đoạn đầu của điều luật. Điều luật quy định: "Người nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự tại Việt Nam như công dân Việt Nam, trừ trường hợp Bộ luật này, các văn bản pháp luật khác của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác". BLDS đã quy định cho người nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự tại Việt Nam như công dân Việt Nam. Như vậy, không cần thiết phải có thêm 6 chữ "trừ trường hợp Bộ luật này" vừa là bộ phận thừa, vừa là sự phủ nhận quy định ngay tại đoạn đầu của điều luật. Sự loại trừ tại điều luật này chỉ có ý nghĩa đối với các văn bản pháp luật khác (nếu có) cũng quy định về vấn đề này. Những quy định của các văn bản pháp luật khác (nếu có) phải là những 50 quy định khác biệt so với những quy định trong BLDS về cùng một vấn đề. Bởi vì, ngay tại đoạn đầu của điều luật đã quy định như một quy phạm mệnh lệnh: "Người nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự tại Việt Nam như công dân Việt Nam". Những hạn chế trên của Điều 830 BLDS, cần được sửa lại theo phương án sau đây: "Nếu các văn bản pháp luật khác của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam không có quy định riêng biệt năng lực pháp luật dân sự của người nước ngoài thì năng lực pháp luật dân sự của người nước ngoài tại Việt Nam như công dân Việt Nam theo quy định trong Bộ luật này". 3. Về Điều 831 Điều 831 BLDS quy định về năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài. Theo quy định tại khoản 1 của điều luật này thì: "Năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà người đó là công dân, trừ trường hợp pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác". Quy định tại khoản 1 Điều 831 BLDS nói trên cũng lặp lại hạn chế về mặt nội dung như đã tồn tại trong Điều 130 của Bộ luật là thừa mệnh đề giải thích sau dấu ngắt câu, đó là đoạn: "Trừ trường hợp pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác". Không cần thiết phải có mệnh đề giải thích đó, vì tại đoạn đầu khoản 1 của điều luật đã khẳng định: "Năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà người đó là công dân"... Quy định như vậy đã quá rõ ràng và không thể hiểu theo nghĩa khác được. Không cần phải có mệnh đề giải thích như nội dung của T¹p chÝ luËt häc ®Æc san vÒ söa ®æi, bæ sung bé luËt d©n sù điều luật hiện hành, vì như vậy sẽ phá vỡ cơ cấu hợp lí của điều luật cả về hình thức và nội dung đồng thời còn mâu thuẫn với chính nội dung của nó. Theo chúng tôi, nội dung Điều 831 BLDS nên bỏ mệnh đề: "Trừ tường hợp pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác" tại khoản 1 như hiện nay, từ đó thì quy định tại khoản 2 Điều luật này mới có ý nghĩa. Để có được điều luật có hiệu quả điều chỉnh cao, trước hết phải xây dựng điều luật có cơ cấu hình thức và nội dung chặt chẽ, rõ ràng và dễ hiểu. Phương án xây dựng lại điều Điều 831 BLDS sẽ được thể hiện như sau: 1. Năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà người đó là công dân. 2. Trong trường hợp người nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài được xác định theo pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trên đây là những lí do và phương án đề suất thứ nhất nhằm sửa đổi nội dung Điều 831 BLDS mà chúng tôi đã nêu ra nhằm hoàn thiện hơn nữa những quy định trong Phần thứ bảy của BLDS năm 1995. Tuy nhiên, về Điều 830 và Điều 831 của Bộ luật, chúng tôi còn có những ý kiến sau đây và những ý kiến này cũng được xem như phương án thứ hai nhằm sửa đổi các điều luật nói trên, với những lí do: - Thứ nhất, xét về năng lực chủ thể của quan hệ dân sự thì năng lực chủ thể gồm có hai yếu tố pháp lí cấu thành là năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự. Năng lực pháp luật dân sự được pháp luật của mỗi nước quy định có sự khác nhau, do điều kiện xã hội và trình độ phát triển kinh tế - xã hội T¹p chÝ luËt häc của mỗi quốc gia có sự khác nhau chi phối quan điểm và nguyên tắc, mục đích trong việc lập pháp. - Thứ hai, năng lực hành vi dân sự của chủ thể tại các quốc gia khác nhau cũng được pháp luật quy định rất khác nhau, mỗi quốc gia quy định về độ tuổi của công dân trong quan hệ hôn nhân cũng khác nhau hay độ tuổi thực hiện việc kinh doanh khác với độ tuổi là điều kiện của năng lực hành vi dân sự nói chung. Như vậy, khi quy định về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài cũng cần phải quan tâm đến những dị biệt đó. Theo chúng tôi, cần có sự thống nhất trong những quy định về năng lực chủ thể trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài theo phương án sau: Điều 830 BLDS quy định: Năng lực pháp luật dân sự của người nước ngoài 1. Năng lực pháp luật dân sự của người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà người đó là công dân. 2. Năng lực pháp luật dân sự của người nước ngoài tại Việt Nam như công dân Việt Nam. 3. Năng lực pháp luật dân sự của người nước ngoài có sự khác biệt tại Việt Nam chỉ khi có các văn bản pháp luật khác của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định. Điều 831 BLDS quy định: Năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài 1. Năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà người đó là công dân. 2. Trong trường hợp người nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài được xác định theo pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Những quy định trên là điều kiện tạo môi 51 ®Æc san vÒ söa ®æi, bæ sung bé luËt d©n sù trường pháp lí thuận lợi nhằm khuyến khích người nước ngoài an tâm đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam đồng thời còn nhằm tạo ra môi trường pháp lí thuận lợi cho người nước ngoài an tâm trong thời gian du lịch, cư trú dài hạn tại Việt Nam. Bởi vì, người nước ngoài vẫn được bảo đảm về mặt pháp lí theo pháp luật của nước mà họ là công dân đồng thời các quyền và lợi ích hợp pháp của họ vẫn được tôn trọng theo pháp luật Việt Nam. Xuất phát từ mục đích đó, trong phương án sửa đổi Điều 830 và 831 BLDS, chúng tôi quan tâm tới nguyên tắc chung là tôn trọng pháp luật của quốc gia mà người nước ngoài đó là công dân, do vậy tại khoản 1 của cả hai điều luật nói trên cần có cơ cấu về nội dung như đã đề xuất ở phương án hai. Với những đề xuất sửa đổi Điều 830 và Điều 831 BLDS như đã trình bày ở trên, chúng tôi nhằm mục đích nhất thể hoá về hình thức, cơ cấu và nội dung các điều 830, 831 và 832 BLDS quy định về chủ thể trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài bao gồm cá nhân và pháp nhân. Chỉ sau khi sửa đổi 2 điều 830 và 831 thì nội dung Điều 832 BLDS sẽ đạt được tiêu chuẩn là sự nhất thể hoá về hình thức và cơ cấu, theo đó cả 3 điều luật này quy định về chủ thể trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài sẽ được hiểu một cách toàn diện, thống nhất và tạo ra môi trường pháp lí thuận lợi trong các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, tránh những phiền hà và sự hiểu lầm không cần thiết. Vì vậy, Điều 832 BLDS theo chuẩn mực của hai điều 830 và 831 cũng cần được sửa đổi theo phương án sau: Điều 832. Năng lực chủ thể của pháp nhân nước ngoài trong quan hệ dân sự 1. Năng lực chủ thể của pháp nhân nước 52 ngoài được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân đó thành lập. 2. Trong trường hợp pháp nhân nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực chủ thể của pháp nhân nước ngoài được xác định theo pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 3. Năng lực chủ thể của pháp nhân nước ngoài có sự khác biệt tại Việt Nam chỉ khi có các văn bản pháp luật khác của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định. Xuất phát từ các yếu tố cấu thành năng lực chủ thể của pháp nhân gồm có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự, do vậy Điều 832 BLDS cần phải có tiêu đề mới cho thật phù hợp với tính chất của pháp nhân là chủ thể trong quan hệ dân sự để tránh sự hiểu lầm do thiếu thống nhất trong quy định về chủ thể. Từ những lí do trên, chúng tôi đề xuất cần phải đổi tiêu đề của Điều 832 BLDS với tên gọi mới là: "Năng lực chủ thể của pháp nhân nước ngoài trong quan hệ dân sự". Theo chúng tôi, tiêu đề này sát nghĩa theo nội dung của Điều 832 BLDS hơn so với tiêu đề hiện nay của điều luật. Căn cứ vào cách đặt vấn đề trên thì các từ và cụm từ hiện có tại Điều 832 cũng cần được sửa đổi và bổ sung theo phương án sau: Tại khoản 1 Điều 832 BLDS nên thay cụm từ "Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài" bằng cụm từ "Năng lực chủ thể của pháp nhân nước ngoài" Nên bỏ cụm từ: "Trừ trường hợp pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác" là mệnh đề giải thích tại khoản này. Cần thiết bổ sung khoản 3 để làm rõ những quy định tại khoản 1 và 2 của điều luật này đồng thời cũng dự liệu những quy định khác có thể có về năng lực chủ thể của pháp nhân nước ngoài./. T¹p chÝ luËt häc
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.