Báo cáo " Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam "

pdf
Số trang Báo cáo " Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam " 9 Cỡ tệp Báo cáo " Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam " 212 KB Lượt tải Báo cáo " Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam " 2 Lượt đọc Báo cáo " Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam " 2
Đánh giá Báo cáo " Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam "
4 ( 13 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

nghiªn cøu - trao ®æi Ts. Vò gia l©m * 1. Ở Việt Nam hiện nay, về lí luận, người bị hại trong tố tụng hình sự là cá nhân hay có thể vừa là cá nhân vừa là cơ quan, tổ chức vẫn còn là vấn đề đang được tranh luận giữa các nhà nghiên cứu pháp luật và những người áp dụng pháp luật. Trong giới nghiên cứu luật học vẫn còn tồn tại hai quan điểm khác nhau về người bị hại: Quan điểm thứ nhất, người bị hại chỉ có thể là cá nhân, tức chỉ có thể là con người cụ thể, giống như khái niệm chủ thể của tội phạm trong luật hình sự hay khái niệm bị can, bị cáo trong luật tố tụng hình sự. Ví dụ: quan điểm khoa học của Trường Đại học Luật Hà Nội cho rằng: “Luật tố tụng hình sự nước ta chỉ coi người bị hại là công dân, pháp nhân hay tổ chức xã hội không được coi là người bị hại. Thể chất, tinh thần, tài sản của họ phải là đối tượng của tội phạm. Thiệt hại mà người bị hại phải chịu phải là thiệt hại thực tế, nếu thể chất, tinh thần, tài sản của một người chưa bị thiệt hại do tội phạm gây ra thì người đó không được coi là người bị hại”.(1) Quan điểm này dựa trên quy định của pháp luật thực định, mang tính truyền thống, là quan điểm được thừa nhận rộng rãi từ trước tới nay. Quan điểm thứ hai, ngoài cá nhân, người bị hại còn có thể là pháp nhân, cơ quan, tổ chức. “Người bị hại là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản T¹p chÝ luËt häc sè 11/2011 do tội phạm gây ra”.(2) Tuy nhiên, những người có quan điểm như vậy hiện nay không nhiều. Chúng tôi đồng tình với quan điểm thứ nhất và cho rằng pháp luật hiện hành xác định người bị hại chỉ có thể là cá nhân là hoàn toàn hợp lí, vì các lí do sau: Thứ nhất, từ “người” mà nhà làm luật sử dụng ở đây dùng để chỉ con người cụ thể với tư cách là một thực thể tự nhiên và một thực thể xã hội. Thiệt hại mà tội phạm gây ra cho họ có thể là thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản, trong đó thể chất là yếu tố không thể tách rời cá nhân. Vì vậy, không thể đánh đồng “người” với tư cách này với các đối tượng khác không được gọi là “người”, đó là các cơ quan, tổ chức. Thứ hai, thiệt hại mà tội phạm gây ra cho cơ quan, tổ chức chỉ có thể là thiệt hại về vật chất, tinh thần vì thể chất là cái vốn gắn liền với con người cụ thể. Việc thay đổi tư cách tham gia tố tụng của họ từ tư cách nguyên đơn dân sự có yêu cầu bồi thường thiệt hại sang tư cách người bị hại liệu có chính xác khi chúng ta sử dụng chữ “người” để chỉ các đối tượng khác không phải là cá nhân, “con người” theo đúng nghĩa của từ đó. Nếu làm như vậy liệu có giúp đảm bảo tốt hơn quyền lợi của các cơ quan, tổ chức này hay không? Theo chúng tôi, trong trường hợp bị thiệt hại * Giảng viên chính Khoa pháp luật hình sự Trường Đại học Luật Hà Nội 29 nghiªn cøu - trao ®æi do tội phạm gây ra, việc nguyên đơn dân sự hoặc người bị hại có bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình hay không, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: họ có được tạo điều kiện để thực hiện các quyền tố tụng của mình hay không, việc áp dụng pháp luật để giải quyết những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ có đúng đắn, khách quan không, phán quyết của toà án liên quan đến quyền lợi của họ có được thi hành nghiêm chỉnh, kịp thời không…? chứ không phải chỉ phụ thuộc vào tư cách tham gia tố tụng của họ. Vì vậy, việc cho rằng nên coi các cơ quan, tổ chức bị thiệt hại trực tiếp về tài sản hoặc tinh thần là người bị hại trong vụ án hình sự thực sự không chính xác và cần thiết. Thứ ba, trên phương diện khái niệm pháp lí tố tụng thì hiện nay, “người bị hại” là khái niệm đã được ghi nhận tương đối thống nhất trong nhiều văn bản khác nhau. Cụ thể, trong Từ điển tiếng Việt, người bị hại được xác định là: “Người bị thiệt hại về thể chất, vật chất hoặc tinh thần do tội phạm gây ra”;(3) trong Từ điển giải thích thuật ngữ luật học pháp lí, người bị hại được xác định là “Người bị thiệt hại về thể chất, về tinh thần hoặc về tài sản do tội phạm gây ra. Người bị hại chỉ có thể là thể nhân bị người phạm tội làm thiệt hại về thể chất, về tinh thần hoặc về tài sản chứ không thể là pháp nhân”.(4) Thứ tư, trên phương diện pháp luật thực định, Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) của nước ta quy định về khái niệm người bị hại tại khoản 1 Điều 51 như sau: “Người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do hành vi phạm tội gây ra”. Như vậy, cả trên phương diện pháp lí tố 30 tụng và phương diện luật thực định hiện nay, “người bị hại” được hiểu thống nhất là khái niệm dùng để chỉ con người cụ thể, cá nhân bị tội phạm gây thiệt hại trực tiếp về thể chất, tinh thần hoặc tài sản chứ không thể là pháp nhân hay cơ quan, tổ chức. 2. Quyền của người bị hại, người đại diện hợp pháp của họ được quy định tại khoản 2 Điều 51 BLTTHS đã tương đối cụ thể và phù hợp với mục đích tham gia tố tụng của họ. Tuy nhiên, vẫn có vấn đề cần xác định rõ là trong trường hợp nào thì có người đại diện hợp pháp của người bị hại tham gia tố tụng. Người đại diện hợp pháp của người bị hại trong tố tụng hình sự là đại diện theo pháp luật, người này xuất hiện trong ba trường hợp cụ thể khi: người bị hại là người chưa thành niên; người bị hại là người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất; người bị hại trong vụ án chết. Trong các trường hợp này, việc tham gia tố tụng của người đại diện hợp pháp của người bị hại là bắt buộc, họ có các quyền giống quyền của người bị hại, các quyền này được thực hiện độc lập, phù hợp mục đích tham gia tố tụng của họ là nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại. Tuy nhiên, nếu quy định như tiêu đề của khoản 2 Điều 51 BLTTHS “người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền…” nếu xét về ngữ nghĩa, lại phải hiểu là trong trường hợp vụ án có sự tham gia của người đại diện hợp pháp của người bị hại thì chỉ một trong hai người (người này hoặc người kia chứ không phải cả hai) có các quyền quy định tại khoản 2 điều này. Như vậy là chưa hợp lí, vì mặc dù việc tham gia tố tụng của những người này đều có chung mục đích bảo vệ quyền lợi của người bị hại nhưng các tư cách T¹p chÝ luËt häc sè 11/2011 nghiªn cøu - trao ®æi tố tụng đó lại có tính độc lập tương đối. Do đối tượng được bảo vệ có những hạn chế nhất định về khả năng độc lập trong việc thực hiện các hành vi tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình nên cần phải có người đại diện hợp pháp. Tuy nhiên, cho dù có người đại diện hợp pháp thì người bị hại vẫn có quyền độc lập của mình với tư cách tố tụng đã được pháp luật xác định. Vì vậy, cần thay từ “hoặc” bằng cách thêm từ “và” hay dấu “phẩy” vào sau cụm từ “người bị hại” trong quy định tại tiêu đề của khoản 2 Điều 51 BLTTHS mới chính xác. BLTTHS quy định trường hợp vụ án khởi tố theo yêu cầu của người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về tâm thần, thể chất, người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền buộc tội bị cáo tại phiên toà, quy định này là hợp lí, giúp người bị hại và người đại diện hợp pháp của họ trực tiếp bảo vệ quan điểm buộc tội nêu trong yêu cầu khởi tố của mình. Vì vậy, tại phiên toà xét xử, họ cần phải có mặt và vị trí của họ nên được đặt tương đương với vị trí của kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên toà, vì quyền buộc tội bị cáo để bảo vệ quan điểm trong yêu cầu khởi tố của mình cũng giống như quyền của kiểm sát viên luận tội để bảo vệ cáo trạng vậy. Do đó, cần quy định sự có mặt của họ tại phiên toà là bắt buộc và toà án phải hoãn phiên toà nếu người bị hại, đại diện hợp pháp của người này vắng mặt có lí do chính đáng. Tuy nhiên, toà án có thể xét xử nếu họ vắng mặt không có lí do chính đáng hoặc họ yêu cầu xét xử vắng mặt. Nên quy định tại phiên toà xét xử, người bị hại hoặc người đại T¹p chÝ luËt häc sè 11/2011 diện hợp pháp của họ có quyền buộc tội bị cáo ngay sau luận tội của kiểm sát viên. Do đó, để đảm bảo quyền lợi của người bị hại, cần bổ sung khoản 2 Điều 191 BLTTHS theo hướng đối với vụ án khởi tố theo yêu cầu, nếu người bị hại, đại diện hợp pháp của người bị hại vắng mặt có lí do chính đáng thì toà án phải hoãn phiên toà. Toà án chỉ xét xử vắng mặt của họ trong trường hợp họ cố tình không đến theo giấy triệu tập hoặc đã yêu cầu toà án xét xử vắng mặt. Thực tế hiện nay có trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng, gây hậu quả không lớn khi xảy ra thường ít khi khởi tố, điều tra vì nhiều vụ người bị hại, người đại diện hợp pháp của người bị hại không muốn giải quyết công khai vụ việc này bằng thủ tục tố tụng vì sợ ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của mình hoặc vì giữa người bị hại và người gây thiệt hại có mối quan hệ đặc biệt như quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân và gia đình, quan hệ công tác, hoặc tốn kém thời gian và chi phí hay trong nhiều trường hợp ngưòi bị hại chỉ quan tâm đến việc bồi thường về dân sự v.v.. Ví dụ: các hành vi cấu thành tội phạm quy định tại khoản 1 các điều như Điều 107 Bộ luật hình sự (BLHS) tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trong khi thi hành công vụ; Điều 110 BLHS tội hành hạ người khác; Điều 142 BLHS tội sử dụng trái phép tài sản; Điều 145 BLHS tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng tài sản; Điều 202 BLHS tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trong trường hợp không gây thiệt hại đến tính mạng hoặc thiệt hại nghiêm trọng đến sức khoẻ người khác. Đối với các trường hợp này, cũng nên quy định 31 nghiªn cøu - trao ®æi chỉ khởi tố vụ án khi người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của người này yêu cầu. Vì những lí do trên, chúng tôi kiến nghị, sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 105 BLTTHS theo hướng mở rộng phạm vi các tội phạm khởi tố theo yêu cầu của người bị hại, nhất là đối với một số tội phạm xâm phạm sở hữu, xâm phạm sức khoẻ của công dân đã nêu trên… Về phạm vi quyền kháng cáo bản án, quyết định sơ thẩm và hiệu lực của kháng cáo của người bị hại, người đại diện hợp pháp của họ, hiện nay còn có sự chưa thống nhất trong các quy định của BLTTHS. Khoản 4 Điều 51 BLTTHS quy định: “Người bị hại, người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo bản án, quyết định của toà án về phần bồi thường cũng như về hình phạt đối với bị cáo”. Quy định này được hiểu là người bị hại, người đại diện hợp pháp của họ chỉ được kháng cáo phần bồi thường về dân sự và về hình phạt mà toà án đã áp dụng bao gồm loại hình phạt, mức hình phạt mà không được kháng cáo yêu cầu đổi tội danh khác hoặc kháng cáo về việc toà án cho bị cáo hưởng án treo, áp dụng biện pháp tư pháp v.v.. Tuy nhiên, nếu theo quy định tại đoạn 1 Điều 231 BLTTHS “… người bị hại, người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo bản án, quyết định của toà án” thì phải hiểu là người bị hại, người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo toàn bộ bản án, quyết định sơ thẩm. Rõ ràng, Điều 231 đã mở rộng phạm vi kháng cáo của người bị hại, người đại diện hợp pháp của họ so với quy định tại khoản 2 Điều 51 nói trên. Như vậy, đã có mâu thuẫn giữa hai điều luật này khi quy định về cùng vấn đề cụ thể. Trong khi đó, Điều 249 BLTTHS quy định quyền sửa bản án của toà 32 án cấp phúc thẩm không chỉ trong phạm vi hình phạt và bồi thường mà còn mở rộng ra các vấn đề khác ngoài phạm vi mà người bị hại, người đại diện hợp pháp của họ được kháng cáo như tội danh, khung hình phạt, việc áp dụng án treo… mặc dù xét trên phương diện bảo đảm quyền lợi của người bị hại là phù hợp với quy định của Điều 231 BLTTHS nhưng lại mâu thuẫn với quy định tại Điều 51 Bộ luật này. Do không thống nhất về căn cứ pháp lí như vậy nên điều đó nếu đối chiếu quy định tại Điều 51 Bộ luật này thì quy định tại Điều 249 nói trên làm ảnh hưởng đến sự ổn định của các phần của bản án sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật vì pháp luật không cho kháng cáo. Vì vậy, chúng tôi cho rằng cần sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 51 BLTTHS về phạm vi quyền kháng cáo của người bị hại, người đại diện hợp pháp của họ (nếu có) đối với mọi vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại cho thống nhất với các quy định khác có liên quan như quy định tại Điều 231 BLTTHS về những người có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm, phù hợp với quy định về quyền sửa, huỷ bản án sơ thẩm của toà án cấp phúc thẩm không chỉ tại Điều 249 BLTTHS mà còn phù hợp với quy định về quyền huỷ bản án sơ thẩm quy định tại Điều 250, 251 Bộ luật này. Có thể sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 51 BLTTHS theo hướng quy định cụ thể cho người bị hại, người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo toàn bộ bản án, quyết định của toà án nếu xét thấy quyết định của toà án cấp sơ thẩm chưa chính xác, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người mà mình đại diện. T¹p chÝ luËt häc sè 11/2011 nghiªn cøu - trao ®æi 3. Về nghĩa vụ của người bị hại, khoản 4 Điều 51 BLTTHS quy định như sau: Người bị hại phải có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án; nếu từ chối khai báo mà không có lí do chính đáng thì có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 308 BLHS. Chúng tôi cho rằng BLTTHS không quy định người bị hại có nghĩa vụ khai báo nhưng lại quy định người bị hại có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về việc từ chối khai báo không có lí do chính đáng là chưa hợp lí, vì những lí do sau: Thứ nhất, theo lẽ thông thường thì chỉ khi một người đã được xác định phải làm (có nghĩa vụ làm) việc gì đó mà không làm hoặc làm không đúng theo quy định, dẫn đến hậu quả xấu thì họ mới phải chịu chế tài vì đã vi phạm nghĩa vụ. Chẳng hạn, Điều 55 BLTTHS quy định người làm chứng có nghĩa vụ khai báo trung thực những gì mà mình biết về vụ án và trước khi lấy lời khai trong giai đoạn điều tra hoặc khi xét hỏi người này tại phiên toà, các cơ quan có thẩm quyền đã giải thích cho họ biết về nghĩa vụ này. Vì vậy, nếu người làm chứng cố tình khai báo gian dối, họ mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Khoản 3 Điều 50 BLTTHS quy định: “Bị cáo phải có mặt theo giấy triệu tập của toà án; trong trường hợp vắng mặt không có lí do chính đáng thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã”. Theo quy định này, vì bị cáo có nghĩa vụ có mặt khi được toà án triệu tập nên bị cáo vắng mặt không có lí do chính đáng mới phải chịu trách nhiệm về việc không thực hiện nghĩa vụ này. Tuy nhiên, đối với người bị hại thì lại chưa có quy định về nghĩa vụ phải khai báo mà việc khai báo được quy định là quyền của T¹p chÝ luËt häc sè 11/2011 họ. Nếu chúng ta cho rằng việc khoản 4 Điều 51 quy định người bị hại phải có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án đồng nghĩa với việc họ có nghĩa vụ khai báo thì rõ ràng là không có cơ sở. Bởi vì, việc phải có mặt theo giấy triệu tập không thể đồng thời bao hàm nghĩa vụ phải khai báo. Cho nên, nếu buộc người bị hại phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi từ chối khai báo khi không có quy định nghĩa vụ khai báo của họ là không có căn cứ pháp lí. Thứ hai, cũng theo lẽ tự nhiên, người bị hại là người bị thiệt hại bởi hành vi phạm tội gây ra nên họ luôn mong muốn người gây thiệt hại phải bị trừng trị, thiệt hại của họ phải nhanh chóng được khắc phục và bồi thường nên họ thường tích cực cộng tác với cơ quan tiến hành tố tụng trong việc khai báo. Tuy nhiên, thực tế cho thấy có trường hợp người bị hại lại thiếu hợp tác trong việc khai báo, thậm chí tìm cách trốn tránh để không phải đến cơ quan điều tra hoặc đến phiên toà để khai báo và việc này cũng ít nhiều gây ra những khó khăn cho việc giải quyết vụ án. Mặc dù vậy, cũng khó có thể bắt họ phải chịu hình thức trách nhiệm pháp lí nghiêm khắc (trách nhiệm hình sự) như quy định hiện nay được. Bởi vì, xét cho cùng nếu họ từ chối khai báo trong bất cứ trường hợp nào cũng chính là việc họ đã mất đi cơ hội để có thể trực tiếp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân mình hoặc người mà mình đại diện. Ngay cả bị cáo là người đã thực hiện hành vi phạm tội bị đưa ra toà để xét xử, luật cũng không quy định trách nhiệm phải khai báo và khai báo trung thực mà chỉ khuyến khích, động viên bị cáo khai báo thành khẩn bằng việc quy định một tình tiết giảm nhẹ tại 33 nghiªn cøu - trao ®æi điểm d khoản 1 Điều 46 BLHS để áp dụng cho trường hợp này.(5) Nếu bị cáo không chịu khai báo hoặc khai báo gian dối thì hậu quả của nó cũng khiến cho việc giải quyết vụ án gặp khó khăn giống như trường hợp người bị hại từ chối việc khai báo vậy. Tuy nhiên, trong trường hợp này BLTTHS cũng không quy định cho bị cáo phải chịu bất kì hình thức trách nhiệm pháp lí nào. Thứ ba, lí do khiến người bị hại, người đại diện hợp pháp của người bị hại từ chối khai báo hoặc không có mặt khi được triệu tập có thể nằm ngoài ý muốn chủ quan của họ. Chẳng hạn, có vụ án bị can, bị cáo nhận thức được hậu quả pháp lí xấu mà mình có thể phải chịu nếu bị phát hiện, xử lí nên đã đe doạ, cưỡng ép người bị hại không được tố giác tội phạm, không khai báo với cơ quan tiến hành tố tụng. Thậm chí, có trường hợp người bị hại đã làm đơn yêu cầu khởi tố nhưng sau đó do bị đe doạ, hành hung… đã phải đến cơ quan tiến hành tố tụng để rút yêu cầu khởi tố của mình. Có trường hợp sau khi khai báo các tình tiết giúp chứng minh hành vi phạm tội của bị can, do bị đe doạ nhiều lần và vì quá lo sợ cho tính mạng của mình hoặc của người thân nên người bị hại đã thay đổi lời khai theo hướng có lợi cho người phạm tội… Trong tất cả các tình huống nêu trên, việc người bị hại, người đại diện hợp pháp của người bị hại từ chối, trốn tránh khai báo hoặc không có mặt khi được triệu tập có thể được xem là sự lựa chọn bất đắc dĩ. Trong trường hợp này có thể coi như họ đã phải hi sinh lợi ích trước mắt có thể là không lớn để bảo vệ lợi ích mà họ cho là lớn và là lợi ích lâu dài hơn. Thứ tư, khảo sát thực tiễn thi hành BLHS trong nhiều năm qua, chúng tôi chưa thấy 34 một ghi nhận nào về việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người bị hại về hành vi từ chối khai báo. Mặt khác, đối với hành vi này, việc hiểu như thế nào là từ chối khai báo có lí do chính đáng (không bị xử lí hình sự) với từ chối khai báo không có lí do chính đáng (bị xử lí hình sự) cho đến nay cũng chưa có văn bản nào giải thích chính thức cả. Chính vì vậy, quy định này càng trở nên không có tính khả thi. Từ những lí do trên, chúng tôi kiến nghị bỏ quy định tại khoản 4 Điều 51 BLTTHS đoạn có nội dung là “… nếu từ chối khai báo mà không có lí do chính đáng có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 308 BLHS”. Mặt khác, khi nghiên cứu về địa vị pháp lí của người bị hại và người đại diện hợp pháp của họ, chúng tôi thấy BLTTHS hiện hành quy định quyền của người đại diện hợp pháp của người bị hại nhưng không quy định nghĩa vụ cho họ cũng chưa hợp lí. Hiến pháp quy định quyền của công dân bao giờ cũng gắn liền với nghĩa vụ của công dân nên về nguyên tắc lập pháp, nếu một người được quy định có quyền thì họ đồng thời cũng có nghĩa vụ tương ứng. Do đó, chúng tôi đề nghị quy định bổ sung nghĩa vụ của người đại diện hợp pháp của người bị hại để có cơ sở pháp lí buộc họ có trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại. Nên quy định sự có mặt của họ tại phiên toà là quyền và nghĩa vụ, nếu họ vắng mặt có lí do chính đáng thì phải hoãn phiên toà, nếu đã được triệu tập hợp lệ mà vắng mặt không có lí do chính đáng thì toà án vẫn tiến hành xét xử. 4. Nghiên cứu quy định về quyền hạn của toà án cấp phúc thẩm khi xét xử lại vụ án mà T¹p chÝ luËt häc sè 11/2011 nghiªn cøu - trao ®æi bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị, chúng tôi thấy rằng quy định về quyền sửa bản án sơ thẩm theo hướng không có lợi cho bị cáo theo kháng cáo của người bị hại tại BLTTHS là chưa đảm bảo tối đa hiệu lực kháng cáo của người bị hại, người đại diện hợp pháp của họ (nếu có) đối với bản án, quyết định của toà án cấp sơ thẩm. Đoạn 1 Điều 231 BLTTHS ghi rõ: “… người bị hại, người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo bản án, quyết định của toà án”. Theo đó, trong vụ án có sự tham gia của người đại diện hợp pháp của người bị hại, cả người bị hại và người đại diện hợp pháp của họ đều có quyền kháng cáo bản án, quyết định sơ thẩm với phạm vi kháng cáo hoàn toàn độc lập, không lệ thuộc vào ý chí của nhau. Bất kì ai kháng cáo thì kháng cáo đó đều làm bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật và phải được xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm. Đoạn 1 của điều luật này cũng thống nhất với quy định tại điểm e khoản 2 Điều 51 BLTTHS, quy định tại điểm này cũng không hạn chế quyền kháng cáo của người đại diện hợp pháp của người bị hại chỉ trong phạm vi quyết định bồi thường thiệt hại của bản án. Do đó, khi có kháng cáo của người đại diện hợp pháp của người bị hại, mọi yêu cầu nêu trong kháng cáo đối với bản án, quyết định đều phải được toà án cấp phúc thẩm xem xét, giải quyết tại phiên toà. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 3 Điều 249 BLTTHS, cơ sở để toà án cấp phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm theo hướng tăng hình phạt, áp dụng điều khoản BLHS về tội nặng hơn chỉ là khi kháng nghị của viện kiểm sát hoặc kháng cáo của người bị hại có yêu cầu. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc T¹p chÝ luËt häc sè 11/2011 nếu có kháng cáo của đại diện hợp pháp của người bị hại theo hướng không có lợi cho bị cáo về phần hình sự thì dù kháng cáo đó có căn cứ, toà án cấp phúc thẩm cũng không chấp nhận để sửa bản án sơ thẩm theo hướng bất lợi cho bị cáo (có lợi cho người bị hại). Như vậy, hiệu lực của kháng cáo quy định cho những người này tại BLTTHS chưa được đảm bảo thực hiện đầy đủ, dẫn đến tình trạng không đảm bảo tối đa quyền lợi của người bị hại trong vụ án. Đồng thời, biến quy định về quyền kháng cáo của người đại diện hợp pháp của người bị hại trở thành hình thức. Đây là một trong các hạn chế về lập pháp cần phải được khắc phục. Theo chúng tôi, để đảm bảo sự thống nhất giữa các điều 51, 59, 231 và khoản 3 Điều 249 BLTTHS, đảm bảo hiệu lực kháng cáo của người tham gia tố tụng, khoản 3 Điều 249 Bộ luật này cần phải bổ sung một lí do (cơ sở) nữa để xem xét, sửa án sơ thẩm theo hướng tăng nặng cả về phần hình sự và dân sự, đó là: khi có kháng cáo có căn cứ của người đại diện hợp pháp (đại diện theo pháp luật) của người bị hại. Phạm vi quyền kháng cáo của người bị hại, đại diện hợp pháp của họ không chỉ giới hạn trong việc yêu cầu tăng hình phạt, áp dụng điều khoản BLHS về tội nặng hơn hoặc tăng mức bồi thường thiệt hại mà còn có thể có yêu cầu toà án cấp phúc thẩm kết tội bị cáo được toà án cấp sơ thẩm tuyên vô tội; áp dụng hình phạt đối với bị cáo được toà án cấp sơ thẩm miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt; yêu cầu tăng hình phạt tù đối với bị cáo được hưởng án treo và không cho bị cáo hưởng án treo hoặc không yêu cầu tăng hình phạt tù nhưng lại yêu cầu không cho bị cáo hưởng án treo như bản án sơ thẩm đã tuyên 35 nghiªn cøu - trao ®æi v.v.. Trong những trường hợp này, nếu yêu cầu của họ có căn cứ thì theo quy định tại khoản 3 Điều 249 BLTTHS hiện hành, toà án cấp phúc thẩm cũng không có cơ sở pháp lí để sửa án sơ thẩm. Như vậy, sẽ không đạt được mục đích của xét xử phúc thẩm là kịp thời sửa chữa những sai lầm, thiếu sót của toà án cấp sơ thẩm. Đồng thời, không đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng nói chung và người bị hại nói riêng. Hiện nay, về giới hạn của việc kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm của người bị hại, người đại diện hợp pháp của người bị hại, đã được Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao có hướng dẫn như sau: “... Người bị hại, người đại diện hợp pháp (đại diện theo pháp luật) của người bị hại trong trường hợp người bị hại chết hoặc trong trường hợp người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo toàn bộ bản án hoặc quyết định sơ thẩm theo hướng có lợi cho bị cáo hoặc theo hướng làm xấu hơn tình trạng của bị cáo… ”.(6) Để hiện thực hoá quyền kháng cáo này, cần sửa đổi, bổ sung quy định của khoản 3 Điều 249 BLTTHS theo hướng quy định quyền sửa bản án sơ thẩm theo hướng không có lợi cho bị cáo cả khi có kháng cáo của người đại diện hợp pháp của họ. Có như vậy, việc nhận thức mới được thống nhất và nhờ đó có thể đảm bảo tối đa quyền kháng cáo của người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp (nếu có) của họ. 5. Dựa vào những phân tích, lí giải và kết luận nêu trên chúng tôi đề xuất hoàn thiện một số quy định của BLTTHS về người bị hại nhằm đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của họ trong tố tụng hình sự như sau: 36 Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 51 về các nội dung cơ bản sau: - Bổ sung tiêu chí xác định tư cách người bị hại theo hướng giúp phân biệt rõ tư cách người bị hại với tư cách nguyên đơn dân sự để tránh việc hiểu và thực hiện không thống nhất và chính xác trong thực tiễn. Các tiêu chí đó là: chỉ cá nhân bị thiệt hại do tội phạm gây ra mới tham gia tố tụng với tư cách người bị hại để phân biệt với các đối tượng khác không phải là cá nhân bị tội phạm gây ra thiệt hại; thiệt hại mà tội phạm gây ra cho cá nhân đó phải là thiệt hại trực tiếp để phân biệt với các cá nhân khác cũng bị thiệt hại về vật chất do tội phạm gây ra. - Bổ sung vào khoản 1 Điều 51 BLTTHS điều kiện về hình thức để xác định tư cách của người bị hại: người bị hại phải là người được cơ quan tiến hành tố tụng công nhận. - Sửa đổi, bổ sung tiêu đề của khoản 2 Điều 51 BLTTHS theo hướng trong vụ án có sự tham gia của người bị hại và người đại diện hợp pháp của họ thì cả hai người này đều có quyền như nhau. - Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 51 BLTTHS theo hướng mở rộng phạm vi quyền kháng cáo của người bị hại, người đại diện hợp pháp của người bị hại đối với toàn bộ bản án, quyết định sơ thẩm. - Bỏ đoạn quy định tại khoản 4 Điều 51 BLTTHS quy định nghĩa vụ của người bị hại có nội dung là “… nếu từ chối khai báo mà không có lí do chính đáng có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 308 BLHS”. - Bổ sung nghĩa vụ của người đại diện hợp pháp của người bị hại để có cơ sở pháp lí buộc họ có trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người T¹p chÝ luËt häc sè 11/2011 nghiªn cøu - trao ®æi bị hại. Cần quy định theo hướng người đại diện hợp pháp của người bị hại có nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án; phải sử dụng mọi biện pháp luật định để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại. Thứ hai, sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 105 BLTTHS quy định về khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại theo hướng mở rộng phạm vi các tội phạm khởi tố theo yêu cầu, chủ yếu đối với các tội phạm xâm phạm sở hữu, xâm phạm sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân (đã nêu và phân tích ở trên) và tội mới được bổ sung trong luật sủa đổi, bổ sung một số điều của BLHS ngày 19/6/2009 là tội xâm phạm quyền tác giả và các quyền khác quy định tại Điều 170a. Đồng thời đưa Điều 131 BLHS ra khỏi quy định của Điều 105 BLTTHS vì Điều này đã bị luật nói trên bãi bỏ. Ngoài ra, với việc quy định quyền yêu cầu khởi tố cho người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần, thể chất thì nội dung điều luật hiện hành đã vượt quá phạm vi tên điều luật xác định. Do vậy, cần sửa đổi tiêu đề của điều luật từ “Khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại” thành “Khởi tố vụ án theo yêu cầu” cho phù hợp với nội dung của nó. Bên cạnh đó, để bảo đảm triệt để quyền lợi của người bị hại, nên bỏ từ “hoặc” trong đoạn “... chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có...” của khoản 1 Điều 105 và thay vào đó bằng dấu “phẩy” để xác định rằng trong trường hợp này cả người bị hại và đại diện hợp pháp của họ đều có quyền yêu cầu T¹p chÝ luËt häc sè 11/2011 khởi tố vụ án, chứ không phải là hoặc người này hoặc người kia như quy định hiện hành. Thứ ba, bổ sung khoản 1 Điều 191 BLTTHS quy định sự có mặt của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người đại diện hợp pháp của họ theo hướng vừa là quyền vừa là nghĩa vụ. Đối với vụ án khởi tố theo yêu cầu, nếu người bị hại, đại diện hợp pháp của người bị hại vắng mặt có lí do chính đáng thì phải hoãn phiên toà. Toà án chỉ xét xử vắng mặt của họ trong trường hợp họ cố tình không đến theo giấy triệu tập hoặc đã yêu cầu toà án xét xử vắng mặt. Thứ tư, sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 249 BLTTHS đoạn quy định về quyền sửa bản án sơ thẩm theo hướng không có lợi cho bị cáo, mở rộng phạm vi thực hiện quyền sửa bản án sơ thẩm theo hướng không có lợi cho bị cáo cả trong trường hợp có kháng cáo của người đại diện hợp pháp của người bị hại yêu cầu nhằm đảm bảo tối đa quyền kháng cáo của người bị hại, người đại diện hợp pháp hoặc người bảo vệ quyền lợi của người bị hại./. (1).Xem: Trường Đại học luật Hà Nội, Giáo trình luật tố tụng hình sự, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2009, tr. 128. (2).Xem: Lê Tiến Châu,“Người bị hại trong tố tụng hình sự”, Tạp chí khoa học pháp lí, số 1(38)/2007. (3).Xem: Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng, năm 2004, tr. 698. (4).Xem: Trường Đại học Luật Hà Nội, Từ điển giải thích thuật ngữ luật học, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 1999, tr. 198. (5). Điểm d khoản 1 Điều 46 BLHS quy định tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn, hối cải. (6).Xem: Tiểu mục 1.3 Phần I Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP ngày 8/12/2005 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Phần thứ tư “Xét xử phúc thẩm” của BLTTHS năm 2003. 37
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.