Báo cáo " Bản chất của ngôn ngữ chuyên ngành "

pdf
Số trang Báo cáo " Bản chất của ngôn ngữ chuyên ngành " 8 Cỡ tệp Báo cáo " Bản chất của ngôn ngữ chuyên ngành " 170 KB Lượt tải Báo cáo " Bản chất của ngôn ngữ chuyên ngành " 0 Lượt đọc Báo cáo " Bản chất của ngôn ngữ chuyên ngành " 3
Đánh giá Báo cáo " Bản chất của ngôn ngữ chuyên ngành "
4.3 ( 6 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ 25 (2009) 23-30 Bản chất của ngôn ngữ chuyên ngành Nguyễn Xuân Thơm Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Anh - Mỹ, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đường Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 29 tháng 5 năm 2008 Tóm tắt. Bài báo đề cập bản chất của ngôn ngữ chuyên ngành, một vấn đề được dư luận giảng dạy và nghiên cứu khoa học quan tâm, vì ngôn ngữ chuyên ngành là một môn học tương đối mới, so với các môn học mang tính truyền thống như thực hành tiếng, ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, v.v… Ngôn ngữ chuyên ngành là một phong cách ngôn ngữ, một ngữ vực. Phong cách ngôn ngữ chuyên ngành là phong cách ngôn ngữ khoa học, với một số đặc điểm khác biệt so với, ví dụ, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. Để làm rõ đặc điểm nổi bật nhất của phong cách ngôn ngữ khoa học, bài báo trình bày một số cấu trúc lập luận với những đặc điểm khu biệt trong ngôn ngữ khoa học. Bìa báo rút ra một số kết luận mang tính ứng dụng trong giảng dạy ngôn ngữ chuyên ngành. ngôn ngữ của tác phẩm ấy đã tạo nên hình tượng văn học như thế nào, chứ không bàn về những cảm nhận chủ quan của người đọc/người nghe. Chúng tôi không thay các yếu tố nội văn bản bằng các yếu tố ngoại văn bản và say sưa với các yếu tố ngoại văn bản ấy bằng một “quan điểm” nào đó khả dĩ có thể chấp nhận. 1. Đặt vấn đề* Vấn đề bản chất của ngôn ngữ chuyên ngành là gì thoạt nhìn tưởng một vấn đề đơn giản. Nhưng hình như trong giới nghiên cứu ngôn ngữ học ứng dụng, khi đề cập khái niệm này, họ thường tìm cách lảng tránh, kiểu như lấy chuyện sông thay cho chuyện biển, lấy chuyện biển thay cho chuyện mưa lũ thượng nguồn… Sự lấy cái nọ để bàn về cái kia, mà “không đi thẳng vào sự thật” ít nhiều đã trở thành một “căn bệnh”, khi nó lây lan sang các nghiên cứu của các học viên cao học - thạc sỹ, và có thể cả các bài viết của các nhà nghiên cứu. Trong bài báo này, chúng tôi muốn nhìn nhận ngôn ngữ chuyên ngành như chính bản thân nó, chứ không phải như nó được cảm nhận, được “xử lý” để trở thành nhu cầu nơi người học. Điều này cũng giống như, khi nói về một tác phẩm văn học, chúng tôi bàn về chính 2. Ngôn ngữ chuyên ngành vừa là một phong cách ngôn ngữ, vừa là một ngữ vực Về mặt thuật ngữ, trước khi đưa ra các kiến giải cụ thể của chúng tôi về ngôn ngữ chuyên ngành là gì nhìn từ góc độ ngôn ngữ-phong cách học, chúng tôi muốn làm rõ nghĩa của một số thuật ngữ: như phong cách, ngữ vực, phong cách chức năng. 2.1. Phong cách Theo từ nguyên, từ phong cách do tiếng Hy Lạp stylos, là một cái que, có một đầu nhọn và một đầu tù, đầu nhọn dùng để viết trên sáp, đầu ______ * ĐT: 84-4-38348657. E-mail: thomnx@yahoo.com 23 24 N.X. Thơm / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ 25 (2009) 23-30 tù dùng để xoá những chữ viết sai. Qua cách sử dụng như vậy có thể thấy stylos có công năng như cây bút viết hiện nay. Theo Nguyễn Thái Hoà (2006) [1], khi ngôn ngữ học chưa phát triển, văn ngữ bất phân, phong cách vừa có nghĩa đặc trưng của ngôn ngữ thuộc một loại nhất định, vừa là cảm nhận màu sắc sáng tạo nghệ thuật (Nguyễn Thái Hoà, 2006: 176). Sự phát triển của các trào lưu ngôn ngữ học cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX dẫn tới sự tách văn học ra khỏi ngôn ngữ học; ngôn ngữ học đã tiếp cận phong cách ở nhiều hướng khác nhau. 2.2. Phong cách và ngữ vực Ngữ vực: Halliday và đồng nghiệp (Halliday et al, 1989) định nghĩa ngữ vực như sau: “Phạm trù ngữ vực được đưa ra để giải thích cho các hoạt động mà con người tiến hành bằng ngôn từ. Khi chúng ta quan sát hoạt động ngôn ngữ ở các ngữ cảnh khác nhau, chúng ta phát hiện có các khác biệt trong lựa chọn kiểu loại ngôn ngữ cho phù hợp với kiểu loại ngữ cảnh trong đó nó được sử dụng”. Một cách dễ hiểu hơn, Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học ứng dụng (Richard et al, 1991) định nghĩa thuật ngữ “ngữ vực” (register) có nghĩa (1) là phong cách (style) và nghĩa (2) là một biến thể ngôn ngữ được sử dụng với một nhóm người có cùng nghề nghiệp (ví dụ bác sỹ, luật gia). Từ điển giải thích: một ngữ vực cụ thể thường được phân biệt với các ngữ vực khác nhờ một hệ thống các thuật ngữ chuyên ngành và các cấu trúc ngữ pháp (ví dụ ngôn ngữ luật). Cuốn Dẫn luận ngôn ngữ (Fromkin et al, 1986 [2]) phân biệt phong cách và ngữ vực như sau: “Trong khi phong cách (style) là các biến thể ngôn ngữ bị quy định chủ yếu bởi cách xử lý ngôn ngữ của người nói đối với người nghe/người đọc, đối với chủ đề hoặc đối với mục đích của giao tiếp, ngữ vực (register) là thuật ngữ được dùng cho một biến thể ngôn ngữ bị quy định bởi chủ đề. Thông thường việc chuyển từ một ngữ vực sang một ngữ vực nào đó khác bao giờ cũng liên quan đến việc chuyển sang một hệ thống các thuật ngữ liên quan đến chủ đề đang bàn, và có thể cả các cấu trúc cú pháp, như trong ngôn ngữ luật”. (Fromkin và các đồng tác giả, 1986: 268-69). Quan sát các định nghĩa về phong cách và ngữ vực, có thể thấy rằng cho cùng một hiện tượng ngôn ngữ, nhưng nếu lấy xuất phát điểm từ người nói để xét nó thì đó là phong cách; lấy xuất phát điểm từ tác động của ngữ cảnh lên thực tế diễn ngôn thì đó là ngữ vực. Cùng một khoản tiền, nếu lấy xuất phát điểm từ ngân hàng cho vay để xét nó thì đó là khoản cho vay (loan), nhưng lấy xuất phát điểm từ người đi vay để gọi nó thì đấy là khoản nợ (debt). Kết luận tôi muốn đi đến ở đây là: ngôn ngữ chuyên ngành vừa là một phong cách ngôn ngữ (language style), vừa là một ngữ vực (register). Cũng cần nói thêm rằng, trong một công trình nghiên cứu của riêng tôi (Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, 2001 [3]), trong thuật ngữ tiếng Việt, tôi coi thuật ngữ ngữ vực (register) tương đương thuật ngữ phong cách chức năng (functional style). Thuật ngữ phong cách chức năng là thuật ngữ của trường phái xã hội ngôn ngữ học Xô Viết ra đời vào thập niên 50 của thế kỷ trước. Trường phái này, căn cứ vào các chức năng xã hội của ngôn ngữ, đưa ra các tiêu chí phân tích ngôn ngữ theo các phong cách chức năng khác nhau: phong cách sinh hoạt, phong cách khoa học, phong cách nghệ thuật, phong cách chính luận, phong cách báo chí, v.v... Như vậy, hoàn toàn có thể coi ngôn ngữ chuyên ngành đơn giản là một phong cách ngôn ngữ, phong cách ngôn ngữ kinh tế, ngôn ngữ tài chính, ngôn ngữ luật, ngôn ngữ các khoa học xã hội, ngôn ngữ các khoa học tự nhiên, v.v… gọi chung là phong cách ngôn ngữ khoa học. Dưới đây, tôi xin trình bày cụ thể thêm về vấn đề này. 3. Ngôn ngữ chuyên ngành là phong cách ngôn ngữ khoa học Trình bày về chủ đề ngôn ngữ chuyên ngành là phong cách ngôn ngữ khoa học, tôi muốn liên hệ ngôn ngữ chuyên ngành với tư cách một phong cách ngôn ngữ khoa học với phong cách ngôn N.X. Thơm / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ 25 (2009) 23-30 ngữ nghệ thuật (là phong cách ngôn ngữ đã làm tôi sung sướng và đau khổ những năm đầu đời dạy học của mình). Qua cách so sánh này, chúng ta có thể thấy cả hai loại phong cách ngôn ngữ dường như rõ ràng hơn. (Đây là suy nghĩ rất chất Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật 1. Tính hình tượng: Đặc trưng cơ bản nhất của ngôn ngữ nghệ thuật là tính hình tượng. Hình tượng ấy được xây dựng nên, được gợi ra trong liên tưởng và tưởng tượng của người đọc/người nghe bằng những phương thức tổ chức tín hiệu ngôn ngữ mang tính đặc thù nghệ thuật, để biến, từ “đầu vào” là ngôn ngữ, “đầu ra” là hình tượng. Trong ngôn ngữ nghệ thuật, vì thế xuất hiện các thủ pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân cách hóa, v.v… Hình tượng nghệ thuật vừa là phương tiện, vừa là mục đích của sang tác… 2. Tính truyền cảm: Theo nhiều nhà phong cách học, khác với ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày mang tính trực cảm và ngôn ngữ khoa học mang tính lý trí, ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ truyền cảm. Một hình tượng nghệ thuật không mang lại cho người đọc/người nghe bất kỳ một cảm xúc, rung động nào thì đó là một hình tượng chết (Nguyễn Thái Hòa, 2006). Ngôn ngữ nghệ thuật, bởi thế, mang sức mạnh cảm hóa, mang ma lực của ngôn từ để lôi kéo, thuyết phục, làm rung động lòng người. 3. Tính cá thể hóa. Ở đây nhận định "văn tức là người” có nhiều minh chứng hùng hồn. Những ai từng nghiên cứu văn học Anh - Mỹ, đều nhớ một phong cách Dickens giản dị về ngôn từ mà phong phú hấp dẫn về hình ảnh, một phong cách Thackeray sắc sảo mà chua chát, một phong cách Hemingway với những tầng sâu ý nghĩa, theo nguyên tắc “tảng băng trôi”, v.v… Tất cả các phong cách cá nhân ấy tạo nên những đặc điểm nghệ thuật của từng nhà văn, mà không ai có thể bắt chước, hoặc cố tình bắt chước thì sẽ trở nên lố bịch, gượng gạo. Điều này làm cho ngôn ngữ nghệ thuật khác hẳn với ngôn ngữ khoa học (xem mục 3, cột bên). Như đã trình bày trong bản so sánh trên, ngôn ngữ khoa học mang các đặc thù phong cách như: tính trừu tượng, tính lập luận (hay còn gọi là tính lý trí), tính khách quan (hay còn gọi là tính phi cá thể hóa), khác với ngôn ngữ nghệ thuật mang tính hình tượng, tính truyền cảm và tính cá thể hóa. Nếu như khi đọc một tác phẩm nghệ thuật, chúng ta được đưa vào một thế giới đầy hoa thơm, cỏ lạ, ngạt ngào hương vị cá nhân (Thư trung hữu nữ nhan như 25 phác của tôi thôi, nếu các bạn nói không phải, vấn đề có vẻ như phức tạp hơn khi làm như thế này, tôi sẽ nói: đây là ý thích và là kinh nghiệm cá nhân của tôi). Phong cách ngôn ngữ khoa học 1. Tính trừu tượng Ngôn ngữ khoa học là phương tiện giao tiếp của các nhà khoa học (tự nhiên và xã hội), nên nó đương nhiên mang tính trừu tượng. Nhà khoa học tư duy bằng khái niệm, bằng phán đoán lôgíc, bằng công thức khoa học, bằng các quy tắc, các định lý. Và nhiệm vụ của nhà khoa học là tìm ra bản chất, đặc trưng của sự vật, hiện tượng để tìm ra những quy luật phổ biến nhất trong thế giới tự nhiên và xã hội (Nguyễn Thái Hòa, 2006). Khi học ngôn ngữ kinh tế ở Khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Anh - Mỹ, sinh viên tiếp cận với các quy luật cung cầu, các quy luật về giá, các quy luật về lạm phát, v.v… Những quy luật này không hiển hiện trong cảm tính người đọc/người nghe, mà đòi hỏi người đọc/ người nghe phải sử dụng tư duy trừu tượng để nhận thức. 2. Tính lập luận (hay còn gọi là tính lý trí). Diễn ngôn khoa học là loại diễn ngôn được hình thành trên cơ sở một hệ thống các lập luận (tôi sẽ trình bày thêm về luận điểm này trong phần dưới của mục này). Mục đích của diễn ngôn khoa học là thuyết phục người đọc/người nghe bằng một hệ thống các lý lẽ vững chắc, chứ không phải bằng tình cảm. Bằng những lý lẽ, lập luận của mình, nhà khoa học nói chuyện với lý trí của người đọc/người nghe 3. Tính khách quan (hay tính phi cá thể). Khác với ngôn ngữ nghệ thuật mang đậm màu sắc cá nhân, ngôn ngữ khoa học hoạt động theo các quy ước trong hệ thống khoa học, vì thế nó phải đạt tới được tính thống nhất về khái niệm, không chỉ trong phạm vi quốc gia mà trong phạm vi quốc tế. Tính chính xác, tính hệ thống, tính quốc tế là những đặc điểm của hệ thống thuật ngữ… Một thuật ngữ, khi đã được công nhận thường được dùng để chỉ một khái niệm, hiện tượng. ngọc: Từ trong trang sách, tuyệt vời/Có người con gái nói cười cùng ta). Ngôn ngữ khoa học, ngược lại, đưa ta vào một thế giới chất xám, một con đường đầy sỏi đá, đôi khi núi non hiểm trở, đòi hỏi ta phải thông thạo địa hình, nếu không sẽ lạc đường, và cảm thấy bế tắc. Đây không phải chỉ là một cảm nhận cá nhân của riêng tôi. Trong một số nghiên cứu khoa học chúng tôi đã triển khai, các điều tra trên sinh viên chuyên ngữ về độ khó của ngôn ngữ 26 N.X. Thơm / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ 25 (2009) 23-30 chuyên ngành ở các hệ đào tạo khác nhau (chính quy, chuyên ngành II, tại chức) đều cho một kết quả chung về ý kiến của người học rằng ngôn ngữ chuyên ngành là loại ngôn ngữ khó. Trong ba đặc điểm của ngôn ngữ khoa học, các đặc điểm về tính trừu tượng và tính lập luận (hay còn gọi là tính lý trí) là các đặc điểm có quan hệ nhân quả, cái nọ là nguyên hân của cái kia, hay ít ra cái thứ hai (tính lập luận) là nguyên nhân của cái thứ nhất (tính trừu tượng). Tôi sẽ trình bày cụ thể thêm về các loại lập luận trong phần tiếp theo. tố một cách rành mạch cụ thể hơn. Giống như, trong tiếp nhận ngôn ngữ nghệ thuật, cảm xúc, ấn tượng của người đọc, người nghe là cảm xúc, ấn tượng riêng của từng người. Không ai dạy được người khác nên cảm xúc như thế nào. Nhưng hoàn toàn có thể giảng giải về hình tượng nghệ thuật ấy được tạo nên như thế nào, bằng phương tiện ngôn từ như thế nào. Trong ngôn ngữ khoa học, để đi đến sự thuyết phục (lý trí), cũng cần các yếu tố khác ngoài nội dung lập luận, chúng ta không thể bắt người tiếp nhận thông điệp [5]. Hành động thuyết phục 4. Lập luận trong ngôn ngữ khoa học (scientific discourse) Từ điển thông thường (Oxford Advanced Learners Dictionary, 1997) giải thích lập luận như một đơn vị từ vựng có nghĩa (1) một cuộc hội thoại hay thảo luận trong đó hai hay nhiều người không tán thành với nhau, thường với thái độ bực tức (2) lý do hay một tập hợp các lý do mà một người sử dụng để chứng minh rằng một cái gì đó là đúng, là có thật. (3) hành động không tán thành bằng cách đưa ra lý do hay một tập hợp các lý do. Trong các nghĩa trên, nghĩa thứ hai là nghĩa chúng ta quan tâm. Trong ngôn ngữ khoa học, mục đích của lập luận, như trên đã trình bày, là nhằm thuyết phục người đọc/người nghe về một vấn đề nào đó, một hiện thực, một hiện tượng. (Bell, 1981 [4]). Cũng cần lưu ý rằng, lập luận là cái nằm trong thông điệp được chứa đựng trong văn bản khoa học. Lập luận là yếu tố nội văn bản. Thuyết phục là hành động liên quan đến trước hết nội dung thông điệp, liên quan đến người phát thông điệp, (người nói/người viết), đến người nhận (người nghe/người đọc). Thuyết phục là kết quả của quá trình giao tiếp, mà trong đó thông điệp chỉ là một yếu tố, tuy là một yếu tố rất quan trọng. Không nhầm lẫn tác động của các yếu tố nội văn bản với các yếu tố khác trong quá trình giao tiếp giúp chúng ta nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, khoa học hơn. Chúng ta sẽ thấy vai trò của từng yếu Lập luận Hình 1. Lập luận và thuyết phục. Từ hình 1 trên có thể thấy lập luận nằm trong hành động thuyết phục. Chúng ta đã xem xét khái niệm lập luận trong ngôn ngữ thông thường bằng định nghĩa từ điển trên kia. Trong ngôn ngữ khoa học, lập luận là gì? Một cách dễ hiểu, lập luận là một biểu hiện của tư duy lôgíc. Các yếu tố cơ bản của lập luận trong tư duy lôgíc bao gồm các tiền đề (premises) (các nhận định mà trên đó lập luận dựa vào), kết luận (conclusion), (tuyên bố hoặc nhận định được minh chứng), và diễn giải (reasoning), (chuỗi tư duy nối các tiền đề với kết luận. Các yếu tố này hình thành cái được gọi là luận ba đoạn (syllogism), một cấu trúc mà Aristotle thiết kế để thử nghiệm tính lôgíc của một lập luận. Cách sắp xếp chuỗi các tiền đề và kết luận của một lập luận dưới hình thức của một luận ba đoạn hình thành hai phương thức lập luận: diễn dịch (deduction) và quy nạp (induction). Đây là những vấn đề người học lôgíc học đã quen thuộc tôi không nói thêm. Phần dưới đây N.X. Thơm / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ 25 (2009) 23-30 tôi sẽ trình bày về các loại lập luận thường thấy (các loại, chứ không phải các phương pháp) trong ngôn ngữ khoa học… 4.1. Các phạm trù của lập luận Trong diễn ngôn nghệ thuật, người đọc/người nghe tiếp thu các hình ảnh/hình tượng, trên cơ sở các hình ảnh/hình tượng được sản sinh và tiếp thu ấy, xúc cảm của người tiếp nhận được khơi gợi và ấn tượng về tính độc đáo của tác phẩm được hình thành. Trong diễn ngôn khoa học, người tiếp nhận (dưới hình thức đọc hoặc nghe) tiếp xúc với các lập luận, với cấu trúc và thành phần như vừa trình bày trên. Diễn ngôn nghệ thuật nói chuyện với con tim người tiếp nhận. Diễn ngôn khoa học nói chuyện với trí óc người tiếp nhận. Trong phần trình bày dưới đây, tôi lướt qua về một số loại lập luận thường gặp trong diễn ngôn khoa học. 4.1.1. Lập luận định nghĩa (definition Arguments) Dạng thức cơ bản của loại lập luận này như sau: X is/is not Y. Trong thực tế văn bản khoa học, vấn đề định nghĩa các thuật ngữ là một vấn đề rất quan trọng. Quan sát các bộ giáo trình ngôn ngữ chuyên ngành đang được sử dụng trong giảng dạy ở Khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Anh - Mỹ (English for Economics, English for Finance and Banking), người ta có thể thấy tầm quan trọng của các định nghĩa thuật ngữ, bắt đầu, ví dụ, ngay từ trong Chapter 1 của bộ giáo trình, cho đến cuối bộ giáo trình. Các định nghĩa đưa người đọc/người nghe đến việc ghép sự hiểu biết về một cái mà họ đã biết với một khái niệm mới, tạo ra một nhận thức mới. Để xây dựng một lập luận định nghĩa (X is/is not Y) liên quan đến các vấn đề trừu tượng hơn, người gửi thông điệp (người viết/người nói) thường bắt đầu bằng việc tìm ra các vấn đề cần xác định hoặc các vấn đề, các hiện tượng đang gây tranh cãi. Sau đó, ở giai đoạn khám phá thứ nhất, người ta phát triển các tiêu chí cho thuật ngữ Y. Sau đó, ở giai đoạn khám phá thứ hai, người ta ghép X với Y, để tìm ra X is/is not Y. Như vậy 27 việc tìm ra sự bất ổn của các tiêu chí (xác định Y) về phía người tiếp nhận sẽ là cơ sở để phản bác một định nghĩa. Các tiêu chí xác định Y có khi được trình bày tường minh trong văn bản khoa học, nhưng cũng có khi nằm ở tiền ước/tiền giả định của người viết, người nói. Vấn đề này làm cho quá trình thuyết phục trở nên phức tạp hơn, nằm ngoài quá trình lập luận trong văn bản khoa học, như đã trình bày trong hình 1. Điều cần nói thêm ở đây là để đi đến việc thành lập hoặc thông hiểu một lập luận định nghĩa, con đường đi không chỉ đơn thuần là hiểu biết và làm chủ các chất liệu từ vựng, cú pháp mà thông qua con đường tư duy phê phán (critical thinking). Trong chương trình giảng dạy của Khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Anh - Mỹ, việc sắp tới sẽ có thêm bộ môn “Tư duy phê phán” là một điều thật đáng mừng. Tôi muốn thông qua bài giảng chuyên đề này, bày tỏ sự nhiệt liệt ủng hộ của cá nhân tôi trước việc mở rộng phạm vi môn học của khoa. Nó sẽ giúp cho việc giảng dạy ngôn ngữ chuyên ngành ở khoa ngày càng có chất lượng hơn, sẽ giúp tăng cường chất lượng nghiên cứu của học viên Cao học - Thạc sỹ. 4.1.2. Lập luận nhân quả (Causal Arguments) Dạng thức cơ bản của loại lập luận này như sau: X causes/does not cause Y. Nói một cách nôm na, loại lập luận này cho người đọc/người nghe thấy một sự kiện/ hiện tượng này đã/sẽ/đang làm cho một sự kiện/hiện tượng khác xảy ra như thế nào. Lấy ví dụ trong Giáo trình English for Economics, các biến động về giá thị trường được/bị gây ra bởi các biến động về cung/cầu trên thị trường, hay nói cách khác, các biến động về cung cầu trên thị trường gây ra các biến động về giá. Đương nhiên, các khái niệm như cung là gì? cầu là gì? giá thị trường là gì? đã được định nghĩa trong các lập luận định nghĩa (như đã nêu trong giáo trình). Kèm theo, các mối quan hệ nhân quả giữa biến động về giá và biến động về cung, cầu cũng được giới thiệu. 28 N.X. Thơm / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ 25 (2009) 23-30 Cung = lượng hàng hóa và dịch vụ mà người bán có khả năng và sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau trên thị trường. Khi giá tăng thì cung tăng. Khi giá giảm thì cung giảm. Cầu = lượng hàng hóa và dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trên thị trường. Khi giá tăng thì cầu giảm. Khi giá giảm thì cầu tăng. Giá thị trường = mức giá mà tại đó lượng cung = lượng cầu Vậy, khi cung hoặc cầu trên thị trường thay đổi, giá thị trường sẽ thay đổi. Đây là một ví dụ về lập luận nhân quả, trong đó cái nọ là nguyên nhân của cái kia, cái nọ làm cho cái kia xảy ra. Các nhà nghiên cứu thường đưa ra ba cách thành lập các lập luận nhân quả Cách thứ nhất: Giải thích trực tiếp cơ chế nhân quả Cách thứ hai: Sử dụng các phương pháp quy nạp để thiết lập một xác suất cao về mối quan hệ nhân quả Cách thứ ba: Lập luận theo các trường hợp tương tự hay theo tiền lệ Như vậy, cũng như trong lập luận định nghĩa, việc tìm nghĩa của một khái niệm cơ bản nào đó được thiết lập trên một cơ sở xác định các tiêu chí cua Y, để từ đó tìm ra, nhận dạng X, trong lập luận nhân quả, việc đi đến lập luận thành công là việc tìm ra hướng lập luận. 4.1.3. Lập luận so sánh (Resemblance Arguments) Dạng thức cơ bản của loại lập luận này như sau: X is/is not like Y. Trong một chừng mực nào đó, lập luận so sánh không khác nhiều lắm với loại lập luận định nghĩa (X is/is not Y). Theo các nhà nghiên cứu, có hai loại lập luận so sánh Loại lập luận so sánh thứ nhất: lập luận theo sự tương tự (analogy). Loại này gồm hai tiểu loại. (1) lập luận sử dụng sự tương tự hạn chế (underdeveloped analogies), nghĩa là Y, cái được đem ra so sánh có một số mặt riêng của nó, và (2) lập luận sử dụng sự tương tự mở rộng, nghĩa là thay vì sử dụng sự tương tự hạn chế, người ta mở rộng sự so sánh, sử dụng sự hiểu biết lớn hơn của độc giả về Y để làm sáng tỏ X. Loại lập luận so sánh thứ hai: lập luận theo tiền lệ (precedent). Lập luận theo tiền lệ cũng giống như lập luận theo sự tương tự/sự giống nhau, ở chỗ những lập luận kiểu này đưa ra những so sánh giữa một yếu tố X và một yếu tố Y. Chỉ có điều trong các lập luận bằng tiền lệ, cái Y luôn luôn là một sự kiện trong quá khứ (một tiền lệ đã xảy ra), được dùng để so sánh, giúp cho người đọc/người nghe có được nhận thức về cái X. Trong sự kiện quá khứ, thường có một bài học nào đó về một loại quyết định nào đó đã được đưa ra trong quá khứ và đã có những kết quả mong muốn hay không mong muốn trong thực tế. Vấn đề của hiện tại là một quyết định tương tự có nên hay không nên được đưa ra hay không? Điều đáng lưu ý ở đây là trong diễn ngôn khoa học, phạm vi so sánh không nằm ở trong một câu. Nó có thể nằm trong một đoạn hoặc nhiều đoạn. 4.1.4. Lập luận đánh giá (Evaluation Arguments) Dạng thức cơ bản của loại lập luận này như sau: X is/is not a good Y. Chiến lược chung cho các lập luận đánh giá là thiết lập các tiêu chí. Người ta căn cứ vào cái Y (là các tiêu chí) và sau đó lập luận rằng cái X đáp ứng hay không đáp ứng cái Y. Trong các lập luận đánh giá, vấn đề cốt lõi là các tiêu chí, không có các tiêu chí, không có lập luận đánh giá. Một ví dụ dễ hiểu: các giảng viên trong Khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Anh - Mỹ thường xuyên có nhiệm vụ nhận xét, đánh giá các nghiên cứu khoa học các cấp, các nghiên cứu khoa học sinh viên hay các luận văn Thạc sỹ. Một nghiên cứu khoa học ở bậc cử nhân đương nhiên có các tiêu chí đánh giá khác các tiêu chí đánh giá một nghiên cứu khoa học ở bậc Cao học - Thạc sỹ. Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau ấy mà người nhận xét có đánh giá riêng của mình về từng loại nghiên cứu khoa học. Tiêu chí có thể là các tiêu chí đơn lẻ, cũng có thể là một tập hợp, có thể được trình bày N.X. Thơm / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ 25 (2009) 23-30 hiển ngôn trong diễn ngôn khoa học, có thể nằm trong tiền ước/tiền giả định của người nói/người nghe. 4.1.5. Lập luận đề nghị (Proposal Argument) Dạng thức cơ bản của loại lập luận này như sau: We should/should not do X. Không giống như các lập luận đánh giá, khích lệ người tiếp nhận (người đọc/người nghe) suy nghĩ theo một hướng nhất định nào đó, lập luận đề nghị hướng người tiếp nhận hành động theo một hướng nào đó. Lập luận đề nghị, vì thế còn được gọi là lập luận về “cái nên làm” (“should”/“ought to” argument). Nhận định của lập luận đề nghị là đặt ra một chương trình hành động phải tiến hành Trên đây là năm loại lập luận chính, thường thấy trong diễn ngôn khoa học. Đương nhiên, bên cạnh các loại lập luận trên, còn có các loại lập luận khác, như lập luận chân lý, lập luận giá trị, lập luận thẩm mỹ, lập luận đạo đức, v.v… 5. Kết luận Trong phạm vi một bài báo ngắn như trên, tôi không có hi vọng trình bày đầy đủ và thấu đáo về vấn đề tôi quan tâm. Trong khuôn khổ những gì đã trình bày, tôi có thể nêu ra một số đề xuất sau đây: Quan tâm đến các vấn đề thuộc phong cách và ngữ vực là một đòi hỏi đối với các nhà biên soạn chương trình, giáo trình dạy tiếng trong dạy tiếng ở giai đoạn đề cao. Sau khi giới thiệu cho sinh viên các tư liệu học tiếng thuộc các phong cách ngôn ngữ như phong cách khẩu ngữ thông thường (conversational style), người học ngoại ngữ cần được tiếp cận, nghiên cứu ngôn ngữ ở các phong cách đa dạng khác nhau, trong đó có phong cách ngôn ngữ khoa học. 29 Mỗi ngữ vực đều được đánh dấu bằng một hệ thống thuật ngữ và cấu trúc lập luận đặc thù (chuyển tải nhờ các cấu trúc ngữ pháp đặc thù, Brown &Yule, 1992). Việc giỏi một ngoại ngữ đối với người học nói chung, đối với sinh viên chuyên ngữ nói riêng, trước hết, có nghĩa là nắm vững một nền tảng từ vựng (trong đó có thuật ngữ) đa dạng và phong phú, một khả năng ngữ pháp chuẩn, nghĩa là nắm trước hết các chất liệu để xây dựng ngôi nhà giao tiếp. Muốn giỏi một ngoại ngữ mà không nắm vững các yếu tố vật liệu này thật chẳng khác gì mong trở thành người lái xe giỏi trong khi bản thân anh ta không có ô tô. Việc giảng dạy ngôn ngữ chuyên ngành hiện nay, trên quy mô toàn trường, còn là một lĩnh vực chưa được quan tâm thích đáng, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tiếng. Về mặt phong cách, chúng ta quanh quẩn quá lâu với phong cách khẩu ngữ. Hệ lụy là: sinh viên chúng ta đào tạo ra, khi ra trường, gặp nhiều bỡ ngỡ trong công việc (như dịch thuật, đọc sách tham khảo, trao đổi ý kiến, v.v...). Cần chú ý đầu tư cho việc giảng dạy ngôn ngữ chuyên ngành (ngôn ngữ lôgíc, ngôn ngữ khoa học) nhiều hơn nữa. Tài liệu tham khảo [1] Nguyễn Thái Hoà, Từ điển tu từ-phong cách, thi pháp học, NXB Giáo dục, 2006. [2] Fromkin et al, An introduction to language, OUP, 1986. [3] Nguyễn Xuân Thơm, Các yếu tố ngôn ngữ trong đàm phán thương mại quốc tế, Luận án Tiến sĩ Khoa học Ngữ văn, Hà Nội, 2001. [4] T.A. Bell, An Introduction to Applied Linguistics: Approach, and methods in language Teaching, Batsford Academic and Education Ltd, London, 1981. [5] G. Brown, G. Yule, Discourse Analysis, CUP, 1983. 30 N.X. Thơm / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ 25 (2009) 23-30 The nature of professional language Nguyen Xuan Thom Department of English - American Language and Culture, College of Foreign Languages, Vietnam National University, Hanoi, Pham Van Dong Street, Cau Giay, Hanoi, Vietnam This article deals with the nature of professional language, an issue paid much attention to by the research and teaching circles, as professional language is a rather new subject in the language teaching curriculum as compared to traditionally marked subjects as language practice, phnetics, grammar, lexicology etc. Professional language is a language style, a language register. Professional language style is scientific language style with marked differences from, for example, artistic language. To clarify the promonent features of scientific language style, the article presents certain argument structures with their peculiarities in the scientific discourse. The article closes with certain conclusions applicable to teaching professional language.
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.