BÁO CÁO " ẢNH HƯỞNG CỦA INTERFERON ALPHA (IFN-α) ĐỐI VỚI VIRUT GÂY HỘI CHỨNG RỐI LOẠN SINH SẢN VÀ HÔ HẤP "

pdf
Số trang BÁO CÁO " ẢNH HƯỞNG CỦA INTERFERON ALPHA (IFN-α) ĐỐI VỚI VIRUT GÂY HỘI CHỨNG RỐI LOẠN SINH SẢN VÀ HÔ HẤP " 8 Cỡ tệp BÁO CÁO " ẢNH HƯỞNG CỦA INTERFERON ALPHA (IFN-α) ĐỐI VỚI VIRUT GÂY HỘI CHỨNG RỐI LOẠN SINH SẢN VÀ HÔ HẤP " 481 KB Lượt tải BÁO CÁO " ẢNH HƯỞNG CỦA INTERFERON ALPHA (IFN-α) ĐỐI VỚI VIRUT GÂY HỘI CHỨNG RỐI LOẠN SINH SẢN VÀ HÔ HẤP " 0 Lượt đọc BÁO CÁO " ẢNH HƯỞNG CỦA INTERFERON ALPHA (IFN-α) ĐỐI VỚI VIRUT GÂY HỘI CHỨNG RỐI LOẠN SINH SẢN VÀ HÔ HẤP " 0
Đánh giá BÁO CÁO " ẢNH HƯỞNG CỦA INTERFERON ALPHA (IFN-α) ĐỐI VỚI VIRUT GÂY HỘI CHỨNG RỐI LOẠN SINH SẢN VÀ HÔ HẤP "
4.4 ( 17 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

ẢNH HƯỞNG CỦA INTERFERON ALPHA (IFN-α) ĐỐI VỚI VIRUT GÂY HỘI CHỨNG RỐI LOẠN SINH SẢN VÀ HÔ HẤP Trần Xuân Hạnh, Bùi Anh Thy, Kim Văn Phúc, Nguyễn Tăng Trường Trung tâm nghiên cứu thú y – NAVETCO TÓM TẮT Ảnh hưởng của IFN-α ức chế virut PRRS phát triển trên tế bào MARC-145 đã được nghiên cứu. Kết quả chỉ ra rằng tế bào được xử lý IFN-α với nồng độ 1250 UI – 2500 UI/ml đã hạn chế sự phát triên của virut PRRS và ở nồng độ 5000 UI/ml gây ức chế hoàn toàn virut nhân lên. Khả năng ức chế virut PRRS nhân lên của IFN-α cũng được ghi nhận ở hiệu giá virut chuẩn độ được sau gây nhiễm, với sự khác nhau có ý nghĩa giữa các lô thí nghiệm và đối chứng, 103,0– 104,5 TCID50/ml, 102,5 – 104,0 TCID50/ml và nhỏ hơn 101,0TCID50/ml tương ứng với các nồng độ IFN-α sử dụng 1250 UI– 2500 UI và 5000 UI/ml so sánh với 105,5 – 106,0 TCID50/ml của lô đối chứng. Thí nghiệm cũng chỉ ra có sự khác nhau về hiệu quả ức chế của IFN-α khi xử lý tế bào ở các thời điểm khác nhau: trước nhiễm virut, đồng thời với nhiễm virut và sau khi nhiễm virut. Tiêm vacxin PRRS vô hoạt kết hợp với IFN-α đã kích thích đáp ứng kháng thể ở heo và kháng thể chống virut PRRS có thể đo được bằng kỹ thuật ELISA ở ngày thứ 21 sau tiêm vacxin, trong khi lô chỉ tiêm vacxin hoặc chỉ tiêm IFN-α và lô đối chứng cho kết quả ELISA âm tính. Nghiên cứu đã chứng minh Interferon alpha (IFN-α) ức chế sự nhân lên của virut PRRS và kích thích đáp ứng miễn dịch khi sử dụng kết hợp với vacxin vô họat PRRS. Từ khóa: Interferon alpha , Virut PRRS, Ảnh hưởng INFLUENCE OF INTERFERON ALPHA (IFN-α) TO PORCINE REPRODUCTIVE AND RESPIRATORY SYNDROM VIRUS (PRRSV) Tran Xuan Hanh, Bui Anh Thy, Kim Văn Phuc, Nguyen Tang Trưong SUMMARY The effect of interferon alpha (IFN-α) to inhibite the replication of PRRSV on MARC – 145 cells was studied. The rerults indicate that replication of PRRS virus was reduced on MARC-145 cells that treated with IFN-α at the concentration of 1250 UI and 2500 UI/ml and completely inhibited at the concentration of 5000 UI/ml. There is difference significantly in virus titration between the cells treated with and without treating with IFN-α was determined, with the virus titers of 103,0– 104,5 TCID50/ml, 102,5 – 104,0 TCID50/ml and less than 101,0TCID50/ml from MARC -145 cells infected with PRRS virus after treating with IFN-α at the concentration of 1250 UI, 2500 UI and 5000 UI repectively, compared to the titer of 105,5 – 106,0 TCID50/ml of control cell group. In addition, the effect of inhibiting the replication of PRRSV by IFN-α on MARC – 145 was also depended on at time of treating IFN-α: before, at the same time and after inoculating cells with PRRSV. Injection of the killed PRRS vaccine in combination with IFN-α was stimulated antibody response in pigs and antibodies were able to be detected by ELISA at day 21 after vaccination, whereas pigs injected with either only killed PRRS vaccine or only IFN-α and control group were negative ELISA. This study showed that IFN-α inhibites the replication of PRRSV strains on MARC-145 cells and using IFN-α in combination with killed PRRS vaccine is able to stimulate antibody response in pigs. Key words: IFN-α, PRRSV, Influence 1 1. Đặt vấn đề Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (Porcine reproductive and respiratory syndrome – PRRS) là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở heo, xẩy ra với các đặc điểm rối loạn sinh sản ở heo nái và biểu hiện bệnh lý ở đường hô hấp, đặc biệt nặng ở heo bú sữa. Năm 2006, xuất hiện dịch PRRS tại 10 tỉnh ở Trung Quốc, với hơn 2 triệu heo bị bệnh và khoảng 4 trăm ngàn heo chết và nguyên nhân được xác định là do virut PRRS thể độc lực cao, typ 2 (Tian et al, 2007). Năm 2007, dịch bệnh PRRS với những diễn biến và bệnh lý giống như xẩy ra ở Trung Quốc đã xuất hiện ở Việt Nam tại Tỉnh Hải Dương, sau đó bệnh lây lan rất nhanh, gây thiệt hại rất lớn cho ngành chăn nuôi heo Việt Nam với hàng trăm ngàn heo nuôi bị bệnh, chết và tiêu hủy. Đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu và sản sinh interferron alpha (IFN-α) khi heo nhiễm virut PRRS là không xẩy ra hoặc rất yếu (Michael P, 2004), điều này dẫn đến hạn chế khả năng kích thích đáp ứng miễn dịch đặc hiệu, bao gồm miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào. IFN là một nhóm các protein được sản xuất bởi các tế bào của hệ miễn dịch ở hầu hết các động vật nhằm chống lại các tác nhân ngoại lai như virut, vi khuẩn, ký sinh trùng..vv, và chỉ được sản sinh khi có mặt các chất sinh Interferon (interreronogen). Cơ chế họat động của IFN được sản sinh trong cơ thể hay khi được đưa vào cơ thể để điều trị đều giống nhau, với chức năng cơ bản là kích thích hệ miễn dịch. Dưới tác động của IFN sẽ tạo ra một số sản phẩm, những sản phẩm này sẽ làm tăng quá trình trình diện kháng nguyên đối với tế bào đích và họat động chống lại virut trong tế bào. Kết hợp các họat động này sẽ hạn chế sự nhân lên của virut, cũng như làm tăng quá trình đào thải các tế bào nhiễm bởi hệ thống miễn dịch. Tiêm IFN alpha/beta làm tăng cả đáp ứng kháng thể và tế bào T chống lại kháng nguyên hòa tan trong cơ thể động vật (Agnes et al, 2006). Hiện nay interferon đã được ứng dụng rộng rãi để điều trị bệnh viêm gan siêu vi C, B cho người (Charles E, 2001) và gia súc (dẫn theo Joseph et al, 2005). Người ta nhận ra rằng IFN α/β có ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch chủ động (Agnes et al, 2006) và IFN α hoạt động như là một chất bổ trợ miễn dịch khi tiêm kết hợp với vacxin cúm (Tovey et al, 2006), vacxin lở mồm long móng (Gong Cheng et al, 2007). Nhằm có thêm thông tin về vai trò của IFN trong phòng chống bệnh truyền nhiễm, bài báo này xin trình bày kết quả nghiên cứu ảnh hưởng ức chế của IFN α đối với virut gây hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp và tác dụng của nó khi tiêm kết hợp với vacxin vô hoạt PRRS. II. Vật liệu và phương pháp thí nghiệm 2.1. Nguyên vật liệu thí nghiệm + Giống virut PRRS - Chủng virut PRRS đại diện cho hai dòng Châu Âu và B ắc Mỹ do AAHL (Australian Animal Health Laboratory) cung cấp. - Các chủng virut PRRS phân lập từ các địa phương Tiền Giang; Bình Dương; Long An; Đồng Nai; Sóc Trăng; Đồng Tháp; Củ Chi. NAVET/BG/PVR8; NAVET/TG/PVR18; NAVET/TG/PVR69; NAVET/BD/PVR1; NAVET/LA/PVR6; NAVET/CC/PVR2 +Dòng tế bào: Dòng tế bào MARC-145 NAVET/ĐN/PVR1; NAVET/ST/PVR10; NAVET/ĐT/PVR1; do AAHL cung cấp. +Môi trường nuôi cấy tế bào EMEM (Minimum Essential Medium with Earle’s salts), Invitrogen (Mỹ); Huyết thanh bào thai bê (Fetal bovine serum - FBS), Invitrogen (Mỹ); Lactalbumin hydrolysate (LAH) 25%, Oxoid (Anh); Sodium pyruvate 100 mM, Invitrogen (Mỹ); L – 2 Glutamine 200 mM của hãng Invitrogen (Mỹ); N – 2 – Hydroxyethylpiperazine – N – 2 – ethanesulphonic acid (HEPES) 1 M, VWR Scientific, Inc. (Mỹ); Sodium hydrogen carbonate (NaHCO3), Merk (Mỹ). + Bộ kit ELISA LSIVET SUIS PRRS A/S của hãng LSI (Pháp) được sử dụng phát hiện kháng thể kháng virut PRRS; + Động vật thí nghiệm: Heo thí nghiệm 35 ngày tuổi , khỏe mạnh, không có kháng thể kháng virut PRRS và kháng nguyên virut PRRS được kiểm tra bằng phương pháp ELISA và RT - PCR. + Vacxin PRRS vô hoạt do Công ty CAHIC, Trung Quốc. + Navet - Interferon (1 MUI/ml) là sản phẩm của công ty Công nghệ sinh học dược NANOGEN và Công ty NAVETCO. 2.2. Phương pháp thí nghiệm 2.2.1 Xác định nồng độ IFN-α ức chế sự phát triển của virut PRRS trong in vivo. Chuẩn bị đĩa nhựa 96 giếng với tế bào MARC-145. Pha IFN-α thành các nồng độ khác nhau: 10.000 IU/ml; 7.500 IU/ml; 5.000 IU/ml; 2.500 IU/ml; và 1.250 IU/ml. Cho vào mỗi giếng 150 μl tương ứng với các nồng độ IFN-α khác nhau. Nuôi tế bào trong tủ ấm 37oC, 5% CO2. Sau 24 giờ nuôi cấy cho vào mỗi giếng 100 μl huyễn dịch virut PRRS nồng độ 100 TCID50/ml và tiếp tục nuôi cấy ở 37oC, 5% CO2. Tế bào được kiểm tra hàng ngày, thời gian 7 ngày. Quan sát CPE của tế bào ở các nồng độ IFN và so sánh với đối chứng virut, đối chứng IFN và đối chứng tế bào. Để kiểm tra hiệu giá virut PRRS khi nuôi cấy trên tế bào MARC-145 có sử lý với các nồng độ IFN, chúng tối tiến hành nuôi tế bào MARC-145 trong chai T25 và phương pháp được tiến hành giống như miêu tả ở trên với 3 nồng độ IFN đã được dùng 5000UI/ml; 2500 UI/ml; 1250 UI/ml. Sau khi gây nhiễm virut với liều 100 TCID50/ml, các chai tế bào được theo dõi hàng ngày và ở thời điểm 96 giờ, các chai tế bào thí nghiệm và đối chứng được thu hoạch và giữ ở -70oC. Các chai tế bào sau đó được làm đông tan và tiến hành chuẩn độ trên đĩa nhựa 96 lỗ. 2.2.2 Thí nghiệm xác định thời điểm xử lý tế bào MARC-145 với IFN Thí nghiệm thực hiện trên chai T25, với nồng độ IFN-α dùng là 5.000 UI/ml và liều gây nhiễm virut chứa 100 TCID50/ml. Các nhóm thí nghiệm bao gồm: Nhóm 1: đối chứng tế bào (không nhiễm virut PRRS); Nhóm 2: đối chứng IFN-α, không nhiễm virut; Nhóm 3: tế bào được nhiễm virut PRRS với liều 100 TCID50/ml; Nhóm 4: thêm IFN-α vào thời điểm 24 giờ trước khi nhiễm virut PRRS; Nhóm 5: thêm IFN-α vào cùng thời điểm nhiễm virut PRRS; Nhóm 6: thêm IFN-α vào thời điểm 24 giờ sau khi nhiễm virut PRRS. 2.2.3 Khảo sát tác dụng của IFN-α tiêm kết hợp với vacxin PRRS vô hoạt trên heo. Heo 35 ngày tuổi khỏe mạnh, âm tính với kháng thể và kháng nguyên PRRS được chia làm 4 lô, mỗi lô 3 heo. Lô 1 tiêm vacxin PRRS vô hoạt, liều 2ml/con; Lô 2 tiêm vacxin kết hợp với IFN-α, liều 5000 IU/kg; Lô 3 tiêm IFN-α, liều 5000 IU/kg; Lô 4: lô đối chứng, không tiêm IFN-α và vacxin. Ở các thời điểm 0, 7, 14, 21, 28 ngày sau tiêm vacxin, IFN-α, heo được lấy máu kiểm tra đáp ứng kháng thể bằng phương pháp ELISA. III. Kết quả và thảo luận 3.1. Kết quả thí nghiệm 3.1.1. Nồng độ IFN-α ức chế sự nhân lên của virut PRRS Sử dụng các nồng độ IFN-α khác nhau để xử lý tế bào MARC -145 trước khi gây nhiễm với các chủng virut PRRS. Theo dõi biểu hiện bệnh tích tế bào, kết quả trình bày ở bảng 1 . 3 Bảng1: Khả năng ức chế virut PRRS của IFN-α ở các nồng độ khác nhau trong in vivo Tỷ lệ biểu hiện CPE (%) Chủng virut thí nghiệm STT 5000 IU/ml Đối chứng virut Liều 100 TCID50/ml Nồng độ IFN-α 1250 IU/ml 2500 IU/ml Đối chứng Đối chứng tế bào xử tế bào lý IFN 1 NAVET/BG/PVR8 15 - 20% 15 - 20% 0% 70 - 80% CPE - CPE - 2 NAVET/TG/PVR18 15 - 20% 15 - 20% 0% 70 - 80% CPE- CPE- 3 Chủng virut đại diện 15 - 20% 15 - 20% dòng Bắc Mỹ 0% 70 - 80% CPE - CPE - 4 Chủng virut đại diện 15 - 20% 15 - 20% dòng Châu Âu 0% 70 - 80% CPE- CPE- CPE-: không xuất hiện bệnh tích tế bào Kết quả cho thấy tế bào MARC-145 xử lý IFN-α ở nồng độ 5000 UI/ml và cao hơn (7500 UI và 10000 UI/ml) đã được bảo vệ khi gây nhiễm virut PRRS với 100 TCID50/ml. Ngược lại, bệnh tích tế bào đã xuất hiện (CPE) ở các chai tế bào được xử lý IFN ở các nồng độ thấp hơn 1250 và 2500UI/ml. Tuy nhiên quan sát mức độ gây bệnh tích tế bào giữa tế bào xử lý IFN ở nồng độ 1250 và 2500 UI/ml với tế bào không được xử lý IFN cho thấy có sự khác nhau rõ rệt, mức độ có bệnh tích tế bào ở tế bào có xử lý IFN khỏang 15 -20% so với 70 – 80% ở tế bào không xử lý (đối chứng virut, bảng 1), trong khi đó lô đối chứng tế bào và đối chứng IFN tế bào vẫn phát triển bình thường (Hình 1) a b c Hình1: a-Tế bào không xử lý với IFN-α và virut; b-Tế bào không xử lý với IFN-α, nhiễm virut; c-Tế bào nhiễm virut sau khi được xử lý với IFN-α ở nồng độ 5.000 IU/ml. Để kiểm tra mức độ ức chế virut PRRS của IFN, chúng tôi tiến chuẩn độ huyễn dịch tế bào nhiễm virut sau khi đã xử lý IFN-α ở các nồng độ khác nhau. (bảng 2) 4 Bảng 2: Hiệu giá virut PRRS nuôi cấy trên tế bào MARC-145 được xử lý với IFN-α. ở các nồng độ khác nhau Hiệu giá virut (TCID50/ml) Đối chứng Nồng độ IFN-α STT Mẫu virut Đối chứng tế bào 1250 2500 5000 Liều IU/ml IU/ml IU/ml 100TCID50/ml 1 NAVET/BG/PVR8 103,0 102,5 <101,0 105,5 BT NAVET/TG/PVR18 104,0 103,5 <101,0 105,7 BT Chủng virut đại diện 3 104,5 104,0 <101,0 106,0 BT dòng Bắc Mỹ Chủng virut đại diện 4 103,5 102,5 <101,0 105,5 BT dòng Châu Âu BT: không xuất hiện bệnh tích tế bào Kết quả chuẩn độ chỉ ra rằng IFN-α đã có khả năng hạn chế sự phát triển của virut PRRS ở nồng độ 1.250 IU/ml với hiệu giá virut biến động từ 103,0 – 104,5 TCID50/ml, nồng độ 2.500 IU/ml từ 102,5 – 104,0 TCID50/ml và nồng độ 5.000 IU/ml là nhỏ hơn 101,0TCID50/ml, trong khi đó các tế bào đối chứng không xử lý IFN-α, hiệu giá virut đạt từ 105,5 – 106,0 TCID50/ml. 2 3.1.2. Ảnh hưởng thời điểm tế bào được xử lý IFN đến sự ức chế phát triển của virut PRRS. Thí nghi ệm dùng 5 chủng virut PRRS phân lập NAVET/BG/PVR8, NAVET/TG/PVR18, NAVET/BD/PVR1, NAVET/ĐN/PVR2, NAVET/ĐT/PVR1 và liều IFN sử dụng là 5000 UI/ml. (bảng 3) Bảng 3: Khả năng ức chế sự phát triển của virut PRRS trên tế bào MARC – 145 khi xử lý IFN-α ở các thời điểm khác nhau Hiệu giá virut (TCID50/ml) Lô TN Mẫu 1 NAVET/BG/PVR8 <101,0 <101,0 2 NAVET/TG/PVR18 <101,0 3 NAVET/BD/PVR1 4 Thới điểm xử lý IFN-α 24 giờ trước Cùng lúc 24 giờ sau nhiễm virut nhiễm virut nhiễm virut Đối chứng virut Liều 100TCID50/ml Đối chứng tế bào 102,7 105,5 BT <101,0 103,0 105,7 BT <101,0 <101,0 102,0 105,5 BT NAVET/ĐN/PVR2 <101,0 <101,0 102,0 105,5 BT 5 NAVET/ĐT/PVR1 <101,0 <101,0 102,0 105,5 BT 6 Chủng virut đại diện dòng Bắc Mỹ <101,0 102,0 103,0 106,0 BT 7 Chủng virut đại diện dòng Châu Âu <101,0 <101,0 102,5 105,5 BT BT: tế bào bì nh thường, không có hiện tượng CPE, hay bị tạp nhiễm. 5 Kết quả bảng 3 ghi nhận không có sự khác nhau giữa tế bào xử lý IFN trước và cùng lúc với nhiễm virut PRRS, với hiệu giá virut được xác định nhỏ hơn 101 TCID50/ml, trong khi tế bào được xử lý với IFN sau 24 giờ gây nhiễm, hiệu giá virut có cao hơn so với tế bào được xử lý trước hoặc cùng một lúc với nhiễm virut PRRS.Tuy nhiên khi so sánh hiệu giá virut thu được ở lô tế bào xử lý IFN sau gây nhiễm 24 giờ với lô đối chứng tế bào không xử lý IFN cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với P< 0,0001 ( 102 – 103 TCID50/ml so với 105,5 – 106 TCID50/ml). 3.1.3. Ảnh hưởng của IFN-α trong đáp ứng miễn dịch khi tiêm kết hợp với vacxin Để nghiên cứu vai trò của IFN-α trong kích thích đáp ứng kháng thể khi tiêm cùng với vacxin PRRS vô hoạt, thí nghiệm đã được tiến hành trên 12 heo 35 ngày tuổi, chia làm 4 lô, mỗi lô gồm 3 heo, kết quả trình bày ở bảng 4. Bảng 4: Đáp ứng kháng thể trên heo sau khi tiêm vacxin và IFN-α. Đáp ứng kháng thể trên heo sau khi tiêm vacxin, IFN-α Số lượng Sau 7 ngày Sau 14 ngày Sau 21 ngày Sau 28 ngày heo/ lô Trước khi tiêm tiêm tiêm tiêm tiêm Ký hiệu lô Lô 1 Vacxin 3 3/3 Âm tính 3/3 Âm tính 3/3 Âm tính 3/3 Âm tính 3/3 Âm tính 2 Vacxin + IFN-α 3 3/3 Âm tính 3/3 Âm tính 3/3 Âm tính 3/3 Dương tính 3/3 Dương tính 3 IFN-α 3 3/3 Âm tính 3/3 Âm tính 3/3 Âm tính 3/3 Âm tính 3/3 Âm tính 4 Đối chứng 3 3/3 Âm tính 3/3 Âm tính 3/3 Âm tính 3/3 Âm tính 3/3 Âm tính Kiểm tra đáp ứng kháng thể sau khi tiêm vacxin cho thấy heo ở các lô thí nghiệm đều cho kết quả ELISA âm tính khi kiểm tra ở ngày thứ 7 và 14. Tuy nhiên nhóm heo tiêm vacxin kết hợp với IFN đã cho kết quả ELISA chuyển dương ở ngày 21 và 28, trong khi đó heo ở lô chỉ tiêm vacxin PRRS (lô 1) và IFN (lô 3) đều cho kết quả ELISA âm tính . 3.2. Thảo luận kết quả Như chúng ta đã biết phản ứng đầu tiên của đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu khi cơ thể nhiễm virut là sản sinh IFN-α. Tuy nhiên điều này lại không xẩy ra khi heo nhiễm virut PRRS. Qua thí nghiệm trên in vitro đã phát hiện tế bào sẽ không sản xuất IFN-α khi nhiễm virut PRRS, thậm trí virut PRRS ngăn chặn sản sinh IFN-α khi tế bào được nhiễm với virut TGE, một tác nhân kích thích sản sinh IFN-α rất mạnh. Sự ức chế sản sinh IFN-α tạo điều kiện cho virut PRRS nhân lên mạnh trong cơ thể, cũng như làm giảm hiệu quả họat động chống nhiễm khuẩn của phản ứng miễn dịch không đặc hiệu và hậu quả đã làm tăng cơ hội nhiễm trùng thứ phát trong hội chứng PRRS. Khả năng ức chế virut phát triển và tăng cường phản ứng miễn dịch của IFN-α đã được nhiều tác giả thông báo. Việc sản sinh IFN-α khi cơ thể nhiễm virut là yếu tố quyết định có liên quan thuận đến khả năng chống lại quá trình nhiễm trùng ở động vật. Albina et al, 1998 chứng 6 minh rằng IFN-α ức chế sự phát triển của virut PRRS dòng châu âu trên in vitro, và rằng nồng độ thấp của IFN-α có thể phát hiện trong huyết thanh của heo bệnh, nhưng không rõ vì lý do gì không phát hiện được trong dịch tiết của phổi. Nghiên cứu của chúng tôi chứng minh được vai trò của IFN-α ức chế sự phát triển của các chủng virut PRRS thuộc các dòng khác nhau Châu Âu và Bắc Mỹ. Kết quả chỉ ra khi tế bào MARC-145 được xử lý IFN-α ở nồng độ 1250 UI/ml đã hạn chế được virut PRRS nhân lên, biểu hiện ở mức độ gây bệnh tích tế bào và hiệu giá virut đạt được. Ở nồng độ 5000 UI/ml, IFN-α đã ức chế hòan tòan khả năng gây bệnh tích tế bào và khi chuẩn độ virut cho thấy đạt dưới 101 TCID50/ml. Kết quả này cũng chứng tỏ IFN-α sử dụng trong thí nghiệm không có tính đặc hiệu loài. Về mặt này nhiều tác giả đã thông báo IFN-α có nguồn gốc từ người (Hu IFN-α) có thể ảnh hưởng lên các tế bào có nguồn gốc động vật và ngược lại (Joseph M. et al, 2005). Mặc dù IFN-α/β được cho là có vai trò chính trong đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu với chức năng ức chế sự nhân lên của virut, nhưng IFN-α/β cũng là một cytokine có tác động hiệu quả đến đáp ứng miễn dịch đặc hiệu và hoạt động giống như một chất bổ trợ miễn dịch. Ảnh hưởng thuận giữa đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu và đáp ứng miễn dịch đặc hiệu mà hiệu quả của nó làm tăng khả năng phòng chống bệnh truyền nhiễm ở động vật chính là hệ quả của việc có sản sinh IFN-α hay không khi có sự kích thích của tác nhân sinh IFN. Đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu yếu trong hội chứng PRRS, trong đó có việc ức chế sản sinh IFN-α dẫn đến hệ quả phản ứng đáp ứng miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào yếu. Người ta thấy rằng khi tiêm IFN-α/β đã làm tăng cả đáp ứng kháng thể và đáp ứng tế bào lympho T chống lại kháng nguyên hòa tan trong cơ thể (Le Bon, et al, 2001). Meier et al đã chứng minh việc tiêm phòng vacxin PRRS kết hợp với IL-12 hoặc IFN-α làm tăng đáp ứng đối với IFN-γ và như vậy khả năng sản xuất IFN type 1 trong phản ứng miễn dịch không đặc hiệu là yếu tố chính, mà điều này không xẩy ra hoặc yếu trong phản ứng chống lại virut PRRS. Thí nghiệm của chúng tôi cho thấy vai trò của IFN-α trong đáp ứng kháng thể chống virut PRRS khi tiêm vacxin kết hợp với IFN. Trong khi lô heo chỉ tiêm vacxin PRRS vô họat không phát hiện được kháng thể PRRS ở tất cả các thời gian theo dõi, thì heo ở lô tiêm vacxin kết hợp với IFN-α đã phát hiện được kháng thể bằng phương pháp ELISA ở ngày thứ 21 sau khi tiêm vacxin. Vì heo ở lô đối chứng không tiêm vacxin hay chỉ tiêm IFN-α cho kết quả ELISA âm tính, chứng tỏ không có sự xâm nhiễm và lưu hành của virut PRRS trong các lô thí nghiệm và điều này càng củng cố kháng thể kháng virut PRRS phát hiện bằng ELISA ở các heo lô 2 (bảng 4) là do tiêm phòng vacxin PRRS và IFN-α đã có vai trò kích thích đáp ứng kháng thể. Điều này đã không xẩy ra ở lô heo chỉ tiêm vacxin PRRS (lô 1-bảng 4). Kết quả thí nghiệm của chúng tôi phù hợp với nhận xét Tovey et al (2006) khi cho rằng IFN-α hoạt động như là một chất bổ trợ miễn dịch mạnh khi tiêm kết hợp với vacxin cúm. Hiệu quả tiêm phòng vacxin PRRS vô hoạt kết hợp với IFN-α cũng được chứng minh khi tiến hành thử thách cường độc (số liệu không dẫn) và kết quả cho thấy có sự khác nhau rất rõ về mức độ trầm trọng của bệnh giữa các lô tiêm vacxin và lô heo tiêm vacxin kết hợp với IFN-α so với lô đối chứng (heo không tiêm vacxin), đặc biệt heo ở các lô thí nghiệm đều có hiện tượng giảm trọng lượng (trung bình 0,5 kg/con ở lô tiêm vacxin và 2 kg/con ở lô đối chứng), trong khi lô heo được tiêm vacxin kết hợp với IFN-α vẫn phát triển bình thường, với mức tăng trọng trung bình 1,5kg/con. Thí nghiệm cũng chứng minh khi tiêm vacxin PRRS cho heo, đáp ứng kháng thể sau khi công xuất hiện rất nhanh và mạnh và có thể phát hiện được bằng kỹ thuật ELISA ở ngày thứ 7 với hiệu giá kháng thể đạt được ở mức khá cao, mặc dù trước khi công ở những heo này không 7 phát hiện được kháng thể (số liệu không dẫn). Hiện tượng này chứng tỏ việc tiêm vacxin PRRS vô họat đã có tác dụng làm tăng cường khả năng đáp ứng miễn dịch thứ phát thông qua cơ chế “trí nhớ miễn dịch” khi heo có cơ hội phơi nhiễm với virut PRRS sau khi đã được tiêm vacxin PRRS vô hoạt. Từ kết quả thu được có thể kết luận rằng IFN-α ức chế sự nhân lên của virut PRRS trên tế bào MARC-145 và khi tiêm IFN-α kết hợp với vacxin PRRS vô hoạt có khả năng tăng cường đáp ứng miễn dịch, làm gia tăng hiệu quả phòng trị bệnh rối loạn hô hấp và sinh sản trên heo. Tài liệu tham khảo - - - - - - Agnes Le Bon, Clare Thompson, Elisaberth Kamphuis, Vanessa Durand, Cornelia Rossmann, Ulrich Kalinke and David F.Tough. (2006). Cutting edge: Enhancement of antibody response throught direct stimulation of B and T cells by type I IFN. The Journal of Immunology. 176: 2074-2078. Charles E. Samuel. (2001). Antiviral Actions of Interferon. Clinical Microbiology Reviews, Vol.14, No.4, P 778-809. Gong Cheng, Xin Zhao, Weiyao Yan, Weifeng Yang, Xiaopin Zuo, Kai Huang, Yang Liu, Jie Chen, Jialong Wang, WEi Cong, Mingqiu Liu, Huanhe Gao, Jiulian Chen, Yonggan Lu and Zhaoxin zheng.(2007). Alpha interferon is a powerful adjuvant for a recombinant protein vaccine against foot-and – mouth disease virus in swine, and an effective stimulus of in vivo immune response. Vaccine, Vol. 25, Issue 28, P 5199 – 5208. Joseph M. Cummins, Steven G. Krakowka and Chad G. Thompson. (2005). Systemic effects of interferons after oral administration in animals and humans. AJVR, Vol.66, No.1, January 2005. Tovey MG, Bloch F, launayO, Guillet JG, Lebon P, Lallemand C, Meritet JF, Maury C. Adjuvant activity of interferon alpha in influenza vaccination. Host defence in Eur.Cytokine Netw., vol.17, special issue “Cytokine 2006”, August 2006, 124-132. Tian, K., Yu, X., Zhao, T., Feng, Y., Cao, Z., Wang, C., Hu, Y., Chen, X., Hu, D., Tian, X., Liu, D., Zhang, S., Deng, X., Ding, Y., Yang, L., Zhang, Y., Xiao, H., Qiao, M., Wang, B., Hou, L., Wang, X., Yang, X., Kang, L., Sun, M., Jin, P., Wang, S., Kitamura, Y., Yan, J., và Gao, G.F. (2007). Emergence of fatal PRRSV variants: Unparalleled outbreaks of atypical PRRS in China and molecular dissection of the unique hallmark, PLoS ONE, 2(6), pp. 1-10. Le Bon,A., G. Schiavoni, G.D’Agostino, I.Gresser, F.Belardeli (2001). Type I interferon potently enhance humoral immunity and can promote isotype swiching by stimulating dendritic cell in vivo. Immunity 14:461-470. 8
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.