Bàn về một số tình tiết định tội và định khung hình phạt của nhóm tội phạm về ma túy

pdf
Số trang Bàn về một số tình tiết định tội và định khung hình phạt của nhóm tội phạm về ma túy 4 Cỡ tệp Bàn về một số tình tiết định tội và định khung hình phạt của nhóm tội phạm về ma túy 292 KB Lượt tải Bàn về một số tình tiết định tội và định khung hình phạt của nhóm tội phạm về ma túy 1 Lượt đọc Bàn về một số tình tiết định tội và định khung hình phạt của nhóm tội phạm về ma túy 36
Đánh giá Bàn về một số tình tiết định tội và định khung hình phạt của nhóm tội phạm về ma túy
4.7 ( 9 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

BÀN VỀ MỘT SỐ TÌNH TIẾT ĐỊNH TỘI VÀ ĐỊNH KHUNG HÌNH PHẠT CỦA NHÓM TỘI PHẠM VỀ MA TÚY ... HOÀNG HẢI YẾN* Những sửa đổi, bổ sung của Bộ luật hình sự (BLHS) năm 2015 nói chung và đối với nhóm tội phạm về ma túy nói riêng đã đi vào thực tiễn áp dụng và đạt được những kết quả nhất định trong hoạt động đấu tranh, phòng và chống tội phạm. Tuy nhiên, qua nghiên cứu nhận thấy vẫn còn một số quy định về tình tiết định tội, định khung hình phạt của nhóm tội phạm về ma túy chưa có sự thống nhất về nhận thức, dẫn đến một số khó khăn, bất cập trong thực tiễn áp dụng. Bài viết tập trung phân tích, đưa ra quan điểm và một số kiến nghị, đề xuất về những tình tiết này. Từ khóa: Tình tiết định tội, tình tiết định khung, tội phạm về ma túy, Bộ luật hình sự năm 2015. Ngày nhận bài: 03/7/2020; Biên tập xong: 10/9/2020; Duyệt đăng: 02/12/2020 Amendments and supplements of the 2015 Penal Code in general and drug crimes in particular have been put into practice and achieved certain results in the prevention of and fight against crime. However, there is no consensus on awareness in some provisions on the determination of crime and sentence of drug crimes that leads to difficulties in practical application. The article analyzes and gives some recommendations on these circumstances. Keywords: Determination of crime, determination of sentence, drug crimes, the 2015 Penal Code. 1. Về tình tiết định tội quy định tại điểm a khoản 1 của các điều 249, 250, 252, 253, 254 Bộ luật hình sự BLHS năm 2015 – sửa đổi, bổ sung năm 2017 (sau đây gọi tắt là BLHS năm 2015) đã quy định chi tiết các trường hợp định tội liên quan đến khối lượng, thể tích tối thiểu các chất ma túy mà người phạm tội tàng trữ trái phép, vận chuyển trái phép và chiếm đoạt (Điều 249, 250 và 252). Các quy định này trước đây đã được hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 17/2007 ngày 24/12/2007 giữa Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp. Ngoài ra, BLHS năm 2015 cũng đồng thời bổ sung thêm tình tiết định tội tại điểm a khoản 1 Điều 249, 250, 252 như sau: “a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc một trong các tội quy định tại các điều… của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm”. Việc ghi nhận tình tiết định tội nêu trên dẫn đến 2 cách hiểu trong việc áp dụng tình tiết này đối với các tội tàng trữ trái phép, vận chuyển trái phép và chiếm đoạt trái phép chất ma túy như sau: (1) Trường hợp một người đã bị kết án về tội tàng trữ, vận chuyển trái phép hoặc 28 Khoa học Kiểm sát chiếm đoạt chất ma túy, chưa được xóa án tích mà lại tiếp tục tàng trữ, vận chuyển trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy (không phụ thuộc vào khối lượng, thể tích chất ma túy theo quy định từ điểm b đến điểm i các điều luật này) thì đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự (TNHS) theo quy định tại khoản 1 các Điều luật tương ứng. (2) Trường hợp một người đã bị kết án về tội tàng trữ, vận chuyển trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy, chưa được xóa án tích mà lại tiếp tục tàng trữ, vận chuyển trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy với khối lượng, thể tích dưới mức quy định từ điểm b đến điểm i các điều luật này thì bị truy cứu TNHS theo quy định tại điểm a khoản 1 các Điều luật tương ứng. Trường hợp một người đã bị kết án về tội tàng trữ, vận chuyển trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy, chưa được xóa án tích mà lại tiếp tục tàng trữ, vận chuyển trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy với khối lượng, thể tích đủ theo quy định từ điểm b đến điểm i các điều luật này thì sử dụng các tình tiết định lượng từ điểm b đến điểm i để làm tình tiết định tội, còn tình tiết đã bị kết án, chưa được xóa án tích trở thành tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo quy * Thạc sĩ, Phó Trưởng khoa Pháp luật hình sự và Kiểm sát hình sự, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội Số 06 - 2020 HOÀNG HẢI YẾN định tại Điểm h khoản 1 Điều 52 BLHS là “tái phạm” nếu thỏa mãn điều kiện của tái phạm. Hai cách hiểu khác nhau này sẽ dẫn đến các bất cập sau: Một là, dẫn đến cách áp dụng khác nhau đối với các tình tiết định tội, định khung và quyết định hình phạt. Đối với cách hiểu thứ nhất, trong trường hợp người phạm tội có đủ cả 2 tình tiết là “đã bị kết án, chưa được xóa án tích” và tình tiết về định lượng ma túy thì khi tuyên án, Tòa án sẽ liệt kê cả 2 tình tiết là tình tiết định tội trong bản án và không áp dụng thêm tình tiết “tái phạm” theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 52 BLHS khi quyết định hình phạt. Đối với cách hiểu thứ hai, trong trường hợp người phạm tội có đủ cả 2 tình tiết là “đã bị kết án, chưa được xóa án tích” và tình tiết về định lượng ma túy thì khi tuyên án, Tòa án sẽ chỉ liệt kê tình tiết về định lượng chất ma túy là tình tiết định tội trong bản án và áp dụng thêm tình tiết “tái phạm” theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 52 BLHS trong khi quyết định hình phạt. Như vậy, việc áp dụng không thống nhất này sẽ dẫn đến kết quả khác nhau trong việc quyết định hình phạt và các chế định khác có liên quan đối với người phạm tội. Nguyên nhân là do các tình tiết tăng nặng TNHS không chỉ có ý nghĩa đối với việc quyết định hình phạt mà còn có ý nghĩa đối với một số chế định khác như số lượng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đang được sử dụng làm căn cứ để áp dụng án treo theo quy định tại Nghị quyết số 02/2018 ngày 15/5/2018 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Hai là, dẫn đến cách áp dụng khác nhau để xác định các trường hợp “tái phạm”, “tái phạm nguy hiểm” đối với các hành vi phạm tội tiếp theo của người phạm tội. Do cách hiểu thứ nhất dẫn đến việc không xác định người phạm tội có tình tiết “tái phạm” nên đối với hành vi phạm tội tiếp theo của người phạm tội, Tòa án không thể sử dụng tình tiết “đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội” (trường hợp thứ 2 của tái phạm nguy hiểm theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 53 BLHS) nên sẽ chỉ xác định người đó là “tái phạm”. Còn cách hiểu thứ hai có áp dụng tình Số 06 - 2020 tiết “tái phạm”, nên đối với hành vi phạm tội tiếp theo của người phạm tội, Tòa án có thể sử dụng tình tiết “đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội” (trường hợp thứ 2 của tái phạm nguy hiểm theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 53 BLHS) để xác định người đó là “tái phạm nguy hiểm”. Mặc dù chưa có hướng dẫn cụ thể về quy định mới này nhưng theo quan điểm của tác giả, cần thống nhất nhận thức theo quan điểm thứ hai vì quan điểm này phản ánh đầy đủ tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, phù hợp với tinh thần cũng như thực tiễn áp dụng các quy định của các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật từ trước tới nay. Sự thống nhất nhận thức này cũng cần được áp dụng tương tự đối với hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 253 BLHS) và hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 254 BLHS). Do đó, tác giả đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định tại điểm a khoản 1 của các điều 249, 250, 252, 253, 254 BLHS như sau: “a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc một trong các tội quy định tại các điều… của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm với khối lượng, thể tích chất ma túy dưới định lượng được quy định từ điểm b đến điểm i của Điều này”. 2. Về một số tình tiết định tội, định khung hình phạt khác đối với các tội phạm về ma túy 2.1. Tình tiết định khung hình phạt “đối với 02 người trở lên” và “phạm tội 02 lần trở lên” quy định tại Điều 251. Tội mua bán trái phép chất ma túy Tình tiết “phạm tội 02 lần trở lên” hiện vẫn được áp dụng theo quan điểm được hướng dẫn tại mục 2.3 Thông tư 07/2017 ngày 24/12/2007 giữa Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp (sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư liên tịch số 08/2015/TTLT-BCA-VKSNDTCTANDTC-BTP ngày 14/11/2015) là trường hợp “đã có từ hai lần phạm tội trở lên (hai lần Khoa học Kiểm sát 29 BÀN VỀ MỘT SỐ TÌNH TIẾT ĐỊNH TỘI VÀ ĐỊNH KHUNG HÌNH PHẠT... sản xuất trái phép chất ma túy trở lên, hai lần tàng trữ trái phép chất ma túy trở lên, hai lần bán trái phép chất ma túy trở lên…) mà mỗi lần phạm tội có đủ yếu tố cấu thành tội phạm quy định tại khoản 1 điều luật tương ứng, đồng thời trong số các lần phạm tội đó chưa có lần nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự”. Tình tiết phạm tội “đối với 02 người trở lên” hiện được hướng dẫn tại mục 3 Công văn số 89/TANDTC-PC ngày 30/6/2020 là “trong một lần phạm tội, người phạm tội đã mua bán trái phép chất ma túy đối với 02 người trở lên”. Ngoài ra, Công văn cũng giải thích trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi mua bán trái phép chất ma túy vào các lần khác nhau cho nhiều người khác nhau (mỗi lần chỉ bán cho 01 người) thì chỉ bị áp dụng tình tiết tăng nặng định khung là “phạm tội 02 lần trở lên”1. Quan điểm này cũng được một số nhà nghiên cứu thực tiễn ủng hộ2. Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả, nếu áp dụng hai tình tiết tăng nặng định khung nêu trên theo cách hiểu này thì chưa thể hiện hết tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Do đó, cần phải hiểu mua bán trái phép chất ma túy đối với 02 người trở lên là trường hợp “người phạm tội thực hiện hành vi mua bán trái phép chất ma túy đối với 02 người trở lên, không phân biệt là trong cùng 01 lần hay từ 02 lần trở lên và các lần phạm tội này chưa bị truy cứu TNHS và chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS”. Trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi mua bán trái phép chất ma túy 02 lần trở lên mà các lần phạm tội này đối với nhiều người thì người phạm tội phải bị áp dụng cả hai tình tiết tăng nặng định khung là “phạm tội 02 lần trở lên” và “đối với 02 người trở lên”. 2.2. Về việc xác định dấu hiệu mục đích phạm tội trong cấu thành tội phạm của một số tội phạm về ma túy Một trong những dạng hành vi khách quan của tội mua bán trái phép chất ma túy là Công văn số 89/TANDTC-PC ngày 30/6/2020 của Tòa án nhân dân tối cao thông báo kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc trong xét xử. 2 https://kiemsat.vn/ban-ve-tinh-tiet-pham-toi-02lan-tro-len-va-tinh-tiet-doi-voi-02-nguoi-tro-lentrong-toi-mua-ban-trai-phep-chat-ma-tuy-52899.html. 1 30 Khoa học Kiểm sát tàng trữ, vận chuyển chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác. Như vậy, trong trường hợp này phải chứng minh được mục đích của người phạm tội thì mới đủ căn cứ để truy cứu TNHS đối với họ về tội mua bán trái phép chất ma túy. Tuy nhiên, trên thực tế có một số trường hợp còn nhiều quan điểm trong việc chứng minh mục đích mua bán trái phép chất ma túy của người phạm tội. Ví dụ như trường hợp người phạm tội bị bắt quả tang khi đang thực hiện hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy tương ứng với khoản 1 Điều 251 BLHS và trong quá trình điều tra, người đó khai ra đã có 01 lần trước đó bán trót lọt ma túy cho người khác. Theo nguyên tắc suy đoán vô tội, các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng không được sử dụng lời khai của người phạm tội là chứng cứ duy nhất để buộc tội họ. Do đó, có quan điểm cho rằng trong trường hợp này phải thông qua các chứng cứ khác để chứng minh được cả 02 lần người phạm tội đều có mục đích mua bán trái phép chất ma túy thì mới có thể truy cứu TNHS đối với họ về tội mua bán trái phép chất ma túy với tình tiết tăng nặng định khung là “phạm tội 02 lần trở lên” theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 251 BLHS. Trong trường hợp chỉ có đủ chứng cứ chứng minh được 01 lần người phạm tội có mục đích mua bán trái phép chất ma túy, còn 01 lần còn lại không chứng minh được thì truy cứu TNHS đối với họ về 02 tội là mua bán trái phép chất ma túy và tàng trữ trái phép chất ma túy, sau đó tổng hợp hình phạt. Để giải quyết trường hợp này, Công văn số 5887/VKSTC-V14 ngày 05/12/2019 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao có hướng dẫn như sau: “Trường hợp bắt quả tang 01 người đang tàng trữ trái phép chất ma túy và làm rõ được mục đích của người này là để nhằm bán cho người khác thì phải xem xét xử lý về tội mua bán trái phép chất ma túy mà không phải là tội tàng trữ trái phép chất ma túy. Nếu quá trình điều tra có đủ căn cứ xác định người này đã từng bán ma túy cho người khác (không được dùng lời nhận tội của bị can làm chứng cứ duy nhất để buộc tội) thì phải xem xét xử lý về tội mua bán trái phép chất ma túy với tình tiết định khung tăng nặng là “phạm tội 02 lần trở lên”. Theo quan điểm của tác giả, hướng dẫn này là hợp lý vì áp dụng theo hướng này Số 06 - 2020 HOÀNG HẢI YẾN có lợi hơn đối với bị can, bị cáo so với việc tách biệt hai hành vi phạm tội của họ để xem xét trách nhiệm hình sự đối với họ về hai tội danh là mua bán trái phép chất ma túy và tàng trữ trái phép chất ma túy. 2.3. Về tình tiết “tái phạm nguy hiểm” trong khung hình phạt tăng nặng của một số tội phạm về ma túy Tái phạm nguy hiểm hiện là tình tiết tăng nặng định khung được quy định tại một số điều luật của phần các tội phạm về ma túy. Tuy nhiên, thực tế áp dụng tình tiết tăng nặng định khung này vẫn còn một số bất cập do có quan điểm khác nhau về thời điểm được coi là tái phạm, tái phạm nguy hiểm. Ví dụ: Ngày 26/7/2018, đối tượng A bị bắt khi đang thực hiện hành vi mua bán trái phép chất ma túy. Trong quá trình điều tra xác định được A dấu hiệu về nhân thân như sau: A bị kết án lần thứ nhất vào ngày 26/3/2018 với mức án 6 tháng tù nhưng cho hưởng án treo. Ngày 04/4/2018, A thực hiện hành vi phạm tội lần thứ hai và bị kết án vào ngày 24/6/2018 và bị áp dụng tình tiết tăng là tái phạm. Khi xem xét tình huống trên, có các quan điểm sau: - Quan điểm thứ nhất, việc bản án thứ hai áp dụng tình tiết tái phạm đối với A là không chính xác do A thực hiện hành vi phạm tội lần thứ hai sau 9 ngày tuyên án của bản án thứ nhất (vào thời điểm bản án thứ nhất chưa có hiệu lực pháp luật). Theo nguyên tắc suy đoán vô tội quy định tại Điều 13 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Do đó, khi xét xử A về hành vi mua bán trái phép chất ma túy lần này, Tòa án không được áp dụng tình tiết tăng nặng định khung là tái phạm nguy hiểm mà chỉ được phép áp dụng tình tiết tăng nặng TNHS là tái phạm3. - Quan điểm thứ hai, việc bản án thứ hai áp dụng tình tiết tái phạm đối với A là phù hợp vì mặc dù A thực hiện hành vi phạm tội lần thứ hai sau 9 ngày tuyên án của bản án thứ nhất (vào thời điểm Thông báo rút kinh nghiệm số 22/TB-VC1-HS ngày 27/5/2019 của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội về việc áp dụng trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm. 3,4 Số 06 - 2020 bản án thứ nhất chưa có hiệu lực pháp luật) nhưng cho đến ngày xét xử hành vi phạm tội thứ hai (ngày 24/6/2018) thì bản án thứ nhất đã có hiệu lực pháp luật. Do đó, việc áp dụng tình tiết tái phạm đối với A tại bản án thứ hai là không vi phạm nguyên tắc suy đoán vô tội. Như vậy, khi xét xử A về hành vi mua bán trái phép chất ma túy lần này, Tòa án được phép áp dụng tình tiết tăng nặng định khung là tái phạm nguy hiểm. Đối với tình huống này, tác giả đồng tình với quan điểm thứ nhất vì việc xác định một người có tái phạm, tái phạm nguy hiểm hay không phải dựa trên cơ sở người đó đã bị kết án bằng một bản án đã có hiệu lực pháp luật. Việc áp dụng thống nhất tái phạm, tái phạm nguy hiểm theo quan điểm này vừa bảo đảm nguyên tắc pháp chế vừa bảo đảm nguyên tắc suy đoán vô tội trong việc giải quyết các vụ án hình sự nói chung, các vụ án hình sự về các tội phạm ma túy nói riêng. Từ những phân tích trên, tác giả đề xuất sửa đổi quy định tại Điều 53 BLHS năm 2015 về tái phạm, tái phạm nguy hiểm như sau: “1. Tái phạm là trường hợp đã bị kết án bằng một bản án đã có hiệu lực pháp luật, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý. 2. Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm: a) Đã bị kết án bằng một bản án đã có hiệu lực pháp luật về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý; b) Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý”. Những đề xuất sửa đổi, bổ sung trên đây sẽ là cơ sở để giải quyết đúng đắn các vụ án hình sự nói chung và các vụ án về các tội phạm về ma túy nói riêng./. Khoa học Kiểm sát 31
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.