Bàn về một số nội dung mới quy định tại điều 134 bộ Luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

pdf
Số trang Bàn về một số nội dung mới quy định tại điều 134 bộ Luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) 4 Cỡ tệp Bàn về một số nội dung mới quy định tại điều 134 bộ Luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) 99 KB Lượt tải Bàn về một số nội dung mới quy định tại điều 134 bộ Luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) 0 Lượt đọc Bàn về một số nội dung mới quy định tại điều 134 bộ Luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) 7
Đánh giá Bàn về một số nội dung mới quy định tại điều 134 bộ Luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
4.6 ( 8 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP BÀN VỀ MỘT SỐ NỘI DUNG MỚI QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 134 BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NĂM 2017) Nguyễn Thanh Mai1 Cao Thị Ngọc Hà2 Tóm tắt: Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã chỉnh sửa một số nội dung liên quan đến Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015. Tuy nhiên, ở góc độ lý luận và thực tiễn, một số nội dung mới quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015 thể hiện một số vướng mắc, bất cập. Bài viết sau đây sẽ phân tích, bình luận về một số vấn đề đó. Từ khóa: Tội cố ý gây thương tích, tổn thương cơ thể, tổn hại sức khỏe. Nhận bài: 05/05/2018; Hoàn thành biên tập: 13/06/2018; Duyệt đăng: 24/07/2018 Abstract: Penal Code 2015 (amended, supplemented in 2017) has edited some content related toIntentionally inflicting injury or harming the health of anotheras stipulated in Article 134 of the Penal Code 2015. However, from a theoretical and practical point of view, some new contents specified in Article 134 of the Penal Code 2015,there are some problems, inadequacies.The following article will analyze and comment on some of these issues. Keywords: Intentional injury, injury to the body, damage to health Date of receipt: 05/05/2018; Date of revision: 13/06/2018; Date of approval: 24/07/2018 Bộ luật hình sự năm 1999 (BLHS) được Quốc hội khóa X thông qua ngày 21/12/1999, trên cơ sở kế thừa truyền thống của pháp luật hình sự Việt Nam. Trải qua hơn 14 năm thi hành (từ năm 1985), đến năm 2009 BLHS năm 1999 đã được sửa đổi, bổ sung và việc sửa đổi này đã có những tác động tích cực trong công tác phòng, chống tội phạm, góp phần bảo vệ và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, bảo vệ tốt hơn quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Tuy nhiên, do tình hình nước ta có những thay đổi trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, đồng thời việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, trong đó ghi nhận và bảo đảm thực hiện các quyền con người, quyền cơ bản của công dân, chiến lược hoàn thiện hệ thống pháp luật, chiến lược cải cách tư pháp và chủ động hội nhập quốc tế của Việt Nam đã mang lại những chuyển biến lớn, tích cực về kinh tế - xã hội và đối ngoại 1 2 của đất nước. Bên cạnh đó, tình hình tội phạm vẫn diễn biến hết sức phức tạp với những phương thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt. Số lượng tội phạm luôn có xu hướng gia tăng, nghiêm trọng hơn cả về quy mô và tính chất, nhất là trong các lĩnh vực kinh tế, môi trường. Điều này đã làm cho BLHS năm 1999 trở nên bất cập, không đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Đặc biệt, quy định mới của Hiến pháp năm 2013 về việc ghi nhận và đảm bảo thực hiện các quyền con người, quyền công dân đặt ra yêu cầu phải tiếp tục đổi mới, hoàn thiện về hệ thống pháp luật, trong đó có pháp luật hình sự với tính cách là công cụ pháp lý quan trọng trong việc bảo đảm quyền cơ bản của công dân. Một trong những điều luật được sửa đổi, bổ sung nội dung cơ bản, thay đổi cả quy định chung về tội phạm, cũng như các quy định tại các tình tiết định tội, định khung, đó chính là Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được quy định tại Điều 134 BLHS năm 2015 (thay thế Điều 104 BLHS 1999). Thạc sỹ, Giảng viên Khoa Đào tạo luật sư, Học viện Tư pháp Thạc sỹ, Giảng viên Khoa Đào tạo luật sư, Học viện Tư pháp 14 Soá 4/2018 - Naêm thöù Möôøi Ba Thứ nhất, khoản 1 Điều 134 BLHS năm 2015 quy định như sau: “Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm…”. Trong khi đó, Điều 104 BLHS năm 1999 quy định như sau “Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật…”. Như vậy, về quy định chung đối với tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác đã có sự thay đổi về cụm từ “tỷ lệ thương tật” thành “tỷ lệ tổn thương cơ thể”. Theo tác giả, việc thay đổi cụm từ này nhằm đảm bảo sự phù hợp, thống nhất với cách quy định trong Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BYTBLĐTBXH ngày 27/9/2013 quy định về tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích, bệnh, tật và bệnh nghề nghiệp. Theo đó, tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích được quy định tại Bảng 1 của Thông tư liên tịch nêu trên và quy định cụ thể về nguyên tắc xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể cũng như phương pháp xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể. Như vậy, việc thay đổi cụm từ “tỷ lệ tổn thương cơ thể” là phù hợp, nhằm bảo đảm sự thống nhất giữa các văn bản pháp luật. Thứ hai, BLHS năm 2015 quy định các giai đoạn thực hiện tội phạm được chia thành 3 giai đoạn: chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành. Theo đó, chuẩn bị phạm tội là hành vi: sửa soạn công cụ, phương tiện phạm tội hoặc tạo ra các điều kiện khác để thực hiện tội phạm …; phạm tội chưa đạt là hành vi của một người cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn (Ví dụ: thực hiện hành vi đi liền trước với hành vi tấn công như: đứng lên tiến về phía đối tượng dơ dao thì bị ngăn cản, hoặc dơ dao chém về phía đối tượng thì bị ngăn chặn không thực hiện hành vi được…). Xét về tính nguy hiểm thì phạm tội chưa đạt nguy hiểm hơn chuẩn bị phạm tội, còn tội phạm hoàn thành tính nguy hiểm cho xã hội cao hơn là phạm tội chưa đạt. Tuy nhiên, với quy định tại khoản 6 Điều 134 BLHS năm 2015 thì sẽ khiến người đọc hiểu theo hướng ngược lại, đó là nếu có hành vi tấn công mà ngăn chặn được cũng không xử lý hình sự (vì khoản 6 chỉ quy định hành vi chuẩn bị phạm tội, không đề cập đến hành vi phạm tội chưa đạt), theo đó với quy định tại khoản 6 này thì chỉ cần chuẩn bị công cụ, phương tiện phạm tội và nhằm gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là đã phải chịu trách nhiệm hình sự và phải chịu hình phạt. Trong khi đó, tại khoản 1 Điều 134 BLHS năm 2015 lại quy định người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30 % hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp được quy định từ điểm a đến điểm k, thì sẽ đủ căn cứ khởi tố theo khoản 1 Điều 134 BLHS năm 2015 nếu bị hại có yêu cầu. Theo quy định tại khoản 1 Điều 134 BLHS năm 2015, các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng (Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án) muốn khởi tố vụ án hình sự về tội Cố ý gây thương tích theo khoản 1 Điều 134 BLHS năm 2015, thì phải có yêu cầu của bị hại (theo quy định tại Điều 155 BLTTHS năm 2015). Trong trường hợp bị hại không có yêu cầu, thì không được khởi tố vụ án. Tuy nhiên, quy định mới về hành vi chuẩn bị phạm tội của người thực hiện tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (khoản 6 Điều 134 BLHS năm 2015) đã có những bất cập nếu so sánh với khoản 1 Điều 134 BLHS năm 2015 nêu trên. Cụ thể, tại khoản 6 Điều 134 BLHS 2015 có quy định như sau: “Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, axit nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 2 năm”. Theo đó, một người có hành vi chuẩn bị hung khí, vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, axit nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm…(đây là những vật đã được quy định tại các điểm a,b 15 HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP khoản 1 Điều 134 BLHS năm 2015) thì cũng sẽ bị xử lý hình sự với mức hình phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm mà không cần phải có yêu cầu khởi tố của bị hại, vì khoản 1 Điều 155 BLTTHS năm 2015 chỉ quy định phạm tội thuộc khoản 1 Điều 134 BLHS năm 2015 mới thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu bị hại. Như vậy, theo khoản 1 Điều 134 BLHS năm 2015, một người sử dụng hung khí nguy hiểm, vũ khí, vật liệu nổ, axít, hóa chất nguy hiểm, phạm tội có tổ chức mà gây thương tích cho người khác dưới 11% thì phải có yêu cầu của bị hại mới khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Trong khi đó, theo khoản 6 Điều 134 BLHS năm 2015, một người chỉ cần có hành vi chuẩn bị những vật nêu trên hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích cho người khác thì sẽ bị xử lý hình sự mà không cần có yêu cầu của bị hại. Đây là điều hết sức vô lý, thể hiện ở chỗ: đối với hành vi đã gây ra hậu quả thì đương nhiên tính nguy hiểm cho xã hội phải cao hơn hành vi mới chuẩn bị phạm tội (một bên tội phạm đã hoàn thành, còn một bên là chuẩn bị phạm tội). Tuy nhiên, để khởi tố một người có hành vi nguy hiểm cho xã hội cao hơn thì phải kèm theo điều kiện có yêu cầu của bị hại, trong khi đó, để khởi tố một người có hành vi nguy hiểm cho xã hội thấp hơn thì không kèm theo bất kỳ điều kiện gì! Quy định nêu trên đã đánh giá mức độ nguy hiểm ở hành vi chuẩn bị phạm tội cao hơn hành vi tội phạm hoàn thành, trong khi đó hai hành vi nêu trên đều giống nhau ở chỗ cùng sử dụng (chuẩn bị) hung khí nguy hiểm, vũ khí, vật liệu nổ, axít, hóa chất nguy hiểm. Thứ ba, về quy định tại điểm a khoản 1 Điều 134 BLHS năm 2015 có quy định “Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người” có một số nội dung cần trao đổi sau đây: Một là, quy định về vũ khí được hướng dẫn tại tiểu mục 2.1 mục 2 phần I Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, cụ thể: “vũ khí là một trong các loại vũ khí được quy định tại khoản 1 Điều 1 Quy chế quản lý vũ khí, 16 vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (Ban hành kèm theo Nghị định số 47/CP ngày 12/8/1996 của Chính phủ)”, theo đó, chỉ được coi là dùng vũ khí khi thuộc một trong các loại vũ khí được quy định ở văn bản nêu trên; Hai là, quy định về hung khí nguy hiểm được hướng dẫn tại tiểu mục 3.1 mục 3 Nghị quyết 01/2006 ngày 12/5/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quy định: theo hướng dẫn tại tiểu mục 2.2 mục 2 phần I Nghị quyết số 02/ 2003/ NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, cụ thể:“là công cụ, dụng cụ được chế tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống của con người (trong sản xuất, trong sinh hoạt) hoặc vật mà người phạm tội chế tạo ra nhằm làm phương tiện thực hiện tội phạm hoặc vật có sẵn trong tự nhiên mà người phạm tội có được và nếu sử dụng công cụ, dụng cụ hoặc vật đó tấn công người khác thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khỏe của người bị tấn công. a. Về công cụ, dụng cụ: Ví dụ: búa đinh, dao phay, các loại dao sắc, nhọn… b. Về vật mà người mà người phạm tội chế tạo ra: Ví dụ: thanh sắt mài nhọn, côn gỗ… c. Về vật có sẵn trong tự nhiên: Ví dụ: gạch, đá, đoạn gậy cứng, chắc, thanh sắt…”. Như vậy, điều luật quy định còn dấu “…” nên thực tiễn vận dụng nhiều trường hợp cũng gây tranh cãi, ví dụ: Nguyễn Văn A dùng một đoạn mía đang ăn dở đánh mạnh vào mặt chị Lê Kim Thanh khiến mặt chị Thanh bị sưng nề, bầm tím, giám định tỷ lệ tổn thương cơ thể là 2 %. Về khúc mía này, trên thực tiễn còn nhiều tranh cãi đó là: có được xem khúc mía đó là hung khí nguy hiểm không? nhiều trường hợp đặt ra yêu cầu giám định đoạn mía đó xem có đạt tiêu chuẩn là chắc, cứng như hướng dẫn quy định không? Chính vì quy định chưa rõ ràng nên thực tiễn có nhiều trường hợp không khởi tố vụ án, khởi tố bị can được. Đây cũng là một trong những vấn đề đặt ra cần có hướng dẫn cụ thể; Ba là, về thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người. Trước hết hiểu thế nào là thủ đoạn phạm tội? mỗi một tội phạm khi xảy ra đều là kết quả của hành vi xâm hại đến đối tượng của tội phạm, làm biến đổi tình trạng ban Soá 4/2018 - Naêm thöù Möôøi Ba đầu của đối tượng bị tác động, chuỗi những hành vi xâm hại đến những quan hệ xã hội là khách thể được Luật hình sự bảo vệ từ đó tạo thành thủ đoạn phạm tội. Theo đó, hành vi này được hiểu là có sự vạch đường hướng rõ ràng và triển khai thực hiện hành vi phạm tội theo đường hướng đã vạch đó và kết quả của mưu lược phạm tội và cách thức tiến hành phạm tội sẽ gọi chung là thủ đoạn phạm tội. Ví dụ: Nguyễn Văn A muốn tìm cách gây thương tích cho Huỳnh Văn K, qua theo dõi A nắm được lịch trình đi săn thú rừng của K hàng tuần vào thứ năm tầm 10h sáng K thường đi qua khu vực Đồi đá ngầm của cánh rừng H. A đã làm 1 cái bẫy chông chỉ đủ lọt một người vào đó, tại khu vực đường mòn nhỏ nơi mà K thường đi qua để săn bắn. Như vậy A không trực tiếp dùng hung khí tấn công vào K, A chỉ lập một cái bẫy đợi K đi qua, nếu K đi qua theo đúng kế hoạch của A thì K sẽ rơi vào bẫy chông và bị thương tích, nếu may mắn hôm đó K không đi qua thì K sẽ không bị rơi vào chiếc bẫy đầy chông của A. Đây chính là thủ đoạn phạm tội nguy hiểm của A giăng ra đối với K. Việc K có bị rơi vào chiếc bẫy đó hay không còn phụ thuộc vào sự may mắn của K. Ví dụ khác: Nguyễn Văn Mười vì căm thù anh Lê Tiến Hạ nên đã theo dõi anh Hạ và nắm được lịch trình của Hạ là cứ tầm 5h chiều là lấy xe máy đi lấy hàng về cho vợ bán buổi tối, qua con đường tắt cánh đồng làng Chuông. Mười đã lấy một đoạn dây thừng cột ngang đường qua hai cái cây to ven đường. Chiều cao của dây cách mặt đất chừng 30cm, khiến khó phát hiện. Khi anh Hạ đi xe phóng qua, do không để ý đến đoạn dây giăng ngang đường nên đã bị vấp dây ngã xe, người văng ra phía trước, bay xuống ruộng. Cũng may, anh Hạ chỉ bị thương nhẹ, giám định là 3 % tổn thương cơ thể ở vùng mềm. Đây là thủ đoạn quá nguy hiểm, có khả năng gây nguy hại cho nhiều người. Vụ án xảy ra trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, đối tượng D do mâu thuẫn cá nhân tức giận vì lời nói châm chọc, mỉa mai của anh L đối với mình cho rằng mình “bất lực toàn phần”, sẵn có con dao gọt hoa quả trên bàn, D liền lấy lên và chém sượt vai đối tượng, để lại tỷ lệ tổn thương cơ thể là 2 % (theo kết quả giám định). Đối tượng gây án sẽ đứng trước nguy cơ bị khởi tố bị can nếu bị hại có yêu cầu khởi tố vụ án. Trường hợp này thuộc trường hợp “dùng hung khí nguy hiểm” theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 134 BLHS năm 2015. Quay trở lại với trường hợp ví dụ về việc dùng thủ đoạn nguy hiểm ở trên, đó là Nguyễn Văn A muốn gây thương tích cho Huỳnh Văn K bằng thủ đoạn dùng 1 chiếc bẫy chông, hôm đó K đi săn và đi vào con đường mòn quen thuộc và đã bị trúng vào bẫy chông của A đặt, khiến K rơi vào bẫy, chông đâm vào đùi, vào chân của K đã làm K chảy nhiều máu. K được đưa đi bệnh viện chữa trị, giám định tổn thương cơ thể là 9 %. Tuy nhiên, nếu theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 134 BLHS năm 2015 thì việc A dùng bẫy chông gây thương tích 9% cho K thuộc trường hợp dùng thủ đoạn nguy hiểm, nhưng với chiếc bẫy chông này thì chỉ gây thương tích được 01 người vì nó bé, chỉ đủ lọt 01 người, trong khi đó điểm a quy định là “thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người” tức là thủ đoạn đó phải có khă năng gây ra nguy hại cho từ 2 người trở lên. Xét về mặt nguy hiểm thì con dao gọt hoa quả chém sượt vai gây tổn thương cơ thể 2 % có tính nguy hiểm cho xã hội thấp hơn cái bẫy chông gây tổn thương cơ thể 9%. Nhưng với quy định tại điểm a khoản 1 Điều 134 BLHS năm 2015 này thì 2% tổn thương cơ thể do dùng hung khí gây án sẽ bị khởi tố bị can nếu bị hại có yêu cầu, còn 9% tổn hại cơ thể do dùng thủ đoạn nguy hiểm là bẫy chông gây nguy hại cho một người thì không thể khởi tố vụ án và khởi tố bị can được. Đây là điều bất hợp lý cả về lý luận và thực tiễn giải quyết vụ án. Với những phân tích nêu trên, chúng tôi cho rằng, các cơ quan có thẩm quyền cần sớm ban hành văn bản pháp luật hướng dẫn cụ thể về những tình tiết là yếu tố định tội, định khung nêu trên, sao cho những quy định trong điều luật vừa đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm, vừa đáp ứng được công bằng trên thực tiễn giải quyết./. 17
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.