Bàn về giá điện

pdf
Số trang Bàn về giá điện 4 Cỡ tệp Bàn về giá điện 958 KB Lượt tải Bàn về giá điện 0 Lượt đọc Bàn về giá điện 36
Đánh giá Bàn về giá điện
4 ( 3 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

COÂNG KHAI MINH BAÏCH GIAÙ ÑIEÄN DÖÔÙI CAÙC GOÙC NHÌN BAØN VEÀ GIAÙ ÑIEÄN TS. VŨ ĐÌNH ÁNH* N gày 20/3/2019, giá điện bình quân tăng 8,36% sau hơn 1 năm đứng yên kéo theo hàng loạt phản ứng, chủ yếu là không đồng tình với các lý do từ rất vĩ mô như kích thích lạm phát, tăng chi phí sản xuất kinh doanh, qua đó ảnh hưởng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, giảm tăng trưởng kinh tế... đến hóa đơn tiền điện của hộ gia đình nào đó tăng vọt mấy chục phần trăm, thậm chí gấp đôi. Giá điện tăng thành chủ đề “hot” từ diễn đàn Quốc hội đến các đơn vị tổ chức liên quan lẫn mạng xã hội cũng như bên mâm cơm gia đình. Rất nhiều lập luận, đề xuất được đưa ra và thậm chí nhiều ý kiến như từ trên trời rơi xuống, chẳng hạn như về bảng giá điện lũy tiến, về “bù chéo” giá điện tiêu dùng và sản xuất, về chi phí hợp lý hợp lệ hình thành giá điện, về kiểm toán chi phí giá điện, về cạnh tranh và độc quyền trên thị trường điện... mà nguyên nhân cơ bản là thiếu thông tin về giá điện, cả thông tin quy định pháp lý, quy trình thủ tục cũng như thực tế vận hành và thậm chí cả so sánh quốc tế. Do đó, bài viết sẽ góp phần phân tích, luận giải làm rõ những vấn đề nêu trên. Từ khóa: Giá điện, cơ sở hình thành giá điện. Discussion on electricity price On March 20, 2019, the average electricity price increased by 8.36% after more than 1 year of standing and resulting a series of reactions, mainly disagreeing with different reasons, from very macro aspect as such as stimulating inflation, increasing production and business costs, thereby affecting the competitiveness of businesses, reducing economic growth... to household electricity bills skyrocketing by ten percent, even doubling. The increase of electricity price becomes a “hot” topic from the National Assembly forum to related organizations and social networks as well as by family dinners. Many arguments, suggestions were made and even many ideas, such as falling from the sky, about tiered electricity rate, about “cross-offset” of consumer and production electricity prices, about the reasonable input costs in electricity price, audit of electricity price, competition and monopoly on electricity market, etc. But the main reason is the lack of information on electricity pricing, both legal regulations, procedures and operational practices and even international comparisons. Therefore, the article will analyse to clarify those problems. Keywords: Electricity price, basis for electricity price. Điện lực đóng vai trò rất quan trọng của mỗi nền kinh tế, có người ví điện như bánh mỳ của nền công nghiệp, của nền kinh tế, chính vì vậy, năm 2004 Luật Điện lực đã được ban hành và liên tiếp được bổ sung hoàn thiện vào năm 2012 và 2018 cùng với hàng loạt văn bản hướng dẫn dưới Luật. Tại Chương IV về Thị trường điện lực đã dành riêng Mục 3 quy định về giá điện, từ chính sách giá điện (Điều 29), căn cứ lập và điều chỉnh giá điện (Điều 30) đến quyền hạn trách nhiệm của các tổ chức cá nhân trong quyết định giá điện và các loại phí có liên quan. Theo đó, 6 nội dung chính sách giá điện, bao gồm: * Chuyên gia Kinh tế 30 Số 141 - tháng 7/2019 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN - Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đầu tư phát triển điện lực có lợi nhuận hợp lý, tiết kiệm tài nguyên năng lượng, sử dụng các dạng năng lượng mới, năng lượng tái tạo không gây ô nhiễm môi trường trong hoạt động điện lực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là ở nông thôn, miền núi, hải đảo. - Giá bán điện thực hiện theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước phù hợp với cấp độ phát triển của thị trường điện lực. - Khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm và có hiệu quả. - Thực hiện cơ cấu biểu giá bán lẻ điện hợp lý đối với các nhóm khách hàng; Nhà nước hỗ trợ giá bán lẻ điện cho mục đích sinh hoạt đối với hộ nghèo, hộ chính sách xã hội theo tiêu chí do Thủ tướng Chính phủ quy định, phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội từng thời kỳ. định trường hợp khu vực chưa nối lưới điện quốc - Bảo đảm quyền tự quyết định giá mua, bán điện trong khung giá, cơ cấu biểu giá bán lẻ điện do Nhà nước quy định của các đối tượng mua bán điện trên thị trường điện lực. loại giá điện khác do đơn vị điện lực có liên quan - Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các đơn vị điện lực và khách hàng sử dụng điện. Và 6 căn cứ lập và điều chỉnh giá điện là: 1. Chính sách giá điện. 2. Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thu nhập của người dân trong từng thời kỳ. 3. Quan hệ cung cầu về điện. 4. Các chi phí sản xuất, kinh doanh điện và lợi nhuận hợp lý của đơn vị điện lực. 5. Cấp độ phát triển của thị trường điện lực. 6. Báo cáo tài chính đã được kiểm toán hàng năm của đơn vị điện lực. Riêng đối với giá bán điện ở nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo, Điều 62 Luật Điện lực quy gia thì giá bán lẻ điện cho mục đích sinh hoạt do đơn vị điện lực có liên quan xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phù hợp với cơ chế hỗ trợ giá bán lẻ điện cho mục đích sinh hoạt tại khu vực này do Thủ tướng Chính phủ quy định còn các xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo nguyên tắc bảo đảm bù đắp đủ chi phí, có lợi nhuận hợp lý cho đơn vị điện lực trên cơ sở tham khảo ý kiến của cơ quan điều tiết điện lực. Như vậy là luật pháp đã quy định rất rõ ràng và đầy đủ về những cơ sở và nguyên tắc hình thành giá điện cũng như xác định giá điện. Theo đó, giá điện ở nước ta đã, đang được quản lý và thực hiện trong thực tế theo đúng những quy định của pháp luật. Tuy vậy, chính sách giá điện cũng như căn cứ xây dựng và điều chỉnh giá điện còn tồn tại một số mâu thuẫn, hạn chế cần được xử lý trong thời gian tới. Thứ nhất, để tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác đầu tư phát triển điện lực, đặc biệt là sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo, giảm gây ô nhiễm môi trường thì giá điện không thể không tăng do các nguồn khai thác điện năng giá rẻ như thuỷ điện, nhiệt điện đã cạn kiệt trong khi giá cả các NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 141 - tháng 7/2019 31 COÂNG KHAI MINH BAÏCH GIAÙ ÑIEÄN DÖÔÙI CAÙC GOÙC NHÌN nguồn năng lượng như điện mặt trời, điện gió... lại cao hơn hẳn. Chẳng hạn, theo Quyết định 11/2017/ QĐ-TTg của Thủ tướng, giá điện mặt trời lên 9,35 cent (khoảng 2.156 đồng) một kWh từ 1/6/2017 để khuyến khích cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển trong khi giá bán lẻ điện bình quân mới nhất theo Quyết định số 648/2019/QĐ-BCT là 1.864,44 đồng/kWh. Bộ Công thương cho biết, sau Quyết định 11/2017 đã có 34 dự án điện mặt trời với tổng công suất 1.660 MW vào vận hành thương mại và đến hết tháng 6/2019 có thêm 54 dự án với hơn 3.800 MW vận hành thương mại. Đến lượt mình, các nguồn phát điện truyền thống chịu tác động trực tiếp của giá năng lượng đầu vào, đơn cử tăng giá than, dầu, khí và yếu tố tỷ giá hối đoái làm tăng chi phí mua điện dự kiến cả năm 2019 lên hơn 20 ngàn tỷ đồng. Như vậy, giá điện hầu như không có cơ hội giảm trong khi tỷ trọng của EVN trong phát điện đã giảm xuống còn khoảng 60%. Ngoài ra, chi phí tài chính cho các dự án điện cũng có xu hướng tăng lên khi nguồn lực tài chính cho ngành điện từ NSNN và vay nợ ưu đãi giảm xuống mà thay vào đó là nguồn vốn vay thương mại, cả vay trong và ngoài nước. Thứ hai, Việt Nam thực hiện lộ trình xây dựng thị trường điện cạnh tranh, trước hết là thị trường phát điện cạnh tranh, rồi đến thị trường bán buôn và bán lẻ điện cạnh tranh song chính sách giá điện vẫn hàm chứa chính sách xã hội đối với hộ nghèo, gia đình chính sách nên việc điều chỉnh giá điện không thể theo nguyên tắc thị trường cạnh tranh hoàn toàn mà bị các chính sách xã hội làm cho méo mó. Bình quân năm 2018, số hộ gia đình sử dụng dưới 50 kWh chiếm 15,11% trong tổng số hộ sử dụng điện sinh hoạt còn số hộ sử dụng từ 51-100 kWh chiếm 20,54% trong khi nhóm hộ sử dụng từ 101-200 kWh chiếm tỷ trọng cao nhất tới 36,88% còn nhóm hộ sử dụng trên 400 kWh chỉ chiếm 7,1% - cao hơn so với 5,88% của nhóm hộ sử dụng từ 301-400 kWh. Theo đó, nên chăng cần nghiên cứu xem xét hỗ trợ tài chính trực tiếp cho các hộ gia đình thuộc diện chính sách sử dụng điện thay vì đưa chính sách xã hội vào chính sách giá điện như hiện nay. Thêm vào đó, EVN và Bộ Công thương có thể dựa vào lý do thực hiện chính sách xã hội để 32 Số 141 - tháng 7/2019 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN trì hoãn lộ trình thị trường hoá thị trường điện hay giải thích lý do điều chỉnh giá điện. Thứ ba, trái với nhiều loại hàng hoá dịch vụ phổ biến khác, giá điện được thiết kế theo biểu giá luỹ tiến, nghĩa là càng dùng nhiều lại càng phải trả mức giá cao hơn nhằm mục tiêu khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm. Chính đặc điểm này làm cho việc xác định giá điện rất khó tuân theo các nguyên tắc thị trường mà vẫn cần sự quản lý điều tiết của cơ quan nhà nước. Giá bán điện sinh hoạt bậc thang gồm 4 bậc trong giai đoạn 1994-1997 tăng lên 5 bậc giai đoạn 1997-2007 rồi lên 6 bậc đến năm 2011 và tới 7 bậc đến năm 2014 trước khi quay lại về 6 bậc theo Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg và áp dụng cho đến nay. Hiện vẫn chưa có một nghiên cứu nào luận giải về sự hợp lý của cơ cấu biểu giá bán lẻ điện và tác động của nó tới việc tiết kiệm trong sử dụng điện nên tính thuyết phục của cơ cấu biểu giá bán lẻ điện chưa cao và phản ứng của xã hội đối với biểu giá bán điện quy định tại Quyết định số 648/2019/ QĐ-BCT hay Quyết định số 4495/2017/QĐ-BCT đều chỉ là hệ quả của thực hiện Quyết định 28 do Thủ tướng ban hành từ mấy năm trước. Chính vì vậy, trọng tâm trong thời gian tới là bổ sung chỉnh sửa cơ cấu biểu giá bán lẻ điện theo hướng hợp lý hơn, phù hợp hơn với các điều kiện thực tế của Việt Nam hiện tại và trong tương lai, cả điều kiện kinh tế - tài chính cũng như điều kiện chính trị - xã hội và điều kiện kỹ thuật - công nghệ. Thứ tư, mặc dù Ngành điện đã nỗ lực phát triển vượt bậc trong hàng chục năm qua song vẫn luôn trong tình trạng căng thẳng cung không đáp ứng được cầu về điện do nhu cầu điện tăng quá nhanh, cả điện cho sản xuất kinh doanh lẫn cho sinh hoạt. Cục Điều tiết Điện lực, Bộ Công thương cho biết, theo Quy hoạch điện VII hiệu chỉnh, để đảm bảo đủ điện năng thì đến năm 2020, tổng công suất các nhà máy điện khoảng 60.000 MW, tức trong giai đoạn 2016 - 2020 sẽ cần đưa vào vận hành thêm 21.600 MW với số tiền đầu tư trong 5 năm khoảng 40 tỷ USD, tức là hơn 7 tỷ USD/năm.Vì vậy, yêu cầu giảm giá điện hay ít nhất là giãn lộ trình điều chỉnh tăng giá điện dường như mâu thuẫn với thực trạng mất cân đối cung cầu điện hiện tại và dự báo còn tiếp diễn trong những năm tới, thậm chí còn nghiêm trọng hơn nếu nút thắt đầu tư nguồn phát điện mới không được giải quyết. Thứ năm, giá bán lẻ điện bình quân hay giá bán lẻ điện tại mỗi bậc trong biểu giá điện bậc thang đều được tính toán từ tổng hợp nhiều loại chi phí khác nhau, từ các yếu tố đầu vào tới các loại phí và cộng thêm một tỷ lệ lợi nhuận hợp lý của đơn vị điện lực. Căn cứ vào Luật Điện lực, hàng loạt các văn bản hướng dẫn liên quan đến giá điện đã được ban hành như Quyết định số 28/2014/ QĐ-TTg ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện; Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân; Quyết định số 34/2017/QĐ-TTg ngày 25 tháng 7 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ quyết định về khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân giai đoạn 2016 - 2020; Thông tư số 16/2014/TT-BCT ngày 29 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công thương quy định về thực hiện giá bán điện; Thông tư số 25/2018/TT-BCT ngày 12 tháng 9 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2014/TT-BCT ngày 29 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công thương quy định về thực hiện giá bán điện. Tuy nhiên, căn cứ để xây dựng biểu giá điện bán lẻ cần được minh bạch nhằm giải toả những thắc mắc mỗi lần quyết định tăng giá điện tương tự như nỗ lực công khai các yếu tố hình thành giá điện mà EVN đang thực hiện trên trang web của mình. Bên cạnh đó, các căn cứ xây dựng và điều chỉnh giá điện được công khai minh bạch và được kiểm toán sẽ trở thành cơ sở để chỉnh sửa giá điện, cả cơ cấu biểu giá, khung giá cũng như giá bán lẻ bình quân trong từng giai đoạn. Tóm lại, giá điện ở nước ta đã cơ bản phù hợp với tiến trình thị trường hoá và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội cũng như hội nhập quốc tế. Để giá điện tiếp tục trở thành một trong những loại giá cả đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội ở tầm vĩ mô cũng như tầm vi mô thì cần tập trung tách chính sách xã hội khỏi chính sách giá điện đồng thời hoàn thiện cơ cấu biểu giá bán lẻ điện và kiểm soát chi phí hình thành giá điện gắn với thực hiện lộ trình xây dựng và phát triển thị trường điện lực. Chỉ có như vậy chúng ta mới có giá điện theo nguyên tắc thị trường trong một thị trường điện phát triển trong một nền kinh tế thị trường phát triển và hội nhập. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Luật Điện lực 2018; 2. Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg ngày 7/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ; 3. Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày 30/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ; 4. Quyết định số 648/2019/QH-BCT của Bộ Công thương. Ngày nhận bài: 03/07/2019 Ngày duyệt đăng: 10/7/2019 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 141 - tháng 7/2019 33
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.