Bản sắc cảnh quan nông thôn trong xây dựng nông thôn mới

pdf
Số trang Bản sắc cảnh quan nông thôn trong xây dựng nông thôn mới 12 Cỡ tệp Bản sắc cảnh quan nông thôn trong xây dựng nông thôn mới 1 MB Lượt tải Bản sắc cảnh quan nông thôn trong xây dựng nông thôn mới 0 Lượt đọc Bản sắc cảnh quan nông thôn trong xây dựng nông thôn mới 5
Đánh giá Bản sắc cảnh quan nông thôn trong xây dựng nông thôn mới
5 ( 12 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 12 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

BẢN SẮC CẢNH QUAN NÔNG THÔN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TS.KTS QUYỀN THỊ LAN PHƯƠNG, PGS.TS NGUYỄN THANH LÂM Học viện Nông nghiệp Việt Nam 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Giống như cảnh quan đô thị, cảnh quan nông thôn cũng có các yếu tố thiên nhiên và nhân tạo tham gia hình thành, nhưng mức độ nhân tạo ít hơn. Tuy nhiên hiện nay với tốc độ đô thị hoá, công nghiệp hóa ngày càng nhanh chóng thì khoảng cách giữa điểm dân cư nông thôn với đô thị và khu công nghiệp càng bị thu hẹp, làm ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường, văn hoá truyền thống nông thôn. Do đó, việc tổ chức và bảo vệ cảnh quan nông thôn cũng cần được quan tâm như cảnh quan đô thị. trình mục tiêu quốc gia (MTQG) về xây dựng nông thôn mới (NTM) được triển khai đã đem lại những thay đổi đáng kể về đời sống, hạ tầng kỹ thuật cũng như cảnh quan môi trường nhiều vùng nông thôn. Bên cạnh những chuyển biến tích cực, hiện tượng làng xóm bị đô thị hóa cứng nhắc theo kiểu đô thị lớn, miền núi bị đồng bằng hóa, cảnh quan văn hoá truyền thống bị mai một, cảnh quan thiên nhiên bị phá vỡ... đang diễn ra ngày một phổ biến tạo nên những ảnh hưởng tiêu cực tới khu vực nông thôn. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đất nước, bộ mặt nông thôn đã có nhiều đổi mới. Chương Hiện nay, nhiều chuyên gia đã và đang quan tâm đến vấn đề môi trường nông thôn, còn kiến trúc cảnh quan nông 212 HỘI THẢO KHOA HỌC CÔNG NGHỆ QUỐC GIA VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở VIỆT NAM thôn vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Những nghiên cứu về gìn giữ bản sắc cảnh quan nông thôn hiệu quả trong bối cảnh xây dựng nông thôn mới còn ít được đề cập. Ngay từ khâu lập quy hoạch, yếu tố kế thừa nét đẹp của làng quê đã ít được quan tâm. Một số chuyên gia đã đề xuất nên đưa kiến trúc, cảnh quan trở thành tiêu chí trong xây dựng NTM, để nêu bật tầm quan trọng của vấn đề bảo tồn kiến trúc, cảnh quan truyền thống, gìn giữ nét đẹp của làng quê. Thế nhưng, thực tế cho thấy, yếu tố không gian sống của người dân chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến những thay đổi ngoài mong muốn. 2. ĐẶC TRƯNG CỦA CẢNH QUAN NÔNG THÔN - CÁC LOẠI HÌNH CẢNH QUAN NÔNG THÔN Hiện nay, cảnh quan nông thôn có thể được phân ra thành các loại hình như sau (Hàn Tất Ngạn, 2014): - Cảnh quan thiên nhiên nông thôn: rừng tự nhiên, sông ngòi, ao hồ, các khu vực còn nguyên giá trị tự nhiên... - Cảnh quan khu xây dựng (còn gọi là nhóm tạo khối) - đem lại các giá trị văn hoá: + Khu dân cư nông thôn - khu vực làng xóm + Khu các công trình công cộng, văn hoá, tâm linh, không gian trống - Cảnh quan văn hóa được nhìn nhận hình thành do tác động tổng hợp của các yếu tố tự nhiên và văn hóa, được xác định là một hình thức tổ chức đất đai nhằm thích ứng với những thay đổi của xã hội. Cảnh quan văn hóa là cảnh quan bền vững, cung cấp nhiều dịch vụ có lợi cho cả xã hội loài người và tự nhiên, được con người mong muốn xây dựng và phát triển. - Cảnh quan khu sản xuất: + Khu vực sản xuất nông nghiệp + Khu vực sản xuất lâm nghiệp + Khu vực chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản Các loại hình cảnh quan nông thôn gắn với đặc thù bản sắc của từng vùng miền. Nghiên cứu minh hoạ 3 vùng chủ yếu để thấy được những bản sắc cảnh quan đặc thù: * Vùng núi phía Bắc: đặc trưng bởi địa hình đồi núi, những thửa ruộng bậc thang, rừng, nhà ở truyền thống, phong tục tập quán truyền thống của ĐBDTTS vùng núi phía Bắc Địa hình và khí hậu độc đáo, thiên nhiên thuần khiết hoang sơ, núi non trùng trùng điệp điệp đã tạo ra những cảnh quan tuyệt đẹp và hệ sinh thái hết sức phong phú cho vùng miền núi phía Bắc. Bên cạnh đó là sự đa dạng và hấp dẫn của cuộc sống đầy sắc màu truyền thống của các dân tộc thiểu số. Đó chính là những yếu tố tạo nên tính đặc thù của cảnh quan vùng miền núi phía Bắc so với các vùng khác trên cả nước.1 * Vùng đồng bằng sông Hồng: đặc trưng bởi những cánh đồng lúa, di tích lịch sử tâm linh phong phú, cảnh quan mang dấu ấn của công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá. Trong số các di tích Việt Nam thì vùng đồng bằng sông Hồng chiếm hơn 90% về số lượng. Số lượng các danh hiệu thế giới do UNESCO xếp hạng cũng đứng đầu với quần thể danh thắng Tràng An, vịnh Hạ Long, Hoàng thành Thăng Long, Bia tiến sĩ 1 Đỗ Cẩm Thơ (2017). Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù vùng miền núi phía Bắc. http://langmoi.vn/phat-trien-san-pham-du-lich-dac-thu-vung-mien-nui-phia-bac/ 213 HỘI THẢO KHOA HỌC CÔNG NGHỆ QUỐC GIA VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở VIỆT NAM Văn Miếu Thăng Long, ca trù, dân ca quan họ, khu dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà, khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng...2 * Vùng Tây Nguyên: Đặc trưng bởi địa hình cao nguyên, rừng Tây Nguyên, tính đa dạng sinh học, cảnh quan các khu sản xuất nông nghiệp với các cây trồng đặc trưng, nhà ở và công trình công cộng truyền thống, phong tục tập quán truyền thống của ĐBDTTS Tây Nguyên. Tây Nguyên là vùng có địa hình cao nguyên đặc trưng, tạo lên bề mặt của vùng. Với đặc điểm thổ nhưỡng đất đỏ bazan ở độ cao khoảng 500 m đến 600 m so với mặt biển, Tây Nguyên rất phù hợp với những cây công nghiệp như cà phê, ca cao, hồ tiêu, dâu tằm. Tây nguyên là một trong những vùng có tính đa dạng sinh học rất cao của Việt Nam. Rừng Tây Nguyên rất giàu về trữ lượng, đa dạng về chủng loại, phong phú về hệ động vật hoang dã. Tây Nguyên có nhiều dân tộc trong 54 dân tộc Việt, tuy nhiên có 5 dân tộc bản địa sống lâu đời hàng chục thế kỷ: Bana, Gia Rai, Ê dê, M’nong, Cơ Ho, Mạ với nét văn hoá truyền thống không thể trộn lẫn.3 3. CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN BẢN SẮC CẢNH QUAN NÔNG THÔN 3.1. Quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết năm 2018, cả nước có 326 KCN được thành lập trên tổng diện tích xấp xỉ 93 nghìn ha, trong đó có 250 KCN đã đi vào hoạt động (Bộ KH&ĐT, 2018). Với sự phát triển công nghiệp mạnh mẽ, khoảng không gian mở đang ngày càng bị thu hẹp dành đất cho sản xuất, nhà ở, xây dựng khu công nghiệp và đô thị hóa. Theo số liệu nghiên cứu của Đại học Quốc gia Hà Nội, tính đến hết tháng 5-2018, Việt Nam có 813 đô thị các loại, bao gồm cả các đô thị đặc biệt là khu kinh tế, khu công nghiệp… Đô thị đã đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội. Hằng năm, các đô thị đóng góp tới 70% GDP của cả nước. Như vậy, xu thế đô thị hóa là tất yếu ở một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, vấn đề là đô thị hóa có gắn với phát triển bền vững hay không? Chính sự gia tăng không gian đô thị, mật độ dân cư, tập trung hoạt động thương mại dẫn đến nhiều hệ quả tiêu cực.4 Tác động của quá trình đô thị hóa tới cảnh quan nông thôn được biểu hiện ở nhiều biến đổi tích cực. Cảnh quan nông thôn đã có nhiều đổi thay và phát triển hệ thống điện, đường, trường, trạm phục vụ tốt cuộc sống của người dân. Tuy nhiên, quá trình này đồng thời kèm theo các hoạt động làm suy giảm giá trị tự nhiên và văn hóa của cảnh quan.5 Môi trường sinh thái nông thôn ở Việt Nam đang có nhiều tín hiệu đáng báo động liên quan đến thay đổi canh quan và ô nhiễm môi trường. Thực tế hiện nay, nhiều huyện đang phấn đấu trở thành thị xã, quận để thu hút thêm đầu tư, tăng trưởng kinh tế. Xét về bản chất, công nghiệp hóa, đô thị hóa nhằm mục đích nâng cao đời sống, tăng sự 2 Vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc. https://vi.wikipedia.org/wiki/Vùng_đồng_bằng_sông_Hồng_ và_duyên_hải_Đông_Bắc 3 Phạm Xuân Khuyến. Văn hoá vùng Tây Nguyên. http://www.vanhoaviet.info/vanhoavungtaynguyen.htm 4 Trần Hoàng Hoàng (2018). Giữ gìn cảnh quan kiến trúc nông thôn. https://www.qdnd.vn/van-hoa-giao-duc/doisong-van-hoa/giu-gin-canh-quan-kien-truc-nong-thon-557903 5 Phạm Thị Trầm, Phạm Hoàng Hải, Nguyễn An Thịnh. (2018). Cảnh quan di sản văn hóa trong vùng đô thị hóa: “Những thách thức đương đại cho tính bền vững của đô thị Hà Nội”. Nhà xuất bản Khoa học xã hội 214 HỘI THẢO KHOA HỌC CÔNG NGHỆ QUỐC GIA VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở VIỆT NAM tiện nghi và thoải mái cho người dân. Đô thị hóa mà vẫn không mất đi bản sắc cảnh quan kiến trúc, không bị xáo trộn nếp sống thì công cuộc hiện đại hóa mới thực sự thành công. 3.2. Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới Sau gần 10 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, cảnh quan nông thôn đã có những thay đổi tích cực: - Hệ thống cơ sở hạ tầng và cảnh quan nông thôn được cải thiện rõ rệt qua quá trình thực hiện nhóm tiêu chí (tiêu chí số 2 – 7) – Cơ sở hạ tầng và tiêu chí số 17 – Môi trường nông thôn. - Về thực hiện tiêu chí số 9 – nhà ở dân cư, người dân đã chủ động đầu tư sửa chữa nhà cửa bảo đảm theo tiêu chí “3 cứng”, hàng rào, ngõ xóm được chỉnh trang, tạo cảnh quan nông thôn sạch đẹp. Tuy nhiên, trong bộ 19 tiêu chí NTM, có một số tiêu chí chưa thực sự phù hợp với một số vùng miền, ảnh hưởng đến bản sắc cảnh quan nông thôn, điển hình là nông thôn miền núi, vùng ĐBDTTS: - Tiêu chí NTM số 9 là phải có “75% số hộ có nhà đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng” chưa phù hợp với nhiều bản làng của ĐBDTTS vốn có phong tục dựng nhà sàn, nhà gỗ và vật liệu địa phương.6 - Việc “xây dựng nghĩa trang theo quy hoạch” – tiêu chí NTM số 17 là chuyện không dễ để thực hiện. Bởi lẽ, ở nhiều bản vùng sâu, vùng xa, thường sống không tập trung, thậm chí mỗi quả đồi chỉ có 1 - 2 hộ sinh sống. Lúc sống là vậy, lúc chết, mỗi hộ cũng tự tìm kiếm nơi chôn cất phù hợp với điều kiện gia đình. Nếu có xây nghĩa trang cũng không ai chịu mang người nhà đến đó chôn.7 3.3. Khai thác du lịch nông thôn Song song với quá trình xây dựng NTM, nhiều hoạt động du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn đã xuất hiện tại nhiều địa phương. Có thể liệt kê nhiều loại hình du lịch nông thôn đang phát triển mạnh hiện nay. Điển hình là các mô hình du lịch trang trại đồng quê, miệt vườn, trải nghiệm làm nông, du lịch sinh thái... Cùng với đó, sự liên kết giữa các doanh nghiệp lữ hành và các đơn vị cung ứng sản phẩm du lịch nông nghiệp cũng ngày càng phát triển, tạo ra nhiều tour du lịch độc đáo, hấp dẫn du khách. Tuy nhiên, việc phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, còn “manh mún” và chưa có chiều sâu, thiếu bền vững. Bên cạnh đó, khai thác du lịch nông thôn nếu không có định hướng đúng đắn có thể ảnh hưởng tiêu cực tới cảnh quan thiên nhiên và văn hoá truyền thống của người dân bản địa. - Gia tăng nhu cầu sử dụng tài nguyên, phá vỡ cảnh quan thiên nhiên - Ảnh hưởng đến bản sắc văn hoá truyền thống - Tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái nông thôn. 3.4. Suy thoái đa dạng sinh học Trong sinh thái cảnh quan, sự đa dạng sinh học tại một khu vực cảnh quan thiên nhiên luôn là biểu hiện của sức sống tại địa điểm đó, khả năng phát triển bền vững cao hơn những địa điểm có cảnh quan đơn chức năng. Việc không có kế hoạch sử dụng thiên nhiên nhất quán trong các vùng có tiềm lực 6 Điều tra đánh giá NTM tại Đắk Lắk (18-24/3/2019) 7 Điều tra đánh giá NTM tại Đắk Lắk (18-24/3/2019) 215 HỘI THẢO KHOA HỌC CÔNG NGHỆ QUỐC GIA VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở VIỆT NAM công nghiệp cao, mật độ dân cư dày đặc, đất canh tác màu mỡ và giàu tài nguyên thiên nhiên đã gây ra mâu thuẫn trong vấn đề bảo vệ cảnh quan và môi trường (Hàn Tất Ngạn, 2014). Hiện nay, tình trạng phá rừng đầu nguồn, trong đó có cả những khu vực vườn quốc gia, khu bảo tồn, để lấy gỗ và xây các công trình của nhà máy thủy điện, đã làm mất rất nhiều diện tích rừng, mất đi tính đa dạng sinh học trong khu vực, trong khi việc trồng bù rừng lại không được thực hiện đầy đủ, vì hầu hết các công trình đã không bố trí được hoặc bố trí không đủ quỹ đất trồng rừng, nhằm bù lại diện tích rừng đã mất (Nam P H và Học T Q, 2013). Mất rừng không chỉ làm tăng cao nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xói mòn, sạt lở, lũ quét, phá vỡ cân bằng sinh thái và đa dạng sinh học..., mà còn phá vỡ cảnh quan thiên nhiên và huỷ hoại môi trường. 3.5. Ô nhiễm môi trường Nếu trước đây nông thôn được coi là khu vực lý tưởng để nghỉ dưỡng bởi không gian xanh, sạch, đẹp thì ngày nay môi trường cảnh quan một số vùng nông thôn đã bị ảnh hưởng bởi rác thải và bốc mùi khó chịu từ các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm. Lượng rác thải sinh hoạt, rác thải phát sinh từ hoạt động sản xuất nông nghiệp tràn ngập từ khu vực ao làng, sông ngòi đến đường xá, đồng ruộng, từ các khu chợ làng đến bãi đất trống. Môi trường ô nhiễm không những làm xấu đi hình ảnh của vùng nông thôn, mà còn để lại những hệ luỵ lâu dài. Khi ô nhiễm môi trường nông thôn trở thành vấn đề nhức nhối thì những xung đột phát sinh giữa nhóm gây ô nhiễm và cộng đồng bị ô nhiễm tại các khu vực làng nghề, các cơ sở sản xuất công nghiệp, những xung đột liên quan đến công tác quy hoạch bãi rác tập trung lại càng trở lên phổ biến Hình 1: Quá trình phát triển đang xâm lấn sự đa dạng sinh học, cảnh quan tự nhiên. 216 HỘI THẢO KHOA HỌC CÔNG NGHỆ QUỐC GIA VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở VIỆT NAM Hình 2, 3: Đồi trọc ở Gia Lai do khai thác rừng mạnh 5 năm gần đây. Nguồn: Điều tra đất tại Gia Lai (9-15/6/2019) Hình 4, 5: Đồi “Bó Vua” – điểm du lịch sinh thái gắn với lịch sử hấp dẫn tại xã Yên Thượng, Cao Phong, Hoà Bình, tuy nhiên sẽ rất dễ phá vỡ cảnh quan thiên nhiên và môi trường sinh thái nếu không được khai thác đúng đắn. Nguồn: Điều tra tại xã Yên Thượng (19-20/6/2019) và trở thành những điển hình về xung đột môi trường tại khu vực nông thôn.8 4. NHỮNG THAY ĐỔI TRONG BẢN SẮC CẢNH QUAN NÔNG THÔN 4.1. Cảnh quan thiên nhiên Quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá hiện nay gây tác động lớn đến cảnh quan thiên nhiên, đặc biệt là hệ sinh thái bản địa bị tác động, sự suy giảm đa dạng sinh học và gây ra gián đoạn về cảnh quan, tự nhiên và môi trường sinh thái. Khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên làm tổn hại đến cảnh quan, cân bằng sinh thái và khả năng kiểm soát lũ của rừng. Hệ lụy từ khai thác rừng quá mức cũng đã hiện rõ. Vùng cao hiện nay là những nơi phải hứng chịu những cơn thịnh nộ từ thiên nhiên và biến đổi khí hậu. Tây Nguyên là địa bàn tiêu biểu của tình trạng mất rừng do chuyển đổi mục đích. Đặc biệt, việc mất rừng ngoài do khai thác còn do chuyển đổi đất rừng sang đất sản xuất, chuyển đổi rừng nghèo sang trồng 8 TTCNTT Tài nguyên và Môi trường (2015). Tác động của ô nhiễm môi trường nông thôn. http://tnmtvinhphuc.gov.vn/ index.php/vi/news/Moi-truong/Tac-dong-cua-o-nhiem-moi-truong-nong-thon-4311/ 217 HỘI THẢO KHOA HỌC CÔNG NGHỆ QUỐC GIA VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở VIỆT NAM cao su với hơn 72.000 ha, chuyển hơn 8.000 ha đất rừng để xây dựng khoảng 50 công trình thủy điện; đồng thời, làm cho hàng ngàn héc ta rừng bị ngập trong lòng hồ, hàng chục ngàn héc ta rừng bị triệt phá... (Liên B, 2017). Hình 6, 7: Những tuyến đường hoa tại Hải Hậu, Nam Định do Hội phụ nữ huyện và xã chủ trì làm “mềm” những con đường bê tông khô cứng. 4.2. Cảnh quan văn hoá Các hoạt động của con người cũng như yếu tố văn hóa (di sản văn hóa vật thể và phi vật thể) trên bề mặt cảnh quan là một yếu tố tạo thành cảnh quan đặc biệt quan trọng, có tầm ảnh hưởng sâu và rộng tới cấu trúc, chức năng và động lực cảnh quan.9 Bên cạnh những giá trị còn được giữ lại và bảo tồn, cảnh quan văn hoá nông thôn hiện nay ít nhiều đã biến đổi theo hướng suy giảm trị truyền thống. quan môi trường giai đoạn 2019-2020. Kết quả huy động sự tham gia của các đoàn thể xã hội trong việc cải thiện cảnh quan, môi trường nông thôn: Đoàn TNCS đã thực hiện phong trào “Ngày thứ 7 tình nguyện”, “Ngày Chủ nhật xanh”; Hội LHPN đã thực hiện phong trào “5 không, 3 sạch”, “Nuôi heo đất”, “Đường hoa phụ nữ”...10 Thực hiện Chương trình xây dựng NTM, các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội được trùng tu, tôn tạo và xây dựng mới, đem lại những thay đổi tích cự về kinh tế, văn hoá tinh thần cho người dân nông thôn. Tuy nhiên hiện nay, nhiều tỉnh ở đồng bằng sông Hồng khá phổ biến nhà ở kiểu đô thị với mật độ tương đối cao. Đây chỉ là một trong nhiều ví dụ cho việc không thể giữ gìn cảnh quan nông thôn truyền thống, rộng ra là văn hóa truyền thống các miền quê trước tốc độ đô thị hóa ngày càng mạnh mẽ. Việc triển khai xây dựng Nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu về cảnh quan môi trường ở các địa phương đang mang đến những đổi thay tích cực. Trên toàn tỉnh Nam Định hiện nay, đã có 13 đơn vị xã, thôn, xóm đăng ký xây dựng NTM kiểu mẫu về cảnh Thực tế cho thấy việc quy hoạch các điểm dân cư NTM rất giống với quy hoạch các khu ở trong đô thị, đường xá quy hoạch vuông góc theo kiểu ô cờ, nhà ở bố trí thẳng hàng như nhà mặt phố tạo nên bộ mặt kiến trúc nhà ở nông thôn khô khan, những nhà bê 9 Phạm Thị Trầm, Phạm Hoàng Hải, Nguyễn An Thịnh. (2018). Cảnh quan di sản văn hóa trong vùng đô thị hóa: “Những thách thức đương đại cho tính bền vững của đô thị Hà Nội”. Nhà xuất bản Khoa học xã hội. 10 Điều tra đánh giá NTM tại Nam Định (12-14/3/2019) 218 HỘI THẢO KHOA HỌC CÔNG NGHỆ QUỐC GIA VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở VIỆT NAM Hình 8, 9: Khu chùa Khánh đang được quy hoạch cải tạo mở rộng; một trong những nhà sàn gỗ của người Mường được định hướng sử dụng làm “homestay” tại xã Yên Thượng, Cao Phong, Hoà Bình. Nguồn: Điều tra tại xã Yên Thượng (19-20/6/2019) tông kề liền nhau. Ngoài ra, điểm dân cư nông thôn mới thiếu cây xanh, mặt nước, thiếu các công trình nghỉ ngơi, vui chơi giải trí. Hình 11: Bê tông hoá đường đi và ao Trung Thanh tại xã Hữu Hòa, huyện Thanh Trì làm cho cảnh quan nông thôn “khô cứng”. Hình 10: Kiến trúc truyền thống nhà ở nông thôn đang dần “tan vụn” trong dòng chảy đô thị hóa – Một vùng nông thôn Bắc Bộ. Qua quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn, việc bê tông hoá làng quê đã ảnh hưởng không ít đến cảnh quan sinh thái. Ở nhiều địa phương, do nhìn nhận cứng nhắc mà phong trào bê-tông hóa diễn ra rầm rộ. Vẻ đẹp của làng quê, nhất là nét đẹp kiến trúc, cảnh quan với không gian xanh, với cổng làng, cây đa, bến nước, mái đình... đang dần biến mất. Hình 12: Nhà sàn gỗ với cầu thang và cột được bê tông hóa. 219 HỘI THẢO KHOA HỌC CÔNG NGHỆ QUỐC GIA VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở VIỆT NAM Hình13, 14: Nhà sàn bê tông ở xã Yên Thượng, Cao Phong, Hoà Bình – Toàn bộ khung, cột, tường, sàn đều bằng bê thông. Nguồn: Điều tra tại xã Yên Thượng (19-20/6/2019) Thêm vào đó, cùng với quá trình hiện đại hoá nông thôn, sinh hoạt văn hoá cộng đồng ở nhiều nơi ít nhiều đã bị mai một; việc trùng tu các công trình văn hoá, tín ngưỡng theo hướng hiện đại làm cho các công trình phần nào mất đi bản sắc; nhà ở nông thôn ở nhiều nơi cũng không còn giữ được bản sắc truyền thống trước đây. quan sinh thái, mà có thể gọi là vùng sản xuất công nghiệp nông nghiệp, gây ảnh hưởng lớn đến cảnh quan sinh thái tự nhiên và môi trường. Tình trạng lấn chiếm đất nông nghiệp cho các mục đích phi nông nghiệp diễn ra khá phổ biến. Hình 15: Những ngôi nhà sàn của nhiều hộ dân tộc Thái hôm nay không còn giữ được kiểu dáng truyền thống như trước đây. Việc thực hiện tốt mô hình Phát triển cảnh quan nông nghiệp bền vững sẽ giúp con người không phải trả giá đắt cho việc khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên như: nước, khoảng sản, tài nguyên rừng, không khí…, hạn chế được sự suy giảm đa dạng sinh học và suy thoái các hệ sinh thái. 4.3. Cảnh quan khu vực sản xuất Ở nhiều tỉnh đồng bằng có tốc độ đô thị hoá cao, cảnh quan nông nghiệp không còn là ý nghĩa như một vùng kết nối cảnh 220 Ở vùng miền núi, các khu sản xuất nông lâm nghiệp hiện nay vẫn giữ được những giá trị cảnh quan với những loại cây trồng đặc trưng của các vùng miền khác nhau, có ý nghĩa nhất định không chỉ trong sản xuất mà còn trong khai thác du lịch nông nghiệp trải nghiệm. Tuy nhiên, tình trạng suy thoái đất, biến đổi khí hậu những năm gần đây đã bước đầu có những ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, nguy cơ suy giảm cảnh quan trong tương lai. HỘI THẢO KHOA HỌC CÔNG NGHỆ QUỐC GIA VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở VIỆT NAM Hình 16, 17: Rừng cao su và trồng sắn ở bìa rừng cao su ở Kon Tum. Nguồn: Điều tra đất tại Kon Tum (9-15/6/2019) Hình 18: Ruộng bậc thang của đồng bào Mường tại xã Yên Thượng, Cao Phong, Hoà Bình – Xã có định hướng quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp để luôn duy trì 70ha đất trồng lúa. Nguồn: Điều tra tại xã Yên Thượng (19-20/6/2019) 5. GIẢI PHÁP GIỮ GÌN BẢN SẮC CẢNH QUAN NÔNG THÔN a) Vai trò của quy hoạch: Hiện nay quy hoạch NTM chỉ đáp ứng được 3 tiêu chí là: quy hoạch xây dựng, quy hoạch sản xuất và quy hoạch sử dụng đất, còn quy hoạch cảnh quan trong cùng bối cảnh còn ít được đề cập. Hơn nữa, nhiều đồ án quy hoạch nông thôn chưa chú trọng đến việc kế thừa bản sắc truyền thống. Kiến tạo không gian nông thôn đáng sống là một trong những giải pháp quan trọng trong thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng NTM. Quá trình lập quy hoạch cảnh quan nông thôn cần chú trọng đến bảo tồn, chỉnh trang các không gian làng, xã vốn có trước đây. Căn cứ điều kiện địa lý của từng vùng, mỗi địa phương để lập quy hoạch, xây dựng cảnh quan bảo đảm phù hợp, nhưng vẫn tạo nên sự hài hòa và thân thiện với môi trường. - Phân tích, tổng hợp tác động của đô thị hóa, quy hoạch lãnh thổ tới sự phát triển cảnh quan và những vấn đề ưu tiên trong định hướng phát triển. - Phân vùng cảnh quan phù hợp với từng khu vực nông thôn, bao gồm: khu bảo vệ thiên nhiên, sinh thái (có thể khai thác du lịch); khu nông – lâm nghiệp (đất đai màu mỡ có giá trị cho việc trồng cây nông – công nghiệp năng suất cao); khu bảo tồn văn hoá, di tích; khu thuận lợi cho phân bố dân cư; khu phát triển công nghiệp không độc hại (không gây ô nhiễm không khí, nước và đất, không gây ồn ào); cần xác định khu vực xây dựng mô hình NTM gắn với đặc trưng của địa phương. - Ngoài ra, cần xác định vị trí hợp lý cho bãi rác và nghĩa trang. b) Xã hội hóa, vận động tuyên truyền trong đầu tư xây dựng và giữ gìn bản sắc cảnh quan nông thôn: 221
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.